Câu trả lời mang quan điểm cá nhân có trích dẫn tài liệu để thảo luận và cập nhật
1/ Tại sao đái tháo đường type 2 thường gặp ở người bị béo phí:
Béo phí được xem là 1 yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ type 2, trích theo sách nội bệnh lý Tây Nguyên trang 513:
“Đa số bệnh nhân thuộc loại béo (90% ở các nước đã phát triển) nhưng ở việt nam vẫn gặp nhiều type 2 ở bệnh nhân không béo hoặc gầy.”
Theo bài giảng thầy Tài:
Đề kháng với Insulin là Cơ chế chính hay gặp ở bệnh nhân béo phì
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Mình trích dẫn thêm nghiên cứu sau để tham khảo:
“Bị béo phì hoặc thừa cân có nguy cơ đáng kể đến tiến triển bệnh tiểu đường type 2. Bốn trong số năm người bị bệnh tiểu đường type 2 thừa cân hoặc béo phì.
“Một trong những mối liên hệ với bệnh béo phì là chất béo gây ra một nhẹ, cấp thấp viêm khắp cơ thể, góp phần cho bệnh tim và tiểu đường,” theoVivian Fonseca, giáo sư y học và dược học và trưởng khoa nội tiết đại học Tulane ở New Orleans.
Chất béo dư thừa, đặc biệt là chất béo bụng, cũng làm thay đổi cách mà cơ thể của bạn phản ứng với insulin, dẫn đến một tình trạng gọi là kháng insulin. Với tình trạng này, các tế bào của bạn không thể sử dụng insulin để xử lý đường máu ra khỏi máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Trong khi không phải ai cũng bị đề kháng insulin phát triển bệnh tiểu đường, những người có sức đề kháng insulin có tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.”
Bản gốc
Being obese or overweight puts you at significant risk for developing type 2 diabetes. Four out of five people with type 2 diabetes are overweight or obese.
“One of the links with obesity is that fat induces a mild, low-grade inflammation throughout the body that contributes to heart disease and diabetes,” says Vivian Fonseca, MD, professor of medicine and pharmacology and chief of endocrinology at Tulane University Health Sciences Center in New Orleans.
Excess fat, especially abdominal fat, also changes the way that your body responds to insulin, leading to a condition called insulin resistance. With this condition, your cells cannot use insulin to process blood sugar out of the blood, resulting in high blood sugar levels.
While not everyone with insulin resistance develops diabetes, people with insulin resistance are at increased risk of type 2 diabetes.
Câu 2: Áp lực động mạch phổi
Áp lực động mạch phổi có trị số bình thường là 15-25 mmhg ở tâm thu và 8-15mmhg ở tâm trương, vì thế bệnh Tăng áp lực động mạch phổi là khi trên 25 khi nghỉ và 30 khi gắng sức. Bạn có thể trả lời dưới 25 là bình thường cũng được
– Tham khảo thêm các trị số huyết áp bình thường tại:
http://www.lidco.com/clinical/hemodynamic.php
Câu 3: Nguyên nhân suy tim toàn bộ
Nguyên nhân suy tim toàn bộ theo bài giảng thầy Long
– Thường gặp nhất là ST trái tiến triển thành ST toàn bộ.
– Bệnh cơ tim giãn; Viêm tim toàn bộ do thấp tim, viêm cơ tim.
– Suy tim toàn bộ có tăng cung lượng: cường giáp, thiếu vitamin B1, thiếu máu nặng, dò ĐM-TM…
Mình cũng liên hệ với các nguyên nhân suy tim trái phải luôn:
• Nguyên nhân suy tim trái
– THA
– Bệnh van tim: HoHC (đơn thuần hoặc phối hợp), HoHL
– Các tổn thương cơ tim: NMCT; viêm cơ tim do thấp,nhiễm độc, nhiễm khuẩn; các bệnh cơ tim.
– Một số rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng nhĩ
– Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp eo ĐMC; còn ống ĐM…
XX Nguyên nhân suy tim phải
• Suy tim trái
• Các bệnh phổi, dị dạng lồng ngực – cột sống
• Các nguyên nhân tim mạch:
– HHL là nguyên nhân thường gặp nhất
– Bệnh van ba lá và van ĐMP
– Bệnh tim bẩm sinh (hẹp phổi, tam chứng Fallot); các bệnh tim bẩm sinh có đảo luồng shunt; u nhầy nhĩ trái, vỡ túi phình xoang Valsava vào các buồng tim phải…
Các bạn có thể tham khảo thêm 10 nguyên nhân suy tim theo hội tim mạch hoa kỳ giải thích rất đầy đủ tại: http://www.heart.org/HEARTORG/Condi…auses-of-Heart-Failure_UCM_477643_Article.jsp
Câu 4: Nguyên nhân tăng huyết áp.
Phần này thì kinh điển rồi, tham khảo ở đâu cũng có
Nguyên nhân
-Tăng huyết áp nguyên phát:
Chiếm gần 90% trường hợp bị tăng huyết áp (theo Gifford – Weiss).
-Tăng huyết áp thứ phát:
Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải thận đa năng, ứ nước bể thận, u thận làm tiết rénin, hẹp động mạch thận…
Nội tiết:
Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng Conn, u sản xuất quá thừa các Corticosteroid khác (Corticosterone, desoxycortisone), sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid.
Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận (Pheochromocytome).
Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng cho xuất phát động mạch thận, hở van động mạch chủ.
Thuốc: Các Hormone ngừa thai, cam thảo, carbenoxolone, A.C.T.H. Corticoides, Cyclosporine, các chất gây chán ăn, các IMAO, chất chống trầm cảm vòng.
Nhiễm độc thai nghén.
Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Beri-beri. Bệnh Paget xương, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp sọ não…
Câu 5: Suy thận mạn và tăng huyết áp:
Suy thận mạn dẫn đến tăng huyết áp:
– Trong STM, các nephron (N) bị tổn thương nên sẽ có sự bù trừ tại nephron. Cùng với sự giảm lượng máu qua thận nên hoạt hóa hệ RAA gây tăng huyết áp.
Tăng huyết áp dẫn đến suy thận mạn:
Tăng huyết áp làm tăng mức lọc cầu thận gây tổn thương, xơ vữa mạch thận, hoại tử tơ huyết, thiếu máu cục bộ thận.
[IMG]
Tăng huyết áp làm tổn thương mạch máu thận, làm rò rỉ protein ra ngoài nước tiểu và gây suy thận.
6/ Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
Theo ADA 2015 MỚI NHẤT
bạn có thể xem ở link sau
http://ykhoataynguyen.com/threads/tieu-chun-chn-doan-dai-thao-duong-ada-2015.269/
Bạn cũng có thể theo bài giảng thầy Tài:
7/ Biến chứng của đái tháo đường:
CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG THEO TÀI LIỆU THẦY TÀI
1. Biến chứng cấp tính
Hôn mê do nhiễm ceton
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Hôn mê do nhiễm acid lactic
Hôn mê do hạ đường máu
2. Biến chứng mạn tính
Biến chứng nhiễm trùng
• Cơ chế: khi glucose máu cao
Hóa hướng động BC đa nhân
Thực bào BC đa nhân
Phản ứng viêm bị rối loạn
Nhiễm trùng làm tăng đề kháng Insulin, tiết các hormone đề kháng insulin dễ tiễn tiến nhiễm ceton
• Các loại nhiễm trùng
Lao phổi
Vi khuẩn sinh mủ: nhiễm trùng
da, nhiễm trùng bàn chân ĐTĐ
Nấm: nhiễm nấm sinh dục nữ
Hội chứng chuyển hóa
• Tập hợp chùm yếu tố nguy cơ
• Tiêu chuẩn chẩn đoán chưa thống Nhất
Biến chứng mạch máu lớn
• Tai biến mạch máu não
• Suy mạch vành
• Tăng huyết áp
• Xơ vữa động mạch
• Bệnh động mạch chi dưới
Biến chứng vi mạch: tiểu ĐM, mao mạch, tiểu TM với đ.kính <30nm
• Bệnh võng mạc ĐTĐ
Không tăng sinh
Tăng sinh
• Bệnh lý thận ĐTĐ
Vi đạm niệu
Suy thận
HC Kimmelstiel – Wilson
• Bệnh thần kinh ĐTĐ
Bệnh TK cảm giác cấp tính
Bệnh TK vận động, cảm giác
Bệnh lý đơn dây thần kinh
Bệnh lý thần kinh tự động
Biến chứng da
• Nhọt nhiễm trùng
• Viêm da dạng mỡ
• Phì đại, teo mô mỡ
Bàn chân ĐTĐ
• Cơ chế: phối hợp
Bệnh mạch máu
Bệnh thần kinh
Suy giảm miễn dịch
• Biểu hiện
Nhẹ
Vừa
Nặng
Biến chứng xương khớp
• Viêm khớp vai, khớp háng
• Co cứng Dupuytren
• Mất xương
CÂU 9: HBA1C trong chẩn đoán ĐTĐ
HbA1C là gì? Huyết cầu tố, Hb, chỉ có trong tế bào hồng cầu. Nhiệm vụ chính của Hb là mang O2 từ phổi đến tế bào cơ thể và mang CO2 từ tế bào về phổi để thải ra ngoài. Trong khi lưu hành làm chức năng hô hấp có một tỷ lệ nhỏ Hb này sẽ gắn kết với glucose máu (glycate hóa) để tạo nên phân tử HbA1C (A1C, huyết cầu tố glycate hóa).
– Do đó, nồng độ HbA1C tỷ lệ thuận với nồng độ Glucose máu.
– Đo tỷ lệ % HbA1C cũng là cách đánh giá nồng độ Glucose máu.