– Đi thực hành theo các buổi có sẵn theo lịch. Các bạn thực hành theo nhóm và cô sẽ chia cho mỗi bạn một kính hiển vi riêng để quan sát ( trường hợp đông quá thì 2 người 1 máy) Các cô dạy thực hành giải phẫu bệnh rất nhiệt tình, giảng cũng hay và dễ hiểu lắm. Tuy nhiên sau mỗi buổi thực hành sẽ có kiểm tra lại kiến thức: cô gọi tên mỗi người, cho một tổn thương hay một loại tế bào nào đó…. rồi nói bạn tìm trên kính hiển vi, sẽ cho các bạn thời gian tìm. Khi tìm không chỉ tìm đúng đề bài mà còn phải để vi trường có các dấu hiệu mà ta có thể nhìn là nhận ra được do cô sẽ hỏi thêm nếu ta để vi trường không đúng (nói như thế cũng hơi khó hiểu cho các bạn mới, các bạn sẽ có kinh nghiệm sau 1 vài lần). Thực ra kiểm tra để giúp reset lại kiến thức đã học thôi còn mấy dấu + or – cô đánh vào cũng không quan trọng lắm! Xét thấy lần thi thực hành mới quan trọng là hơi căng thẳng tí thôi.
– Thi thực hành:Vào phòng thi được thoải mái chọn chỗ nên bạn hãy chọn máy chuẩn và nét nhất nha. Thầy cô sẽ lấy giấy bọc lam lại, đánh số từ 1- bao nhiêu đó (chắc hơn 100 kaka ) rồi cho các bạn bốc. Các bạn có 5′ để xem và làm kết quả vào giấy thi (giấy được phát nha). Giấy thi có phần chẩn đoán và mô tả. Chẩn đoán đúng điểm cao ( như kiểu 50-50, 1 ăn cả 2 là ra đi kakaaka) chẩn đoán sai điểm thấp (<5đ). Mô tả những đặc điểm nổi trội của tổn thương.
– Mách nhỏ: có thể chụp hình các lam lại trong các buổi học nhìn sơ sơ bên ngoài là biết cần chẩn đoán gì rồi mà không cần nhìn qua kính hiển vi. Nhìn qua kính để xác định thôi đỡ tốn thời gian. Học những tổn thương chính của các bài, râu ria khác tự bịa cũng được đỡ phải nhồi nhét. Khi làm bài thi viết chữ đẹp đầy đủ ý là có điểm 9,10 rồi nhé! Nếu thi được 10đ cô có thưởng, cô gọi đó là quán quân akaka.
“CHÚC CÁC BẠN HỌC VÀ THI THẬT TỐT”
Check Also
Đề cương Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tham khảo)
Đề cương nghiên cứu: 1, tên đề tài: đặt vấn đề:+cơ sở lí luận (1-2 …