BÀI VIẾT 1:
Đây là kinh nghiệm đi lâm sàng (nội) của bản thân nên chỉ mang tính tham khảo thôi!
– Đầu tiên chấp hành đúng đồng phục khi ra vào bệnh viện: đi bệnh viện tỉnh cần có quần trắng, áo blouse cả mũ, bộ dụng cụ đo huyết áp, ống nghe, có đồng hồ đeo tay thì càng tốt, sổ tay nhỏ…..
– Ngày đầu đi lâm sàng: thiệt tình mình còn không biết khoa nội nằm đâu nhưng đi theo bạn, hoặc hỏi (vấn đề này hơi ngại trong khi mình mang quần trắng và mặc áo blouse). Nên biết sơ đồ các khoa, phòng khám của bệnh viện mình vì sẽ có nhiều bệnh nhân hoặc người nhà đến hỏi nếu không biết hoặc chỉ đại thì tội người ta. Buổi đầu sẽ tập trung tại phòng học trên bệnh viện để học cách làm bệnh án….. (bệnh án là cơ sở để hỏi bệnh, khám bệnh, bài báo cáo, bài thi…nên phải biết làm).
– Đi lâm sàng vào các buổi sáng (cái này là năm của mình còn mấy năm sau thì chưa chắc…. kaka) từ thứ 2 đến thứ 6 (t7-chủ nhật nghỉ). Đi sớm trước 7h nha! nhiều thầy cô khó tính đi muộn là bị mắng,…..
– Các bạn sẽ được phân đi từng khoa theo nhóm: nội tim mạch, nội tổng quát….. và đi mấy tuần đó. Kết thúc học sẽ có hỏi thi nha!
– Nội tim mạch: hơi khó à nha, các thầy cũng hơi khó khăn và nghiêm.Đi sớm. Thầy cô có thể dạy trong phòng giao ban hoặc dạy trực tiếp trên bệnh nhân và hỏi các bạn, không trả lời được là bị mắng… Thầy Lâm, Long, Tài… sẽ dạy các bạn. Đối với thầy Lâm đi lâm sàng không được ngồi ghế trên hành lang đâu nha! Trải nghiệm để biết rõ hơn nhé! Học kĩ suy tim, tăng huyết áp vì hay gặp.
– Nội tổng quát: các cô cũng dễ tính nên bớt căng thẳng hơn. Học ở phòng giao ban hoặc trực tiếp trên bệnh nhân. Học COPD, hen, xơ gan, chảy máu dạ dày vì hay gặp.
Khi đi lâm sàng sẽ thấy các bác sĩ đi hỏi bệnh, mình có thể đi theo để học, có những bác sĩ sẽ chỉ và dạy cho bạn học thêm, (không biết thì hỏi nha dù có thể bị mắng) hoặc họ chỉ im im khám rồi đi (hơi thất vọng nhưng cố mà tìm người dễ để học thôi chứ biết sao)
Chúng ta có thể chưa học XQuang hoặc đang học nhưng khi khám thì có rất nhiều phim dù không biết đọc nhưng cũng bu lại xem tới xem lui bàn luận này nọ….. đó là tâm lí chung. Đi lâm sàng sẽ có tình trạng chen chúc, trật trội gây cảm giác tức tối. Chưa kể có rất nhiều bạn nhiệt tình thái quá ta đây dành khám, dành tiêm ….. dù kiến thức thì….. đến lúc thầy cô dạy hỏi cách khám thì ai nấy im re. Chúng ta có thể đến xin các chị điều dưỡng trên đó cho tiêm hoặc dạy cách tiêm.. có nhiều chị cũng thoải mái, dễ tính.
Thầy cô sẽ dạy các bạn cách hỏi bệnh trên bệnh nhân, nhưng kĩ năng nói chuyện của bạn là chính. Có người dễ, người khó nên biết cách cư xử hợp lí. Tránh dồn dập nhiều người hỏi, rồi hỏi lung tung không biết ghi vào sổ tay tí nào. Hỏi theo trình tự bệnh án là cách tốt nhất. Hỏi xong chúng ta có thể tham khảo trong sổ bệnh án (nhớ mượn, hỏi này nọ trước khi lấy không là bị mắng, bị đuổi,…) rồi về làm bệnh án nộp (khi có yêu cầu).
– Hỏi thi: sẽ có một buổi hỏi thi riêng để kết thúc học phần. Hỏi thi gồm 3 phần: khám trên bệnh nhân, làm bệnh án và thi vấn đáp trực tiếp. Chúng ta sẽ bốc thăm ngẫu nhiên bệnh nhân ở các khoa khác nhau. Sau khi bốc xong sẽ đi hỏi bệnh và làm bệnh án ngay tại bệnh viện, đối với bệnh nhân khó tính… không thể hỏi bệnh thì có thể báo lại để chuyển bệnh nhân khác. Ngày hôm sau sẽ khám và hỏi vấn đáp. Khám: thầy cô sẽ đi theo bạn xem cách bạn khám thế nào để chấm điểm.Hỏi khám cái gì thì khám cái đó, nếu bảo khám thôi thì nên khám theo trình tự: khám toàn thân, khám cơ quan gì đó? Chuẩn bị tâm lí tránh run tay quên bước…. Còn phần vấn đáp: học kĩ càng về bệnh mà mình bốc phải cùng các thứ liên quan đến. Thầy cô sẽ chọn ngẫu nhiên các bạn để hỏi, cái này hỏi dễ hay khó, điểm cao hay không phụ thuộc vào may mắn rất nhiều. Sẽ có 4,5 người chia ra hỏi các bạn. theo tin đồn thì cô My dễ nhất điểm cô cho cũng cao. Trước khi thi có thể đi xem các thầy cô hỏi mấy anh chị chuyên tu…. chép lại để biết đường, có thể may mắn trùng mấy câu và chuẩn bị tâm lí thật tốt.
-Có 2 chỉ thôi nên đừng đặt nặng gì nhé! thoải mái thôi! Chúng ta không thể biết được hết nên ngoài học tốt còn cần sự may mắn! Cố gắng lên.
CHÚC CÁC BẠN HỌC VÀ THI THẬT TỐT!!!
BÀI VIẾT 2: (có thêm Ngoại và Ung thư)
BÀI VIẾT ĐƯỢC 1 BẠN NỮ K13 GỬI VỀ BIÊN TẬP – YÊU CẦU DẤU TÊN ^^
CẢM ƠN BẠN – CHÚC BẠN LUÔN HỌC TẬP TỐT
Chào các bạn k14, sau đây mình sẽ chia sẽ với các bạn vài điều mình rút ra được sau đợt lâm sàng y3
1, nội cơ sở:
– Đầu tiên là nói về việc các em giao tiếp với bệnh nhân, các cần phải tế nhị, cũng như nghiêm túc không đùa giỡn với nhau khi đang đứng trước mặt bệnh nhân, vì như v bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó chịu và họ sẽ nghĩ các em không tôn trọng họ dẫn đến họ sẽ từ chối việc cho các em thăm khám, và các em cũng đừng đánh thức bệnh nhân nếu thấy họ đang ngủ.
– Thứ hai, y3 tụi em đi triệu chứng nên tụi em cần biết cách khám đúng các triệu chứng đó, điều đó rất quan trọng vì nếu em khám sai đồng nghĩa em sẽ không thể hướng suy nghĩ của mình đến một bệnh nào cả. ( tụi em có thể đọc triệu chứng nội khoa của y SG mô tả chi tiết)
– Tụi em cần khám một cách có trình tự để không bị bỏ sót, quan trọng là khi tiếp xúc khám bệnh nhân thì dấu hiệu sinh tồn là cái đầu tiên tụi em phải có trước khi vào đi khám cơ quan ( chị khuyên các nên đầu tư bộ đo huyết áp như v sẽ tiện lợi cho mình trong việc đi học)
– Một điều tiên quyết là em cần phải đọc sách để không chỉ biết khám triệu chứng và em còn phải biết đó triệu chứng đó có thể có trong những bệnh nào, để học một cách dễ hơn tụi em có thể đặt mục tiêu cho bản thân mình từng ngày ví dụ như hôm nay em muốn học bệnh hen tối hôm đó em sẽ đọc kĩ về bệnh đó đến sang em lên em sẽ khám một bệnh nhân hen xem có giống những gì mà em đọc trong sách không ( nhưng lưu ý đừng đưa bệnh nhân vào những câu hỏi đóng ép theo khuôn mà triệu chứng em đọc được), hoặc là hôm nay em gặp bệnh đó sang em đi khám thì tối về em đọc lại xem mình khám đúng chưa, đủ chưa, nếu chưa thì ngày mai mình sẽ khám lại cho đúng cho đủ. Việc các em đặt mục tiêu học từng ngày cho bản thân sẽ khiến các em hào hứng hơn trong việc học, em tìm hiểu tất cả những gì về bệnh đó nếu khi mình khám mà không giống sách thì mình có quyền thắc mắc hỏi giảng viên của mình và nhờ giảng viên giải đáp kiểm tra lại xem mình đã khám đúng hay chưa. ( cái này chỉ là cách học của chị thôi, các em có thể có phương pháp hay hơn)
– Còn một cái rất quan trọng nữa đó chính là bệnh án, tụi em nên đặt mục tiêu 1 tuần mình sẽ viết một bệnh án, sau đó em có thể nhờ thầy cô sửa giúp tụi em, như v thứ nhất là củng cố kiến thức em đã học, thứ hai giúp em thành thạo cách làm bệnh án đến khi thi em sẽ không phải ngồi tìm lại cách làm bệnh án thế nào, bắt đầu từ đâu. ( tụi em cần phải viết bệnh sử kĩ càng và biết tổng hợp hội chứng trong tóm tắt bệnh án)
– Có một điều tụi em nên để ý nữa là đừng cãi nhau trước mặt bệnh nhân, hồi tụi chị cũng vấp phải điều này, thấy bạn làm sai là nói blab la m làm sai r, nhưng như v là không nên các em nên khám xong rồi ra ngoài nói và góp ý với nhau.
– Nói chung là đây là vài cái mà chị rút ra được cho mình sau kì đi nội thôi, sai nhiều, nghem chửi nhiều, nhưng hãy cố gắng tiếp thu vì cái mà em sai hôm nay sẽ giúp em nhớ mãi và không lặp lại nữa. chaiiidoooooo k14
2, ngoại:
– Trước khi đi lâm sàng phải học thuộc các bài ngoại trong giáo trình đã, nhất là các bài phổ biến.
– Cố gắng biết cách khám: cũng như bên nội, đọc sách và coi các video mô phỏng
– Làm bệnh án kĩ càng: vì ngoại y3 chỉ làm bệnh án nộp chứ không hỏi thi
3, Ung thư:
– Học cách khám đúng và nhận biết triệu chứng cũng như làm một bệnh án ung bướu một cách chặt chẽ.
– Viết được bài báo cáo theo yêu cầu của thầy để thi cuối môn