Bài soạn từ một bạn nam K15a1 (XH)
Câu 1: Chu kỳ và biện pháp phòng chống giun chỉ?
1. Chu kỳ
1) Đặc điểm chu kỳ:
Phức tạp, trải qua 2 vật chủ: người (vật chủ chính) và muỗi (vật chủ trung gian truyền bệnh)
2)
– Vị trí ký sinh: hệ bạch huyết
– Trong cơ thể muỗi:
+ Khi muỗi thích hợp hút máu người, ấu trùng giun chỉ theo vòi muỗi vào dạ dày muỗi: ở đây 2-6 giờ thì xuyên qua vách dạ dày và để lại lớp áo. Sau 15 giờ, ấu trùng di chuyển tới vùng cơ ngực muỗi: phát triển thành ấu trùng giai đoạn II
+ Đến ngày thứ 6 và thứ 7, ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn III
+ Tới tuần thứ 2, ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn IV, ký sinh ở tuyến nước bọt của muỗi
– Trong cơ thể người:
+ Khi muỗi mang ấu trùng giai đoạn IV đốt người, ấu trùng vào máu ngoại vi rồi đến hệ bạch huyết, ký sinh ở hạch và phát triển thành giun trưởng thành
+ Giun chỉ trưởng thành (con đực và cái) cuộn vào nhau ký sinh trong hệ bạch huyết (tuổi thọ có thể kéo dài trên 10 năm), đẻ ra ấu trùng, ấu trùng di chuyển sang hệ tuần hoàn, nếu ko gặp vật chủ trung gian truyền bệnh -> ấu trùng chết sau 10 tuần (ấu trùng chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm)
2. Biện pháp phòng chống
1) Phát hiện sớm và điều trị triệt để nguồn bệnh. Điều trị hàng loạt ở các vùng lưu hành
2) Phòng chống muỗi đốt = các biện pháp thông dụng như nằm màn
3) Diệt bọ gậy (nuôi cá ở ao hồ) kết hợp với vệ sinh môi trường (khơi thông ao hồ, phát triển các công trình thủy lợi, tưới tiêu)
Câu 2: Chu kỳ và biện pháp phòng chống giun kim (Enterobius vermicularis)?
1. Chu kỳ
1) Đặc điểm chu kỳ: đơn giản, gồm 2 giai đoạn: người và ngoại cảnh
2) Chu kỳ bình thường:
2.1) Giai đoạn ở người:
+ Vị trí ký sinh: manh tràng
+ Người nhiễm giun do ăn phải trứng có ấu trùng lẫn trong thức ăn hoặc qua tay bẩn dính trứng
+ Vào tới ruột non, trứng nở thành ấu trùng rồi di chuyển xuống manh tràng để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành
+ Giun trưởng thành giao hợp, giun đực chết ngay, giun cái bò ra hậu môn để đẻ trứng vào buổi tối, đẻ xong giun cái cũng chết, trứng phát triển ở hậu môn hoặc ngoại cảnh
2.2) Giai đoạn ngoại cảnh:
+ Trứng giun kim từ hậu môn rơi vãi ra giường chiếu, sàn nhà, gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 6h
+ Người ăn phải trứng có ấu trùng sẽ bị nhiễm giun kim
+ Thời gian hoàn thành chu kỳ: 28 ngày, đời sống của giun kim là 2 tháng
3) Chu kỳ bất thường (hiện tượng tái nhiễm): có những trường hợp trứng giun kim phát triển, nở thành ấu trùng ngay tại hậu môn rồi bò ngược lên ống tiêu hóa đến manh tràng để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành
2. Biện pháp phòng chống
1) Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun kim
2) Vệ sinh cá nhân:
– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Không nên để trẻ mặc quần hở đũng hoặc không mặc quần để tránh trẻ gãi hậu môn làm tay bị nhiễm trứng
– Giáo dục cho trẻ bỏ thói quen cắn móng tay, mút móng tay và thường xuyên cắt móng tay
– Rửa hậu môn cho trẻ = xà phòng vào buổi sáng để diệt trứng giun kim
– Không để trẻ lê la ở nền đất bẩn
3) Vệ sinh tập thể: lau rửa sàn nhà, bàn ghế hàng ngày ở các nhà trẻ mẫu giáo. Thường xuyên giặt quần áo, chăn chiếu và phơi nắng để diệt trứng giun kim
Câu 3: Chu kỳ và biện pháp phòng chống giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus)?
1. Chu kỳ
1) Đặc điểm chu kỳ: đơn giản, gồm 2 giai đoạn: người và ngoại cảnh
2) Giai đoạn ở người:
– Vị trí ký sinh: tá tràng
– Người nhiễm giun do ấu trùng giun móc/mỏ xuyên qua da
– Sau khi xuyên qua da, ấu trùng theo đường TM về tim phải rồi theo ĐM phổi lên phổi: thay vỏ 2 lần để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Sau đó theo phế quản, khí quản lên hầu rồi xuống tá tràng để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành
– Giun trưởng thành giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng ra ngoại cảnh mới phát triển được
3) Giai đoạn ngoại cảnh:
– Trứng ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi thì sau 1 ngày sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng và nở thành ấu trùng giai đoạn I
– Trong điều kiện thuận lợi, sau 3 ngày: ấu trùng giai đoạn I phát triển thành ấu trùng giai đoạn II và thêm 5 ngày nữa sẽ phát triển thành ấu trùng giai đoạn III
– Ấu trùng giai đoạn III có khả năng xuyên qua da vào cơ thể vật chủ là nhờ:
+ Ấu trùng luôn tìm đến các vị trí cao của đất: mô đất cao, cọc rào… với chiều cao là 1 m
+ Ấu trùng ưa nơi có độ ẩm cao (giọt sương trên lá rau, ngọn cỏ)
+ Ấu trùng có khả năng phát hiện ra vật chủ để di chuyển tới (nhưng ko phân biệt được vật chủ thích hợp hay ko)
– Thời gian hoàn thành chu kỳ: 42-45 ngày, đời sống của giun móc: 4-5 năm, đời sống của giun mỏ: 10-15 năm
2. Biện pháp phòng chống
1) Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun móc/mỏ
2) Vệ sinh môi trường:
– Quản lý và xử lý phân thích hợp
– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng vườn quanh nhà, không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường
– Không dùng phân tươi để canh tác, ủ phân từ 4 tháng trở lên
3) Làm tốt công tác bảo hộ lao động cho những đối tượng dễ bị nhiễm giun: đeo găng tay và đi ủng
Câu 4: Đặc điểm dịch tễ học của giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus)?
1. Khả năng đẻ trứng của giun móc/mỏ
1 giun móc cái đẻ khoảng 10.000 – 25.000 trứng mỗi ngày
1 giun mỏ cái đẻ khoảng 5.000 – 10.000 trứng mỗi ngày
2. Phân bố bệnh giun móc/mỏ trên thế giới
1) Phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới: liên quan tới nông dân, đặc biệt là nông dân vùng trồng cây công nghiệp như dâu tằm, cà phê, thuốc lá…
2) Ở các nước có khí hậu lạnh: bệnh có ở các vùng mỏ than dưới mặt đất (do điều kiện lao động ngày càng tốt nên bệnh cũng giảm nhiều)
3. Phân bố bệnh giun móc/mỏ ở Việt Nam
1) Nghề nghiệp: nông dân vùng trồng cây công nghiệp, công nhân vùng mỏ
2) Tuổi: càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao
3) Giới tính: nữ > nam
4) Tính chất thổ nhưỡng: vùng đất phù sa ven sông, đất màu, vùng đất ven biển
5) Ở miền Bắc:
– Vùng đồng bằng: 100-140 ấu trùng/100 g đất
– Vùng trung du: 8-35 ấu trùng/100 g đất
– Vùng núi: 0.2-0.7 ấu trùng/100 g đất
6) Mức độ bệnh còn phụ thuộc vào:
– Phương thức canh tác trong nông nghiệp (sử dụng phân người chưa ủ)
– Tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, sử dụng hố xí ko hợp vệ sinh và thói quen đại tiện bừa bãi…
7) Trong 2 loài: giun mỏ chiếm 95%, giun móc chiếm 5% tổng số người nhiễm
Câu 5: Chu kỳ và biện pháp phòng chống giun đũa (Ascaris lumbricoides)?
1. Chu kỳ
1) Đặc điểm chu kỳ: đơn giản, gồm 2 giai đoạn: người và ngoại cảnh
2) Giai đoạn ở người:
– Vị trí ký sinh: ruột non
– Người nhiễm giun do ăn phải trứng có ấu trùng, vào tới ruột: trứng nở thành ấu trùng
– Ấu trùng chui qua thành ruột vào mạch máu mạc treo tràng trên rồi theo máu tới gan, ở gan 3-4 ngày, ấu trùng theo TM trên gan về tim rồi theo ĐM phổi lên phổi, ở phổi 10 ngày, ấu trùng thay vỏ 2 lần, phát triển nhanh ở các phế nang
– Sau đó theo phế quản, khí quản lên hầu rồi xuống ruột non để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành
– Giun trưởng thành giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng ra ngoại cảnh mới phát triển được
3) Giai đoạn ngoại cảnh:
– Trứng giun đũa ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 15 ngày
– Thời gian hoàn thành chu kỳ: 60 ngày, đời sống của giun đũa: 13 tháng
2. Biện pháp phòng chống
1) Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun đũa
2) Điều trị người bệnh
3) Vệ sinh môi trường:
– Quản lý và xử lý phân thích hợp
– Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng vườn quanh nhà, không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường
– Không dùng phân tươi để canh tác, ủ phân từ 4 tháng trở lên
4) Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm: thức ăn phải được nấu chín, đậy lồng bàn, không nên ăn rau sống, không uống nước lã
Câu 6: Đặc điểm dịch tễ học của giun đũa (Ascaris lumbricoides)?
1. Khả năng phát triển và điều kiện phát tán trứng giun đũa
1) 1 giun đũa cái đẻ khoảng 200.000 trứng mỗi ngày
2) Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nơi bóng râm: trứng giun đũa có thể tồn tại vài năm. Các hóa chất thông thường như thuốc tím, formol 6%, cresyl… ko có khả năng diệt trứng. Trong thiên nhiên, trứng giun đũa bị ánh sáng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh tiêu diệt. Trứng giun đũa đã phát triển có sức đề kháng kém hơn khi chưa phát triển
3) Điều kiện để phát tán trứng ra ngoại cảnh: dùng phân người chưa được xử lý, đại tiện bừa bãi…
2. Tình hình nhiễm giun đũa trên thế giới
Bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là những nước chậm phát triển, có nền nông nghiệp lạc hậu. Theo WHO: có trên 1 tỷ người nhiễm giun đũa và hàng năm, số người chết do giun đũa vào khoảng vài chục vạn người
3. Tình hình nhiễm giun đũa ở Việt Nam
1) Tỷ lệ nhiễm giun đũa đứng hàng đầu trong các loại giun truyền qua đất ở VN:
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
– Đồng bằng: 80-95%
– Trung du: 80-90%
– Vùng núi: 50-70%
– Ven biển: 70%
– Đồng bằng: 70.5%
– Vùng núi: 38.4%
– Ven biển: 12.5%
– Đồng bằng: 45-60%
– Tây Nguyên: 10-25%
2) Tình hình nhiễm giun đũa thay đổi theo tuổi và nghề nghiệp:
– Tuổi: trẻ em có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất và nặng nhất
– Nghề nghiệp: nông dân tiếp xúc với phân, đất có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao
3) Mùa lạnh nước ta ko đủ điều kiện để diệt trứng giun đũa. Do đó, trứng giun đũa phát triển quanh năm
Câu 7: Mô tả giai đoạn chu kỳ sinh sản vô tính của KST sốt rét ở người?
Diễn ra 2 thời kỳ kế tiếp nhau:
1) Thời kỳ phân chia trong tế bào gan:
– KSTSR khi ở tuyến nước bọt của muỗi có hình thoi gọi là thoi trùng hay thoa trùng
– Khi muỗi đốt người, thoa trùng vào máu ngoại vi của người. Sau 30 phút, toàn bộ thoa trùng chui vào gan để phát triển trong tế bào gan
– Trong tế bào gan, thoa trùng cuộn tròn lại rồi phát triển dần thành thể phân liệt. Thể phân liệt vỡ -> giải phóng ra các mảnh trùng
– Từ 1 thoa trùng tạo ra 1 lượng lớn các mảnh trùng:
+ P. falciparum có 40.000 mảnh trùng
+ P. vivax, P. ovale có 10.000 – 15.000 mảnh trùng
+ P. malariae có 2000 mảnh trùng
– Những mảnh trùng này vào máu để ký sinh trong HC
+ P. falciparum và P. malariae: toàn bộ các mảnh trùng vào máu cùng lúc, chấm dứt giai đoạn tế bào gan
+ P. vivax và P. ovale: có 1 số thoa trùng khi xâm nhập vào tế bào gan chưa phát triển ngay mà tạo thành thể ngủ, các thể ngủ này phát triển từng đợt thành thể phân liệt gây nên những cơn sốt rét tái phát xa
2) Thời kỳ phân chia trong HC:
– Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào HC, lúc đầu ở thể tư dưỡng rồi phát triển thành thể phân liệt
– Thể phân liệt phát triển đầy đủ (phân liệt già) sẽ phá vỡ HC giải phóng ra các mảnh trùng – lúc này tương ứng với cơn sốt rét trên lâm sàng
– Hầu hết các mảnh trùng mang gen vô giới quay lại ký sinh trong những HC mới, tiếp tục phá vỡ HC gây nên những cơn sốt rét tiếp theo
– 1 số ít mảnh trùng mang gen hữu giới biệt hóa thành các giao bào đực và cái, mỗi giao bào nằm trong 1 HC. Các giao bào này nếu không được muỗi hút sẽ tự tiêu hủy trong thời gian 45-60 ngày, nếu được muỗi hút vào dạ dày sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể muỗi
Câu 8: Mô tả giai đoạn chu kỳ sinh sản hữu tính của KST sốt rét ở muỗi?
1) Muỗi hút máu người có giao bào tới dạ dày muỗi:
– Giao bào cái thu gọn nhân và nguyên sinh chất tạo thành giao tử cái
– Giao bào đực kéo dài nguyên sinh chất thành 4-8 roi, mỗi roi dính với 1 ít nhân để tạo thành nhiều giao tử đực
2) Giao tử đực hòa hợp với giao tử cái tạo thành trứng thụ tinh, sau đó phát triển thành trứng di động, chui qua dạ dày muỗi tạo thành trứng nang. Khi trứng nang phát triển thành trứng nang già, bên trong có khoảng 10.000 thoa trùng
3) Khi trứng nang già vỡ, các thoa trùng mới tập trung về tuyến nước bọt của muỗi
4) Khi muỗi đốt người, thoa trùng từ muỗi sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh
Câu 9: So sánh sự khác nhau về chu kỳ của plasmodium falciparum, plasmodium vivax, plasmodium malariae?
P. falciparum
P. vivax
P. malariae
Giai đoạn ở gan
Số lượng mảnh trùng
40.000
10.000-15.000
2.000
Thể ngủ
Không
Có -> gây sốt rét tái phát xa
Không
Giai đoạn ở hồng cầu
Số lượng mảnh trùng
8-32
8-22
4-16
Thời gian để hoàn thành chu kỳ
48 h
48 h
72 h
Giai đoạn ở muỗi truyền bệnh
Nhiệt độ tối thiểu cần cho sự phát triển
16oC
14.5oC
16.5oC
Tổng nhiệt độ dư tích lũy cần thiết
111oC
105oC
144oC
Thời gian để hoàn thành chu kỳ
[IMG](ngày) [IMG](ngày) [IMG](ngày)Câu 10: Nêu các phương thức nhiễm bệnh sốt rét?
1) Do muỗi truyền:
– Là phương thức chủ yếu
– Do muỗi Anopheles cái đã nhiễm KSTSR đốt người, 1 con muỗi có thể truyền bệnh nhiều lần và cho nhiều người
2) Do truyền máu:
– Người cho máu mang KSTSR ko có biểu hiện lâm sàng, nơi nhận máu ko xét nghiệm kỹ
– Do đưa trực tiếp vào TM nên cho dù là P. vivax cũng ko bao giờ có sốt rét tái phát xa (vì KSTSR ko qua gan)
– 4-7 ngày sau khi truyền máu bắt đầu có cơn sốt rét điển hình
3) Sốt rét bẩm sinh:
– PNCT mang KSTSR có thể truyền cho bào thai qua dây rau bị tổn thương
– Thuyết bào thai học: từ khi còn là bào thai, KSTSR đã truyền từ mẹ sang con, vì cứ 5-200 hồng cầu bào thai thì giao lưu với 1 hồng cầu mẹ. Mặt khác, có rất nhiều thể tư dưỡng P. falciparum tập trung tại dây rau
4) Do tiêm chích ma túy (dùng chung bơm kim tiêm dính máu mang KSTSR)
Câu 11: Chu kỳ và biện pháp phòng chống sán dây heo (Taenia solium)?
1. Chu kỳ
1) Đặc điểm chu kỳ:
[IMG][IMG][IMG] Người Ngoại cảnhHeo
2)
– Vị trí ký sinh: ruột non của người
– Trứng sán theo các đốt già rụng trong phân để ra khỏi cơ thể. Heo ăn phải trứng sán, trứng sán nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo tuần hoàn đi khắp cơ thể phát triển thành nang ấu trùng trong cơ thể heo gọi là “gạo heo”
– Người bị nhiễm sán theo 3 cách:
+ Ăn phải thịt heo chứa nang ấu trùng chưa nấu chín (người là vật chủ chính). Khi vào ruột non, ấu trùng thoát khỏi nang và phát triển thành sán trưởng thành sau 2-4 tháng và sống 3-10 năm
+ Ăn phải rau sống chứa trứng sán (người là vật chủ phụ), trứng sán phát triển thành ấu trùng sán
+ Người nhiễm sán trưởng thành nôn ọe làm đốt sán già rụng ra ở ruột non đi ngược lên dạ dày -> giải phóng trứng sán (dưới tác dụng của dịch tiêu hóa), trứng sán phát triển thành ấu trùng sán (người vừa là vật chủ chính vừa là vật chủ phụ)
2. Biện pháp phòng chống
1) Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh sán dây heo
2) Vệ sinh môi trường:
– Ko đại tiện bừa bãi, ko nuôi heo thả rông, ko cho heo ăn phân người
– Tăng cường kiểm tra sát sinh tại các lò mổ gia súc. Thịt heo có nang ấu trùng phải hủy bỏ
3) Vệ sinh ăn uống: ko ăn thịt heo chưa nấu chín, ko ăn các loại rau sống
4) Phát hiện và điều trị người bệnh
Câu 12: Chu kỳ và biện pháp phòng chống sán dây bò (Taenia saginata)?
1. Chu kỳ
1) Đặc điểm chu kỳ:
[IMG][IMG][IMG] Người Ngoại cảnhBò
2)
– Vị trí ký sinh: ruột non của người
– Trứng sán theo các đốt già rụng trong phân để ra khỏi cơ thể. Trâu, bò ăn phải trứng sán, trứng sán nở ra ấu trùng , ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo tuần hoàn đi khắp cơ thể phát triển thành nang ấu trùng trong cơ thể trâu, bò gọi là “gạo bò”
– Người bị nhiễm sán do ăn phải thịt trâu, bò chứa nang ấu trùng chưa nấu chín. Khi vào ruột non, ấu trùng thoát khỏi nang và phát triển thành sán trưởng thành sau 8-10 tuần và sống 20-30 năm
2. Biện pháp phòng chống
1) Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh sán dây bò
2) Vệ sinh môi trường:
– Ko đại tiện bừa bãi
– Tăng cường kiểm tra sát sinh tại các lò mổ gia súc. Thịt bò có nang ấu trùng phải hủy bỏ
3) Vệ sinh ăn uống: ko ăn thịt bò tái
4) Phát hiện và điều trị người bệnh
Câu 13: Biện pháp phòng chống sán dây heo (Taenia solium) và sán dây bò (Taenia saginata)?
Câu 14: Chu kỳ của sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)?
1) Đặc điểm chu kỳ: phức tạp, trải qua nhiều vật chủ trung gian
2) Chu kỳ của sán lá gan nhỏ gồm 3 vật chủ: ốc, cá, người
– Vị trí ký sinh: các ống mật ở gan
– Sán đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh thì cần môi trường nước để phát triển thành ấu trùng lông
– Ấu trùng lông bơi lội trong nước và tìm đến các loài ốc thích hợp
– Trong ốc, ấu trùng lông sống ở ruột, gan, tụy của ốc để phát triển thành bào ấu rồi thành ấu trùng đuôi (sau 21-30 ngày). Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và tìm đến các loài cá nước ngọt, ký sinh ở vùng cơ của cá để phát triển thành nang trùng
– Nếu vật chủ (người, chó, mèo) ăn phải gỏi cá hoặc cá chưa nấu chín chứa nang trùng: khi vào ruột, ấu trùng thoát nang và 15 giờ sau sẽ di chuyển đến ống mật để phát triển thành sán trưởng thành sau 26 ngày và sống 15-25 năm
Câu 15: Chu kỳ của sán lá phổi (Paragonimus ringeri (westermani))?
1) Đặc điểm chu kỳ: phức tạp, trải qua nhiều vật chủ trung gian
2) Chu kỳ của sán lá phổi gồm 3 vật chủ: ốc, tôm hoặc cua, người
– Vị trí ký sinh: chủ yếu ở phổi (tiểu phế quản) nhưng cũng có thể ký sinh ở màng phổi, phúc mạc, gan, não, tinh hoàn, dưới da…
– Sán đẻ trứng, trứng theo phân (trẻ em) hoặc đờm ra ngoài thì cần môi trường nước để phát triển thành ấu trùng lông. Thời gian cần thiết để phát triển thành ấu trùng lông về mùa hè mất khoảng 16 ngày, về mùa đông mất khoảng 60 ngày
– Ấu trùng lông bơi lội trong nước và tìm đến các loài ốc thích hợp
– Trong ốc, ấu trùng lông phát triển thành bào ấu rồi thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và tìm đến các loài tôm, cua nước ngọt để ký sinh và phát triển thành nang trùng. Sau 45-54 ngày sẽ có khả năng lây nhiễm
– Nếu vật chủ (người, chó, mèo) ăn phải tôm, cua sống hoặc chưa nấu chín chứa nang trùng: khi vào ruột, ấu trùng thoát nang và xuyên qua ống tiêu hóa đến xoang bụng, ở lại xoang bụng 30 ngày, sau đó xuyên qua màng phổi từng đôi một để phát triển thành sán trưởng thành và sống 6-16 năm
Câu 16: Nguyên tắc và biện pháp phòng chống sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột (Clonorchis sinensis, Paragonimus ringeri, Fasciolopcis buski)?
1. Nguyên tắc
1) Phải kết hợp nhiều biện pháp
2) Phải có kế hoạch cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
2. Biện pháp
1) Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh
2) Vệ sinh môi trường: diệt ốc trung gian truyền bệnh, quản lý và xử lý phân, đờm, không đại tiện xuống ao, không dùng phân tươi để nuôi cá
3) Vệ sinh ăn uống:
– Không ăn gỏi cá, không ăn cá chưa nấu chín dưới mọi hình thức (đối với sán lá gan)
– Không ăn gỏi tôm, gỏi cua, không ăn tôm, cua chưa nấu chín, không ăn tôm, cua nướng (đối với sán lá phổi)
– Không ăn sống thực vật thủy sinh dưới mọi hình thức (đối với sán lá ruột)
4) Phòng bệnh cho heo bằng cách không cho heo ăn bèo, rong, rêu và lục bình sống (đối với sán lá ruột)
5) Phát hiện và điều trị người bệnh
Câu 17: Nguyên tắc phòng chống tiết túc y học?
1) Phải tiến hành lâu dài, thường xuyên và liên tục
2) Phải có kế hoạch cụ thể, có trọng tâm và trọng điểm. Chọn loại tiết túc nguy hiểm để phòng chống trước
3) Phải dựa vào sinh thái của tiết túc để phòng chống
4) Phải kết hợp các biện pháp để phòng chống
5) Khi có dịch khẩn cấp xảy ra, phải dùng phương pháp hóa học để diệt tiết túc
6) Phải chú ý đến vấn đề kháng hóa chất của các loại tiết túc
Câu 18: Nêu 1 số biện pháp cụ thể áp dụng trong phòng chống tiết túc y học?
1) Giảm khả năng sinh sản của tiết túc:
– Triệt nơi sinh sản của tiết túc
– Thay đổi môi trường sống thuận lợi của tiết túc
– Dùng hóa chất:
+ Tạo ra các giống đực ko sinh sản được
+ Triệt sản 1 số tiết túc
– Dùng phương pháp lai ghép để tạo ra thế hệ con lai bị vô sinh hoặc ko có khả năng truyền bệnh
2) Khống chế sự tiếp thu mầm bệnh vào tiết túc: phát hiện và điều trị người bệnh
3) Khống chế sự xâm nhập mầm bệnh từ tiết túc vào người:
– Xua đuổi, hun khói, nằm màn, mặc quần áo kín
– Dùng súc vật (trâu, bò, heo) làm hàng rào che chắn để tiết túc ko đốt người
4) Diệt tiết túc:
– Biện pháp hóa học: dùng các chất clo hữu cơ, phospho hữu cơ
– Biện pháp sinh học: dùng các kẻ thù tự nhiên của tiết túc như: cá, nấm, giun và vi khuẩn diệt bọ gậy
Câu 19: Nguyên tắc điều trị bệnh nấm và các biện pháp phòng chống bệnh nấm?
1. Nguyên tắc điều trị
1) Ngăn ngừa sự phát triển của nấm: thay đổi môi trường (kiềm hóa môi trường), làm mát chỗ bám của nấm
2) Kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh
3) Dùng thuốc và hóa chất diệt nấm
2. Biện pháp phòng chống
1) Tăng cường vệ sinh, ngăn ko cho nấm xâm nhập vào cơ thể: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm
2) Khống chế đường lây lan của nấm: cách ly, tiệt khuẩn người bệnh, xử lý chất thải của người bệnh
3) Phát hiện và điều trị người bệnh
4) Vệ sinh nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hạn chế các yếu tố thuận lơi, điều trị tốt các bệnh mạn tính, phòng lây nhiễm HIV
Câu 20: Phương thức nhiễm và đặc điểm của Larva migrans nội tạng do giun đũa chó, mèo (Toxocara canis, Toxocara cati)?
1. Phương thức nhiễm
1) Tác nhân gây bệnh: thường là giun đũa ký sinh trong ruột non của chó (Toxocara canis), mèo (Toxocara cati)
2)
– Khi chó (mèo) lớn lên, do cơ chế miễn dịch: giun trong ruột bị đẩy ra ngoại cảnh và đẻ trứng, trứng sống được nhiều tháng ở ngoại cảnh
– Người nhiễm trứng thường là trẻ em chơi với đất, chơi với chó (mèo) hoặc người lớn làm việc gần gũi với chó (mèo). Tại ruột non, ấu trùng giai đoạn II chui ra khỏi trứng, xuyên qua thành ruột, theo tuần hoàn đi đến các cơ quan nội tạng (tim, gan, phổi…), sống được nhiều tháng (có khi nhiều năm)
– Nếu chó (mèo) con nuốt trứng, 1 số ấu trùng lên phổi, sau đó theo phế quản, khí quản lên hầu rồi xuống ruột non để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành, 1 số khác tiếp tục đi lang thang trong các cơ quan nội tạng
– Khi chó (mèo) có thai, ấu trùng nhiễm vào bào thai hoặc tuyến vú -> truyền cho chó (mèo) con khi chúng bú mẹ
2. Đặc điểm
1) Dịch tễ: bệnh phổ biến khắp nơi, BN thường là trẻ em từ 1-4 tuổi, trong nhà có nuôi chó, mèo
2) Lâm sàng:
– Ở trẻ em: bệnh khởi phát từ từ gây sốt nhẹ
+ Ăn ít, gầy yếu, nôn ói, tiêu chảy. Gan to cứng, ko đau, lách đôi khi hơi to
+ Đau cơ và khớp
+ Ho có đờm kèm theo bạch cầu ái toan, khó thở dạng suyễn
+ Da nổi dát đỏ hoặc mề đay, hồng ban đa dạng
– Ở người lớn:
+ Đôi khi không có triệu chứng, đôi khi sốt nhẹ, đôi khi giảm thị lực 1 bên
+ Khó thở dạng suyễn
+ Da nổi mẩn đỏ, ngứa
Câu 21: Chu kỳ phát triển của giun xoắn (Trichinella spiralis)?
1) Đặc điểm chu kỳ: phức tạp, trải qua nhiều vật chủ trung gian (heo, chuột…)
2)
– Vị trí ký sinh: ruột non (có khi ở ruột già)
– Nếu người ăn phải thịt heo chưa nấu chín mang kén chứa ấu trùng giun xoắn: khi vào dạ dày, ấu trùng thoát khỏi vỏ kén và di chuyển xuống ruột non (sau 1-2 h) để phát triển thành giun trưởng thành (sau 24 h)
– Vào ngày thứ 4-5, giun cái đẻ ra ấu trùng trong các bạch mạch của ruột (thời gian đẻ kéo dài từ 10-30 ngày), ấu trùng theo hệ bạch huyết về tim phải, lên phổi rồi tới tim trái để đi đến tổ chức: cơ hoành, cơ lưỡi, cơ vân… và phát triển thành kén (có khả năng lấy nhiễm sau 10-15 ngày và tồn tại trong 20 năm)
– Thời gian hoàn thành chu kỳ: 4-5 tuần, đời sống của giun xoắn: ngắn
Câu 22: Chu kỳ phát triển của giun lươn (Strongyloides stercoralis)?
1) Vị trí ký sinh: ruột non
– Sau khi thụ tinh, giun đực chết và theo phân ra ngoài, giun cái có thể đẻ trứng mà không cần thụ tinh. Trứng nở ra ngay trong ruột non cho ra ấu trùng có thực quản ụ phình, ấu trùng này theo phân ra ngoại cảnh
2) Chu trình gián tiếp:
– Trong điều kiện khí hậu thuận lợi, phần lớn ấu trùng có thực quản ụ phình phát triển thành giun lươn sống tự do (ở ngoại cảnh)
– Ấu trùng có thực quản ụ phình (từ giun lươn sống tự do và 1 phần từ giun lươn sống ký sinh) phát triển thành ấu trùng có thực quản hình ống
3) Chu trình trực tiếp:
– Ấu trùng có thực quản hình ống xuyên qua da vào tuần hoàn TM về tim, lên phổi, theo phế quản, khí quản lên hầu rồi xuống ruột non và ký sinh ở đó
– Ở phổi, ấu trùng có thể không thoát khỏi mao mạch để vào phế nang mà vẫn tiếp tục đi theo luân chuyển của máu định vị lạc chỗ ở cơ quan khác
– Suốt thời kỳ di chuyển trong máu, ấu trùng trải qua 2 lần lột xác trước khi trưởng thành. Trứng giun được đẻ sau 28 ngày
4) Chu trình tự nhiễm: bị nhiễm theo 2 cách:
(1) Suy giảm miễn dịch hoặc giảm nhu động ruột: ấu trùng có thực quản ụ phình phát triển thành ấu trùng có thực quản hình ống, xuyên qua thành ruột vào tuần hoàn TM và tiếp tục chu trình trực tiếp
(2) Không được vệ sinh chu đáo: ấu trùng có thực quản ụ phình theo phân ra ngoài còn dính lại ở hậu môn, phát triển thành ấu trùng có thực quản hình ống, xuyên qua niêm mạc hậu môn vào tuần hoàn TM và tiếp tục chu trình trực tiếp
Câu 23: Nêu các thuốc điều trị giun sán và đơn bào đường ruột gây bệnh?
1. Giun
Giun đũa
Pyrantel pamoate
Mebendazol
Albendazol
Giun tóc
Mebendazol
Albendazol
Giun móc/mỏ
Pyrantel pamoate
Mebendazol
Albendazol
Giun kim
Pyrantel pamoate
Mebendazol
Albendazol
Giun lươn
Thiabendazol
Giun xoắn
Thiabendazol
Mebendazol phối hợp với corticoid
Albendazol phối hợp với corticoid
2. Sán
Sán dây heo
Praziquantel
Niclosamid
Sán dây bò
Praziquantel
Niclosamid
Sán lá phổi
Praziquantel
Sán lá gan nhỏ
Praziquantel
Sán lá ruột
Praziquantel
Niclosamid
3. Đơn bào đường ruột
Amip
Metronidazol
Tinidazol
Trùng roi đường ruột (Giardia lamblia)
Metronidazol
Tinidazol
Ornidazol
Câu 24: Mô tả đặc điểm sinh học và chu kỳ của Entamoeba histolytica?
1. Đặc điểm sinh học
1) Dinh dưỡng = cách xâm chiếm theo kiểu thực bào
2) Thể hoạt động ăn hồng cầu (gặp trong phân người bị bệnh lỵ amip cấp tính) chuyển động nhanh hơn thể minuta (gặp trong phân người bình thường)
3) Sinh sản vô giới = cách phân đôi cơ thể
4) Ký sinh chủ yếu ở đại tràng
2. Chu kỳ
1) Chu kỳ hoại sinh:
– Nếu người ăn/uống phải bào nang già có 4 nhân: khi vào ruột non, vỏ nứt ra giải phóng amip thể 4 nhân. Từ amip thể 4 nhân phát triển thành amip thể 8 nhân rồi phân chia thành 8 thể minuta có 1 nhân và nguyên sinh chất bao bọc bên ngoài. Thể này sống hội sinh ở ruột mà không gây bệnh
– Khi ruột bình thường, thể minuta chuyển thành thể bào nang theo phân ra ngoài trở thành nguồn bệnh nguy hiểm
– Khi có RLTH, thể minuta có thể trực tiếp ra ngoài theo phân
2) Chu kỳ gây bệnh:
– Trong những điều kiện đặc biệt, thể minuta chuyển thành thể hoạt động ăn hồng cầu, xâm nhập vào thành đại tràng rồi nhân lên rất nhanh, tạo thành các ổ abces, làm chảy mủ và để lại các vết loét trên thành ruột. Sau đó tạo sẹo và hình thành nên các u ở ruột
– Nếu amip lọt vào thành mạch máu bị vỡ thì nó theo máu đến gan và các phủ tạng khác gây ra bệnh amip ngoài ruột
Câu 25: Lý giải tác hại và biến chứng của bệnh amip?
1) Bệnh lỵ amip cấp tính:
– Triệu chứng: đi ngoài phân lỏng, phân nhầy lẫn mủ và máu, đau quặn bụng kèm theo mót rặn, toàn trạng mất nước và mệt mỏi (do thể hoạt động ăn hồng cầu tạo thành các ổ abces, làm chảy mủ và để lại các vết loét trên thành ruột)
– Các biến chứng thường xảy ra:
+ Chảy máu đường tiêu hóa (do thủng ruột)
+ Hội chứng lồng ruột hoặc bán lồng ruột
+ U đại tràng (do các vết loét để lại sẹo)
2) Bệnh lỵ amip mạn tính: do điều trị bệnh lỵ amip cấp tính không tốt nên bệnh chuyển sang mạn tính và hay tái phát
3) Bệnh amip ở gan: do amip lọt vào thành mạch máu bị vỡ rồi theo máu đến gan, gây ra các tổn thương:
– Abces gan
– Viêm gan amip lan tỏa
4) Bệnh amip ở phổi – màng phổi: hầu hết đều là thứ phát sau abces gan do vỡ ổ abces -> nên abces phổi thường khu trú ở đáy phổi (P)
5) Bệnh amip ở các phủ tạng khác: do amip lọt vào thành mạch máu bị vỡ rồi theo máu đến các phủ tạng: não, lách, tủy xương…
Câu 26: Chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán bệnh amip đường ruột và ngoài ruột?
1) Xét nghiệm phân trực tiếp tìm thể hoạt động ăn hồng cầu, thể minuta và thể bào nang
2) Làm tiêu bản và nhuộm, soi tìm amip
3) Phản ứng huyết thanh học:
– Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp
– Ngưng kết hồng cầu gián tiếp
– Miễn dịch điện di
– Test ELISA
4) Công thức máu: tăng bạch cầu gặp trong abces gan do amip
5) Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm bụng, chụp nhấp nháy gan, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ
6) Soi trực tràng: là xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán bệnh amip đường ruột
Câu 27: Nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng chống amip?
1. Nguyên tắc điều trị
1) Ưu tiên điều trị nội khoa
2) Điều trị ngoại khoa chỉ dùng hỗ trợ cho điều trị nội khoa, làm thoát mủ cho các abces lớn
2. Biện pháp phòng chống
1) Phòng bệnh cho tập thể:
– Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh
– Đảm bảo nguồn nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt
– Diệt ruồi, gián
– Vệ sinh, an toàn thực phẩm
2) Phòng bệnh cá nhân:
– Ăn chín, uống sôi
– Rửa sạch rau, củ, quả
– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Không phóng uế bừa bãi
Câu 28: Mô tả đặc điểm sinh học và chu kỳ của Giardia lamblia?
1. Đặc điểm sinh học
1) Dinh dưỡng = cách thẩm thấu qua màng
2) Thể hoạt động luôn chuyển động nhờ có 4 đôi roi và chỉ gặp trong phân lỏng
3) Sinh sản vô giới = cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc
4) Ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ruột non, đôi khi thấy trong đường dẫn mật. Ký sinh = cách bám vào tế bào biểu mô lát tầng của niêm mạc ruột
2. Chu kỳ
Nếu người ăn/uống phải bào nang của Giardia lamblia: khi vào tá tràng, vỏ nứt ra giải phóng thể hoạt động (bám rất chắc trên bề mặt màng nhầy). Thể hoạt động phân chia thành 2 cá thể mới rồi di chuyển xuống đại tràng và chuyển thành thể bào nang (có 2-4 nhân). Thể bào nang theo phân ra ngoài trở thành nguồn bệnh nguy hiểm. Thể hoạt động cũng theo phân ra ngoài nhưng chết nhanh ở ngoại cảnh
Câu 29: Mô tả đặc điểm sinh học và chu kỳ của Trichomonas vaginalis?
1. Đặc điểm sinh học
1) Dinh dưỡng = cách thẩm thấu qua màng và xâm chiếm theo kiểu thực bào
2) Sinh sản vô giới = cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc
3) Ký sinh:
– Nam giới: niệu đạo (đôi khi gặp trong túi tinh và TLT)
– Nữ giới: â m đ ạ o, niệu đạo (đôi khi gặp trong các tuyến phụ, bàng quang)
4) Dễ dàng tăng sinh và gây bệnh khi:
– pH â m đ ạ o tăng
– Hàm lượng glycogen trong niêm mạc â m đ ạ o tăng
– Folliculin giảm
– Vi khuẩn Doderlein trong â m đ ạ o giảm
2. Chu kỳ
1) T. vaginalis ký sinh duy nhất ở người, lây từ người này sang người khác qua đường t ì n h d ụ c
2) Sự phát triển của T. vaginalis ở â m đ ạ o thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt: phát triển mạnh vào trước và sau ngày thấy kinh, trong thời kỳ rụng trứng ko tìm thấy ký sinh trùng
Câu 30: Phân tích các yếu tố nguy cơ và nguồn lây nhiễm Trichomonas vaginalis?
1) Yếu tố nguy cơ:
– Có nhiều bạn tình
– Đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường t ì n h d ụ c
– Quan hệ t ì n h d ụ c ko an toàn
– Người làm nghề mại dâm
– Điều kiện vệ sinh, nước rửa, đồ dùng, quần áo ko đảm bảo
2) Nguồn lây nhiễm: người lành hoặc người bệnh mang Trichomonas vaginalis
Câu 31: Trình bày các định nghĩa cơ bản: ký sinh trùng, vật chủ, chu kỳ…
1. Ký sinh trùng
1) ĐN: là những sinh vật ký sinh trên những sinh vật khác đang sống, chiếm chất dinh dưỡng của những sinh vật này để tồn tại, phát triển và sinh sản
2) Phân loại:
– Theo thời gian ký sinh trên vật chủ
+ Ký sinh trùng vĩnh viễn
+ Ký sinh trùng tạm thời
– Theo vị trí ký sinh trên vật chủ:
+ Nội ký sinh trùng: sống sâu trong cơ thể vật chủ
+ Ngoại ký sinh trùng: sống ở da, lông, tóc, móng của vật chủ
– Theo tính chất đặc hiệu ký sinh trên vật chủ:
+ Ký sinh trùng đơn ký: chỉ ký sinh trên 1 loại vật chủ
+ Ký sinh trùng đa ký: có thể ký sinh trên nhiều loại vật chủ khác nhau
+ Ký sinh trùng lạc vật chủ: có thể ký sinh trên vật chủ bất thường
+ Bội ký sinh trùng: ký sinh trên 1 loại ký sinh trùng khác
2. Vật chủ
1) ĐN: là những sinh vật bị ký sinh trùng ký sinh hay sống nhờ
2) Phân loại:
– Vật chủ chính: là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc có khả năng sinh sản hữu giới
– Vật chủ phụ: là vật chủ mang ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa trưởng thành
– Vật chủ trung gian: là vật chủ mà qua đó ký sinh trùng phát triển 1 thời gian thì mới có khả năng phát triển ở người và gây bệnh cho người
3. Chu kỳ
1) ĐN: là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng từ mầm sống đầu tiên đến khi trưởng thành
2) Phân loại:
– Chu kỳ đơn giản: chỉ cần 1 vật chủ cũng có thể thực hiện chu kỳ
– Chu kỳ phức tạp: cần từ 2 vật chủ trở lên mới có khả năng thực hiện chu kỳ
Câu 32: Mô tả đặc điểm chung về hình thái, cấu tạo và đặc điểm ký sinh của ký sinh trùng?
1. Hình thái
1) Hình thể: khác nhau tùy loại và tùy giai đoạn phát triển
2) Màu sắc: thay đổi tùy thuộc vào vị trí ký sinh và môi trường (chấy ở đầu đen hơn rận ở quần áo)
3) Kích thước: thay đổi tùy loại (có KST chỉ vài μm như KST sốt rét, có KST dài hàng m như sán dây) và tùy giai đoạn phát triển (trứng sán dây chỉ vài μm, sán dây trưởng thành dài hàng m)
2. Cấu tạo
1) Thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh
2) Những bộ phận ko cần thiết đã thoái hóa hoặc biến đi hoàn toàn: giun đũa ko có cơ quan vận động
3) 1 số cơ quan rất phát triển:
– Bộ phận phát hiện vật chủ của muỗi và ấu trùng giun móc
– Bộ phận trích hút sinh chất (vòi muỗi, bao miệng của giun móc)
– Bộ phận bám để sống ký sinh
– Bộ phận sinh sản
4) 1 số cơ quan có cấu tạo đơn giản: cơ quan tiêu hóa của sán lá (do thức ăn đã rất chọn lọc)
3. Ký sinh
1) Đời sống và phát triển của ký sinh trùng liên quan mật thiết với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các quần thể sinh vật khác
2) Tuổi thọ của ký sinh trùng rất khác nhau: có loại chỉ sống vài tháng (giun kim), có loại sống hàng năm (giun tóc, giun móc, sán). Ở ngoại cảnh, ấu trùng dễ chết hơn trứng, trứng có vỏ dày (trứng giun đũa) tồn tại lâu hơn trứng có vỏ mỏng (trứng giun kim). Ngập nước sâu và lâu ngày thì hầu hết mầm bệnh đều chết, nắng và khô hanh lâu ngày thì cũng khó tồn tại
4. Sinh sản
1) Sinh sản vô giới: từ 1 ký sinh trùng, nhân và nguyên sinh chất phân chia để tạo ra những ký sinh trùng mới
2) Sinh sản hữu giới
3) Sinh sản lưỡng giới: 1 cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái (sán dây, sán lá)
4) Sinh sản đa phôi: từ 1 trứng có thể phát triển thành nhiều ấu trùng (sán lá)
Câu 33: Trình bày phân loại khái quát ký sinh trùng?
Có nhiều cách phân loại:
1) Theo hình thể học: dựa vào đại thể, vi thể, di truyền, siêu cấu trúc…
2) Theo sinh học: theo thứ bậc: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài
3) Cách phân loại đơn giản theo ký sinh trùng y học:
– Ký sinh trùng thuộc giới động vật:
+ Đơn bào:
(+) Cử động = chân giả: amip đường ruột và ngoài ruột
(+) Cử động = roi: trùng roi đường tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục, máu và nội tạng
(+) Cử động = lông: trùng lông (Balantidium coli)
(+) Ko có cơ quan vận động: trùng bào tử
+ Đa bào:
(+) Giun tròn: giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun kim, giun lươn, giun chỉ, giun xoắn
(+) Sán lá: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột, sán máng…
(+) Sán dây: sán dây heo, sán dây bò…
(+) Chân đốt: lớp côn trùng, lớp nhện
– Ký sinh trùng thuộc giới thực vật: gồm các loại nấm ký sinh đơn bào hoặc đa bào
Câu 34: Nêu các kiểu chu kỳ chung của các loại ký sinh trùng?
Nhìn tổng thể: có 5 kiểu chu kỳ:
1) Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn ở ngoại cảnh
2) Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn trên vật chủ
3) Kiểu chu kỳ thực hiện có giai đoạn ở ngoại cảnh, có giai đoạn trên vật chủ
4) Kiểu chu kỳ cần có vật chủ trung gian
5) Kiểu chu kỳ ko cần vật chủ trung gian
Câu 35: Trình bày đặc điểm KST và bệnh KST ở Việt Nam?
1) Đặc điểm chung của bệnh ký sinh trùng:
– Diễn tiến từ từ, tuy nhiên có thể cấp tính và ác tính
– Gây bệnh lâu dài
– Thường mang tính chất vùng, liên quan mật thiết với các yếu tố địa lý, thổ nhưỡng
– Thường gắn chặt với điều kiện kinh tế – xã hội
– Chịu ảnh hưởng rõ rệt của văn hóa – tập quán – tín ngưỡng – giáo dục
– Liên quan trực tiếp với y tế và sức khỏe công cộng
2) Ở Việt Nam: bệnh ký sinh trùng còn rất phổ biến và gây nhiều tác hại quan trọng. Tỷ lệ nhiễm cao, cường độ nhiễm lớn, tỷ lệ nhiễm phối hợp cũng cao
Câu 36: Phân tích nguyên tắc và các biện pháp phòng chống bệnh do KST?
1. Nguyên tắc
1) Phòng chống trên quy mô lớn: vì đa số bệnh ký sinh trùng là bệnh xã hội, nhiều người mắc, dễ lây lan
2) Phòng chống trong thời gian dài, có kế hoạch: vì bệnh ký sinh trùng thường kéo dài và tái nhiễm liên tục
3) Kết hợp nhiều biện pháp với nhau
4) Lồng ghép với các hoạt động, chương trình, dịch vụ y tế khác
5) Xã hội hóa công tác phòng chống
6) Kết hợp với chăm sóc sức khỏe ban đầu
7) Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên để giải quyết trước
8) Kết hợp phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người, vật nuôi và môi trường
2. Biện pháp
1) Diệt ký sinh trùng:
– Phát hiện và điều trị triệt để người bệnh, người mang ký sinh trùng
– Diệt ký sinh trùng trên vật chủ trung gian
– Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh
2) Cắt đứt chu kỳ của ký sinh trùng
3) Các biện pháp chung:
– Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể
– Vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt
– Quản lý và xử lý phân thích hợp
– Phòng chống côn trùng đốt
– Truyền thông giáo dục sức khỏe
– Phát triển kinh tế – xã hội
– Phát triển mạng lưới y tế cơ sở
– Nâng cao trình độ giáo dục và dân trí