Đề cương YHCT K14

YHCT

Câu 1: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: Tình Minh, Quyền Liêu, Dương Bạch, Giáp Xa, Thừa Tương.

Câu 2: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: thiên khu, trung phủ, kiên tĩnh, trung quản, kỳ môn

Câu 3: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: Phế du, thận du, phong môn, thiên tông, đại trường du.

Câu 4: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: túc tam lý, tam âm giao, âm lăng tuyền, huyết hải, dương lăng tuyền

Câu 5: Trình bày vị trí, tác dụng của các huyệt: Khúc trì, Huyết hải, Giáp xa, Ngoại quan, Đại trường du.

Câu 6: Trình bày vị trí, tác dụng của các huyệt: Nội quan, Thần môn, Âm lăng tuyền, Dương bạch, Tam âm giao.

Câu 7: Nêu vị trí, tác dụng của các huyệt: Kiêng ngung, Côn lôn, Lương khâu, Trung phủ, Tam âm giao

Câu 8: Nêu vị trí, tác dụng của các huyệt sau: Kỳ môn, Hành gian, Tý nhu, Ngoại quan, Túc tam lý

Câu 9: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: đan sâm, xuyên khung, ngưu tất, đào nhân, uất kim

Câu 10: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: mạch môn, sa sâm, kỷ tử, bạch thược, đương quy

Câu 11: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, đảng sâm, hoàng kỳ

Câu 12: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, thương truật, ké đầu ngựa

Câu 13: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: chi tử ,huyền sâm, kim ngân hoa, hoàng liên, nhân trần

Câu 14: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị bằng YHCT liệt 1/2 người do trúng phong kinh lạc

Câu 15: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đau thần kinh hông to do phong hàn

Câu 16: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đau thần kinh hông to do phong hàn thấp

Câu 17: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên do phong hàn

Câu 18: Nêu triệu chứng, chẩn đoán, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền bệnh viêm khớp dạng thấp thể thấp tý

Câu 19: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị bằng YCT bệnh liệt nủa người liệt 1/2 người do trúng phong tạng phủ (thể khí huyết không đến)

Câu 20: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đau vai gáy phong hàn

Câu 21: Nêu triệu chứng, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền bệnh tâm căn suy nhược thể can thận âm hư.

Câu 22:Trình bày nội dung cương lĩnh Hàn – Nhiệt của chẩn đoán Bát cương

Câu 23: Trình bày nội dung cương lĩnh Thực – Hư của chẩn đoán Bát cương

Câu 24: Trình bày nội dung cương lĩnh Âm – Dương của chẩn đoán Bát cương

Câu 25: : Trình bày nội dung cương lĩnh Biểu – Lý của chẩn đoán Bát cương

Câu 26: Trình bày nội dung khám bệnh bằng phươngpháp vọng chẩn

Câu 27: Trình bày nội dung khám bệnh bằng phương pháp vấn chẩn

Câu 28: Trình bày nội dung khám bệnh bằng phương pháp thiết chẩn

Câu 29: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị di chứng bệnh : Tâm can suy nhược thể TÂM CAN KHÍ UẤT

Câu 30. Trình bày triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và phương pháp điều trị di chứng bệnh Viêm khớp dạng thấp Thể HÀN TÝ (thống tý)

Câu 31: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên do TRÚNG PHONG NHIỆT

Câu 32: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị di chứng bệnh tâm can suy nhược thể THẬN ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ

Câu 33: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên do Ứ HUYẾT


Câu 1: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: Tình Minh, Quyền Liêu, Dương Bạch, Giáp Xa, Thừa Tương.

1. Tình minh:

– Vị trí: Chỗ trũng 2 bên trên đầu mắt, hai bên cạnh sống mũi

– Tác dụng: Đau mắt đỏ, mắt có màng mộng, ngứa mắt, mờ mắt, quáng gà, liệt 7 ngoại biên, teo thần kinh thị giác

– Châm thẳng sâu 1- 1.5 thốn. Bảo BN nhắm mắt, sau khi châm không vê kim đẩy kim sát ổ mắt vào sâu từ từ. Khi châm có cảm giác căng tê đồng thời lan ra mặt sau nhãn cầu

– Chú ý: Châm dễ bị xuất huyết, nên sau khi rút kim áp bông đè 2-3 phút đề phòng chảy máu. Nếu trúng động mạch có thể gây xuất huyết bên trong quanh mắt làm mắt xanh tím, triệu chứng này có thể tự lành sau 1 tuần và không ảnh hưởng đến thị lực. Không nên châm quá sâu sẽ đụng vào xương xoang sọ

2. Quyền liêu: – Vị trí: Từ huyệt Nghênh hương kéo ngang ra gặp đường từ bờ ngoài của mắt kéo

thẳng xuống. Huyệt ở bờ dưới xương gò má

– Tác dụng:Liệt 7, giật mi mắt, đau răng, đau mắt

– Châm xiên sâu 1-1.5 thốn có cẩm giác căng tức tại chỗ

3. Dương bạch:

– Vị trí: Trước trán, ở trên đường thẳng qua chính giữa mắt và phía trên lông mày 1 thốn

– Tác dụng: Nhức đầu vùng trước trán, viêm giác mạc, đau mắt, đau dây thần kinh tam thoa, quáng gà, loạn thị, đau thần kinh vành mắt, liệt cơ mắt

– Cách châm:

+ Châm xiên từ trên xuống dưới, dọc theo da có thể thấu tới huyệt Ngư yêu

+ Trường hợp liệt mặt có thể hướng mũi kim qua phải hoặc qua trái đến Toản trúc, Ty trúc không sâu 1- 1.5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng, có khi lan tới vùng đỉnh đầu

4. Giáp xa:- Vị trí: Bảo BN cắn chặt răng, lấy huyêt ở chỗ cơ cắn nổi lên cao nhất. Khi không cắn răng chỗ đó lõm xuống, ấn vào tức, ở trước góc hàm và trên bờ dưới xương hàm dưới một ngang ngón tay

– Tác dụng: Chữa đau thần kinh mặt, liệt thần kinh mặt viêm tuyến dưới tai, co rút cơ nhai, cấm khẩu, viêm khớp hàm dưới

– Cách châm: Châm thẳng 0, 3 – 0, 5 thốn hoặc xiên tới huyệt Địa Thương (trị mặt liệt), hoặc hướng mũi kim lên trên (trị cơ nhai bị co rút) hoặc hướng mũi kim về phía răng đau (trị răng đau), ôn cứu 5 – 10 phút.

5. Thừa tương:

– Vị Trí: Ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới.

– Tác Dụng: Điều hòa khí Âm Dương thừa nghịch, sơ phong tà ở răng, mặt, mắt.
– Chủ Trị:Trị miệng méo, mặt sưng, răng đau, lợi răng sưng, chảy nước miếng, đột nhiên mất tiếng, điên cuồng.
– Châm Cứu: Châm thẳng 0,2 – 0,5 thốn. Cứu 5 – 15 phút.
Câu 2: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: thiên khu, trung phủ, kiên tĩnh, trung quản, kỳ môn

1. Thiên khu:

– vị trí: Từ huyệt Thần khuyết (rốn) đo ngang ra 2 bên mỗi bên 2 thốn

– Tác dụng: Liệt ruột, đau bụng quanh rốn, sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn, táo bón, ỉa chảy, viêm dà dày.

– Châm thẳng sâu 1.5 – 2 thốn có cảm giác căng tức tại chỗ có thể lan xuống đến một bên bụng

2. Trung phủ:

– Vị trí: Dưới đầu ngoài của xương đòn 1 thốn, huyệt nằm trên rãnh Delta ngực

– Tác dụng: Ho suyển, đầy tức ngực, đau ngực, đau bả vai

– Cách châm: Châm thẳng sâu 0.3- 0.5 thốn

– Chú ý: Châm theo bờ trên của xương sườn dưới để tránh vào động mạch gây chảy máu, không được châm sâu và lệch vào trong để tránh châm vào phổi gây tràn khí phế mạc

3. Kiên tỉnh:

– Vị trí: Giữa huyệt Đại chùy và Kiên ngung để tay lên có chỗ hõm thẳng với huyệt Khuyết bồn. Hay huyệt là điểm gặp nhau của đường thẳng ngang qua núm vú với đường ngang nối huyệt Đai chùy với điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, đè vào có cảm giác hơi tức

– Tác dụng: Đau vai lưng cổ gáy, viêm tuyến vú, rong kinh cơ năng, lao hạch cổ, liêt do trúng phong

– Châm thẳng sâu 0.5- 1 thốn có cảm giác đau căng đến vùng vai và lưng

4. Trung quản:

– Vị trí: điểm giữa đường nối từ mũi ức đến rốn (cách mũi ức và rốn 4 thốn)

– Tác dụng điều trị: đau dạ dày, ợ chua, nôn mửa, ỉa lỏng, đày hơi, ăn chậm tiêu, bụng chướng

– Cách châm: Châm thẳng sâu 0.5 – 2 thốn, có thể hướng mũi kim xuyên sang 4 huyệt quanh đó bằng cách luồn kim dưới thịt. Cứu 10 – 30 phút.

5. Kỳ môn:

– Vị trí: Nằm ngữa, huyệt là giao điểm của 2 đường thẳng ngang qua đầu núm vú và huyệt Cự khuyết. Thường nằm vào bờ trên của xương sườn 7.( Cừ khuyết: ở dưới Cưu vĩ 1 thốn; Cưu vĩ: ở dưới mũi ức 0.6 thốn hay chỗ gặp nhau của 2 bờ sườn)

– Tác dụng: Tức ngực, đau thần kinh liên sườn, mờ mắt, đau 2 bên sườn, viêm túi mật, viêm gan, ợ nước chua

– Châm xiên sâu 0.5 thốn, có cảm giác lan ra thành bụng. Không nên châm sâu vì dưới là gan, kết trường và dạ dày

Câu 3: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: Phế du, thận du, phong môn, thiên tông, đại trường du.

1. Phế du:

– Vị trí: Từ mỏm gai đốt sống lưng 3 đo ra 1.5 thốn

– Tác dụng: Viêm phế quản, suyển, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm, đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ, chắp lẹo

– Châm thẳng hơi xiên về phía cột sống sâu 0.5- 1 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới giữa sườn. Châm xiên từ trên xuống dưới the bờ lớp cơ 1- 2 thốn

2. Thận du:

– Vị trí: Từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 đo ra 1.5 thốn

– Tác dụng: Viêm thận, đau thắt lưng, sa thận, ù tai, điếc, di chứng liệt trẻ em, di tinh, đái dầm, kinh nguyệt không đều, liệt dương, suyển, rụng tóc, thiếu máu, thận suy

– Châm thẳng hơi xiên về phía cột sống sâu 1.5- 2 thốn. Có cảm giác căng tức vùng lưng, mông, có khi lan xuống chân. Chú ý: Không châm quá sâu và hướng mũi kim ra ngoài vì dễ tổn thương thận

3. Phong môn:

– Vị trí: Dưới mỏm gai đốt sống lưng hai (D2), đo ngang ra 1,5 thốn.

– Tắc dụng điều trị: đau đầu, cứng gáy, cảm mạo, sốt. ho, nóng trong ngực, cứu phòng cảm mạo

– Cách châm: Châm xiên về phía cột sống 0, 5 – 0, 8 thốn – Cứu 3-5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

4. Thiên tông:

– Vị trí: Chính giữa hố dưới gai, hoặc keó đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 4 gặp chỗ kéo của đường dày nhất của gai sống vai( có thể kéo đường song song với Đốc mạch từ chóp xương bả vai lên)

– Tác dụng: Đau nhức vai, đau mặt sau cánh tay

– Châm thẳng hoặc xiên ra xung quanh 4 phía sâu 0.5- 1.5 thốn, tại chỗ châm có cảm giác căng tức

4. Đại trường du :

– Vị trí: Từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 đo ra 1.5 thốn

– Tác dụng: Đau thần kinh thắt lưng, co thắt cơ giữa xương sống, cứng lưng không cuối ngữa được, viêm ruột, táo bón, sình bụng, kiết lỵ, bại liệt chi dưới

– Cách châm:

+ Châm thẳng sâu 1-2 thốn, có cảm giác căng tức vùng thắt lưng.

+ Châm xiên trong trường hợp đau thần kinh tọa mũi kim hơi xiên ra ngoài sâu

2-3 thốn có cảm giác căng tê tại chỗ như điện giật xuống chi dưới

+ Châm cạn dưới da trong trường hợp viêm khớp chậu háng thì mũi kim hướng tới Tiểu trường du, có cảm giác khớp chậu căng tức có khi lan tới khớp xương cùng

Câu 4: Trình bày Vị trí, tác dụng, cách châm của các huyệt sau: túc tam lý, tam âm giao, âm lăng tuyền, huyết hải, dương lăng tuyền

1. Túc tam lý:

– Vị trí: Dưới Độc tỵ 3 thốn, phía ngoài cách mào xương chày 1 khoát ngón tay

– Tác dụng: Đau khớp gối co duỗi khó, viêm dạ dày cá mãn, loét dạ dày, viêm ruột cấp mãn, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, trẻ con tiêu hóa kém, bại liệt, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, suyễn, bệnh thuộc hệ sinh dục tiết niệu

– Cách châm:

+ Châm thẳng hơi hướng mũi kim về phía xương mác sâu 1- 2 thốn có cảm giác như điện giật lan xuông mu bàn chân

+ Châm xiên hướng mũi kim châm xuống dưới sâu 2- 3 thốn có cảm giác căng tức xuống dưới mu bàn chân có khi hướng lên lan tới đầu gối

2. Tam âm giao:

– Vị trí: Chỗ lồi cao nhất mắt cá trong đo lên 3

thốn, huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau phía trong xương chày

– Tác dụng: Sưng đau cẳng chân, bí đái, bênh thuộc hệ sinh dục, chướng bụng, đau bụng, ỉa chảy, liệt nữa người, suy nhược thần kinh, viêm da do thần kinh, phong mề đay, ngứa ngáy, ban chẩn

– Cách châm:

+ Châm thẳng tới huyệt Tuyệt cốt sâu 1.5- 2 thốn có cảm giác căng tức tại chỗ

+ Châm trị bệnh chân thì hướng mũi kim hơi chếch ra sau sâu 1- 1.5 thốn có cảm giác như điên giật lan xuống đáy bàn chân

+ Châm xiên trong trường hợp trị bệnh toàn thân thì mũi kim hơi chếch lên phía trên sâu 1- 2.5 thốn, khi đắc khí rồi vê kim xuống dưới có cảm giác căng tức có thể lan tới khớp gối hoặc bên trong bắp đùi

3. Âm lăng tuyền:

– Vị trí: Để ngay chân, điểm gặp nhau ở chỗ lõm phía sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của củ cơ

cẳng chân trước xương chày

– Tác dụng: Viêm khớp gối, bí đái, cước khí, đái khó, đái dầm, đái không tự chủ, ngực sườn căng tức, viêm thận, viêm ruột, ăn kém, lạnh trong bụng, cỏ chướng, di tinh

– Châm thẳng mé theo bờ sau xương ống chân sâu 1- 3 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có thể lan truyền xuống dưới

4. Huyết hải:

– Vị trí: Bờ trong đầu xương bánh chè đo thẳng lên 1 thốn vào trong 2 thốn. Hoặc để BN ngồi ngay, thầy thuốc lấy 4 ngón tay úp tại đầu gối, ngón cái ở phía trên đùi chỗ đầu ngón cái là huyệt. Huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức

– Tác dụng: Đau mặt trong đùi, kinh nguyêt không đều, xuất huyết tử cung, phong mề đay, ngứa ngoài da, viêm thần kinh da, thiếu máu

– Châm thẳng sâu 1- 2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới bẹn

5. Dương lăng tuyền:

– Vị trí: Ngồi ngay co gối, thỏng chân thẳng

xuống huyệt ở chỗ lõm phía trước chỗ thân nối giữa đầu trên xương chày và xương mác

– Tác dụng: Viêm khớp gối, đau thần kinh liên sườn, viêm túi mật, liệt nữa người, đau thần kinh tọa

– Châm thẳng hướng bờ sau xương ống chân sâu 1-3 thốn tại chỗ có cảm giác tê căng tức hoặc như điện giật xuống bàn chân

Câu 5: Trình bày vị trí, tác dụng của các huyệt: Khúc trì, Huyết hải, Giáp xa, Ngoại quan, Đại trường du.

1. Khúc trì ( Kinhđại trường):

– Vị trí: Gấp tay lại,huyệt ở cuối nếp gấp khuỷu ( phía ngoài)

– Tác dụng: Đau sưng khuỷu tay, liệt chi trên, viêm họng, hạ sốt, nổi mẩn dị ứng.

-Cách châm: châm thẳng sâu 0,8 – ,5 thốn.

2.Huyết hải:

– Vị trí: Bờ trong đầu xương bánh chè đo thẳng lên 1 thốn vào trong 2 thốn,hoặc để BN ngồi ngay,thầy thuốc lấy 4 ngón tay úp tại đầu gối,ngón cái ở phía trên đùi,chỗ đầu ngón cái là huyệt. Huyệt nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, ấn vào có cảm giác ê tức.

-Tác dụng: Đau mặt trong đùi, kinh nguyệt không đều, xuất huyết tử cung, phong mề đay, ngứa ngoài da, viêm thần kinh da,thiếu máu.

-Cách châm: Châm thẳng sâu 1 – 2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới bẹn.

3. Giáp xa:

– Vị trí: Bảo BN cắn chặt răng, lấy huyệt ở chỗ cắn nổi lên cao nhất.Khi không cắn răng chỗ đó lõm xuống, ấn vào tức,ở trước góc hàm và trên bờ dưới xương hàm dưới 1 ngang ngón tay.

– Tác dụng: Chữa đa thần kinh mặt, liệt thần kinh mặt, viêm tuyến dưới tai,co rút cơ nhai,cấm khầu, viêm khớp hàm dưới.

– Cách châm: Chữa liệt thần kinh mặt thì châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng về Địa thương.

4. Ngoại quan (kinh tam tiêu):

– Vị trí: Trên nếp gấp cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ.

– Tác dụng: Tại chỗ, rung tay, co tay khó, ù điếc tai, đau đầu.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn hoặc châm xiên tới Nội quan.Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan tới mút các ngón tay.

5.Đại trường du:

– Vị trí: Từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 đo ra 1,5 thốn.

– Tác dụng: Đau thần kinh thắt lưng, co thắt giữa cơ xương sống,cứng lưng không cúi ngửa được, viêm ruột, táo bón, sình bụng, kiết lỵ, bại liệt chi dưới.

– Cách châm:

+ Châm hẳng sâu 1 -2 thốn,có cảm giác căng tức vùng thắt lưng.

+ Châm xiên trong trường hợp đau thần kinh tọa mũi kim hơi xiên ra ngoài sâu 2 -3 thốn,có cảm giác căng tê tại chỗ như điện giật xuống chi dưới.

+ Châm cạn dưới da trong trường hợp viêm khớp chậ háng thì mũi kim hướng tới Tiểu trường du, có cảm giác khớp chậu căng tức có khi lan tới khớp xương cùng.

Câu 6: Trình bày vị trí, tác dụng của các huyệt: Nội quan, Thần môn, Âm lăng tuyền, Dương bạch, Tam âm giao.

1. Nội quan:

– Vị trí: Từ đại lăng đo lên 2 thốn, giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.

– Tác dụng: Tại chỗ, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn, đầy bụng.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 0,5 – 1,5 thốn có thể xyên tới Ngoại quan,tại chỗ có cảm giác căng tức.

2. Thần môn:

– Vị trí: Trên nếp gấp cổ tay,Giữa xương đậu và xương trụ, phía ngoài gân cơ gấp cổ tay trụ.

– Tác dụng: Tại chỗ, đau vùng tim,loạn nhịp tim, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, động kinh.

– Cách châm: châm sâu 0,2 – 0,3 thốn.

3. Âm lăng tuyền:

– Vị trí: Để ngay chân, điểm gặp nhau ở chỗ lõm phía sau bờ sau trong đầu trên xương chày với đường ngang qua chỗ lồi cao nhất của củ cơ cẳng chân trước xương chày

– Tác dụng: Viêm khớp gối, bí đái, cước khí, đái khó, đái dầm, đái không tự chủ, ngực sườn căng tức, viêm thận, viêm ruột, ăn kém, lạnh trong bụng, cỏ chướng, di tinh

– Châm thẳng mé theo bờ sau xương ống chân sâu 1- 3 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có thể lan truyền xuống dưới.

4. Dương bạch:

– Vị trí: Trước trán, ở trên đường thẳng qua chính giữa mắt và phía trên lông mày 1 thốn.

– Tác dụng: Nhức đầu vùng trước trán, viêm giác mạc, đau mắt, đau dây thần kinh tam thoa, quáng gà,loạn thị,đau thần kinh vành mắt, liệt cơ mắt.

– Cách châm:

+Châm xiên từ trên xuống dưới, dọc theo da có thể thấu tới huyệt Ngư yêu

+Trường hợp liệt mặt có thể hướng mũi kim qua phải hoặc qua trái đến Toản trúc, Ty trúc không sâu 1 – 1,5 thốn.Tại chỗ có cảm giác căng, có khi lan tới vùng đỉnh đầu.

5. Tam âm giao:

– Vị trí: Chỗ lồi cao nhất mắt cá trong đo lên 3

thốn, huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau phía trong xương chày

– Tác dụng: Sưng đau cẳng chân, bí đái, bênh thuộc hệ sinh dục, chướng bụng, đau bụng, ỉa chảy, liệt nữa người, suy nhược thần kinh, viêm da do thần kinh, phong mề đay, ngứa ngáy, ban chẩn

– Cách châm:

+ Châm thẳng tới huyệt Tuyệt cốt sâu 1.5- 2 thốn có cảm giác căng tức tại chỗ

+ Châm trị bệnh chân thì hướng mũi kim hơi chếch ra sau sâu 1- 1.5 thốn có cảm giác như điên giật lan xuống đáy bàn chân

+ Châm xiên trong trường hợp trị bệnh toàn thân thì mũi kim hơi chếch lên phía trên sâu 1- 2.5 thốn, khi đắc khí rồi vê kim xuống dưới có cảm giác căng tức có thể lan tới khớp gối hoặc bên trong bắp đùi.

Câu 7: Nêu vị trí, tác dụng của các huyệt: Kiêng ngung, Côn lôn, Lương khâu, Trung phủ, Tam âm giao:

1. Kiên ngung:

– Vị trí: Hõm trước mõm cùng vai.

– Tác dụng: Đau vùng vai, đau nhức, liệt chi trên.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 0,8 – 1,5 thốn hoặc châm mũi kim hướng dọc theo xương cánh tay.

2. Côn lôn:

– Vị trí: Điểm giữa của gân gót chân và đường kéo ngang qua chỗ cao nhất mắt cá ngoài, chỗ có khe lõm.

– Tác dụng: Đau sưng khớp cổ chân, đau thắt lưng không cúi được,đau rút lưng vai, đau thần kinh hông, cứng cổ gáy, đau đầu mắt, hoa mắt,trẻ em co giật, đẻ khó, rau bong chậm. Không châm ở bệnh nhân có thai.

– Cách châm:

+ Châm thẳng tới Thái khê sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng đau,đồng thời lan xuống ngón út.

+ Châm xiên mũi kim hướng tới Phụ dương (trên mắt cá chân 3 thốn) sâu 1,3 thốn để điều trị sưng tuyến giáp trạng. Tại chỗ có cảm giác căng tức có thể lan tới mắt cá chân, ngón chân.

3. Lương khâu:

– Vị trí: co duỗi khớp gối để tìm khe giữa gân cơ thẳng trước và ơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi.Huyệt ở trên góc trên ngoài xương bánh chè đo lên 2 thốn ra ngoài 1 thốn.

– Tác dụng: Viêm khớp gối, viêm dạ dày, viêm tuyến vú, tắc tia sữa.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 1- 1,5 thốn,có cảm giác căng tức tại chỗ,có khi lan đến khớp gối.

4. Trung phủ:

-Vị trí: Dưới đầu ngoài của xương đòn 1 thốn, huyệt nằm trên rãnh delta ngực .

– Tác dụng: Ho suyễn, đày tức ngực, đau ngực, đau bả vai.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn.

Chú ý: châm theo bờ trên của xương sườn dưới để tránh vào động mạch gây chảy máu,không được châm sâu và lệch vào trong để tránh châm vào phổi gây tràn khí phế mạc.

5. Tam âm giao:

– Vị trí: Chỗ lồi cao nhất mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau phía trong xương chày

– Tác dụng: Sưng đau cẳng chân, bí đái, bênh thuộc hệ sinh dục, chướng bụng, đau bụng, ỉa chảy, liệt nữa người, suy nhược thần kinh, viêm da do thần kinh, phong mề đay, ngứa ngáy, ban chẩn

– Cách châm:

+ Châm thẳng tới huyệt Tuyệt cốt sâu 1.5- 2 thốn có cảm giác căng tức tại chỗ

+ Châm trị bệnh chân thì hướng mũi kim hơi chếch ra sau sâu 1- 1.5 thốn có cảm giác như điên giật lan xuống đáy bàn chân

+ Châm xiên trong trường hợp trị bệnh toàn thân thì mũi kim hơi chếch lên phía trên sâu 1- 2.5 thốn, khi đắc khí rồi vê kim xuống dưới có cảm giác căng tức có thể lan tới khớp gối hoặc bên trong bắp đùi.

Câu 8: Nêu vị trí, tác dụng của các huyệt sau: Kỳ môn, Hành gian, Tý nhu, Ngoại quan, Túc tam lý:

1. Kỳ môn:

– Vị trí: Nằm ngữa, huyệt là giao điểm của 2 đường thẳng ngang qua đầu núm vú và huyệt Cự khuyết. Thường nằm vào bờ trên của xương sườn 7.( Cừ khuyết: ở dưới Cưu vĩ 1 thốn; Cưu vĩ: ở dưới mũi ức 0.6 thốn hay chỗ gặp nhau của 2 bờ sườn)

– Tác dụng: Tức ngực, đau thần kinh liên sườn, mờ mắt, đau 2 bên sườn, viêm túi mật, viêm gan, ợ nước chua

– Châm xiên sâu 0.5 thốn, có cảm giác lan ra thành bụng. Không nên châm sâu vì dưới là gan, kết trường và dạ dày

2.Hành gian:

– Vị trí: Ép ngón chân cái sát vào ngón thứ 2,huyệt nằm ngay trên đầu kẽ của 2 ngón chân,về phía mu chân.

– Tác dụng:Tiết hỏa, thanh hỏa,lương huyết nhiệt,thanh hạ tiêu,sơ khí trệ, trấn phong dương.

– Cách châm: châm thẳng 0,5 – 1 thốn

3. Tý nhu:

– Vị trí: Co duỗi cánh tay để lộ gân cơ, huyệt ở chỗ đầu cuối của cơ tam đầu cánh tay.

– Tác dụng: Đau nhức cánh tay,tay không giơ lên được, đau nhức khuỷu tay.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 0,5 – 0,7 thốn.

4.Ngoại quan(kinh tam tiêu):

– Vị trí: Trên nếp gấp cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ.

– Tác dụng: Tại chỗ, rung tay, co tay khó, ù điếc tai, đau đầu.

– Cách châm: Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn hoặc châm xiên tới Nội quan.Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan tới mút các ngón tay.

5. Túc tam lý

– Vị trí: Dưới Độc tỵ 3 thốn, phía ngoài cách mào xương chày 1 khoát ngón tay

– Tác dụng: Đau khớp gối co duỗi khó, viêm dạ dày cá mãn, loét dạ dày, viêm ruột cấp mãn, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, trẻ con tiêu hóa kém, bại liệt, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, suyễn, bệnh thuộc hệ sinh dục tiết niệu

– Cách châm:

+ Châm thẳng hơi hướng mũi kim về phía xương mác sâu 1- 2 thốn có cảm giác như điện giật lan xuông mu bàn chân

+ Châm xiên hướng mũi kim châm xuống dưới sâu 2- 3 thốn có cảm giác căng tức xuống dưới mu bàn chân có khi hướng lên lan tới đầu gối

Câu 9: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: đan sâm, xuyên khung, ngưu tất, đào nhân, uất kim

– Đan sâm: rễ cây đan sâm phơi khô

+ Tính vị: vị đáng tinh hơi lạnh vào kinh can, tâm, tâm bòa lạc

+ Ứng dụng: thống kinh, kinh nguyệt không đều, thai chết lưu, mụn nhọt hạ nhiệt vào dinh bộ phận. Liều dùng 4g – 20g/ngày

– Xuyên khung: thân, rễ cây xuyên khung phơi khô

+ Tính vị: vị đắng tính ấm vào kinh can, đởm tam bào

+ Ứng dụng: kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, đau đầu, đau mình, đau các khớp do phong thấp, giải uất, đau mạng xườn, đau khớp do lạnh. Liều dùng 4g – 12g/ngày

– Ngưu tất: rễ cây ngưu tất phơi khô + Tính vị: vị chua đáng vào kinh can thận + Ứng dụng: thống kinh, bế kinh, đau khớp, giải độc chữa thấp nhiệt, họng sưng đau, loét miệng, lợi niệu tiểu ra máu, ra sỏi. Liều dùng 6g – 12g/ngày

– Uất kim: dùng rễ củ nghệ vàng thái mỏng phơi khô

+ Tính vi quy kinh: vị cay đắng, tính cay ấm

+ Ứng dụng: hành khí, khứ ứ. Chữa các chứng đau nhức 2 mạng sườn, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đái ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam,chứng động kinh, đay dạ dày, ợ hơi, ợ chua. Liều dùng 8g – 12g/ngày.

– Đào nhân: Nhân hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây đào (prunus prsica (L) (batsch) họ hoa hồng (Roseceae)

– Tính vị kinh qui: ngọt,đắng bình vào kinh Tâm,Can,

– Tác dụng: Phá huyết thông kinh, chữa thống kinh,chống tụ máu do sang chấn,chữa ho, nhuận tràng.Liều dùng: 6 -12g/ngày

Câu 10: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụnglâm sàng của các vị thuốc sau: mạch môn, sa sâm, kỷ tử, bạch thược, đương quy

– Sa sâm: rễ cây sa sâm

+ Tính vị:vị ngọt hơi đắng tính lạnh vào kinh phế

+ Ứng dụng: dưỡng âm thanh nhiệt sau các bệnh sốt cao làm tổn thương phế âm, vị âm, âm hư hỏa vượng gây sốt cao, kéo dài, miệng kho, họng đau, đờm vàng, ho do sốt ho lâu ngày do phế âm hư. Liều dùng 6g – 12g/ngày

– Kỷ tử: quả chín cây kỷ tử phơi khô

+Tính vị:vị ngọt tính bình vào kinh can, thận phế

+ Ứng dụng: bổ thận cố tinh, liệt dương, di tinh, đau lưng, làm sáng mắt, quáng gà thị lực giảm, ho do âm hư, khát, đau nhức trong xươg, đau lưng gối mỏi. Liều dùng 6g -12g/ngày.

– Bạch thược: rễ cây bạch thược cạo vỏ ngoài

+ Tính vị: vị đắng chua tính lạnh vào kinh can, tỳ, phế

+ Ứng dụng: kinh nguyệt không đều, thống kinh, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh, trĩ, chảy máu, chữa các chứng đau do can gây đau dạ dày, đau mạng xườn, đau bụng tiêu chảy do thần kinh, lợi niệu. Liều dùng 6g – 12g/ngày.

– Đương qui: rễ cây đương qui phơi khô

+Tínhvị:vị ngọt cay tính ấm vào kinh tâm,can,tỳ

+ Ứng dụng: kinh nguỵêt không đều, thống kinh, bế kinh, xung huyết tụ huyết sang chấn, đau dạ dày đau dây thần kinh, co cơ do lạnh nhuận tràng, tiêu viêm. Liều dùng 6g -12g/ngày.

-Mạchmôn:dùng củ bỏ lõi,sấy khô,sao cháy xém

+ Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính mát.

+ Ứng dụng: bổ tâm huyết, chữa ho long đờm, chữa ho có sốt về chiều. Bổ phế, chỉ khái (ho), chữa chứng chảy máu cam do huyết nhiệt, chữa chứng hồi hộp, sốt về đêm, ho âm hư. Liều dùng từ 8g – 12g/ngày

Câu 11: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, đảng sâm, hoàng kỳ

– Cẩu tích: rễ cây cẩu tích phơi khô

+ Tínhvị: vị ngọt đáng tính ấm vào kinh can thận

+ Ứng dụng: Chữa di tinh,di niệu, ra khí hư,chữa đau khớp, làm khỏe mạnh gân xương,chữa đau lưng,mỏi gối,chữa đau khớp,đau dây thần kinh. Liều dùng: 6 -12g/24 giờ

-Tục đoàn: rễ cây tục đoạn phơi khô

+ Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ấm vào kinh can thận

+ Ứng dụng: làm khỏe mạnh gân xương chữa đau lưng, chữa gân xương bị gãy, đứt, đau khớp, đau thần kinh ngoại biên, rong kinh, huyết khí hư, di tinh. Liều dùng 8g – 12g/ngày

– Đỗ trọng: thân cây đỗ trọng phơi khô

+ Tính vị: vị ngọt hơi cay tính ấm vào can thận

+ Ứng dụng: di tinh, liệt dương do thận dương hư, làm khỏe mạnh gân xương, an thai , cao huyết áp mạn, não suy. Liều dùng 8g- 20g/ngày

– Đẳng sâm: rễ củ cây đẳng sâm

+ Tính vị: vị ngọt tính bình vào kinh phế

+ Ứng dụng: bổ dưỡng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, đầy bụng tiêu chảy, an thần, mất ngủ. Liều dùng 8g-29g/ngày

– Hoàng kỳ: rễ cây hoàng kỳ

+ Tính vị: vị ngọt tính hơi ấm vào tỳ, phế

+ Ứng dụng: da xanh, mệt mỏi, kém ăn, tự ra mồ hôi, lợi niệu phù thũng, đau khớp vết thương lâu lành. Liều dùng 6g – 20g/ngày

Câu 12: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, thương truật, ké đầu ngựa

– Độc hoạt: rễ cây độc hoạt phơi khô

+ Tính vị: vị đắng tính hơi ấm vào kinh bàng quang thận

+ Ứng dụng: đau dây thần kinh, cảm.

Liều dùng 8g – 16g/ngày.

– Tang ký sinh: dùng cây tầm gửi trên cây dâu

+ Tính vị: vị đắng tính bình vào kinh can, thận

+ Ứng dụng: đau khớp đau dây thần kinh, dau lưng người già, trẻ em chậm biết đi, có thai ra máu, phòng sẩy hoặc đẻ non.

Liều dùng 12g -24g/ngày.

– Phòng phong: rễ cây phòng phong phơi khô

+ Tính vị: vị cay, ngọt tính ấm, vào kinh tỳ vị

+ Ứng dụng: đau khớp, đau thần kinh do lạnh, giải cảm phong hàn. Liều dùng 6g – 12g/ngày.

– Ké đầu ngựa(thương nhĩ tử):Quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu ngựa (Xanthium Strumarium L) họ Cúc (Asteraceae)

– Tính vị kinh qui : Cay,đắng,ấm vào kinh phế.

– Tác dụng :Chữa đau khớp,đau dây thần kinh do lạnh,do nhiễm khuẩn, giải dị ứng, chữa mề đay,mụn nhọt, viêm mũi dị ứng,lợi niệu, làm ra mồ hôi,kết hợp với thuốc phát tán phong hàn chữa cảm mạo do lạnh.

– Liều dùng : 4 – 12g/ ngày

– Thương truật: dùng rễ cây thương truật

+ Tính vị quy kinh: vị cay, đắng, tính ấm, vào kinh tỳ vị

– Ứng dụng: chữa đau khớp, đau các dây thần kinh do lạnh, kích thích tiêu hóa chống đầy hơi, chữa quáng gà, giảm thị lực, chữa hen đờm nhiều. Liều dùng 4g – 6g/ngày

Câu 13: Nêu tính vị qui kinh và ứng dụng lâm sàng của các vị thuốc sau: chi tử ,huyền sâm, kim ngân hoa, hoàng liên, nhân trần

– Kim ngân hoa: dùng hoa lúc chưa nở của cây kim ngân hoa

+ Tính vị: vị ngọt tính lạnh vào kinh phế, tâm, vị

+ Ứng dụng: chữa bệnh truyền nhiễm, mụn nhọt, viêm tuyến vú, dị ứng nổi ban, đau khớp, lỵ nhiễm trùng, đại tiện ra máu 12g – 80g

-Hòang liên: rễ cây hoàng liên phơi khô

+ Tính vị: vị đắng tính lạnh vào kinh tâm can tiểu trường

+ Ứng dụng: lỵ tiêu chảy nhiễm trùng, viêm cấp, nôn do sốt cao, mụn nhọt do viêm màng tiếp hợp, viêm tai, loét miệng, an thần, sốt cao mất tân dịch cầm máu do sốt nhiễm trùng 6-12g

– Nhân trần: dùng cây nhân trần non phơi khô

+ Tính vị: vị đắng tính hơi lạnh vào kinh đởm bàng quang

+ Ứng dụng: chữa hoàng đản viêm gan, viêm đường dẫn mật, hạ sôt, lợi niệu 8g-16g

– Chi tử (quả dành dành): quả chín phơi khô của cây dành dành

+ Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh, can, phế, vị

+ Ứng dụng: chữa sốt cao, vật vã, hốt hoảng không ngủ được, chữa đái ra máu, bí tiểu, chảy máu cam, lỵ ra máu (sao đen), chữa hoàng đản nhiễm trùng, viêm dạ dày cấp, viêm màng tiếp hợp. Liều dùng từ 4g – 12g/ngày, không dùng cho trường hợp ỉa chảy mạn tính (tỳ hư).

– Huyền Sâm: dùng củ cây huyền sam phơi khô

+ Tính vị quy kinh: đắng, mặn, hơi lạnh và kinh phế, thận

+ Tác dụng: chữa sốt cao, mất nước, vật vã, mê sảng, chữa mụn nhọt, sốt cao gây ban chẩn, viêm họng, viêm amydal, táo bón do sốt cao, viêm hạch do lao, do nhiễm khuẩn. Liều dùng từ 8g – 12g/ngày.

Câu 14: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị bằng YHCT liệt 1/2 người do trúng phong kinh lạc

* Triệu chứng lâm sang thể trúng phong kinh lạc:

– Đột nhiên có cảm giác tê dại, bước đi nặng nề, mồm méo, mắt lệch, bán thân bất toại, nói khó, hôn mê thoáng qua tỉnh nhanh. Ngoài ra BN có biểu hiện sợ rét, phát sốt, tay chân co, khớp xương đau nhức, mạch phù sác hay huyền

– Sau khi phong tà đã giãi rồi song vẫn còn bán thân bất toại thì phải có thời gian mới phục hồi

2. Phương pháp điều trị liệt 1/2 người do trúng phong kinh lạc:

a. Pháp 1: Điều hòa dinh vệ, thông lợi kinh lạc

*Bài thuốc: Lục quân tử thang gia vị

– Nhân sâm 10g, Khương hoạt 10g, Phục linh 9g, Phòng phong 8g, Bạch truật 9g, Tần giao 10g, Cam thảo 6g, Đương quy 10g, Trần bì 9g, Sinh địa 8g, Bán hạ 12g, Bạch thược 10g.

– Ý nghĩa bài thuốc:

+ Nhân sâm: Bổ nguyên khí, kiện tỳ, dưỡng vị

+ Bạch truật: Kiện tỳ, táo thấp

+ Cam thảo: Điều trung

+ Trần bì: Lý khí

+ Bán hạ: Hoá đờm

+ Khương hoat, Phòng phong, Tần giao: Khu phong

+ Đương qui, Bạch thược: Hòa huyết, dưỡng huyết

+ Sinh địa: Lương huyết

b. Pháp 2: ích khí, khứ ứ, thông lợi kinh lạc

* Bài thuốc: Bổ dương hoàn ngũ thang

– Hoàng kỳ (sống) 4 lạng, Quy vĩ 2đc, Xích thược 1.5 đồng cân, Địa long 1 đồng cân, Xuyên khung 1 đồng cân, Hồng hoa 1 đồng cân, Đào nhân 1 đồng cân

– Ý nghĩa bài thuốc:

+ Hoàng kỳ: Đại bổ nguyên khí của tỳ vị, thúc đẩy cho huyết hành, khử được ứ mà không tổn thương chính khí( Hoàng kỳ lúc đầu dùng một lượng nhỏ 1 lạng rồi 2 lạng tăng dần lên)

+ Qui vĩ: Hoạt huyết, khứ ứ

+ Bài này dùng cho bán thân bất toại loại chính khí hư, huyết mạch tuần hoàn không lợi

* Châm cứu: các huyết Giáp sa, Nghênh hương, Địa thương, Quyền liêu, Thừa khấp, Đồng tử liêu, Dương bạch, Tình minh, Thính cung, Hớp cốc, Kiên ngung, Phục thỏ, Khúc trì, Túc tam lý, Hớp cốc, Giãi khê, Bát tà, Bát phong, Kiên liêu, Hoàn khiêu, Ngoại quan, Dương lăng tuyền,Trung chữ, Huyền chung, Giáp tích C5- C6- C7- D1, Giáp tích L1- L2 đến L5- S1.

– Nếu nói khó và cứng lưỡi: Châm Á môn, Liêm tuyền, Thông lý, Nội quan.

– Chân tay run giật: Tả Bách hội, Hợp cốc, Phong trì, Dương lăng tuyền, Hành gian

Câu 15: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đau thần kinh hông to do phong hàn

1. Triệu chứng lâm sàng:

*Tại chỗ: Đau dây thần kinh hông to

– Cơ năng: Đau từ mông xuống chân và ngược lại. Cường độ đau dữ dội hay đau âm ỉ, đau tăng khi ho khi hắt hơi khi cúi xuống, đau giảm khi nằm yên. Rối loạn cảm giác kiểu kiến bò tê hoặc cảm giác kim châm dọc theo rễ L5 S1

– Thực thể:

+ Triệu chứng của lưng: cơ lưng bên bệnh có phản ứng, cột sống mất đường cong sinh lý thành đường thẳng và vẹo sang bên lành. Ấn điểm L5, S1 có dấu bấm chuông điện, Lasegue (+), Vallex (+), Bonnet (+), Neri (+).

+ Triệu chứng đau rễ L5: Giảm cảm giác ngón cái, không đi được bằng gót chân, teo cơ cẳng chân trước ngoài, phản xạ gân gót bình thường.

+ Triệu chứng đau rễ S1: Giảm cảm giác ngón út, không đi được bằng các ngón chân, teo cơ cẳng chân và gan bàn chân, phản xạ gân gót giảm.

* Toàn thân: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch phù

2. Phương pháp điều trị:

* Phép: khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết.

* Châm cứu: chân tả kết hợp với ôn châm các huyệt: Đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, ủy trung, thừa sơn, dương lăng tuyền, giải khê, côn lôn.

– Cách châm:

+ Châm Hoàn khiêu có cảm giác lan xuống Uỷ trung, châm Uỷ trung có cảm giác lan xuống Thừa sơn

+ Nếu đau nhiều về mùa đông hoặc về đêm thì nên cứu nhiều ít châm

+ Nếu đau chỉ còn khu trú ở một điểm( thường ở Hoàn khiêu) thì sau khi châm giác chùm lên kim hoặc ôn châm

– Ý nghĩa của huyệt: các huyệt trên có tác dụng thông kinh, giảm đau ở 2 kinh thiếu dương và thái dương ở chân

* Bài thuốc: Độc hoạt 12g , phòng phong 8g, uy linh tiên 12g, đan sâm 12g, tang ký sinh 12g, tế tân 8g (khu phong tán hàn ). chỉ sác 8g, trần bì g8, ngưu tất12g, xuyên khung 12g (hành khí hoạt huyết thông kinh lạc)

– Giãi thích bài thuốc:

+ Độc hoạt, Phòng phong, Uy linh tiên, Tang ký sinh, Tế tân có tác dụng khu phong, tán hàn

+ Đan sâm, Trần bì, Ngưu tất, Xuyên khung có tác dụng hành khí hoạt huyết thông kinh lạc

Câu 16: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đau thần kinh hông to do phong hàn thấp

1. Triệu chứng lâm sàng:

*Tại chỗ:

– Đau dây thần kinh hông to:

+ Cơ năng: Đau từ mông xuống chân và ngược lại. Cường độ đau dữ dội hay đau âm ỉ, đau tăng khi ho khi hắt hơi khi cúi xuống, đau giảm khi nằm yên. Rối loạn cảm giác kiểu kiến bò tê hoặc cảm giác kim châm dọc theo rễ L5 S1

+ Thực thể:

— Triệu chứng của lưng: cơ lưng bên bệnh có phản ứng, cột sống mất đường cong sinh lý thành đường thẳng và vẹo sang bên lành. Ấn điểm L5, S1 có dấu bấm chuông điện, Lasegue (+), Vallex (+), Bonnet (+), Neri (+).

— Triệu chứng đau rễ L5: Giảm cảm giác ngón cái, không đi được bằng gót chân, teo cơ cẳng chân trước ngoài, phản xạ gân gót bình thường.

— Triệu chứng đau rễ S1: Giảm cảm giác ngón út, không đi được bằng các ngón chân, teo cơ cẳng chân và gan bàn chân, phản xạ gân gót giảm.

– Có teo cơ, đau rễ tái phát, bệnh thường kéo dài.

* Toàn thân: ăn kém, ngủ ít, mạch nhu hoãn, hoặc trầm nhược.

2. Phương pháp điều trị:

* Phép: khu phong tán hàn trừ thấp hoạt huyết bổ can thận, nếu có teo cơ thì phải bổ khí huyết

* Châm cứu: châm tả các huyệt đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, ủy trung, thừa sơn, dương lăng tuyền, giải khê, côn lôn, tam âm giao, thận du, thái khuê, túc tam lý, thái xung.

– Ý nghĩa của huyệt:

+ Châm bổ Tam âm giao (huyệt hội của 3 kinh âm can, tỳ, thận), Thái khê, Thái xung, Thận du có tác dụng bổ can thận âm.

+ Châm bổ Túc tam lý có tác dụng kiện tỳ trừ thấp

* Bài thuốc: Độc hoạt 12g, Đảng sâm 12g, Phòng phong 8g, Phục linh 12g, Tang ký sinh 12g, Cam thảo 8g, Tế tân 6g, Bạch thược 12g, Quế chi 6g, Đương qui 12g, Ngưu tất 12g, Thục địa 12g, Đỗ trọng 8g, Đại táo 12g

– Giãi thích bài thuốc:

+ Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo, Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung tức là bài Bát trân thang bỏ Bạch truật có tác dụng bổ khí huyết( trị phong tiên trị huyết, huyết hành thì phong tự diệt)

+ Gia Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để bổ can thận mạnh eo lưng, đầu gối, mạnh gân xương

Câu 17: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên do phong hàn

1. Triệu chứng liệt mặt ngoại biên do phong hàn:

Bệnh thường xuất hiện 1 cách đột ngột sau khi đi mưa lạnh,trời trở lạnh hoặc sau khi ngủ dậy buổi sáng sớm thấy 1 bên mặt bị tê, mắt trợn ngược không nhắm kín lại được,miệng méo,uống nước bị trào ra 1 bên,không thổi lửa được,rêu lưỡi trắng,mạch phù,toàn thân sợ lạnh,người ớn lạnh,nổi gai ốc,chân tay lạnh.

2. Điều trị liệt mặt ngoại biên do phong hàn:

* Phép trị: Khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông kinh lạc

* Châm cứu :

– Tại chỗ: ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, ty trúc không, đồng tử liêu, thừa khấp, nghênh hương, giáp xa, địa thương, nhân trung, thừa tương

-Toàn thân: hợp cốc, phong trì

– Ý nghĩa của huyệt: phong trì sơ giải phong hàn, ế phong làm thính tai, mắt sáng, sơ tán phong tà. Kinh thủ dương minh tuần hánh trên mặt chọn hợp cốc, các huyệt tại chỗ châm để sơ thông kinh lạc

* Bài thuốc: Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, tần giao8g, bạch chỉ 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 8g, đương quy 8g, phục linh 8g, Ngưu tất 12g, thục địa 12g, đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 6g.

– Giải thích bài thuốc: tần giao khu phong thông kinh lạc. Khương hoạt, độc hoạt, tần giao, bạch chỉ để khu phong tán hàn. Đương qui, thục địa, bạch thược để dưỡng huyết nhu can, làm cho tân dịch không bị hao tổn khi dùng thuốc khu phong. Xuyên khung phối hợp với ngưu tất để hoạt huyết thông lạc. Bạch truật, phục linh để ích khí sinh huyết. Cam thảo điều hòa thuốc

Câu 18: Nêu triệu chứng, chẩn đoán, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền bệnh viêm khớp dạng thấp thể thấp tý

1. Triệu chứng thể phong hàn thấp tý:

– Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau đối xứng,cự án,ngày nhẹ đêm nặn,co duỗi xử động khó khăn,sốt,ra mồ hôi,sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng,chất lưỡi đỏ,nước tiểu vàng,mạch hoạt xác.

-Nếu có hồng ban nút hoặc khớp sưng đỏ nhiều là do nhiệt tà quá thịnh có thể có sốt cao.

– Nếu sưng đau kéo dài, sốt nhẹ,ra nhiều mồ hôi,miệng khô chất lưỡi đỏ, mạch tế sác là thấp nhiệt thương âm làm hao tổn tân dịch.

2. Chẩn đoán: dựa vào 7 tiêu chuẩn của hội thấp khớp mỹ năm 1987

– Cứng khớp buổi sáng kéo dài > 1 giờ

– Sưng đau kéo dài > 6 tuần tối thiểu 3 vị trí trong số 14 khớp: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷu (2), gối (2), cổ chân (2),bàn ngón chân (2)

– Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khóp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.

– Sưng khớp đối sứng

– Có hạt dưới da

– Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính

– Hình ảnh xquang điển hình

Chẩn đoán xác định khi có ≥ 4 tiêu chuẩn

* Chẩn đoán tuyến cơ sở dựa vào :

– Nữ, tuổi trung niên

– Viêm các khớp nhỏ ở 2 bàn tay ( cổ tay, bàn ngón và ngón gần), phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu

– Viêm khớp có tính chất đối xứng

– Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng

– Diễn biến kéo dài trên 2 tháng

3. Điều trị:

* Phương pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, trừ thấp ( thanh nhiệt, khu phong, hóa thấp)

* Thuốc:

+Bài 1: Kê huyết đằng 12g, Hy thiêm 16g,Thổ phục linh 16g, Rễ cây vòi voi 16g, Độc lực 10g,Ngưu tất 16g, Rễ cà gai 10g,Huyết dụ 10g, Sinh địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống từ 5 – 7 thang.

+ Bài 2: Bạch hồ, Quế chi, thang gia giảm:Thạch cao 40g, Tang chi 12g, Tri mẫu 12g,Ngạch mễ 12g, Quế chi 6g, Kim ngân hoa 20g,Thương truật 8g,Phòng kỷ 12g,Hoàng bá 12g. Sắc uống ngày 1 thang,uống liên tục từ 7 – 10 thang.

– Nếu có hồng ban nút,hỏa quá thịnh thì thêm Đan bì 12g, Xích thược 8g, Sinh địa 20g.

-Nếu thương âm: Bỏ Quế chi gia thêm các vị dưỡng âm: Địa cốt bì, Sa sâm, Miết giáp, từ 8 – 12g mỗi vị

*Châm cứ: + Huyệt tại chỗ: Quanh khớp sưng đau.

+Huyệt toàn thân: Hợp cốc, Phong môn, Túc tam lý, Huyết hải, Đại trùy, Phong trỡ, Cách du

+ Phương pháp châm tả.

Câu 19: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị bằng YCT bệnh liệt nủa người liệt 1/2 người do trúng phong tạng phủ (thể khí huyết không đến)

1. Triệu chứng lâm sàng thể trúng phong tạng phủ:

– Bệnh nhân đột ngột ngã vật, bất tỉnh nhân sự, bán thân bất toại, mồm méo chảy dãi, nếu nặng có thể chết. Vì do nội phong nên phong trúng ngay vào tạng phủ nên trên lâm sàng không có triệu chứng của ngoại cảm trúng phong

– Sau khi qua cơn nguy kịch, mỗi trạng thái bệnh có một cách chữa cụ thể và phải có thời gian mới phục hồi được

2. Phương pháp điều trị di chứng liệt 1/2 người do trúng phong tạng phủ

a. Nếu có chứng bán thân bất toại do khí huyết không đến:

* Pháp: dẫn khí huyết đến và cho khí huyết lưu thông

* Bài thuốc: Bổ trung ích khí gia Phụ tử

Hoàng kỳ

1( 15-20g)

Cam thảo (trích)

0.5

Nhân sâm

0.7

Đương qui

0.7

Trần bì

0.6

Thăng ma

0.2

Sài hồ

0.2

Bạch truật

0.7

Phụ tử

– Ý nghĩa bài thuốc: + Hoàng kỳ: ích khí

+ Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo: Kiện tỳ, ích khí

+ Trần bì: Lý khí

+ Đương qui: Bổ huyết

+ Phụ tử : Trợ dương

* Bài thuốc 2: Thang bổ trung ích khí + Thất vị địa hoàng hoàn

– Thục địa 8 lạng, Sơn thù nhục 4 lạng, Phục linh 3 lạng, Sơn dược 4 lạng, Đan bì 3 lạng, Nhục quế 1 lạng, Trạch tả 3 lạng

* Bài thuốc 3: Bổ dương hoàn ngũ thang

– Hoàng kỳ (sống) 4 lạng, Quy vĩ 2đc, Xích thược 1.5 đồng cân, Địa long 1 đồng cân, Xuyên khung 1 đồng cân, Hồng hoa 1 đồng cân, Đào nhân 1 đồng cân

– Ý nghĩa bài thuốc:

+ Hoàng kỳ: Đại bổ nguyên khí của tỳ vị, thúc đẩy cho huyết hành, khử được ứ mà không tổn thương chính khí( Hoàng kỳ lúc đầu dùng một lượng nhỏ 1 lạng rồi 2 lạng tăng dần lên)

+ Qui vĩ: Hoạt huyết, khứ ứ

+ Bài này dùng cho bán thân bất toại loại chính khí hư, huyết mạch tuần hoàn không lợi

b. Nếu có âm hư can dương vượn

* Triệu chứng: Chóng mặt, ù tai, mắt mờ, mạch huyền sác

* Phép: Bình can, tiềm dương, hóa đờm, thông lạc

* Bài thuốc: Thiên ma 3 đồng cân, Câu đằng (cho sau) 4 đồng cân, Thạch quyết minh (Thảo quyết minh) 6 đồng cân, Ngưu tất 4 đồng cân, Sơn chi 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Đỗ trọng 3 đồng cân, ích mẫu thảo 3 đồng cân, Tang ký sinh 3 đồng cân, Phục thần 3 đồng cân, Toan táo nhân, Gia: Bối mẫu, Trúc lịch

Ý nghĩa bài thuốc:

+ Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh: Bình can, tức phong

+ Sơn chi, Hoàng cầm: Thanh nhiệt, tả hỏa

+ ích mẫu: Hoạt huyết, lợi thủy

+ Ngưu tất: Dẫn huyết đi xuống

+ Đỗ trọng, Tang ký sinh: Bổ ích thận âm

+ Toan táo nhân, Phục thần: An thần định chí

* Châm cứu: Sau khi phong đã giãi rồi song còn chứng bán thân bất toại thì phải có thời gian mới hồi phục được cần châm cứu theo phác đồ huyệt thể trúng phong kinh lạc ngoài ra

Câu 20: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị đau vai gáy phong hàn

1. Triệu chứng đau vai gáy phong hàn:

– Hội chứng cột sống cổ: đau cứng vẹo cột sống cổ, hạn chế vận động cột sống cổ. Ấn vào cơ thang, cơ ức đòn chũm đau và co cứng hơn bên lành. Tư thế đầu nghiêng sang 1 bên hoặc nghiêng ra trước

– Toàn thân: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch phù ,

3. Điều trị đau vai gáy phong hàn:

– Phép: Khu phong tán hàn, hành khí thông kinh lạc, nếu cơ thể hư cần bổ khí huyết.

– Châm cứu: châm tả kết hợp với xoa bóp bấm huyệt phong trì, phong phủ, kiên tỉnh, đại chùy, a thị huyệt, hợp cốc, khúc trì huyền chung, kiên trung du, kiên ngoại du.

Liệu trình: mới bị bệnh châm ngay, kết hợp điện châm với bấm huyệt thì kết quả điều trị tốt hơn.

– Xoa bóp: kết hợp lăn, day, bóp, ấn, vận động, vờn,..

+ Day vùng cổ gáy: nếu đau 1 bên dùng 1 tay (gốc bàn tay) day bên đau, nếu đau 2 bên thì

dùng 2 tay cùng day, động tác phải nhẹ nhàng

+ Lăn vùng tam giác: phong trì, đại chùy, kiên tỉnh, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ người bệnh

+ Tìm điểm đau nhất dọc theo cơ ức đòn chũm, day từ nhẹ đến nặng

+ Ấn các huyêt: phong phủ, phế du, đốc du, cự cốt

+ Vậ động cổ

+ Bấm huyệt phong trì, bóp gáy, bóp vai, vờn vai

* Thuốc: Quyên tý thang: Xích thược 12g, đại táo12g, đương quy 12g,Khương hoàng 12g, Khương hoạt 8g, độc hoạt 8g, phòng phong 8g, cam thảo 6g, gừng 4g, hoàng kỳ 16g

– Ý nghĩa bài thuốc:

+ Khương hoạt, phòng phong: khu phong trừ thấp.

+ Xích thược, đương qui, khương hoàng: bổ huyết, hoạt huyết.

+ Hoàng kỳ, cam thảo, đại táo: bổ khí.

+ Gừng: phát tán phong hàn.

Câu 21: Nêu triệu chứng, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền bệnh tâm căn suy nhược thể can thận âm hư.

1. Triệu chứng lâm sàng:

* Hội chứng tâm căn suy nhược:

– Hội chứng kích thích suy nhược:

+Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất cứ một kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhan khó chịu, bực tức.

+Bệnh nhân hay xúc động, hay khóc khi nghe 1 câu chuyện,1 bộ phim,1 câu chuyện có nội dung bi ai.

+Người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại, khả năng tập trung kém,trí nhơ giảm,hay gắt gỏng,bực tức,các triệu chứng càng ngày càng rõ.

+Đàn ông dễ bị kích thích t ì n h d ụ c nhưng kích thích chóng hết, xuất tinh sớm.

– Đau đầu: Bệnh nhân thường đau đầu âm ỉ,đau toàn bộ hoặc khu trú tại vùng trán,đỉnh hoặc thái dương.Có thể đau suốt ngày hoặc 1 vài giờ,đau tăng lên mỗi khi tập trung tư tưởng,suy nghĩ, căng thẳng,giảm khi thoải mái và ngủ tốt,đau đầu ít xảy ra vào ban đêm.

– Mất ngủ: giấc ngủ thường không sâu, nhiều ác mộng, ánh sáng, tiếng ồn làm người bệnh khó ngủ, thức giấc. Sáng dậy mệt mỏi, ban ngày buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được

– Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng:

+ Rối loạn thực vật nội tạng rất đa dạng: mạch nhanh, đánh trống ngực, đau vùng tim, nóng bừng khó thở, rối loạn tiêu hóa, táo bón, ỉa chảy, nôn,…

+ Rối loạn cảm giác giác quan vận động: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, dau nhức cơ, đau lưng, mỏi gáy, tê bì, kiến bò,..

+ Rối loạn cảm xúc, ý chí, ý năng:

— Cảm xúc: dễ cáu, dễ cảm động, quá lo âu về bệnh tật, lo âu là kích thích xấu làm bệnh nặng thêm

— Ý chí: thiếu tự tin, thiếu quyết đoán

— Trí năng: khó tập trung nên giảm trí nhớ

— Hành vi tác phong thay đổi: đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, động tác không dứt khoát

— Trạng thái ám ảnh: ám ảnh sợ, ý tưởng ám ảnh, hành vi ám ảnh

*Hội chứng can tâm thận âm hư : đầu đau âm ỉ,thường đau cả đầu,người mệt mỏi,hoa mắt,chóng mặt,ù tai, hay quên,hồi hộp,hay xúc động, buồn vui thất thường,ngủ ít hay chiêm bao,miệng khô,họng khô, người hay bứt rứt,hoặc bừng nóng,đại tiện tao,mạch huyền tế, hoặc tế sác

2. Điều trị tâm căn suy nhược thể can thận âm hư.

– Phương pháp chữa: Tư âm giáng hỏa,bình can,tiềm dương,an thần.

– Phương pháp châm cứu: + Châm bổ các huyệt Thận du,Thái khê,Thái xung,Tam âm giao để dưỡng âm.

+Châm các huyệt: Nội quan,Thần môn để an thần.

+ Đau đầu châm các huyệt tại chỗ

– Phương pháp dùng thuốc:

+ Bài 1: Kỷ tử 12g, Cúc hoa 10g, Sa sâm 12g, caau đằng 15g, Thạch hộc 12g, Hạ khô thảo 12g, Mạch môn 12g,Long cốt 15g,Trạch tả 12g, mẫu lệ 15g,Địa cốt bì 10g,táo nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống từ – 10 thang.

+ Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng thang gia cảm: Thục địa 20g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Trạch 12g, Bạch linh 12g, Đan bì 12g, Kỷ tử 16g,Cúc hoa 10g,Gia thêm các vị: Câu đằng 12g, Sa sâm 12g, Mạch môn 12g,Toan táo nhân 12g, Bá tử nhân 12g.Sắc uống ngày 1 thang,uống từ 7 – 10 thang

Câu 22:Trình bày nội dung cương lĩnh Hàn – Nhiệt của chẩn đoán Bát cương:

* Bát cương: là 8 cương lĩnh gồm 8 hội chứng lớn nhằm mô tả các mức độ, các trạng thái và các giai đoạn của một bệnh cảnh lâm sàng.

Bát cương bao gồm 4 cặp sau: Biểu – Lý, Hàn – Nhiệt, Hư – Thực, Âm – Dương.

*Nội dung của cương lĩnh Hàn – Nhiệt:

Hàn và Nhiệt là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh giúp cho người thầy thuốc chẩn đoán các loại hình của bệnh vầ đề ra phương pháp chữa bệnh hợp lý( bệnh Hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh Nhiệt dùng thuốc hàn, nhiệt thì châm, hàn thì cứu)

– Hàn chứng: Sợ lạnh thích ấm,miệng nhạt không khát,chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn ướt, mạch trầm trì.

– Nhiệt chứng: Sốt, thích mát, mặt đỏ,mắt đỏ, tay chân nóng,tiểu tiện ngắn đỏ,đại tiện táo,chất lưỡi đỏ,rêu lưỡi vàng khô, mach sác.

Sự phân biệt Hàn chứng và Nhiệt chứng tập trung vào: sốt sợ nóng hay lạnh, thích ấm, khát hay không khát,sắc mặt đỏ hay trắng xanh, tay chân nóng hay lạnh, tiểu iện đỏ ít hay trong dài,đại tiện táo khô hay tiêu chảy,rêu lưỡi vàng hay trắng, mạch trì hay sác.

Hàn chứng thuộc âm thịnh và Nhiệt chứng thuộc dương thịnh,hàn – Nhiệt còn phối hợp các cương lĩnh khác,lẫn lộn với nhau, thực giả với nhau

Câu 23: Trình bày nội dung cương lĩnh Thực – Hư của chẩn đoán Bát cương:

* Bát cương: là 8 cương lĩnh gồm 8 hội chứng lớn nhằm mô tả các mức độ, các trạng thái và các giai đoạn của một bệnh cảnh lâm sàng.

Bát cương bao gồm 4 cặp sau: Biểu – Lý, Hàn – Nhiệt, Hư – Thực, Âm – Dương.

*Nội dung cương lĩnh Thực – Hư:

Hư và Thực là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh, để thầy thuốc thực hiện nguyên tắc chữa bệnh: Hư thì bổ, Thực thì tả.

– Hư chứng: Là biểu hiện chính khí suy nhược và sự phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh giảm sút.Chính khí của cơ thể có 4 mặt chính là âm, dương, khí, huyết nên trên lâm sàng có những hiện tượng như: Âm hư, Dương hư, Khí hư, Huyết hư.

Những biểu hiện chính trên lâm sàng: tinh thần yếu đuối, sắc mặt trắng bệch ,người mệt mỏi, không có sức,gầy, hồi hộp, thở ngắn, tự ra mồ hôi hay mồ hôi trộm,đi tiểu luôn hay không tự

chủ,chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược…

– Thực chứng: là do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ, huyết ứ, đàm tích,ứ nước, giun sán gây ra bệnh.

Các biểu hiện chính trên lâm sàng: Tiếng thở thô mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy trướng,đau cự án,táo,mót rặn,bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt,rêu lưỡi vàng,mạch thực hữu lực

Sự phân biệt Hư chứng và thực chứng căn cứ vào mấy điểm sau:bệnh cũ hay bệnh mới,tiếng nói hơi thở nhỏ hay to,đau cự án hay thiện án,chất lưỡi dày cộm hay mềm bệu,mạch vô lực hay hữu lực.

Hư – Thực còn phối hợp với nhau trong các cương lĩnh khác lẫn lộn với nhau và thực gỉa lẫn nhau.

Câu 24: Trình bày nội dung cương lĩnh Âm – Dương của chẩn đoán Bát cương:

* Bát cương: là 8 cương lĩnh gồm 8 hội chứng lớn nhằm mô tả các mức độ, các trạng thái và các giai đoạn của một bệnh cảnh lâm sàng.

Bát cương bao gồm 4 cặp sau: Biểu – Lý, Hàn – Nhiệt, Hư – Thực, Âm – Dương.

*Nội dung cương lĩnh Âm – Dương: Âm và dương là 2 cương lĩnh tổng quát nhất được gọi là tổng cương.

Âm chứng và Dương chứng : Âm chứng thường bao gồm các chứng hư và hàn, Dương chứng bao gồm các chứng thực và nhiệt.

1.Âm hư và Dương hư:

– Âm hư do tân dịch,huyết không đầy đủ, phần dương trong cơ thể nhân âm hư, nổi lên sinh ra chứng hư nhiệt gọi là “ âm hư sinh nội nhiệt”

– Dương hư: là do công năng trong người bị giảm sút, Dương khí không ra ngoài, phần vệ bị ảnh hưởng nên sinh chứng sợ lạnh, tay chân lạnh gọi là “ Dương hư sinh ngoại hàn”.

Âm hư

Dương hư

Triều nhiệt nhức trong xương, ho khan, họng khô, hai gò má đỏ,ra mồ hôi trộm,ngũ tâm phiền nhiệt,khó ngủ vật vã,lưỡi đỏ, rêu ít,mạch tế sác.

Sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn không tiêu, di tinh, liệt dương, đau lưng, mỏi gối, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt,tiêu chảy, tiểu tiện trong dài,mạch nhược, vô lực.

2. Vong âm và vong dương:

Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi,tiêu chảy nhiều. Vì âm dương tựa vào nhau, nên sự mất nước đến giai đoạn nào đó sẽ gây ra vong dương tức tà choáng, trụy mạch còn gọi là “ thoát dương”.

-Vong âm: + Mồ hôi: Nóng và mặn, không dính

+Tay : ấm +Lưỡi: Khô +Mạch: Phù vô lực, mạch xích yếu +Các chứng khác: Khát, thích uống nước lạnh. – Vong dương: + Mồ hôi: Lạnh, vị nhạt,dính +Tay: Lạnh +Lưỡi: Nhuận

+Mạch: Phù sác vô lực rồi mạch vị muốn tuyệt.

+ Các chứng khác: Khát, thích uống nước nóng.

Câu 25: Trình bày nội dung cương lĩnh Biểu – Lý của chẩn đoán Bát cương:

* Bát cương: là 8 cương lĩnh gồm 8 hội chứng lớn nhằm mô tả các mức độ, các trạng thái và các giai đoạn của một bệnh cảnh lâm sàng.

Bát cương bao gồm 4 cặp sau: Biểu – Lý, Hàn – Nhiệt, Hư – Thực, Âm – Dương.

*Nội dung cương lĩnh Biểu – Lý: là 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật, đánh giá tiên lượng và đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp ( bệnh ở biểu thì phát tán, bệnh ở lý thì dùng phép thanh, ôn ,bổ….)

– Biểu chứng: Là bệnh còn ở bên ngoài, ở nông, thường xuất hiện tại gân, xương, cơ nhục, kinh lạc. Bệnh ngoại cảm và bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn đầu(YHCT gọi là phần Vệ, tây y gọi là giai đoạn viêm long, khởi phát).

Các biểu hiện lâm sàng: Phát sốt, sợ gió,sợ lạnh,rêu lưỡi trắng,mỏng, mạch phù,đau đầu, đau mình, ngạt mũi, ho.

-Lý chứng: Là bệnh ở bên trong, ở sâu, thường là bệnh thuộc các tạng phủ, bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát và có biến chứng như mất nước, mất điện giải, chảy máu (YHCT gọi là phần Dinh,Khí, Huyết).

Các biểu hiện lâm sàng: Sốt cao, khát, mê sảng,chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,nước tiểu đỏ, nôn mửa,đau bụng, táo hay tiêu chảy, mạch trầm…

Bệnh ở lý có thể truyền từ ngoài vào, có thể là tà khí trúng ngay tạng phủ,do tình chí làm rối loạn hoạt động các tạng phủ.

Sự phân biệt giữa Biểu chứng hay Lý chứng thường chú ý đến có sốt cao hay kèm theo sợ lạnh,chất lưỡi đỏ hay nhạt,rêu lưỡi vàng hay trắng,mạch phù hay mạch trầm…

Biểu và LÝ còn kết hợp với các cương lính khác như: Hư, thực ,hàn, nhiệt và có sự lẫn lộn giữa biểu và lý.

Câu 26: Trình bày nội dung khám bệnh bằng phươngpháp vọng chẩn:

Vọng chẩn: Nhìn,quan sát người bệnh

*Vọng thân:Quan sát thần sắc của người bệnh,phản ánh tình trạng hoạt động về tinh thần,ý thức,tạng phủ bên trong cơ thể biểu hiện ra bên ngoài, khi xem cần xác định:

-Còn thần:Mắt sáng,tỉnh táo là bệnh nhẹ,chính khí chưa suy,công năng tạng phủ còn tốt.

-Không còn thần:thờ ơ,lãnh đạm,tinh thần mệt mỏi,nói không có sức … biểu hiện bệnh nặng,chính khí đã suy,chữa bệnh khó khăn và lâu dài.

-Hiện tượng giả thần:bệnh đang rất nặng,đột nhiên người bệnh tỉnh táo,ánh mắt sáng bất thường,đây là dấu hiệu nguy kịch,chính khí sắp thoát.

*Xem sắc:thường xem sắc mặt,người bình thường sắc mặt tươi nhuận,khi có bệnh thường có biến đổi sau:

-Sắc đỏ do nhiệt: cần phân biệt mặt đỏ do thực nhiệt hay do hư nhiệt:

+Do thực nhiệt thì toàn mặt đỏ đều: sốt do nhiễm khuẩn,say nắng.

+Do hư nhiệt:gặp ở người mắc bệnh lâu ngày,sốt về chiều,đêm,cặp nhiệt độ không cao,hai gò má đỏ,do âm hư sinh nội nhiệt.

-Sắc vàng do hư,do thấp: Tỳ mất kiện vận,thủy thấp không hóa,khí huyết giảm sút,bì phu không được nuôi dưỡng nên có màu vàng:

+Chứng vàng da(hoàng đản):sắc vàng tươi,sáng là do thấp nhiệt

+Sắc vàng ám tối là do hàn thấp.

+Sắc mặt hơi vàng là tỳ hư

-Sắc trắng do hư,hàn,mất máu:

+Sắc mặt trắng hơi phù: thận đương hư

+Bệnh cấp tính đột nhiên sắc mặt trắng là dương khí sắp thoát.

-Sắc đen do hàn,chứng đau,huyết ứ,thận hư,tinh khí suy kiệt.

* Xem lưỡi:

– Rêu lưỡi: là chất bám trên bề mặt của lưỡi

+ Rêu lưỡi trắng mỏng:hàn ở biểu

+ Rêu lưỡi vàng: chứng nhiệt,bệnh ở lý

+Rêu lưỡi xám đen:bệnh nặng

+Rêu lưỡi dày:bệnh đã vào phần lý

+Rêu lưỡi khô:âm hư,mất tân dịch hoặc cực nhiệt

+Rêu lưỡi dày chính là thấp nhiều

-Chất lưỡi:là xem tổ chức cơ và niêm mạc của lưỡi

+Chất lưỡi nhạt:bệnh hư hàn,khí huyết hư

+Chất lưỡi đỏ:thuộc nhiệt chứng

+Chất lưỡi xanh tím:nếu khô là cực nhiệt,nếu ướt thì cực hàn hoặc ứ huyết

+Lưỡi bệu: thuộc hư chứng

+Lưỡi lệch do trúng phong

+Lưỡi run do tâm,tỳ,khí,huyết,hư hoặc nghiện rượu.

Câu 27: Trình bày nội dung khám bệnh bằng phương pháp vấn chẩn

Vấn chẩn (hỏi bệnh): Hỏi bệnh nhân hoặc người nhà: hoàn cảnh, điều kiện sống sinh hoạt, hỏi tính chất hiện tại của bệnh

* Hỏi về hàn nhiệt:

– Cảm giác sợ lạnh

+ Bệnh mới mắc mà sợ lạnh: cảm phong hàn.

+ Bệnh lâu ngày mà sợ lạnh,chân tay lạnh: do thận dương hư

+ Chân tay lạnh,đau bụng,ỉa chảy buổi sáng sớm: thận dương hư

– Phát sốt:

+ Sốt nhẹ,nhức đầu,sổ mũi,sợ lạnh: do phong hàn.

+ Sốt cao,ra mồ hôi nhiều,khát nước,mặt đỏ, lưỡi đỏ,vật vã: lý thực nhiệt.

+ Sốt nhẹ về chiều,gò má đỏ,ra mồ hôi trộm,nhức trong xương,lòng bàn chân và lòng bàn tay nóng:âm hư hỏa vượng.

+Lúc sốt nóng,lúc sốt rét: Chứng bán biểu bán lý

* Hỏi về mồ hôi:

– Sốt,không ra mồ hôi: Biểu thực nhiệt.

– Sốt,ra mồ hôi nhiều: Lý thực nhiệt

– Tự ra mồ hôi: do dương hư (tự hãn)

– Tự ra mồ hôi ban đêm khi ngủ: Do âm hư(đạo hãn)

* Hỏi về đau:

– Đau đầu:

+ Đau vùng chẩm,vai,gáy: thuộc kinh thái dương

+ Đau vùng trán,tai, mắt: thuộc kinh dương minh

+ Đau nửa đầu vùng thái dương:thuộc kinh thiếu dương

+ Đau vùng đỉnh đầu: Thuộc quyết âm can

+ Đau khắp đầu như bó chặt: do tỳ thấp

– Đau ngực:

+ Đau ngực kèm theo sốt cao, ho, đờm quánh là do phế nhiệt

+ Đau ngực lâu ngày,hay tái phát: do đàm ẩm

+ Ngực sườn đầy tức: do can khí uất

– Đau lưng:

+ Đau ê ẩm nặng nề,ngủ dậy đau nhiều,vận động đau giảm do phong thấp

+ Đau lưng do mang vác nặng,sai tư thế: do huyết ứ.

+ Đau lưng lâu ngày,bệnh hay tái phát,thể trạng yếu,khi vận động đau tăng: do can thận âm hư

– Đau bụng:

+ Đau bụng kèm theo đầy hơi,ợ chua: do thực tích

+ Đau bụng có liên quan đến bữa ăn,đau giảm sau ăn,sợ xoa nắn,thích chườm nóng:do chứng thực hàn.

+ Đau bụng đầy hơi,lúc đau chỗ này,khi đau chỗ khác; do khí trệ.

* Hỏi về ăn uống:

– Cảm giác khát:

+ Khát,thích uống nước mát: do thực nhiệt

+ Khát,không muốn uống: do hàn thấp

+ Thích uống nước nóng,uống lạnh đầy bụng là do dương hư.

– Thèm ăn:

+ Thèm ăn,ăn nhiều,mau đói: do vị nhiệt

+ Đói mà không muốn ăn: do vị âm hư

+ Ăn thức ăn mát,lạnh bụng đầy chướng: do tỳ dương hư

– Cảm giác trong miệng:

+ Miệng đắng:nhiệt ở Can,Đởm

+ Miệng chua,hôi:Nhiệt ở Vị,Trường

+ Miệng hôi: Do Vị nhiệt

+ Miệng nhạt: gặp ở chứng hư,đàm trệ

+ Miệng ngọt: do thấp nhiệt ở Tỳ

+ Miệng mặn: do Thận hư

* Hỏi về ngủ:

– Mất ngủ kèm theo hồi hộp, hay mê: do Tâm huyết hư

– Trằn trọc khó vào giấc ngủdo âm hư hỏa vượng

– Ngủ nhiều:chứng dương hư âm thịnh

* Hỏi về đại tiện:

– Táo bón: bệnh mới mắc, ở người khỏe: do thực nhiệt, ở người già,yếu: do âm hư,huyết hư,khí hư

– Ỉa lỏng:

+ Phân thối,khắm:do tích trệ,lý nhiệt

+ Phân ít thối:do tỳ vị hư hàn

+ Ỉa lỏng buổi sáng sớm do thận dương hư

+ Phân trước rắn sau lỏng:do tỳ vị hư

+ Đại tiện nhiều lần kèm đau mót rặn:thấp nhiệt đại trường.

* Hỏi về tiểu tiện:

– Nước tiểu ít,nóng,màu đậm:thực nhiệt

– Nước tiểu trong, nhiều: hư hàn

– Đái buốt,đái rắt,nước tiểu đậm màu: thấp nhiệt BQ

– Đái luôn,mót đái,đái đêm nhiều lần: thận khí hư

* Hỏi về kinh nguyệt:

– Kinh ngyệt sớm trước kỳ,màu đỏ tươi,lượng nhiều:do huyết nhiệt

– Kinh nguyệt muộn sau kỳ,màu thẫm,có cục,đau bụng trước khi hành kinh: do hàn hoặc ứ huyết

-Hành kinh muộn,lượng ít,màu nhạt: do huyết hư

– Khí hư màu trắng,nhiều:Tỳ thận hàn thấp

– Khí hư vàng dính,hôi: thấp nhiệt

Câu 28: Trình bày nội dung khám bệnh bằng phương pháp thiết chẩn

Thiết chẩn (Bắt mạch, sờ nắn)

– Mục đích: Đánh giá tình trạng hư, thực của khí, huyết, vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh

* Bắt mạch:

– Nơi xem mạch: Thường xem mạch ở thốn khẩu (động mạch quay ở cổ tay). Thốn khẩu được chia làm 3 bộ vị:thốn, quan, xích.Bộ quan ngang với mỏm trâm quay,bộ thốn lui về phía bàn tay,bộ xích ở phía khuỷu tay.

– Cách bắt mạch:

+ Thầy thuốc ngồi theo hướng vuông góc với hướng ngồi của bênh nhân

+ Người bệnh để ngửa bàn tay trên 1 gối mỏng.

+ Thầy thuốc dùng 3 ngón tay:ngón giữa đặt vào bộ quan,ngón trỏ đặt vào bộ thốn,ngón nhẫn đặt vào bộ xích.

+ Khoảng cách giữa 3 ngón tay phụ thuộc vào người bệnh cao, thấp, lớn, nhỏ.

+ Thầy thuốc tập trung tư tưởng để cảm nhận những biểu hiện của mạch.

+ Khi bắt mạch có 3 độ ấn tay: nhẹ (thượng ỏn), vừa (trung ỏn), sâu (hạ ỏn)

+ Lúc đầu xem tổng quát cả 3 bộ, sau xem từng bộ

+ Tay trái huyết, tay phải khí

– Các loại mạch chủ yếu:

+ Mạch bình thường,mạch vị trí trung án (ấn vừa thấy mạch đập rõ nhất) hòa hoãn, mạch xích và mạch quan có lực

+ Mạch phù (nổi): đặt nhẹ tay thấy mạch đập rõ,ấn vừa thấy đập yếu đi,ấn mạnh không thấy đập, phản ánh bệnh còn ở biểu

+ Mạch trầm (chìm): ấn mạnh mới thấy mạch đập (ở người béo cũng có mạch trầm,cần phân biệt) phản ánh tình trạng bệnh ở phần lý.

+ Mạch xác (nhanh): mạch >90 lần/phút,phản ánh bệnh thuộc chứng nhiệt

+Mạch trì (chậm): mạch <60 l/p, phản ánh bệnh thuộc chứng hư, chứng hàn

+ Mạch hữu lực:khi ấn hơi mạnh mạch vẫn đập,thành mạch mềm mại,không căng cứng,phản ánh bệnh thuộc thực chứng

+ Mạch vô lực (không có lực): khi ấn hơi mạnh,mạch không đập nữa,thành mạch mềm như không có sức chống lại phản ánh bệnh thuộc hư chứng.

* Sờ nắn:

– Sờ da lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng do âm hư

– Cả chân tay đều lạnh do dương hư

– Da căng,khô do phế nhiệt

– Nắn bụng,tìm u cục, điểm đau

– Ấn day bệnh nhân thấy dễ chịu (thiện án) thuộc hư chứng

– Ấn day đau,đẩy tay ra (cự án) thuộc thực chứng

– Bụng đầy chướng hơi là tỳ hư, khí trệ thuộc thực chứng

– Ấn tìm điểm đau: tìm á thị huyệt, tìm xem đường kinh nào có bệnh (kinh lạc chấn)

Câu 29: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị di chứng bệnh : Tâm can suy nhược thể TÂM CAN KHÍ UẤT

*Hội chứng tâm can suy nhược:

– Hội chứng kích thích suy nhược:

+ Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất cứ một kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu , bực tức

+ Bệnh nhân hay xúc động, hay khóc khi nghe 1 câu chuyên, 1 bộ phim, 1 câu chuyên có nội dung bi ai.

+ Người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm, hay gắt gỏng, bực tức, các triệu chứng này càng ngày càng rõ.

+ Đàn ông dễ bị kích thích t ì n h d ụ c nhưng kích thích chóng hết, xuất tinh sớm.

– Đau Đầu: Bệnh nhân thường đau đầu, âm ỉ, đau toàn bộ hoặc khu trú tại vùng trán, đỉnh hoặc thái dương. Có thể đau suốt ngày hoặc chỉ một vài giờ, đau tăng lên mỗi khi phải làm việc trí óc hoặc khi xúc động, giảm khi thoải mái và ngủ tốt..

– Mất ngủ: giấc ngủ thường không sâu, nhiều ác mộng, ánh sáng, tiếng ồn làm người bệnh khó ngủ, thức giấc. Sáng dậy mệt mỏi, ban ngày buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được

– Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng:

+ Rối loạn thực vật nội tạng rất đa dạng: mạch nhanh, đánh trống ngực, đau vùng tim, nóng bừng khó thở, …

+ Rối loạn cảm giác giác quan vận động: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, dau nhức cơ, đau lưng, mỏi gáy, tê bì, kiến bò,…

+ Rối loạn cảm xúc, ý chí, ý năng:

— Cảm xúc: dễ cáu, dễ cảm động, quá lo âu về bệnh tật, lo âu là kích thích xấu làm bệnh nặng thêm

— Ý chí: thiếu tự tin, thiếu quyết đoán

— Trí năng: khó tập trung nên giảm trí nhớ

— Hành vi tác phong thay đổi: đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, động tác không dứt khoát

— Trạng thái ám ảnh: ám ảnh sợ, ý tưởng ám ảnh, hành vi ám ảnh

Lâm sàng: Tinh thần u uất, phiền muộn, thở dài, nhức đầu chối nắn, đầy tức hông sườn, cầu táo, hồi hộp, rêu trắng, mạch huyền..

– Pháp: sơ can lý khí an thần.

– Phương thuốc :

+ Sài hồ sơ can tán : Sài hồ 8g, xuyên khung 6g, chỉ xác 6g, hương phụ 6g, trần bì 6g, bạch thược 6g, cam thảo 6g (sài hồ sơ can, chỉ xác, hương phụ, trần bì lý khí giúp sài hồ tăng tác dụng sơ can, xuyên khung, bạch thược hoà can, cam thảo điều hoà các vị thuốc).

+ Thuốc nam: củ gấu 10g, cúc hoa 10g, hạt muồng 10g, quả dành dành 10g, tim sen 10g.

– Phương huyệt: Châm tả các huyệt thái xung, nội quan, thần môn, a thị huyệt (thái xung, thần môn là nguyên huyệt của kinh can, tâm, nội quan chủ trị vùng ngực)

Câu 30. Trình bày triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán và phương pháp điều trị di chứng bệnh Viêm khớp dạng thấp Thể HÀN TÝ (thống tý) Triệu chứng: Thường đau dữ dội ở 1 khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, bệnh nhân sợ lạnh, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc nhu hoãn

2. Chẩn đoán: dựa vào 7 tiêu chuẩn của hội thấp khớp mỹ năm 1987

– Cứng khớp buổi sáng kéo dài > 1 giờ

– Sưng đau kéo dài > 6 tuần tối thiểu 3 vị trí trong số 14 khớp: ngón tay gần (2), bàn ngón (2), cổ tay (2), khuỷu (2), gối (2), cổ chân (2),bàn ngón chân (2)

– Sưng đau 1 trong 3 vị trí: khóp ngón tay gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.

– Sưng khớp đối sứng

– Có hạt dưới da

– Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính

– Hình ảnh xquang điển hình

Chẩn đoán xác định khi có ≥ 4 tiêu chuẩn

* Chẩn đoán tuyến cơ sở dựa vào :

– Nữ, tuổi trung niên

– Viêm các khớp nhỏ ở 2 bàn tay ( cổ tay, bàn ngón và ngón gần), phối hợp với các khớp gối, cổ chân, khuỷu

– Viêm khớp có tính chất đối xứng

– Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng

– Diễn biến kéo dài trên 2 tháng

– Pháp điều trị: Tán hàn là chính, khu phong ,trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết

Bài thuốc 1:

Quế chi

8g

Can khương

8g

Ýdĩ

12g

Thương truật

8g

Xuyên khung

8g

Thiên niên kiện

8g

Uy linh tiên

8g

Ngưu tất

8g

Châm cứu:- Châm bổ hoặc ôn châm các huyệt tại chỗ và các huyệt vùng lân cận khớp đau

– Cứu các huyệt: Quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao

Câu 31: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên do TRÚNG PHONG NHIỆT

Triệu chứng:

Liệt mặt, kèm theo sốt, sợ gió, rêu lưỡi vàng dầy, mạch phù sác

Sau khi hết sốt, chỉ còn tình trạngliệt dây 7 ngoại biên

Điều trị:Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi sốt) Khu phong bổ huyết hoạt lạc (khi hết sốt)

Châm cứu: Châm như trên, thêm Khúc trì, Nội đình (có tác dụng thanh nhiệt ở dương minh)

Bài thuốc:

Kim ngân hoa

16g

Xuyên khung

12g

Bồ công anh

16g

Đan sâm

12g

Thổ phục linh

12g

Ngưu tất

12g

Ké đầu ngựa

12g

Câu 32: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị di chứng bệnh tâm can suy nhược thể THẬN ÂM DƯƠNG LƯỠNG HƯ

*Hội chứng tâm căn suy nhược:

– Hội chứng kích thích suy nhược:

+ Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất cứ một kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu , bực tức

+ Bệnh nhân hay xúc động, hay khóc khi nghe 1 câu chuyên, 1 bộ phim, 1 câu chuyên có nội dung bi ai.

+ Người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm, hay gắt gỏng, bực tức, các triệu chứng này càng ngày càng rõ.

+ Đàn ông dễ bị kích thích t ì n h d ụ c nhưng kích thích chóng hết, xuất tinh sớm.

– Đau Đầu: Bệnh nhân thường đau đầu, âm ỉ, đau toàn bộ hoặc khu trú tại vùng trán, đỉnh hoặc thái dương. Có thể đau suốt ngày hoặc chỉ một vài giờ, đau tăng lên mỗi khi phải làm việc trí óc hoặc khi xúc động, giảm khi thoải mái và ngủ tốt..

– Mất ngủ: giấc ngủ thường không sâu, nhiều ác mộng, ánh sáng, tiếng ồn làm người bệnh khó ngủ, thức giấc. Sáng dậy mệt mỏi, ban ngày buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được

– Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng:

+ Rối loạn thực vật nội tạng rất đa dạng: mạch nhanh, đánh trống ngực, đau vùng tim, nóng bừng khó thở, …

+ Rối loạn cảm giác giác quan vận động: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, dau nhức cơ, đau lưng, mỏi gáy, tê bì, kiến bò,..

+ Rối loạn cảm xúc, ý chí, ý năng:

— Cảm xúc: dễ cáu, dễ cảm động, quá lo âu về bệnh tật, lo âu là kích thích xấu làm bệnh nặng thêm

— Ý chí: thiếu tự tin, thiếu quyết đoán

— Trí năng: khó tập trung nên giảm trí nhớ

— Hành vi tác phong thay đổi: đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, động tác không dứt khoát

— Trạng thái ám ảnh: ám ảnh sợ, ý tưởng ám ảnh, hành vi ám ảnh

Lâm sàng:- Tinh thần uỷ mị, hay khóc lóc hờn dỗi, lưng gối mỏi, liệt dương, trầm cảm, chân tay lạnh, sợ lạnh, cầu phân lỏng, mạch trầm nhược.

– Pháp : Bổ thận âm, thận dương.

– Phương thuốc : bát vị – thục địa 12g, hoài sơn 12g, sơn thù 8g, đơn bì 4g, bạch linh 4g, trạch tả 4g, nhục quế 4g, phụ tử chế 8g (lục vị tư dưỡng thận âm, nhục quế. phụ tử ôn bổ thận dương)

– Phương huyệt : cứu bổ thận du, mệnh môn, quan huyên, khí hải (thận du là huyệt du chữa bệnh ở tạng, mệnh môn chủ trị thận dương hư, quan huyên khí hải bổ khí tăng cường tráng dương).

Câu 33: Trình bày triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị liệt mặt ngoại biên do Ứ HUYẾT

Triệu chứng:

Liệt mặt sảy ra sau chấn thương, sau mổ vùng hàm mặt- xương chũm…

Điều trị:

Châm cứu: Châm như thể phong hàn ở kinh lạc thêm

Huyết hải, Túc tam lý

Thuốc:

Đan sâm

12g

Tô mộc

8g

Xuyên khung

12g

Chỉ sác

6g

Ngưu tất

12g

Trần bì

6g

Uất kim

8g

Hương phụ

6g

Rate this post

About Đào Thị Thanh Hiền

Check Also

Đề cương YHCT k12

 

slot gacor

slot88

https://fatamorgana.co.id/

slot gacor

slot777

https://descubripunilla.com

https://season8.org

https://oooms.org/

https://jumpyplace.org/

situs slot gacor

slot gacor

info slot gacor

https://diafrica.org/

https://diafrica.org/

http://diafrica.org/

https://advy.ac.id/

slot

slot gacor

slot online

https://instiper.ac.id/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://kyani.ac.id/

slot gacor

https://pelitanusa.ac.id

slot gacor

https://lsgi.org/

https://lsgi.org/

https://lullabies-of-europe.org/

https://saint-lazarus.org/

https://gregkeyes.com/

slot gacor

slot

slot88

slot online

slot besar

slot88

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot hoki

slot gacor

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot77

slot gacor

slot gacor

slot-gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

rtp live

slot online

info slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot777

slot777

slot777

slot88

rtp slot

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot online

slot

rtp slot

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot

slot maxwin

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot88

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot88

slot gacor

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot tergacor

slot dana

slot dana

slot

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot online

slot777

slot gacor

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot-gacor/

slot online

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot

slot online

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot88

http://bkddiklat.boalemokab.go.id/slot-gacor/

http://book.iaincurup.ac.id/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot777

slot

https://cms-dev.nyfw.com/

https://dpmptsp.jabarprov.go.id/slot-gacor/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/situs-slot-gacor/

slot gacor

slot gacor hari ini

link slot gacor

situs slot gacor

https://sipsakato.sumbarprov.go.id/slot-gacor/

slot gacor

https://www.pasca.unr.ac.id/slot88/

slot gacor

slot88

slot online

slot

https://on0373.iss.it/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/login/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/slot-gacor/

slot88

https://disdik.pemkomedan.go.id/slot-gacor/

https://instiper.ac.id/slot88/

slot88

slot-gacor

slot online

slot gacor hari ini

slot gacor

slot gacor hari ini

https://samdalang.malangkota.go.id/nyoba/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://ojs.ubharajaya.ac.id/docs/-/

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot/

slot88

slot online

slot gacor

slot online

slot gacor

slot

slot

slot gacor

slot gacor terbaru

slot gacor

slot pulsa

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot gacor terpercaya

slot gacor hari ini

slot88

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

situs slot gacor

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/slot-dana/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor-hari-ini/

slot gacor

slot online

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

https://bkd.bantenprov.go.id/bkdlama/

slot pulsa

slot gacor

slot online

rtp slot gacor

slot deposit dana

slot gacor

https://human.udru.ac.th/site/togel-100perak/

slot maxwin

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot dana

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor