[Tài liệu] Dinh dưỡng ở trẻ em từ 0 đến 5 tuổi

HÀNH CHÍNH:

1. Tên môn học: Nhi khoa

2. Học phần: Nhi 1

3. Tên bài: DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TỪ 0 – 5 TUỔI.

4. Bài giảng : Lý thuyết

5. Đối tượng: Sinh viên Y khoa năm thứ 4, chuyên tu y khoa năm thứ 3.

6. Thời gian: 2 tiết

7. Địa điểm: Giảng đường

MỤC TIÊU:

1. Trình bày được lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Trình bày sinh lý bài tiết sữa, cách cho con bú và bảo vệ nguồn sữa mẹ.

3. Các chống chỉ định nuôi ăn bằng sữa mẹ.

4. Nêu được công thức tính số sữa cho trẻ nuôi nhân tạo.

5. Nêu được thành phần thức ăn dặm và cách cho trẻ ăn dặm bổ sung.

6. Trình bày cách nuôi dưỡng trẻ > 2 tuổi.

NỘI DUNG:

ĐẠI CƯƠNG:

Trẻ em là một cơ thể đang lớn nhanh, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng rất cao. Do nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm sinh lý khác nhau ở mỗi lứa tuổi mà sẽ có những phương pháp nuôi dưỡng không giống nhau. Nếu áp dụng đúng cách trẻ sẽ có sức khỏe tốt và ngược lại trẻ sẽ mắc các bệnh do dinh dưỡng gây ra như: suy dinh dưỡng, thừa cân, còi xương, thiếu máu, thiếu hoặc thừa các Vitamin… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sau này của trẻ.

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng đầu. Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tự nhiên, phù hợp với tập quán nuôi con lâu đời của các bà mẹ, phù hợp khoa học, có hiệu quả cao trong phòng chống bệnh suy dinh dưỡng, góp phần bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Sau 6 tháng, sữa mẹ không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ. Lúc này trẻ cần được ăn bổ sung.

1. NUÔI TRẺ BẰNG SỮA MẸ:

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không cho ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác kể cả nước.

1.1. Tính ưu việt của sữa mẹ:

1.1.1. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất, dễ tiêu hóa dễ hấp thu.

vSữa non:

– Được tạo ra vào tuần thứ 16 của thai kỳ.

– Được tiết ra trong 2 – 3 ngày đầu sau đẻ, màu vàng nhạt, sánh đặc.

– Sữa non tuy số lượng ít (khoảng 10-100 ml) nhưng có năng lượng cao, giàu protein, giàu vitamin tan trong mỡ (A,D,E) và giàu kẽm; ít lactose, ít mỡ và ít vitamin tan trong nước hơn sữa vĩnh viễn nên giúp trẻ chống được đói và rét; đồng thời phù hợp với khả năng cô đặc kém của thận sơ sinh nên việc cho uống thêm nước hoặc sữa bò là làm mất đi tác dụng này và có hại cho trẻ.

– Sữa non có nhiều kháng thể và bạch cầu nên có tác dụng miễn dịch cao và là hàng rào bảo vệ tốt chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.

– Sữa non có tác dụng xổ nên giúp trẻ tống phân su nhanh, hạn chế được vàng da kéo dài.

vSau giai đoạn sữa non sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định.

Số lượng sữa: 6 tháng đầu trung bình bà mẹ tiết ra 600-800 ml/ngày; 6 tháng sau khoảng 400- 600 ml/ngày; năm thứ hai khoảng 200-400 ml/ngày.

vProtein:

– Lượng protein của sữa mẹ tuy ít hơn sữa bò nhưng đầy đủ acid amin cần thiết và có tỷ lệ cân đối phù hợp với chức năng của thận chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh và nhu cầu không cần phát triển cơ bắp.

– Thành phần protein trong sữa mẹ chủ yếu là protein nước sữa (whey), khi vào trong dạ dày sẽ tủa thành các phân tử nhỏ nên thấm dịch tiêu hóa tốt và dễ hấp thu. Casein có độ hòa tan thấp trong môi trường acid nên tạo thành các vật thể đông vón khó tiêu hóa. Tỷ lệ whey/casein của sữa mẹ là 70/30 so với sữa bò là 18/82.

– Whey trong sữa mẹ chủ yếu ở dạng α-lactabumin, liên quan đến sự tổng hợp lactose rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, chứa nhiều chất có tác dụng bảo vệ như lactoferrin, lysozym, IgA… không có trong sữa bò. Whey của sữa bò là β-lactabumin rất dễ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh

vLipid:

– Thành phần lipid trong sữa mẹ cao đặc biệt là các acid béo không no cần thiết cho sự phát triển của não, mắt và sự bền vững của thành mạch.

– Trong sữa mẹ có men lipase nên lipid trong sữa mẹ có thể hấp thu ngay tại dạ dày.

– Acid arachidonic cao gấp 4 lần trong sữa bò, là tiền chất tổng hợp prostaglandin có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và trưởng thành của tế bào niêm mạc ruột, tăng cường sự bảo vệ cơ thể.

vGlucid:

– Nhiều hơn sữa bò, cung cấp nhiều năng lượng.

– Chủ yếu là đường β-lactose nên tạo môi trường tốt cho sự phát triển của vi khuẩn Bifidus, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nấm và ký sinh trùng; một số β lactose ở trong ruột được chuyển thành acid lactic → tăng hấp thu calci, sắt và muối khoáng.

– Galactose rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương.

– Oligosaccharid có tác dụng phòng chống sự xâm nhập của vi khuẩn.

vVitamin: có nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ: A, C, D, B12, acid folic… đặc biệt lượng vitamin A nhiều hơn sữa bò, trong sữa non cao gấp 2 lần trong sữa vĩnh viễn, giúp trẻ phòng chống bệnh khô mắt.

Vitamin C tăng khả năng hấp thu sắt.

vMuối khoáng:

– Có chứa hầu hết các muối khoáng: calci, sắt, phospho, magie, kẽm, flour,… phù hợp với nhu cầu và khả năng chuyển hóa của trẻ.

– Calci trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng có tỷ lệ cân đối (Ca/P = 2) nên dễ hấp thu và thỏa mãn nhu cầu của trẻ.

– Sắt có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu do đó trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ ít bị thiếu máu

– Kẽm là yếu tố cần thiết cho cấu trúc và chức năng của nhiều loại enzym, cần thiết cho sự tăng trưởng và miễn dịch tế bào. Kẽm trong sữa mẹ ít hơn sữa bò nhưng đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của đồng và sắt.

– Các yếu tố vi lượng: đồng, coban, solenium… trong sữa mẹ có nhiều hơn, trẻ bú mẹ không bị thừa hoặc thiếu yếu tố vi lượng.

1.1.2. Sữa mẹ có chất kháng khuẩn:

– Sữa mẹ vô khuẩn, sạch sẽ, trẻ bú trực tiếp ngay, có độ ấm hằng định. Vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy.

– Globulin miễn dịch: chủ yếu là IgA tiết, có nhiều trong sữa non, IgA tiết thường không được hấp thu mà hoạt động tại niêm mạc ruột, giúp trẻ chống được bệnh tật tại đường tiêu hóa, giảm tỉ lệ mắc E.Coli, virus.

– Lactoferin: là protein gắn sắt nên có tác dụng cản trở sự phát triển của vi khuẩn cần sắt.

– Các tế bào miễn dịch: lympho có tác dụng sản xuất IgA, interferon ức chế sự phát triển của virus.

– Lysozym: là enzym có trong sữa mẹ có tác dụng diệt khuẩn.

– Yếu tố kích thích sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus Bifidus, lấn át các vi khuẩn gây bệnh phát triển.

1.1.3. Tăng tình cảm mẹ con:

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho bà mẹ và đứa trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương, trẻ ít quấy khóc, ăn ngủ ngon.

Trẻ bú mẹ thường phát triển trí tuệ, thông minh hơn trẻ ăn sữa bò.

1.1.4. Sữa mẹ có khả năng chống bệnh dị ứng: nhờ IgA nên trẻ bú mẹ ít khi bị chàm, eczema, tránh được hiện tượng không dung nạp sữa.

1.1.5. Góp phần bảo vệ sức khỏe cho mẹ:

– Giúp co hồi tử cung tốt nên giảm sự mất máu sau đẻ.

– Giúp mẹ kế hoạch hóa gia đình: trẻ bú mẹ hoàn toàn kích thích mẹ tiết nhiều prolactin, là hocmon kích thích tạo sữa đồng thời có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mẹ chậm có thai lại.

– Giảm tỷ lệ ung thư tử cung, ung thư vú.

– Bà mẹ có nhiều thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi tăng cường sức khỏe hơn.

1.1.6. Chi phí ít hơn trẻ nuôi nhân tạo.

– Nuôi con bằng sữa mẹ rất thuận lợi, không cần đun nấu, không cần dụng cụ pha chế, ít tốn kém, tiết kiệm cho bà mẹ về kinh tế và thời gian.

1.2. Sinh lý của sự bài tiết sữa.

Sữa bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên bài tiết prolactin và oxytoxin.

– Prolactin có tác dụng kích thích tế bào ở tuyến vú tiết sữa tại chỗ, là phản xạ tạo sữa.

– Oxytocin làm co thắt cơ biểu mô xung quanh tuyến vú để dẫn sữa từ các nang sữa chảy vào ống dẫn sữa ra đầu vú, là phản xạ phun sữa.

Chất ức chế bài tiết sữa:

– Nếu vú bài tiết nhiều sữa thì chất ức chế ngăn chặn các tế bào sữa không tiết sữa nữa.

– Khi trẻ bú, chất ức chế cũng theo ra làm vú lại bài tiết sữa.

1.3. Cách cho trẻ bú:

– Bú sớm trước 30 phút sau khi sinh, có thể cho trẻ bú mẹ ngay trên bàn đẻ để tận dụng nuồn sữa non và làm co hồi tử cung, cầm máu cho mẹ.

– Từ thế bú: mẹ có thể nằm hoặc ngồi cho trẻ bú nhưng phải bế trẻ áp sát vào lòng, đầu và thân trẻ nằm thẳng. Trẻ phải ngậm bắt vú đúng: ngậm sâu vào quầng vú, cằm trẻ chạm vào bầu vú, môi dưới trẻ mở rộng. Trẻ phải bú hiệu quả: mút chậm, đều đặn, lâu lâu ngừng để thở, nghe được tiếng nuốt sữa, sau bữa bú trẻ thỏa mãn tự nhả vú ra.

– Số lần bú theo nhu cầu của trẻ, không nhất thiết phải đúng giờ giấc, ít nhất 8 lần/24 giờ. Trẻ được bú mẹ cả ngày và đêm.

– Thời gian mỗi bữa bú tùy thuộc từng trẻ, cho trẻ bú kiệt một bên rồi mới chuyển sang vú khác để nhận được sữa cuối giàu chất béo và hết chất ức chế làm tạo sữa nhiều hơn. Trẻ cần được bú hết sữa đầu và sữa cuối.

– Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không ăn thêm bất cứ các thức ăn nào khác kể cả nước.

– Khi mẹ bị bệnh hoặc trẻ ốm, con không bú được thì nên vắt sữa đổ thìa.

– Cai sữa khi trẻ được 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn nếu có thể, ít nhất là 12 tháng. Không nên cai sữa sớm hoặc khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ. Khi trẻ bị bệnh, nhất là ỉa chảy thì không nên cai sữa. Cần cai sữa từ từ để trẻ thích nghi với chế độ ăn mới.

1.4. Bảo vệ nguồn sữa mẹ:

1.4.1. Trong thời gian có thai:

Trong thời gian mang thai người mẹ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phải tăng được từ 10-12 kg. Chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái.

1.4.2. Trong thời kỳ cho con bú:

a. Ăn uống:

Bà mẹ cần ăn nhiều hơn cả khi mang thai, ngoài 3 bữa ăn chính cần ăn thêm 2-3 bữa ăn phụ.

Theo kinh nghiệm dân gian thì cho mẹ ăn các món ăn cổ truyền như: chân giò, gạo nếp, ý dĩ, đu đủ hầm… có tác dụng kích thích bài tiết sữa.

Cần uống đủ nước như sữa, nước cháo, nước rau quả. Trung bình lượng nước cần là 1,5 – 2 /ngày. Về mùa hè nóng có thể uống nhiều hơn.

Hạn chế các gia vị như hành, tỏi, ớt… vì có thể gây mùi khó chịu trong sữa làm trẻ không muốn bú.

b. Lao động, nghỉ ngơi:

Cần lao động vừa phải, có thời gian nghỉ trước và sau đẻ.

Tinh thần thoải mái, ít lo lắng, ngủ tốt cũng tạo điều kiện cho bài tiết sữa tốt.

c. Cho trẻ bú thường xuyên và đúng cách:

Nếu mẹ đi làm xa không về cho trẻ bú được thì nên vắt sữa để ở nhà hoặc gửi về cho trẻ. Nếu sữa quá lạnh thì chỉ cần ngâm vào nước nóng một lúc.

Khi mẹ bị bệnh không nên ngừng cho con bú, trừ một số bệnh như: lao tiến triển, HIV, suy tim nặng…

d. Sinh đẻ có kế hoạch:

Những bà mẹ đẻ nhiều, đẻ dày, sức khỏe giảm sút đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng bài tiết sữa.

e. Hạn chế dùng thuốc: một số thuốc qua sữa gây độc cho trẻ hoặc giảm bài tiết sữa nên cần hỏi kỹ ý kiến bác sỹ trước khi dùng. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc.

1.5. Chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ:

– Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm: Lao tiến triển, nhiễm HIV, nhiễm trùng cấp nặng, viêm gan siêu vi B mà đầu vú đang bị nứt nẻ, rỉ dịch….

– Mẹ mắc bệnh mạn tính: Ung thư, suy tim, suy thận nặng…

– Mẹ đang sử dụng các thuốc qua được sữa và độc đối với trẻ .

2. ĂN BỔ SUNG:

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn các thức ăn khác bổ sung cho sữa mẹ. Trong giai đoạn ăn bổ sung trẻ quen dần với các thức ăn gia đình và cuối giai đoạn này sữa mẹ được thay thế hoàn toàn bằng thức ăn gia đình.

2.1. Thời gian ăn bổ sung và lý do ăn bổ sung:

– Trẻ cần được ăn bổ sung khi được 6 tháng tuổi. Đôi khi có thể cho ăn sớm hơn (4-6 tháng) nếu trẻ vẫn còn đói sau mỗi bữa bú hoặc trẻ không tăng cân.

– Trẻ được 6 tháng là lứa tuổi thần kinh và cơ nhai phát triển đầy đủ cho phép trẻ nhai và cắn thức ăn.

– Trẻ cần được ăn bổ sung để bù đắp khoảng thiếu hụt các chất dinh dưỡng giữa nhu cầu và lượng chất dinh dưỡng nhận được từ sữa mẹ khi trẻ > 6 tháng.

– Khi trẻ > 6 tháng tuổi, có một khoảng cách giữa năng lượng, sắt, kẽm, calci, vitaminA… mà trẻ cần với lượng cung cấp từ sữa mẹ. Vì vậy nếu không có sự bù đắp trẻ sẽ chậm lớn hoặc ngừng phát triển, thiếu mau, còi xương… Đặc biệt với các trẻ phát triển mạnh.

– Nếu cho trẻ ăn sớm quá sẽ có nguy hiểm:

+ Trẻ sẽ bú ít đi, mẹ sẽ tiết ít sữa và khó khăn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu của trẻ.

+ Trẻ nhận được ít các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng.

+ Thức ăn mới thường ít chất dinh dưỡng hơn sữa mẹ.

+ Các bà mẹ có nguy cơ mang thai sớm hơn khi không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

– Nếu cho trẻ ăn muộn hơn:

+ Trẻ không nhận đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp sự thiếu hụt.

+ Trẻ chậm lớn hoặc ngừng tăng cân.

+ Nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu vi chất.

2.2. Số bữa ăn bổ sung:

– Trẻ 6 tháng tuổi: Bú mẹ + Ngày cho trẻ ăn 1 bữa bột loãng 5%, trẻ được ăn đặc dần và số lượng tăng dần đến 200ml/bữa + Hoa quả nghiền: 20ml

– Trẻ 7 – 8 tháng: bú mẹ + ngày ăn 2 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + hoa quả nghiền: 40ml.

– Trẻ 9 – 12 tháng: Bú mẹ + Ngày ăn 3 bữa bột 10%, mỗi bữa 200ml + Hoa quả nghiền: 60ml.

– Trẻ 12 – 24 tháng: Bú mẹ + Ngày ăn 3 bữa cháo đặc, mỗi bữa 250ml + Hoa quả nghiền: 60ml.

[​IMG] Ngoài các bữa ăn bổ sung trẻ tiếp tục bú mẹ khi trẻ muốn.

[​IMG] Nếu trẻ không có sữa mẹ trẻ cần được ăn thêm 2 bữa phụ. Các thức ăn phụ có thể là: sữa chua, sữa, súp, bánh quy, bánh mì, hoa quả nghiền…

2.3. Thành phần bữa ăn bổ sung phải đủ theo ô vuông thức ăn:

Thức ăn trong 4 ô vuông thức ăn bao gồm:

Thức ăn cơ bản

(cung cấp năng lượng)

SỮA MẸ

Ngũ cốc và khoai củ

Thức ăn giàu đạm

(cung cấp protein)

Thịt, cá, trứng, sữa…

Thực phẩm giàu năng lượng

Mỡ, dầu, bơ, đường

Thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng

Các loại rau quả và khoáng chất

2.3.1. Thức ăn cơ bản: Gồm ngũ cốc và khoai củ, là thức ăn cung cấp năng lượng chính. Ở nước ta, ngũ cốc phổ biến là: gạo, ngô, khoai, sắn được chế biến thành bột cho trẻ em.

2.3.2. Thức ăn giàu đạm: cung cấp protein cho cơ thể, chủ yếu là thịt (nên ăn cả nạc lẫn mỡ), cá, trứng, sữa…

Nên tận dụng các nguồn thực phẩm có sẵn tại địa phương: cua, tôm, lươn, nhộng, ếch… Trong một số trường hợp có thể sử dụng protein từ các loại đậu đỗ (đậu nành, đậu xanh, đậu trắng…). Trong các loại đậu thì đậu nành có hàm lượng protein và lipid cao nhất, có thể chế biến thành đậu phụ, sữa, bột, tào phớ.

2.3.3. Thực phẩm giàu năng lượng: gồm các loại thực phẩm như mỡ, dầu, bơ, đường. Nên sử dụng dầu thực vật vì có nhiều acid béo không no cần cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra dầu, mỡ làm tăng khả năng hấp thụ các vitamin tan trong dầu.

2.3.4. Thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng: các loại rau quả tươi, đặc biệt là các loại củ quả có màu vàng đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc,…và các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau dền, rau muống…, các khoáng chất (sắt, calci…). Đặc biệt loại thực phẩm này cung cấp chất xơ có tác dụng tăng hấp thu các chất dinh dưỡng và chống táo bón ở trẻ em.

[​IMG] Trong các bữa ăn bổ sung: các loại thực phẩm sử dụng phải giàu năng lượng, giàu protein và các vi chất dinh dưỡng (kẽm, sắt, calci, vitamin A, vitamin C):

– Sử dụng đạm có chất lượng cao: sữa bò, trứng, cá, các loại thịt gia súc hoặc gia cầm có màu thẫm.

– Các thực phẩm có chứa nhiều sắt: gan, các tạng có màu đỏ thẫm, thịt.

– Thực phẩm nhiều Vitamin A: sữa mẹ, gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại quả có màu da cam, rau có màu xanh thẫm.

– Thực phẩm giàu Vitamin C: cam, xoài, dưa, cà chua, rau xanh, súp lơ…

– Thức ăn nhiều calci: sữa và các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua), bột cá, cá hộp.

– Dầu mỡ.

[​IMG] Các thức ăn bổ sung phải sạch và an toàn:

– Không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các vi sinh vật có hại khác.

– Không có hóa chất gây hại hoặc chất độc.

– Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

– Không quá nóng, không quá cay, mặn.

– Dễ ăn đối với trẻ.

– Có sẵn ở địa phương và giá cả phù hợp.

– Trẻ thích ăn.

[​IMG] Chú ý:

– Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung: cho ăn từ từ, từng ít một, tăng dần độ thô để trẻ quen với thức ăn mới.

– Các thực phẩm cần được nghiền nhỏ trong giai đoạn đầu, sau đó tăng dần độ thô để kích thích mọc răng.

– Khuyến khích trẻ ăn. Không nên bắt ép trẻ ăn đủ số lượng ngay từ đầu và cũng không nên quá lo lắng khi trẻ chưa chịu ăn.

– Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến xong.

– Vệ sinh khi nấu: rửa tay trước khi chế biến thức ăn. Thực phẩm và dụng cụ phải sạch và bảo quản hợp vệ sinh.

2.4. Cách chế biến thức ăn bổ sung:

Ngày nay thức ăn dặm công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến với những ưu điểm nổi trội:

– Tiện lợi: chỉ cần pha với nước chín ấm là có thể cho bé ăn ngay, tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn, có thể mang đi xa.

– Thành phần dinh dưỡng, năng lượng đã được tính toán sẵn, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé khi pha đúng cách.

– Dễ dàng thay đổi khẩu vị cho bé do có nhiều chủng loại trên thị trường.

Nhược điềm: mùi vị kém tự nhiên hơn thức ăn tự chế biến. mặt khác giá thành có thể đắt hơn thức ăn tự chế biến.

Vì vậy đa số các bà mẹ hiện nay đều chọn thức ăn dặm công nghiệm cho trẻ, tuy nhiên nếu mẹ muốn tự chế biến có thể theo công thức sau:

– Bột loãng – tỷ lệ bột 5% (200ml gồm): bột gạo 10g (1+1/4 muỗng cà phê bột) + lòng đỏ trứng gà ½ quả + dầu 1 muỗng cà phê (mcf) + rau non 2,5g (vài lá rau) nghiền nhỏ + gia vị vừa đủ + nước vừa đủ 200ml.

– Bột đặc – tỷ lệ bột 10% (200ml gồm): bột gạo 20g (2,5 mcf) + lòng đỏ trứng gà 1 quả + dầu 2mcf + rau non 5g nghiền nhỏ + gia vị vừa đủ + nước đủ 200ml.

[​IMG] Khi trẻ 7 – 8 tháng cho thêm các thức ăn khác: thịt cá, tôm, cua, đậu, lạc, vừng…

3. NUÔI TRẺ KHÔNG CÓ SỮA MẸ:

Nuôi trẻ bằng các loại sữa khác, thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Khi mẹ mất sữa hoàn toàn, mẹ bị bệnh quá nặng, bệnh lao tiến triển, mẹ bị HIV…

Tốt nhất là nên dùng các loại sữa bột được chế biến từ sữa bò đã loại bỏ chất béo, đạm và bổ sung thêm: vitamin, khoáng chất, probiotic, DHA, ARA làm cho các thành phần giống như sữa mẹ. Chọn loại sữa phù hợp với lứa tuổi.

Nếu không có điều kiện kinh tế thì có thể thay thế bằng sữa bò tươi, sữa trâu, sữa đậu nành… để nuôi trẻ.

Không dùng sữa đặc có đường để nuôi trẻ.

3.1. Cách pha sữa và cho ăn:

– Pha theo hướng dẫn ghi trên hộp.

– Nên cho trẻ ăn bằng thìa, không cho ăn bằng chai bú vì khó rửa sạch chai và nút, dễ gây ỉa chảy cho trẻ.

– Sau khi pha xong cần cho trẻ ăn ngay.

– Sau khi ăn sữa xong nên cho trẻ uống vài thìa nước sôi để ấm.

3.2. Công thức tính lượng sữa hàng ngày:

3.2.1. Trẻ sơ sinh <1 tuần tuổi:

X ml = n x 70 hoặc n x 80

X ml : số lượng sữa/ ngày.

n : số ngày tuổi của trẻ.

n x 70 : khi trẻ có cân nặng < 3200g.

n x 80 : khi trẻ có cân nặng > 3200g.

3.2.2. Khi trẻ >1 tuần tuổi:

– Số lượng sữa/ngày tính theo trọng lượng của trẻ.

+ Trẻ 2 – 6 tuần: số lượng sữa = 1/5 trọng lượng cơ thể trẻ.

+ Trẻ 6 tuần – 4 tháng: số lượng sữa = 1/6 trọng lượng.

+ Trẻ 4 – 6 tháng: số lượng sữa = 1/ 7 trọng lượng.

– Tính theo công thức Skarin:

X ml = 800 ± (50 x n)

+ Nếu trẻ < 8 tuần: X ml = 800 – 50 x (8 – n)

n là số tuần của trẻ.

+ Nếu trẻ > 2 tháng: X ml = 800 + 50 x (n – 2)

n là số tháng của trẻ.

– Giờ ăn:

Sơ sinh : 8 bữa < 3 tháng: 7 bữa

3 – 5 tháng: 6 bữa > 6 tháng: 5 bữa.

3.3. Ăn bổ sung: Giống trẻ có sữa mẹ nhưng có thể cho ăn sớm hơn.

Trẻ cần ăn thêm nước hoa quả để tăng lương vitamin từ tháng thứ 2 sau đẻ.

4. NUÔI TRẺ 12-24 THÁNG:

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi và ăn 5 bữa/ngày. Mỗi bữa một chén bột hoặc cháo đủ chất dinh dưỡng. Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ. Trước khi ngủ nên cho trẻ ăn 1 bữa phụ (sữa mẹ hay sữa dành cho trẻ nhỏ).

Thức ăn tốt nhất là dạng cháo thập cẩm gồm nhiều loại thực phẩm: gạo tẻ, gạo nếp, thịt, cá, tôm, trứng và các loại rau, đậu, dầu, mỡ. Chỉ cho ăn cơm khi trẻ đủ 8 răng hàm (thường là 24 tháng).

Cho ăn thêm các loại quả tươi để bổ sung sinh tố và chất khoáng.

5. TRẺ > 2 TUỔI:

Có thể ăn được các thức ăn của gia đình vì đã có đầy đủ răng. Trẻ có thể tự ăn bằng thìa và bát. Trẻ đã biết quan sát người khác và trẻ khác ăn vì thế nên cho trẻ ăn cùng gia đình để khuyến khích trẻ ăn.

Trong bữa ăn không cho trẻ xem vô tuyến hoặc nghe nhạc, làm trẻ bị phân tán tư tưởng, ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ.

Trẻ < 5 tuổi tuy đã có răng đủ, động tác nhai và nuốt đã tốt, nhưng trẻ dễ bị nghẹn và sặc, vì vậy cần có sự quan sát của người lớn khi ăn, thức ăn cần được thái nhỏ.

Trẻ cần được cho ăn đúng giờ để có phản xạ tiết dịch tiêu hóa tốt, làm trẻ có cảm giác thèm ăn, quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Trẻ vẫn cần ăn 4 – 5 bữa để cung cấp đủ năng lượng.

Chế độ ăn của trẻ cần đủ năng lượng, giàu vi chất nhất là calci, vitamin D, kẽm…

Trong các bữa phụ vẫn cần các thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa, súp… tăng cường hoa quả.

Chú ý:

Thức ăn cho trẻ cần được thay đổi.

Thức ăn cần được nấu nhừ, nát.

Vệ sinh dụng cụ nấu và thực phẩm.

Cho trẻ ăn thêm hoa quả.

Hạn chế bánh, kẹo trước giờ ăn.

KẾT LUẬN:

Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa, cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức khỏe của trẻ mỗi tháng để can thiệp kịp thời, tránh để lại hậu quả lâu dài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bài giảng Nhi Khoa tập 1, bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, nhà xuất bản Y học, năm 2013, 2009.

2. Bài giảng Nhi khoa tập 1, bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Y học chi nhánh TP HCM, năm 2004.

3. Bài giảng bộ môn Nhi, Dự án Việt Nam – Hà Lan,1999.

Rate this post

About Trần Huỳnh Thanh Nhật

Check Also

ĐẶC ĐIỂM BÌNH THƯỜNG CỦA TRẺ EM

ĐẶC ĐIỂM BÌNH THƯỜNG CỦA TRẺ EM https://docs.google.com/document/d/148-3h9gUafnNGECyxZVlbMxWiOEmLqbY/edit

 

slot gacor

slot88

https://fatamorgana.co.id/

slot gacor

slot777

https://descubripunilla.com

https://season8.org

https://oooms.org/

https://jumpyplace.org/

situs slot gacor

slot gacor

info slot gacor

https://diafrica.org/

https://diafrica.org/

http://diafrica.org/

https://advy.ac.id/

slot

slot gacor

slot online

https://instiper.ac.id/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://kyani.ac.id/

slot gacor

https://pelitanusa.ac.id

slot gacor

https://lsgi.org/

https://lsgi.org/

https://lullabies-of-europe.org/

https://saint-lazarus.org/

https://gregkeyes.com/

slot gacor

slot

slot88

slot online

slot besar

slot88

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot hoki

slot gacor

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot77

slot gacor

slot gacor

slot-gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

rtp live

slot online

info slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot777

slot777

slot777

slot88

rtp slot

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot online

slot

rtp slot

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot

slot maxwin

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot88

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot88

slot gacor

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot tergacor

slot dana

slot dana

slot

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot online

slot777

slot gacor

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot-gacor/

slot online

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot

slot online

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot88

http://bkddiklat.boalemokab.go.id/slot-gacor/

http://book.iaincurup.ac.id/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot777

slot

https://cms-dev.nyfw.com/

https://dpmptsp.jabarprov.go.id/slot-gacor/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/situs-slot-gacor/

slot gacor

slot gacor hari ini

link slot gacor

situs slot gacor

https://sipsakato.sumbarprov.go.id/slot-gacor/

slot gacor

https://www.pasca.unr.ac.id/slot88/

slot gacor

slot88

slot online

slot

https://on0373.iss.it/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/login/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/slot-gacor/

slot88

https://disdik.pemkomedan.go.id/slot-gacor/

https://instiper.ac.id/slot88/

slot88

slot-gacor

slot online

slot gacor hari ini

slot gacor

slot gacor hari ini

https://samdalang.malangkota.go.id/nyoba/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://ojs.ubharajaya.ac.id/docs/-/

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot/

slot88

slot online

slot gacor

slot online

slot gacor

slot

slot

slot gacor

slot gacor terbaru

slot gacor

slot pulsa

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot gacor terpercaya

slot gacor hari ini

slot88

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

situs slot gacor

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/slot-dana/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor-hari-ini/

slot gacor

slot online

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

https://bkd.bantenprov.go.id/bkdlama/

slot pulsa

slot gacor

slot online

rtp slot gacor

slot deposit dana

slot gacor

https://human.udru.ac.th/site/togel-100perak/

slot maxwin

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot dana

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor