Đề cương Phương pháp nghiên cứu khoa học (Tham khảo)

Đề cương nghiên cứu:

1, tên đề tài: đặt vấn đề:+cơ sở lí luận (1-2 trang):giới thiệu tầm quan trọng vấn đề.

Nêu khái quát tình hình hiện tại

Điều cần giải quyết & thiếu t.tin

+Câu hỏi nghiên cứu: 3 mức đô gì?:….

Trả lời được who care- ai quan tâm?

So what: ứng dụng gì?

+Giả thiết nghiên cứu (không bắt buộc)

+Mục tiêu:- mục tiêu cụ thể

-Mục tiêu tổng quát

2, hồi cứu y văn:( chương 1): dàn ý khái quát, giới thiệu

3, đối tượng và phương pháp: ( chương II)

+ Thiết kế nghiên cứu (phù hợp mục tiêu nghiên cứu)

+Đối đượng nghiên cứu:

Dân số mục tiêu

Dân số chọn mẫu

Cỡ mẫu

Kĩ thuật chọn mẫu

Tiêu chí chọn mẫu

Kiểm soát sai lệch chọn lựa

+Liệt kê, định nghĩa biến số

+Thu thập dữ liệu: nguồn

Phương pháp

Công cụ

Người thu thập số liệu

Kiểm soát sai lệch thông tin

+Xử lý dữ kiên

+Phân tích dữ kiện, kiểm soát nhiễu

4. Y đức: làm phiền k? Tiết lộ k?

5. Khả năng khái quát hóa và tính ứng dụng

6. Tiến trình thực hiện

7. Kế hoạch 3N: người, ngân sách, nguồn vật liệu

8. Tài liệu tham khảo

9. Phụ lục

NOTE

1. Tên đề tài không sử dụng động từ, phải đủ từ khóa

2. Đặt vấn đề thực tế khác lý thuyết

3. *Câu hỏi nghiên cứu ( 3 mức độ gì), từ để hỏi: bao nhiều, có hoặc không, là gì ( không dùng thế nào, ra sao)

4. *Mục tiêu: bắt đầu bằng động từ hành động (xác định khảo sát, mô tả, chứng minh), có biến số, chỉ tố,

5. Giả thuyết: nên chứa 1 biến

6. Hồi cứu y văn: sát hợp theo biến số nghiên cứu,tổng hợp theo chủ đề, phê phán: k dư, kể lể

7. Cỡ mẫu: tính cho từng mục tiêu, không nên nói P bằng độ lớn của kết quả mông đợi hoặc: P= 0.22

Mà nên nói: P là tỉ lệ mong đợi qua nghiên cứu này là 22 %

8. Tiêu chí chọn mẫu:

Tiêu chí loại ra không là phần phụ của tiêu chí đưa vào. Vd: tiêu chí đưa vào: 15-19t, tiêu chí loại ra: dưới 15, trên 19t. ( không làm thế này)

9. Kiểm soát sai lệch chọn lựa hoặc sai thông tin.

Khắc phục theo tình huống cụ thể nếu có, k viết theo nguyên tắc

10. Bộ câu hỏi, biểu mẫu chỉ bao gồm những biến số có trong mục tiêu.

Theo sát định nghĩa biến số

Đánh dấu * là cần học kĩ ( 3,4)

Mình chỉ ghi lại theo những gì cô nói và có trên slide, có thể không đủ và không chính xác. Tham khảo thôi nha!

GOOD LUCK!!

Bài soạn của bạn nam K15A1 (XH)

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu các tiêu chuẩn và thang tính điểm của tính xác đáng khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu?

1) Các tiêu chuẩn:

– Tầm cỡ của vấn đề:

= (Tình trạng sức khỏe mơ ước – Tình trạng sức khỏe hiện tại) x Sự quan tâm

– Tính nghiêm trọng của vấn đề

– Khả năng khống chế bệnh

– Sự quan tâm và hưởng ứng của cộng đồng

2) Thang tính điểm:

– Đầu tiên, liệt kê các vấn đề sức khỏe sẽ đem so sánh vào 1 cột. Cân nhắc và cho điểm vào 4 cột tương ứng với 4 tiêu chuẩn đã nêu

– Cho điểm từ 1-3 (đôi khi từ 1-4), vấn đề ưu tiên hơn sẽ có điểm cao hơn, điểm được cho theo từng cột (tức là có sự so sánh giữa các vấn đề theo từng tiêu chuẩn)

– Khi có đầy đủ điểm của mỗi vấn đề theo từng tiêu chuẩn: tính tổng điểm cho mỗi vấn đề. Vấn đề nào có tổng điểm cao hơn sẽ có tính xác đáng cao hơn (được xếp theo thứ tự và chuyển sang thang điểm 1-3 vào cột cuối cùng của bảng)

– Trường hợp tổng điểm = nhau: vấn đề nào có tích điểm cao hơn sẽ được ưu tiên hơn

– Nếu tích điểm cũng = nhau thì phải cân nhắc lại các vấn đề có cùng tích điểm

– Khi cho điểm từ 1-4 sẽ hạn chế việc các vấn đề có cùng tổng điểm hoặc tích điểm

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu các bước trong phân tích vấn đề?

1) Bước 1: tham khảo tài liệu của các nghiên cứu trước đây:

– Biết được các nghiên cứu trước đây đã được tiến hành như thế nào

– Bổ sung thêm thông tin và phương pháp cho người nghiên cứu

– Tìm hiểu đặc thù của vấn đề đó trong các môi trường văn hóa, xã hội khác nhau

2) Bước 2: xác định rõ quan điểm của các nhà lãnh đạo, nhân viên y tế, người dân tại cộng đồng và người nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu:

Thông thường các đối tượng trên thường hiểu về các vấn đề nghiên cứu 1 cách chung chung. Do đó, cần yêu cầu họ liệt kê các vấn đề mà họ quan tâm. Vấn đề sẽ phát sinh khi có 1 sự khác nhau giữa cái hiện có và cái mong muốn có

3) Bước 3: mô tả và làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu:

Sau khi các đối tượng đã liệt kê các vấn đề mà họ quan tâm, người nghiên cứu cần tổng hợp và tìm ra vấn đề cốt lõi nhất. Sau đó cố gắng phân tích vấn đề tỉ mỉ hơn về:

+ Bản chất của vấn đề: sự khác biệt giữa cái hiện có và cái nên có

+ Sự phân bố của vấn đề: ai là người chịu ảnh hưởng dưới tác động của vấn đề đã nêu? Khi nào? Ở đâu? Tác động như thế nào?

+ Tầm cỡ và mức độ của vấn đề: vấn đề đó: có phổ biến trên 1 phạm vi lớn hay không? Có nghiêm trọng hay không? Hậu quả như thế nào?

4) Bước 4: phân tích vấn đề:

Sau khi đã xác định được vấn đề cốt lõi -> xác định các yếu tố đóng góp cho việc phát sinh ra vấn đề và làm rõ mối quan hệ giữa chúng với vấn đề cốt lõi (sử dụng cây vấn đề là thích hợp nhất)

Câu 3: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Anh (chị) hãy nêu các tiêu chuẩn của 1 mục tiêu nghiên cứu tốt?

1) Mục tiêu nghiên cứu:

– Là cái mà nghiên cứu mong muốn đạt được

– 1 nghiên cứu thường có 1 mục tiêu chung: được chia nhỏ thành 1 số mục tiêu cụ thể để quá trình thiết kế, thu thập, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu logic và dễ hiểu hơn. Khi các mục tiêu cụ thể đạt được tức mục tiêu chung cũng đã đạt được. Mục tiêu cụ thể thường được viết dựa vào các câu hỏi nghiên cứu

2) Các tiêu chuẩn của 1 mục tiêu nghiên cứu tốt:

– Phải liên quan mật thiết với phần trình bày nghiên cứu và phải phù hợp với tên đề tài

– Phải bắt đầu = 1 động từ hành động có thể đo lường được

– Các mục tiêu cụ thể phải phù hợp với mục tiêu chung và được bao trùm bởi mục tiêu chung

– Cũng như tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu có thể sửa lại sau khi đã triển khai nghiên cứu

Câu 4: Anh (chị) hãy nêu tầm quan trọng của phần đặt vấn đề và các thông tin cần đề cập trong phần trình bày vấn đề nghiên cứu?

1) Tầm quan trọng của phần đặt vấn đề:

Đây là bước quan trọng đầu tiên cho 1 nghiên cứu vì với 1 vấn đề nghiên cứu rõ ràng ta sẽ:

+ Có được nền tảng cho việc phát triển 1 đề cương nghiên cứu thích hợp

+ Dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn thông tin, báo cáo, tài liệu, nghiên cứu liên quan đến vấn đề đã xác định

+ Cho phép ta trình bày 1 cách hệ thống tại sao vấn đề này cần nghiên cứu, các kết quả mong đợi từ nghiên cứu này là gì

2) Các thông tin cần đề cập trong phần trình bày vấn đề nghiên cứu:

– Tóm tắt 1 số đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, tình hình sức khỏe, hệ thống chăm sóc sức khỏe có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và địa điểm triển khai nghiên cứu. Cần phải có 1 con số thống kê liên quan đến các vấn đề nói trên để phần trình bày thuyết phục hơn

– Mô tả ngắn gọn, xúc tích về bản chất của vấn đề. Nêu rõ sự khác biệt giữa cái hiện có và cái mong muốn có, sự quan tâm của cộng đồng về vấn đề này. Nêu rõ mức độ, sự phân bố, tính nghiêm trọng của vấn đề

– Phân tích các yếu tố chính tác động lên vấn đề, tìm được các lập luận khoa học để giải thích vấn đề liên quan

– Mô tả ngắn gọn về các giải pháp đã được áp dụng trước đây nhằm giải quyết vấn đề? Kết quả của các giải pháp này là gì? Tại sao vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm?

– Các kết quả mong đợi từ nghiên cứu này là gì? Kết quả này đóng góp như thế nào trong việc giải quyết vấn đề?

– Tổng quan về tài liệu liên quan (phần này có thể được trình bày trong 1 mục riêng hoặc lồng ghép vào các phần trên, hoặc cả 2)

– Nếu cần, có thể trình bày vắn tắt định nghĩa của 1 số khái niệm cốt lõi liên quan đến việc đề xuất vấn đề nghiên cứu

– Liệt kê, chú giải các chữ viết tắt, các thuật ngữ chưa thông dụng được sử dụng trong đề cương nghiên cứu

BÀI 2: BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU

Câu 5: Biến số là gì? Anh (chị) hãy nêu cách phân loại biến số theo bản chất của biến số? Cho ví dụ với từng loại biến số?

1) Biến số:

– Là 1 đặc tính của người, sự vật, hiện tượng mà có thể mang các giá trị khác nhau. Biến số có thể là tiêu thức của đối tượng, có thể là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến đối tượng. Giá trị của biến số thường khác nhau giữa các cá thể trong 1 quần thể, giữa các lần quan sát

– Đối lập với biến số là hằng số (ko thay đổi trong mọi điều kiện)

2) Phân loại biến số theo bản chất của biến số:

– Biến định lượng: giá trị của biến được biểu thị bằng các con số

Tùy theo bản chất của các số đo, biến định lượng được chia làm 2 nhóm:

+ Biến liên tục: các số đo có thể mang giá trị thập phân (được biểu diễn liên tục trên 1 trục số)

Vd: cân nặng

+ Biến rời rạc: các số đo chỉ mang giá trị là các số nguyên

Vd: số hồng cầu/1 ml máu

Tùy theo bản chất giá trị zero, biến định lượng được chia làm 2 nhóm:

+ Biến tỷ suất: có giá trị zero là thực

Vd: cân nặng (khi cân nặng = 0, tức là ko có cân nặng)

+ Biến khoảng chia: có giá trị zero ko thực

Vd: nhiệt độ (khi nhiệt độ = 0oC: ko có nghĩa là ko có nhiệt độ mà chỉ là nhiệt độ tại thời điểm nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn)

– Biến định tính: giá trị của biến được biểu thị bằng chữ hoặc ký hiệu

Tùy theo bản chất cách sắp xếp các giá trị trong 1 biến định tính, có:

+ Biến danh mục: các loại, các nhóm của biến ko cần sắp xếp theo 1 trật tự nhất định

Vd: nơi ở của học sinh

+ Biến thứ hạng: các loại, các nhóm của biến phải được sắp xếp theo 1 trật tự nhất định

Vd: trình độ văn hóa

+ Biến nhị phân: các giá trị trong biến bao giờ cũng chỉ được chia làm 2 nhóm

Vd: có hút thuốc hay không

Câu 6: Nêu cách phân loại biến số theo mối tương quan giữa các biến số? Cho ví dụ với từng loại biến số?

Dựa vào mối quan hệ nhân quả:

1) Biến độc lập:

Là biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường các yếu tố mà người nghiên cứu cho rằng nó có thể là nguyên nhân hoặc là yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề đang được nghiên cứu. Nó tồn tại 1 cách độc lập, ko chịu sự chi phối của yếu tố “quả”

Vd: độ ẩm thấp và thiếu ánh sáng trong nhà là yếu tố nguy cơ của bệnh lao (chứ bệnh lao ko gây ra nhà ẩm thấp và thiếu ánh sáng)

2) Biến phụ thuộc:

Là biến được sử dụng để mô tả hoặc đo lường vấn đề nghiên cứu. Nó có thể là hậu quả trong mối liên quan với nhiều yếu tố khác, giá trị của nó thường phụ thuộc vào sự biến đổi của các biến ảnh hưởng đến nó

Vd: bướu cổ đơn thuần là 1 biến phụ thuộc vào tình trạng thiếu iod trong chế độ ăn

Khái niệm về biến độc lập và biến phụ thuộc chỉ là tương đối và chỉ phù hợp trong bối cảnh của nghiên cứu đó. Một biến có thể là độc lập trong nghiên cứu này nhưng lại là phụ thuộc trong nghiên cứu khác

3) Yếu tố nhiễu: 1 yếu tố được coi là nhiễu khi tác động của nó làm sai lệch ảnh hưởng của phơi nhiễm đối với bệnh

– Tiêu chuẩn của 1 yếu tố được coi là nhiễu:

+ Phải là 1 yếu tố nguy cơ đối với bệnh

+ Phải liên quan với phơi nhiễm nhưng ko phụ thuộc vào phơi nhiễm

+ Ko phải là yếu tố trung gian giữa phơi nhiễm và bệnh

+ Phải thực sự tác động lên mối tương quan giữa phơi nhiễm và bệnh

+ Nhiễu và phơi nhiễm có thể đổi chỗ cho nhau tùy theo mục đích của người nghiên cứu

Vd: “hút thuốc lá” là yếu tố nhiễu khi xem xét ảnh hưởng của “uống cà phê” lên “bệnh tim mạch”

Câu 7: Tại sao phải xác định các biến số? Hãy nêu cách phân biệt biến số và chỉ số? Cho ví dụ?

1) Tại sao phải xác định các biến số?

– Xác định đúng các biến số giúp cho người nghiên cứu biết được những thông tin nào là cần thiết để đạt được mục tiêu cũng như trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Giúp cho việc thu thập thông tin ko thừa nhưng cũng ko thiếu

– Từ các biến số có thể xác định PP và công cụ thu thập số liệu thích hợp với từng loại biến

– Từ các biến số có thể tính được các chỉ số cần thiết phục vụ cho nghiên cứu

2) Phân biệt biến số và chỉ số:

– Chỉ số là kết quả thu được từ mối tương quan giữa 2 hay nhiều biến số

Vd: cân nặng/tuổi

– Chỉ số là các thang điểm đánh giá của 1 vấn đề

Vd: đánh giá hôn mê theo thang điểm Glasgow:

Thử nghiệm

Đáp ứng

Điểm

Đáp ứng mở mắt

Mở mắt tự nhiên

Mở mắt khi gọi

Mở mắt khi kích thích đau

Làm gì cũng ko mở mắt

4

3

2

1

Đáp ứng với lời nói

Trả lời đúng

Lúc đúng lúc sai

Trả lời lộn xộn

Ú ớ

Ko trả lời

5

4

3

2

1

Đáp ứng vận động

Đúng theo y lệnh

Gạc đúng chỗ khi kích thích đau

Gạc ko đúng chỗ khi kích thích đau

Co cứng mất vỏ

Duỗi cứng mất não

Ko đáp ứng

6

5

4

3

2

1

+ Tổng điểm:

15

Tỉnh táo hoàn toàn

11-14

Hôn mê nhẹ

6-10

Hôn mê vừa

4-5

Hôn mê sâu

3

Hôn mê quá sâu

Câu 8: Hãy phân biệt các biến số dưới đây thuộc loại nào bằng cách đánh dấu “X” vào các cột tương ứng (có thể đánh dấu “X” vào nhiều cột cho 1 biến nếu thích hợp)?

Tên biến

Định tính

Định lượng

Danh mục

Thứ hạng

Nhị phân

Khoảng chia

Tỷ suất

Liên tục

Rời rạc

Tuổi

X

X

X

Hàm lượng ure huyết

X

X

X

Độ cận, viễn (đi ốp)

X

X

X

Số lượng hồng cầu

X

X

X

Hàm lượng chì máu

X

X

X

Số hố xí hợp vệ sinh

X

X

X

Nhiệt độ không khí

X

X

X

Giới

X

X

Dân tộc

X

X

Trình độ văn hóa

X

X

Số vi khuẩn/vi trường

X

X

X

BÀI 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Câu 9: Anh (chị) hãy phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng? Cho ví dụ với từng loại nghiên cứu?

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính

Định nghĩa

Đo lường kích thước, độ lớn, sự phân bố, kết hợp của các biến số

Xác định, thăm dò 1 số yếu tố giúp ta hiểu sâu sắc về bản chất, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của vấn đề

Câu hỏi

Bao nhiêu? Bằng nào?

Cái gì? Tại sao? Như thế nào?

Ưu điểm

– Độ chính xác có thể cao hơn do có các công cụ đo lường chuẩn xác

– Có các phương pháp phân tích chuẩn, do đó có vẻ thuyết phục hơn

– Thường áp dụng cho các nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng, do vậy nghiên cứu thường sát thực tế hơn

– Thường là bước thăm dò cho nghiên cứu định lượng hoặc kết hợp với nghiên cứu định lượng

Nhược điểm

Phức tạp, cần phải chọn mẫu ngẫu nhiên, cỡ mẫu đại diện

Chọn mẫu và cỡ mẫu không quan trọng lắm nếu là nghiên cứu thăm dò, tuy nhiên phải chọn đúng đối tượng

Loại kỹ thuật thu thập số liệu

Đo lường, thăm khám, xét nghiệm, số liệu có sẵn…

Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, vẽ bản đồ, quan sát, chụp ảnh, ghi nhật ký…

Công cụ cần thiết

– Phương tiện kỹ thuật, bệnh án, bộ câu hỏi…

– Được thiết kế chuẩn, thường có cấu trúc sẵn

– Phiếu hỏi, bảng hướng dẫn thảo luận, máy ảnh, máy ghi âm…

– Chỉ thiết kế ý chính, người thu thập số liệu dựa vào đó để khai thác số liệu

Người thu thập số liệu

Có thể sử dụng người ít có kinh nghiệm nghiên cứu, sau đó tập huấn và giám sát tốt

Phải là người có kinh nghiệm thu thập số liệu định tính do phải có khả năng điều hành thảo luận, phỏng vấn và khai thác thông tin

Câu 10: Thế nào là nghiên cứu quan sát? Dựa trên tính chất của sự quan sát, anh (chị) hãy nêu tóm tắt các loại nghiên cứu thuộc loại này?

1) Nghiên cứu quan sát: là loại nghiên cứu mà nhà nghiên cứu không hề tác động gì vào hiện tượng mình quan tâm, chỉ đơn thuần quan sát hiện tượng đó mà không can thiệp gì

2) Dựa trên tính chất của sự quan sát, nghiên cứu quan sát được chia làm 2 loại:

– Nghiên cứu mô tả: chỉ quan tâm đến việc mô tả hiện tượng sức khỏe, bệnh tật cùng với 1 số yếu tố được cho là nguy cơ để tìm ra các mối liên quan có thể cho là kết hợp nhân quả tại thời điểm nghiên cứu, do vậy nó chỉ có giá trị để hình thành giả thuyết

– Nghiên cứu phân tích: quan tâm đến quá trình diễn tiến của mối quan hệ nhân quả và thường tập trung vào quan sát, phân tích 1 kết hợp nhân quả. Vì thế nghiên cứu phân tích thường đi sau nghiên cứu mô tả để kiểm định giả thuyết mà nghiên cứu mô tả đã hình thành. Trong các loại nghiên cứu quan sát thì chỉ có nghiên cứu phân tích mới được phép kết luận về giả thuyết nhân quả

Câu 11: Thế nào là nghiên cứu mô tả? Anh (chị) hãy liệt kê các thiết kế nghiên cứu thuộc loại nghiên cứu mô tả? Vẽ sơ đồ phân loại các thiết kế nghiên cứu mô tả?

1) Thế nào là nghiên cứu mô tả: câu 10

2) Các thiết kế nghiên cứu thuộc loại nghiên cứu mô tả: nghiên cứu mô tả được chia làm 2 loại tùy theo thông tin mà người nghiên cứu muốn thu thập là thông tin quần thể hay cá thể:

– Thông tin quần thể: là các giá trị trung bình hoặc tỷ lệ đặc trưng cho quần thể (tỷ lệ mắc, chiều cao trung bình…)

+ Thiết kế nghiên cứu tương quan: là loại thiết kế duy nhất có thể triển khai khi người nghiên cứu chỉ có được thông tin quần thể

– Thông tin cá thể: là thông tin thu được từ từng cá thể cụ thể trong cộng đồng (chiều cao, cân nặng…)

+ Thiết kế nghiên cứu các bệnh hiếm: được chia làm 2 loại:

(1) Mô tả 1 trường hợp bệnh hiếm: trường hợp nghiên cứu có thể là 1 bệnh lạ hoặc 1 bệnh lẽ ra ko còn gặp

(2) Mô tả 1 chùm bệnh hiếm: mô tả vài trường hợp cùng mắc 1 bệnh hoặc cùng có 1 hiện tượng sức khỏe lạ, hiếm gặp

+ Thiết kế nghiên cứu các bệnh phổ biến: được chia làm 2 loại:

(1) Mô tả 1 loạt các trường hợp bệnh

(2) Nghiên cứu cắt ngang

3) Sơ đồ phân loại các thiết kế nghiên cứu mô tả:

[​IMG][​IMG] Nghiên cứu mô tả

[​IMG][​IMG][​IMG] Thông tin quần thể Thông tin cá thể

[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG] Bệnh hiếm Bệnh phổ biến

Nghiên cứu 1 trường hợp 1 chùm 1 loạt Nghiên cứu

tương quan bệnh hiếm bệnh hiếm bệnh cắt ngang

Câu 12: Hãy nêu thế nào là nghiên cứu cắt ngang? Đặc điểm, ưu, nhược điểm của nghiên cứu cắt ngang? Vẽ sơ đồ nghiên cứu cắt ngang?

1) Nghiên cứu cắt ngang:

Là loại nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu bao gồm cả người có bệnh, người không có bệnh, người có và không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

2) Đặc điểm:

– Mô tả vấn đề sức khỏe và các yếu tố có liên quan đến vấn đề sức khỏe của quần thể tại 1 thời điểm nhất định

– Có thể khảo sát được nhiều yếu tố nguy cơ cùng 1 lúc, sau đó phân tích xem yếu tố nào ảnh hưởng mạnh hơn đến vấn đề sức khỏe đang xem xét

– Ta có thể vẽ được 2 dạng sơ đồ thiết kế cho nghiên cứu này (tùy thuộc người nghiên cứu cân nhắc yếu tố nào trước: bệnh hay nguy cơ)

3) Ưu, nhược điểm:

– Cho biết tỷ lệ của 1 hiện tượng sức khỏe quan tâm hoặc giá trị TB của 1 tham số trong 1 quần thể

– Chỉ tính được tỷ lệ hiện mắc mà ko tính được tỷ lệ mới mắc

– Cả yếu tố nhân và quả được quan sát cùng 1 lúc nên đôi khi ko phân biệt rõ đâu là nhân, đâu là quả

– Chỉ giúp hình thành giả thuyết chứ ko chứng minh được giả thuyết

– Với các bệnh hiếm, cỡ mẫu nghiên cứu phải rất lớn mới nghiên cứu được

4) Sơ đồ nghiên cứu cắt ngang:

– Sơ đồ A: khi người nghiên cứu cân nhắc yếu tố bệnh trước:

[​IMG][​IMG] E D.E

D

[​IMG][​IMG][​IMG] [​IMG] D.[​IMG]

N n

[​IMG][​IMG] E [​IMG].E

[​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG].[​IMG]

– Sơ đồ B: khi người nghiên cứu cân nhắc yếu tố nguy cơ trước:

[​IMG][​IMG] D E.D

E

[​IMG][​IMG][​IMG] [​IMG] E.[​IMG]

N n

[​IMG][​IMG] D [​IMG].D

[​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG].[​IMG]

Trong đó:

N: quần thể nghiên cứu

n: mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ quần thể nghiên cứu

E: có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

[​IMG]: ko tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

D: có bệnh

[​IMG]: ko có bệnh

Câu 13: Nghiên cứu bệnh chứng: anh (chị) hãy vẽ sơ đồ, nêu đặc điểm, ưu, nhược điểm của thiết kế nghiên cứu này? Vẽ bảng 2×2 trong nghiên cứu bệnh chứng và giải thích các thông số trong bảng?

1) Sơ đồ:

[​IMG][​IMG] E.D E

[​IMG] Nhóm có bệnh

[​IMG] [​IMG].D [​IMG]

Quần thể nghiên cứu

[​IMG][​IMG][​IMG] E.[​IMG] E

[​IMG][​IMG] Nhóm đối chứng

[​IMG][​IMG] [​IMG] E

Quá khứ (hồi cứu) Thời điểm nghiên cứu

2) Đặc điểm:

– Căn cứ trên 1 giả thuyết nhân quả, nghiên cứu này được thiết kế nhằm so sánh và tìm sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh và ko bệnh (nhóm chứng) trong mối quan hệ với yếu tố nguy cơ được coi là “nhân”

– Nhóm bệnh và nhóm chứng có thể được chọn lọc từ 1 quần thể hoặc từ 2 quần thể nghiên cứu khác nhau

– Điểm xuất phát của nghiên cứu này là bệnh và nghiên cứu dọc theo đối tượng về quá khứ (hồi cứu) xem mức độ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ (nhân) giữa nhóm bệnh và ko bệnh có gì khác nhau không

3) Ưu, nhược điểm:

– Thực hiện tương đối nhanh, ít tốn kém do được triển khai hồi cứu

– Có thể hỏi về lịch sử phơi nhiễm tại nhiều mốc thời gian trong quá khứ

– Rất thích hợp khi nghiên cứu các bệnh hiếm do có thể gặp được bệnh nhân này dễ dàng hơn trong bệnh viện

– Cho phép kiểm định giả thuyết đã được hình thành từ nghiên cứu cắt ngang

– Khó lựa chọn nhóm chứng. Việc chọn được nhóm chứng tương thích với nhóm bệnh cũng ko dễ dàng

– Hay gặp các sai số nhớ lại và nhóm bệnh thường có thiên hướng quy kết cho yếu tố nguy cơ nhiều hơn nhóm chứng nên thông tin dễ bị sai lệch giữa 2 nhóm

– Ko tính được tỷ lệ mới mắc nên ko tính được nguy cơ tương đối

– Ko thích hợp với các phơi nhiễm hiếm gặp do cỡ mẫu phải lớn mới có khả năng tìm thấy

4) Bảng 2×2 trong nghiên cứu bệnh chứng:

Bệnh

Chứng

E

a

b

a + b

[​IMG]

c

d

c + d

a + c

b + d

n

Trong đó:

a: số phơi nhiễm trong nhóm bệnh

b: số phơi nhiễm trong nhóm chứng

c: số ko phơi nhiễm trong nhóm bệnh

d: số ko phơi nhiễm trong nhóm chứng

Câu 14: Khảo sát sự liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi, 1 nghiên cứu bệnh chứng được tiến hành. Kết quả cho thấy: trong số 50 người bị ung thư phổi có 35 người hút thuốc và 400 người không hút thuốc trong số 450 người bình thường. Anh (chị) hãy tính tỷ suất chênh OR?

Bệnh

Chứng

E

a

b

a + b

[​IMG]

c

d

c + d

a + c

b + d

n

a = 35

b = 50

c = 15

d = 400

=> Tỷ suất chênh OR = [​IMG]= [​IMG]= [​IMG]= 18.67

BÀI 4: CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Câu 15: Thế nào là quần thể nghiên cứu? Thế nào là quần thể đích? Để khảo sát tình trạng nhiễm KST sốt rét trong cộng đồng dân cư của huyện X, người ta chọn ra 1 mẫu nghiên cứu gồm 1 số cư dân trong cộng đồng đó. Hỏi quần thể nào là quần thể nghiên cứu, quần thể nào là quần thể đích?

1) Quần thể nghiên cứu: là quần thể mà từ đó mẫu được rút ra cho nghiên cứu

2) Quần thể đích: tuy nhiên, mục đích của người nghiên cứu thường ko chỉ dừng lại ở quần thể nghiên cứu mà họ muốn ngoại suy, khái quát hóa ra 1 quần thể lớn hơn (gọi là quần thể đích). Như vậy, quần thể đích là quần thể mà người nghiên cứu mong muốn kết quả nghiên cứu của mình được ngoại suy ra

3) Tại huyện X:

– Quần thể nghiên cứu: 1 số cư dân trong huyện X

– Quần thể đích: toàn bộ cư dân trong huyện X

Câu 16: Các câu hỏi cần đặt ra khi chọn mẫu là gì? Anh (chị) hãy nêu các tiêu chuẩn của 1 thiết kế mẫu được gọi là tốt?

1) 3 câu hỏi thường được đặt ra khi chọn mẫu:

– Quần thể nào mà từ đó mẫu sẽ được rút ra cho nghiên cứu?

– Làm thế nào để mẫu có thể đại diện cho quần thể nghiên cứu?

– Mẫu bao nhiêu là đủ cho 1 nghiên cứu?

2) Các tiêu chuẩn của 1 thiết kế mẫu được gọi là tốt:

– Đại diện cho quần thể nghiên cứu: khi nó có đầy đủ tính chất cơ bản của quần thể mà từ đó nó được rút ra

– Mẫu đủ lớn: để cho phép khái quát hóa 1 cách tin cậy quần thể nghiên cứu

– Tính thực tế và tiện lợi: để thu thập số liệu dễ dàng và thuận tiện

– Tính kinh tế và hiệu quả: mẫu được chọn sao cho thông tin thu được là nhiều nhất trong khi chi phí là thấp nhất

Câu 17: Anh (chị) hãy nêu ưu, nhược điểm của cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Cho 1 ví dụ về loại chọn mẫu này?

1) Ưu điểm:

– Cách làm đơn giản, tính ngẫu nhiên và tính đại diện cao

– Là kỹ thuật chọn mẫu xác suất cơ bản và có thể lồng vào tất cả các kỹ thuật chọn mẫu xác suất phức tạp khác

2) Nhược điểm:

– Cần phải có 1 danh sách của các đơn vị mẫu để phục vụ cho chọn mẫu. Điều này thường ko thể có được với 1 mẫu lớn hoặc mẫu dao động

– Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong quần thể, do vậy việc thu thập số liệu sẽ tốn kém và mất thời gian

3) Ví dụ: chọn 5 học sinh trong số 25 học sinh của 1 lớp

– Lập 1 khung chọn mẫu chứa tất cả 25 học sinh

– Sử dụng 1 quá trình ngẫu nhiên để chọn ra 5 học sinh: bốc thăm…

Câu 18: Hãy nêu các bước trong chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng? Ưu, nhược điểm của phương pháp chọn mẫu này?

1) Các bước:

– Phân chia quần thể nghiên cứu thành các tầng khác nhau dựa vào 1 hoặc vài yếu tố nào đó như nhóm tuổi, giới tính, dân tộc… Giữa các tầng ko có sự chồng chéo

– Thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản trong từng tầng

– Các phân tích thống kê được tính toán riêng cho mỗi tầng, sau đó kết hợp lại trên cơ sở kích cỡ của từng tầng (cân bằng trọng) để cho kết quả của toàn bộ quần thể

2) Ưu điểm:

– Tạo ra trong mỗi tầng có 1 sự đồng nhất về yếu tố được chọn để phân tầng -> giảm sự chênh lệch giữa các cá thể

– Quá trình thu thập số liệu dễ dàng hơn so với chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

– Khi nguyên tắc mẫu tỷ lệ được áp dụng, tầng có kích cỡ lớn hơn sẽ có nhiều cá thể được chọn vào mẫu hơn. Khi đó cỡ mẫu cho 1 tầng i nào đó sẽ là:

ni = n[​IMG]

Trong đó:

ni: cỡ mẫu của tầng i Ni: dân số tầng i

n: cỡ mẫu của tất cả các tầng N: dân số quần thể

– Nguyên tắc mẫu ko tỷ lệ cũng có thể được áp dụng, khi đó tỷ lệ mẫu trong các tầng sẽ khác nhau

– Mẫu được chọn từ mỗi tầng có tính đại diện và khái quát hóa cao cho tầng đó

– Nếu yếu tố được chọn để phân tầng có tính đồng nhất cao trong mỗi tầng, nhưng lại thấp giữa các tầng thì kết quả nghiên cứu sẽ có độ chính xác cao hơn so với chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (2 cách phải có cùng cỡ mẫu)

3) Nhược điểm:

Danh sách tất cả các cá thể trong mỗi tầng phải được liệt kê và gắn số ngẫu nhiên. Điều này thường khó thực hiện trong thực tế

Câu 19: Độ lệch chuẩn về chiều cao của sinh viên trường đại học X được chỉ ra trong 1 nghiên cứu trước đó là 12 cm. Một người điều tra cũng muốn xác định chiều cao trung bình của 1 quần thể sinh viên tại trường đại học Y đã đến và hỏi ý kiến bạn. Hãy tính giúp cỡ mẫu cho nghiên cứu này nếu như người điều tra 95% tin tưởng rằng kết quả nghiên cứu của anh ta chỉ được sai lệch so với kết quả thực của quần thể nghiên cứu ko quá ± 8 cm

n = [​IMG](cỡ mẫu cho ước tính 1 giá trị trung bình trong quần thể)

Với độ tin cậy là 95% -> α (mức ý nghĩa thống kê) = 0.05 -> [​IMG]= 1.96

s (độ lệch chuẩn ước tính từ nghiên cứu trước) = 12

Δ (khoảng sai lệch mong muốn) = 8

=> n = 1.962 x [​IMG]= 8.64

Vậy cỡ mẫu là 9

Câu 20: Với mục đích đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thành phố A năm 2018, người ta tiến hành 1 nghiên cứu với mục tiêu là xác định tỷ lệ SDD ở trẻ em, vậy:

a, Nên chọn loại thiết kế nghiên cứu nào?

b, Nên chọn công thức tính cỡ mẫu nào?

c, Biết rằng, 1 nghiên cứu trước đó cho thấy tỷ lệ SDD là 35%, với độ tin cậy là 95% và mong muốn sai khác với tỷ lệ thực là 5%, anh (chị) hãy tính cỡ mẫu là bao nhiêu?

a, Thiết kế nghiên cứu mô tả: nghiên cứu các bệnh phổ biến: mô tả 1 loạt các trường hợp bệnh

b, Nên chọn công thức: n = [​IMG](cỡ mẫu cho ước tính 1 tỷ lệ trong quần thể)

Khi p < 20%, nên dùng công thức n = [​IMG](với ε là giá trị tương đối) c, Với độ tin cậy là 95% -> [​IMG]= 1.96

p (tỷ lệ SDD từ nghiên cứu trước) = 0.35

Δ (khoảng sai lệch mong muốn) = 0.05

=> n = 1.962 x [​IMG]= 349.59

Vậy cỡ mẫu là 350

Câu 21: Nhằm xác định mối liên quan giữa ăn lạc mốc có độc tố aflatoxin với ung thư gan, nhà nghiên cứu hồi cứu tiền sử ăn lạc mốc trong số 60 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư gan thì thấy có 45 người có sử dụng. Cũng câu hỏi đó với 240 người ko bị ung thư gan thì có 30 người ăn lạc mốc

a, Đây là loại thiết kế nghiên cứu gì?

b, Tiến hành lập bảng 2×2 và phân tích số liệu

c, Lý giải kết quả

a, Đây là thiết kế nghiên cứu bệnh chứng

b,

Bệnh

Chứng

E

45

30

75

[​IMG]

15

210

225

60

240

300

Tỷ suất chênh OR = [​IMG]= 21

c, Lý giải kết quả: người ăn lạc mốc có độc tố aflatoxin có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 21 lần người ko ăn

Câu 22: Trong số những công nhân nhập viện để điều trị lao, có những người nhiễm virus viêm gan B ở 1 số nhà máy nhưng ko có ở những nhà máy khác. Để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường làm việc với nhiễm virus viêm gan B, công nhân được xét nghiệm xem có sự hiện diện của kháng thể kháng HBs. Trong số 90 người làm việc tại nhà máy có người mang virus viêm gan B, 24 người có kháng thể kháng HBs. Trong số 139 người làm việc tại nhà máy ko có người mang virus viêm gan B, 24 người có kháng thể kháng HBs

Anh (chị) hãy xác định loại thiết kế nghiên cứu, tính toán các số đo dịch tễ từ nghiên cứu này (có thể lập bảng 2×2 để minh họa). Hãy giải thích lựa chọn của anh (chị)?

1) Thiết kế nghiên cứu thuần tập tương lai vì: thông qua việc xét nghiệm tìm kháng thể kháng HBs ở công nhân sẽ xác định xem họ có phơi nhiễm với virus viêm gan B hay ko. Xuất phát từ yếu tố nguy cơ là nhiễm lao

2)

D

[​IMG]

E

24 (a)

66 (b)

90

[​IMG]

24 (c)

115 (d)

139

48

181

229

[​IMG](tỷ lệ người mắc bệnh trong số phơi nhiễm) = [​IMG] [​IMG](tỷ lệ người mắc bệnh trong số ko phơi nhiễm) = [​IMG]

RR (nguy cơ tương đối) = [​IMG]: [​IMG]= [​IMG]: [​IMG]= 1.54

Kết luận: công nhân làm việc tại nhà máy có người mang virus viêm gan B có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B cao gấp 1.54 lần công nhân làm việc tại nhà máy ko có người mang virus viêm gan BYKTN

Rate this post

About Nguyễn Ngọc Khánh Huyền

Check Also

Đề cương Ký Sinh Trùng (Tham khảo)

Câu 1: Trình bày chu kỳ giun chỉ và nêu các biện pháp phòng chống …

 

slot gacor

slot88

https://fatamorgana.co.id/

slot gacor

slot777

https://descubripunilla.com

https://season8.org

https://oooms.org/

https://jumpyplace.org/

situs slot gacor

slot gacor

info slot gacor

https://diafrica.org/

https://diafrica.org/

http://diafrica.org/

https://advy.ac.id/

slot

slot gacor

slot online

https://instiper.ac.id/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://kyani.ac.id/

slot gacor

https://pelitanusa.ac.id

slot gacor

https://lsgi.org/

https://lsgi.org/

https://lullabies-of-europe.org/

https://saint-lazarus.org/

https://gregkeyes.com/

slot gacor

slot

slot88

slot online

slot besar

slot88

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot hoki

slot gacor

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot77

slot gacor

slot gacor

slot-gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

rtp live

slot online

info slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot777

slot777

slot777

slot88

rtp slot

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot online

slot

rtp slot

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot

slot maxwin

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot88

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot88

slot gacor

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot tergacor

slot dana

slot dana

slot

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot online

slot777

slot gacor

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot-gacor/

slot online

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot

slot online

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot88

http://bkddiklat.boalemokab.go.id/slot-gacor/

http://book.iaincurup.ac.id/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot777

slot

https://cms-dev.nyfw.com/

https://dpmptsp.jabarprov.go.id/slot-gacor/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/situs-slot-gacor/

slot gacor

slot gacor hari ini

link slot gacor

situs slot gacor

https://sipsakato.sumbarprov.go.id/slot-gacor/

slot gacor

https://www.pasca.unr.ac.id/slot88/

slot gacor

slot88

slot online

slot

https://on0373.iss.it/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/login/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/slot-gacor/

slot88

https://disdik.pemkomedan.go.id/slot-gacor/

https://instiper.ac.id/slot88/

slot88

slot-gacor

slot online

slot gacor hari ini

slot gacor

slot gacor hari ini

https://samdalang.malangkota.go.id/nyoba/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://ojs.ubharajaya.ac.id/docs/-/

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot/

slot88

slot online

slot gacor

slot online

slot gacor

slot

slot

slot gacor

slot gacor terbaru

slot gacor

slot pulsa

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot gacor terpercaya

slot gacor hari ini

slot88

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

situs slot gacor

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/slot-dana/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor-hari-ini/

slot gacor

slot online

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

https://bkd.bantenprov.go.id/bkdlama/

slot pulsa

slot gacor

slot online

rtp slot gacor

slot deposit dana

slot gacor

https://human.udru.ac.th/site/togel-100perak/

slot maxwin

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot dana

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor