Đề cương PHCN k14

PHCN

Câu 1: Nêu các yếu tố đảm bảo sức khỏe?

Câu 2: Trình bày định nghĩa tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật, cho ví dụ ?

Câu 3: Hãy trình bày cách phòng ngừa khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật?

Câu 4: Hãy trình bày phân loại tàn tật và hậu quả tàn tật?

Câu 5: Định nghĩa và phân tích định nghĩa PHCN?

Câu 6: Nêu mục đích của PHCN?

Câu 7: Hãy trình bày các hình thức PHCN?

Câu 8: Trình bày khái niệm thương tật thứ cấp, cho ví dụ minh họa?

Câu 9: Mô tả thương tật thứ cấp thường gặp sớm nhất và cách phòng ngừa các thương tật thứ cấp đó ?

Câu 10: Nêu tác dụng sinh lý của thủy nhiệt trị liệu?

Câu 11: Nêu tác dụng sinh lý của tia hồng ngoại?

Câu 12: Nêu nội dung các bậc thử cơ?

Câu 13: Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản đo tầm hoạt động khớp?

Câu 14: Nêu tác dụng và chỉ định vận động thụ động, vận động chủ động có trợ giúp, vận động chủ động

Câu 15: Mô tả mẫu co cứng của bệnh nhân liệt nữa người do TBMMN?

Câu 16: Mô tả các tư thế nằm đúng cho bệnh nhân liệt nữa người do TBMMN?

Câu 17: Trình bày cách chăm sóc và phục hồi bệnh nhân tổn thương tủy sống giai đoạn 2?

Câu 18: Trình bày cách sữa chữa các nguyên nhân cơ giới gây đau lưng?

Câu 19: Trình bày cách đo tầm vận động khớp gối.

Câu 20: Trình bày cách thử cơ nhị đầu cánh tay.

Câu 21: So sánh tác dụng sinh lý của hồng ngoại trị liệu và siêu âm trị liệu.

Câu 22: Trình bày các loại tổn thương thần kinh ngoại biên.

Câu 23: Nêu các bài tập làm mạnh cơ và các bài tập làm tăng tầm vận động khớp.

Câu 24: Phân loại dụng cụ phục hồi chức năng.

Câu 25: Trình bày mục đích và phương pháp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên.

Câu 26: Trình bày cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống giai đoạn 1.

Câu 27: Trình bày chẩn đoán và lượng giá chức năng bệnh nhân tổn thương tủy sống.

Câu 28: Trình bày nguyên tắc chẩn đoán đau lưng.

Câu 29: Nêu các loại cử động khớp.

Câu 30: Nêu những nguyên nhân gây tổn thương tủy sống.

Câu 1: Nêu các yếu tố đảm bảo sức khỏe?

1. Đảm bảo dinh dưỡng.

2. Cung cấp nước tốt.

3. Tiện nghi sinh hoạt và lao động thích hợp.

4. Đảm bảo an toàn môi trường tự nhiên xã hội.

5. Chăm sóc sức khỏe: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.


Câu 2: Trình bày định nghĩa tình trạng khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật, cho ví dụ ?

1. Khiếm khuyết

+ Là sự mất mát, thiếu hụt hay bất thường về cấu trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý.

+ Ví dụ:

Một anh thương binh bị cụt mất một chân. Đó là khiếm khuyết (sự mất mát, thiếu hụt về giải phẫu).

2. Giảm khả năng :

+ Từ khiếm khuyết có thể dẫn đến giảm khả năng. Giảm khả năng là mất hoặc giảm một hoặc nhiều khả năng nào đó của cơ thể.

+ Ví dụ:

Giảm khả năng đi của anh thương binh.

3. Tàn tật :

+ Thường do khiếm khuyết, giảm khả năng gây nên. Tàn tật là tình trạng người bệnh do khiếm khuyết, giảm chức năng ngăn cản người đó thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong xã hội mà người cùng tuổi, cùng giới, cùng hoàn cảnh, cùng công việc thực hiện được.

Tàn tật được đề cập đến vai trò của một cá thể tham gia vào các hoạt động có liên quan trong xã hội.

+ Ví dụ: Người cụt chân không thể đi học được, người chậm phát triển tâm thần không được tham gia đào tạo nghề vì giáo viên không biết dạy cho họ bằng cách nào.

Câu 3: Hãy trình bày cách phòng ngừa khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật?

1. Khiếm khuyết

Các biện pháp để người bình thường và bệnh nhân không trở thành khiếm khuyết gọi là phòng ngừa tàn tật cấp I, bao gồm:

– Tiêm chủng.

– Phát hiện và điều trị sớm, đúng bệnh.

– Bảo đảm dinh dưỡng cho xã hội đặc biệt là bà mẹ và trẻ em.

– Giáo dục sức khỏe trong nhân dân.

– Bảo vệ bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ.

– Cung cấp nước tốt.

– Trong sạch môi trường tự nhiên và trong xã hội.

– Phát triển sớm mạng lưới VLTL và PHCN đặc biệt là PHCN dựa vào cộng đồng.

2. Giảm khả năng :

Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết dẫn đến giảm khả năng gọi là phòng ngừa tàn tật cấp II, bao gồm:

– Phát hiện khiếm khuyết sớm.

– Điều trị sớm và đúng bệnh.

– Tìm công ăn việc làm, dạy nghề.

– Giáo dục đặc biệt.

– Phát triển tốt mạng lưới VLTL- PHCN.

3. Tàn tật :

Ngăn ngừa tình trạng giảm khả năng dẫn đến tàn tật gọi là phòng ngừa tàn tật cấp III, bao gồm:

– Các biện pháp ngừa cấp I, II.

– Triển khai PHCN ở mọi cơ sở điều trị và nơi có nguy cơ khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật.

– Áp dụng các dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình, thay thế với kỹ thuật thích nghi, các kỹ thuật phục hồi thường là VLTL, dạy nói, hoạt động trị liệu, giáo dục đặc biệt, đào tạo nghề và kiếm công ăn việc làm tăng thu nhập.

Câu 4: Hãy trình bày phân loại tàn tật và hậu quả tàn tật?

I. Phân loại tàn tật:

* Để dễ thống kê, điều tra cơ bản thường người ta chia tàn tật làm 3 nhóm :

1. Tàn tật do rối loạn tâm thần, kể cả trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ.

2. Tàn tật thể chất, bao gồm:

a. Tàn tật do bệnh cơ quan vận động:

– Liệt cứng do tổn thương não.

– Bại liệt do tổn thương tủy.

– Các bệnh về cơ.

– Các bệnh về khớp.

– Liệt do tổn thương TK ngoại biên.

b. Tàn tật do các cơ quan giác quan:

– Do bệnh về mắt.

– Các bệnh về cơ quan thính giác.

– Các bệnh ảnh hưởng đến ngôn ngữ.

c. Tàn tật do bệnh các cơ quan nội tạng: là người có một hoặc nhiều cơ quan mất chức năng ngăn cản người đó thực hiện vai trò của mình trong xã hội như;

– Các bệnh tim mạch.

– Các bệnh sinh dục, tiết niệu.

– Các bệnh về nội tiết.

3. Đa tàn tật: Người tàn tật mắc hai tàn tật trở lên như người điếc lại bị mù…

* Với PHCN dựa vào cộng đồng, người ta chỉ nêu lên 7 nhóm tàn tật thường gặp trong nhân dân:

– Khó khăn về vận động.

– Khó khăn về học hành.

– Khó khăn về nhìn.

– Khó khăn về nghe nói.

– Người có hành vi xa lạ.

– Người bị động kinh.

– Người bị mất cảm giác (bệnh phong).

III. Hậu quả của tàn tật:

1. Đối với xã hội:

– Bản thân người tàn tật không tham gia quá trình sản xuất trong xã hội.

– Xã hội phải chi một số vốn, giúp đỡ người tàn tật.

– Thái độ xã hội sai trái, thường không chú ý đến nhu cầu của người tàn tật và không đánh giá đúng vai trò của họ.

2. Đối với gia đình:

– Người tàn tật không được tham gia các hoạt động trong gia đình.

– Gia đình không những không có thu nhập của người tàn tật mà còn phải tốn thời gian và tiền của để nuôi dưỡng chăm sóc họ.

– Thường bị dư luận xã hội dèm pha.

3. Đối với bản thân người tàn tật.

– 90% trẻ em tàn tật chết dưới 20 tuổi.

– Tỷ lệ mắc bệnh hiểm nghèo rất cao.

– Họ thường bị thất học, ít có dịp học nghề.

– Thất nghiệp cao, thu nhập thấp.

– Không có cơ hội lập gia đình.

– Bị xã hội coi thường, không đếm xỉa đến nhu cầu, bị xa lánh, tách biệt và đối xử không bình đẳng.

Câu 5: Định nghĩa và phân tích định nghĩa PHCN?

Phục Hồi Chức Năng (PHCN) là dùng các biện pháp Y học, xã hội học, giáo dục, kỹ thuật làm giảm tác động tối đa của khiếm khuyết, giảm chức năng, tàn tật, bảo đảm cho người tàn tật hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.

Kỹ thuật phục hồi chức năng rất phong phú và đa dạng:

1. Các kỹ thuật can thiệp vào cơ thể người tàn tật.

– Y học: Phẫu thuật chỉnh hình, y học nội khoa, các kỹ thuật.

– Sản xuất cung cấp các dụng cụ chỉnh hình thay thế như mắt kính, tai nghe, xe lăn, máy phát âm thanh…

2. Các kỹ thuật trợ giúp con người hoạt động.

– Ngôn ngữ trị liệu.

– Hoạt động trị liệu.

– Vận động trị liệu.

– Sản xuất chi giả, dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ thay thế.

– Tâm lý trị liệu.

3. Các kỹ thuật giúp đỡ người tàn tật tham gia hội nhập xã hội

– Cán bộ xã hội.

– Giáo dục đặc biệt: giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt.

– Dạy nghề, cải thiện môi trường.

Câu 6: Nêu mục đích của PHCN?

1. Giúp cho người tàn tật có khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng xử, nghề nghiệp.

2. Phục hồi tối đa giảm khả năng về thể chất, tâm lý, xã hội.

3. Ngăn ngừa các thương tật thứ cấp.

4. Tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật.

5. Thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội.

6. Cải thiện môi trường, rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như đường đi, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hoá, du lịch, thể thao.

7. Tạo thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ có chất lượng sống tốt hơn.

Câu 7: Hãy trình bày các hình thức PHCN?

1. PHCN tại các trung tâm:

Người tàn tật phải đến các trung tâm có cán bộ chuyên khoa và trang thiết bị phục hồi chức năng đầy đủ.

* Ưu điểm:

Tập trung chuyên gia, phương tiện nên có thể phục hồi những trường hợp khó, nặng.

* Nhược điểm:

+ Bệnh nhân phải đi xa.

+ Không thích hợp, không sát với nhu cầu người tàn tật ở địa phương họ.

+ Tỉ lệ được phục hồi ít.

+ Giá thành cao.

2. PHCN ngoài trung tâm:

Cán bộ PHCN đem phương tiện đến nơi có người tàn tật để PHCN.

* Ưu điểm:

+ Phục hồi tại địa phương.

+ Có lợi cho bệnh nhân hơn, số lượng người được PH có thể tăng lên.

* Nhược điểm:

+ Chi phí cho cán bộ lớn.

+ Thiếu cán bộ PHCN.

3. PHCN dựa vào cộng đồng:

Là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh vực phục hồi chức năng, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của người tàn tật. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai qua cố gắng hợp tác của người tàn tật, gia đình họ cũng như cộng đồng với dịch vụ xã hội, nghề nghiệp, giáo dục và sức khoẻ một cách thích ứng.

* Ưu điểm:

+ Công tác phục hồi được xã hội hóa cao.

+ Tỉ lệ người tàn tật được phục hồi cao nhất.

+ Chất lượng bảo đảm vì đáp ứng nhu cầu hội nhập xã hội giữa phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và phục hồi chức năng tại viện có mối liên quan mật thiết.

+ Chi phí chấp nhận được.

+ Lồng ghép chương trình PHCN dựa vào cộng đồng vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng giải quyết được nhân lực, ngân quỹ và quản lý.

* NỘI DUNG CỦA PHCN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.

1. Phát hiện thương tật trẻ em, người lớn có khó khăn về nghe, nói, nhìn và vận động; người động kinh, người chậm phát triển tinh thần, người có hành vi xa lạ, người mất cảm giác tay chân và người có thương tật khác.

2. Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích thích sớm trong khi chơi đùa.

3. Huấn luyện về giao tiếp cho người có khó khăn về nghe nói.

4. Huấn luyện các chức năng sinh hoạt hàng ngày như: ăn mặc, bài tiết, vệ sinh cá nhân, công việc nội trợ.

5. Huấn luyện và vận động sản xuất ra những dụng cụ trợ giúp cần thiết để giúp đỡ NKT.

6. Học tập.

7. Hòa nhập xã hội.

8. Tìm việc làm tăng thu nhập.

9. Hệ thống tham vấn chuyên môn:

– Khám theo dõi sức khỏe.

– Tham vấn bác sĩ chuyên khoa: nội, ngoại, nhi, TMH, mắt, tâm thần…

– Kỹ thuật PHCN cao hơn.

10. Lưu trữ hồ sơ y tế.

11. Báo cáo.

12. Lượng giá.

13. Tái lập chương trình.

Câu 8: Trình bày khái niệm thương tật thứ cấp, cho ví dụ minh họa?

1. Định nghĩa:

Thương tật thứ cấp là thương tật phát sinh thêm trong quá trình điều trị và theo dõi chăm sóc không toàn diện hoặc không đúng.

2. Ví Dụ:

– Một người bị tai nạn gãy xương, hoặc cao HA gây TBMMN gây liệt nửa người đó là bệnh đầu tiên. Nếu không đặt đúng tư thế hoặc không chăm sóc tốt người bệnh sẽ bị co rút, loét da hoặc nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, ở người lớn tuổi có thể bị loãng xương…

Câu 9: Mô tả thương tật thứ cấp thường gặp sớm nhất và cách phòng ngừa các thương tật thứ cấp đó ?

1. Loãng xương:

Để chẩn đoán loãng xương người ta dựa vào triệu chứng như đau xương ở những người có yếu tố nguy cơ, trên phim XQ thấy hình ảnh mất chất vôi qua hình ảnh giảm cản quang. Ngày nay người ta dùng máy đo độ đậm đặc xương để xác định mức độ loãng xương.

* Phòng Ngừa: Cho BN vận động sớm, kéo dài trong suốt thời gian bất động bằng cách co cơ đẳng trương (lên gân) các cơ bị bất động, vận động tất cả các khớp không bị bất động.

2. Teo cơ:

Nếu người bệnh nằm lâu trên giường không hoạt động, không cử động bắp thịt sẽ giảm bớt sức mạnh và nhỏ lại.

* Có 2 loại teo cơ xảy ra: do mất thần kinh chi phối và do không cử động.

* Phòng ngừa:

– Các cơ cần được hoạt động dưới hình thức co bóp và thư giãn.

– Trong trường hợp không thể tự co bóp được có thể sử dụng kích thích điện để gây co cơ.

3. Co rút cơ:

Là tình trạng cơ khỏe bị ngắn lại, co mạnh, các cơ yếu bị giãn và dài ra, gây hạn chế tầm vận động của khớp và gây biến dạng khớp. Co rút có thể gây biến dạng khớp ở tư thế gập hoặc tư thế duỗi.

* Phòng ngừa:

– Hạn chế thời gian bất động.

– Vận động các khớp hết tầm vận động.

– Thay đổi tư thế bất động.

– Đặt bệnh nhân ở tư thế đúng.

– Đôi khi cần can thiệp phẫu thuật.

4. Cứng khớp:

Bất động lâu => co rút cơ, dây chằng, bao khớp =>Dịch ổ khớp ít ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng của sụn và đầu xương gây thoái hóa khớp, dây chằng, đầu xương gây cứng khớp.

* Phòng ngừa:

– Vận động khớp hết tầm vận động.

– Bắt buộc phải bất động lâu thì phải chấp nhận, sau đó phải tập kéo dãn, phẫu thuật chỉnh hình để phục hồi lại.

5. Loét do đè ép:

Loét do đè ép (hay còn gọi là loét giường) là loét hình thành trên phần tổ chức gần xương của cơ thể khi người bệnh nằm hoặc ngồi lâu ép lên vùng đó.

* Yếu tố thuận lợi:

– Da, ra giường ướt.

– Phần cơ thể bị liệt.

– Các bệnh về tim mạch gây rối loạn tuần hoàn.

– Rối loạn cung cấp năng lượng: Thiếu dinh dưỡng nhất là thiếu đạm.

– Mất cảm giác.

– Các bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, thiếu protein.

– Đặt sonde lâu ngày gây loét niệu đạo.

* Phòng ngừa:

– Giảm các yếu tố thuận lợi.

– Giảm sự đè ép, rút ngắn thời gian bị đè ép.

+ Thay đổi tư thế 1h/ 1 lần (xoa bóp trên vùng tì đè) phát hiện vết đỏ da tồn tại trên 15 phút.

+ Tăng thêm phần tiếp xúc của cơ thể với mặt ghế hoặc mặt giường.

+ Phải có đệm bằng vật liệu mền, đàn hồi, dày.

– Hướng dẫn cho bệnh nhân tự kiểm tra và tự lăn trở.

– Tập thụ động và chủ động.

– Dinh dưỡng tốt.

6. Rối loạn tiêu hóa:

Do bất động lâu => giảm nhu động ruột, giảm trao đổi chuyển hóa, ứ đọng máu mạc treo gây táo bón.

* Phòng ngừa:

– Thường xuyên thay đổi tư thế cho BN.

– Xoa bóp nhẹ vùng bụng, khung đại tràng.

– Cho bệnh nhân uống nhiều nước trong ngày.

– Dùng thuốc nhuận tràng, thụt tháo, ….

7. Rối loạn tiết niệu:

Bất động lâu gây bí tiểu, sỏi tiết niệu dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

* Phòng ngừa:

– Cho uống nước khoảng 2,5l/ ngày.

– Chườm nước ấm.

– Thay đổi tư thế 2h/ lần nếu chưa có chỉ định cho bệnh nhân đứng dậy.

– Vệ sinh sonde tiểu, đường sinh dục tránh nhiễm trùng.

8. Rối loạn hô hấp:

Nhiễm trùng hô hấp, xẹp phổi, nghẽn mạch phổi.

* Phòng ngừa:

– Hô hấp liệu pháp: Vỗ, rung, ho để thải trừ đờm dãi.

– Hút đờm dãi bằng máy, cho bệnh nhân thổi phế dung kế.

9. Rối loạn tim mạch:

* Huyết khối tĩnh mạch:

– Ứ máu tĩnh mạch nhất là vùng gan.

– Mất sự thích nghi của tĩnh mạch.

– Phòng ngừa:

+ Thuốc chống đông Heparin.

+ Cho bệnh nhân dậy sớm, vận động chi dưới.

+ Đặt chi dưới ở tư thế hơi cao.

+ Hô hấp liệu pháp.

* Tim: Mất hiện tượng thích ứng ở tư thế đứng và gắng sức.

– Phòng ngừa:

+ Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm.

+ Dùng băng chun ở cẳng chân từng giai đoạn.

10. Rối loạn tâm thần:

– Cần phải động viên bệnh nhân có ý chí để chiến thắng bệnh tật.

– Chống quan niệm bỏ rơi của nhiều người.

– Tổ chức vui chơi, giải trí cho bệnh nhân.

Câu 10: Nêu tác dụng sinh lý của thủy nhiệt trị liệu?

I. Tác dụng nhiệt :

1. Nước nóng:

– Tăng tuần hoàn máu và nhịp tim.

– Tăng tiết mồ hôi.

– Hạ huyết áp, tăng nhịp thở.

– Tăng bài tiết nước tiểu.

– Giảm tính nhạy cảm của hệ thần kinh.

2. Nước lạnh:

– Giảm phù nề.

– Giảm nhu cầu dinh dưỡng trong các tổ chức, giảm hoạt động thực bào.

II. Tác dụng cơ học:

1. Trạng thái tĩnh:

Nước không luân chuyển có sức đẩy và sức ép đặt trong nó và cản lại sự chuyển động của vật.

2. Trạng thái động:

Nước luân chuyển có tác dụng kích thích các thụ thể cảm giác của da giống như sự xoa bóp nhẹ làm giãn cơ và giảm đau.

Câu 11: Nêu tác dụng sinh lý của tia hồng ngoại?

– Trên tuần hoàn: Giãn mạch, tăng cường lưu thong máu, đỏ da, tăng độ mẫn cảm của mô, tăng cường dinh dưỡng tổ chức, tăng thực bào do tăng bạch cầu tại chỗ, tăng tiết mồ hôi…

– Tác dụng lên điểm cuối của mạng lưới thần kinh trong da làm mềm cơ, thư giãn thần kinh.

Câu 12: Nêu nội dung các bậc thử cơ?

– Bậc 0: Khi kích thích không có dấu co cơ, cơ liệt hoàn toàn.

– Bậc 1: Cơ co rất yếu, chỉ có thể sờ thấy co gân của cơ đó hoặc nhìn thấy co cơ nhẹ, không thể hiện được động tác.

– Bậc 2: Cơ co có thực hiện được tầm hoạt động với điều kiện loại bỏ trọng lực chi thể.

– Bậc 3: Co cơ thực hiện được tầm hoạt động và thắng được trọng lực chi thể.

– Bậc 4: Co cơ thực hiện được tầm hoạt động, thắng trọng lực chi thể và thắng được sức cản trở vừa phải ở bên ngoài.

– Bậc 5: Cơ co hoàn toàn bình thường. Thự hiện được tầm hoạt động, thắng trọng lực chi thể, thắng được sức cản mạnh từ bên ngoài.

Câu 13: Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản đo tầm hoạt động khớp?

– Phương pháp đo theo phương pháp Zero trung tính.

– Mọi cử động của khớp đều được đo ở vị trí khởi đầu Zero.

– Ở vị trí giải phẫu duỗi của một chi thể được ghi là 00.

– Tầm hoạt động của mỗi khớp được so sánh với khớp ấy bên đối diện, nếu mất chi đối xứng có thể so với một người cùng lứa tuổi, cùng giới, cùng thể trạng.

– Tầm hoạt động được đo là tầm hoạt động thụ động và chủ động.

– Sự giới hạn được ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm. Cứng khớp được ghi nhận khi mất cử động hoàn toàn của một khớp.

– Khi khám phải nhẹ nhàng, đặt tư thế thoải mái.

– Kết hợp với thử cơ.

Câu 14: Nêu tác dụng và chỉ định vận động thụ động, vận động chủ động có trợ giúp, vận động chủ động

1. Tập vận động thụ động:

+ Tác dụng :

– Duy trì sự nguyên vẹn của khớp và mô mềm.

– Hạn chế tối thiểu hình thành co rút.

– Duy trì tính đàn hồi cơ học của cơ.

– Trợ giúp tuần hoàn và sức bền thành mạch.

– Tăng cường sự lưu thông của dịch khớp để nuôi sụn và sự thẩm thấu của các chất trong khớp.

– Giảm hoặc ức chế đau.

– Giúp quá trình lành bệnh sau chấn thương hay phẫu thuật.

+ Chỉ định:

Bệnh nhân không thể vận động một cách chủ động, hôn mê, liệt hay bất động hoàn toàn, có phản ứng viêm tại chỗ.

2. Tập chủ động có trợ giúp

+ Tác dụng :

Tăng sức mạnh cơ và lập mẫu cử động điều hợp, điều hòa thông khí, tăng cường sự đáp ứng về tuần hoàn hô hấp.

+ Chỉ định :Người bệnh có yếu cơ bậc 2.

3. Tập chủ động:

+ Tác dụng :

– Tương tự như vận động thụ động nhưng kèm theo sự co cơ.

– Duy trì tính đàn hồi và tính co giãn sinh lý của các cơ tham gia.

– Tạo ra tác dụng ngược về cảm giác từ co cơ.

– Tăng cường tuần hoàn và ngăn ngừa tạo thành huyết khối.

– Phát triển sự điều hợ và kỹ năng vận động đối với hoạt động chức năng

+ Chỉ định : có cơ lực bậc 3

Câu 15: Mô tả mẫu co cứng của bệnh nhân liệt nữa người do TBMMN?

Mẫu co cứng thường xuất hiện vào giai đoạn hồi phục, thể hiện bằng hiện tượng tăng trương lực các cơ gập ở tay và các cơ duỗi ở chân. Các khớp chi trên ở tư thế gấp, khép và xoay trong, còn các khớp ở chân tư thế duỗi và xoay ngoài. Cơ ở cổ và thân bên liệt co ngắn hơn bên lành.

– Đầu: Nghiêng về bên liệt, mặt quay sang bên lành.

– Chi trên: Mẫu co cứng gấp.

– Thân mình: Bên liệt co ngắn và xoay ra sau.

– Chi dưới: Mẫu co cứng duỗi.

Cụ thể:

– Mẫu co cứng gập ở chi trên:

+ Đầu nghiêng bên liệt.

+ Mặt quay sang bên lành.

+ Xương bả vai kéo ra sau.

+ Đai vai xệ xuống đưa ra sau.

+ Khớp vai áp xoay trong.

+ Khuỷu tay gập.

+ Cẳng tay quay sấp.

+ Cổ tay gập về phía lòng bàn tay.

+ Ngón tay gập khép.

– Mẫu co cứng duỗi ở chi dưới:

+ Hông liệt kéo lên trên ra sau.

+ Khớp háng duỗi, khép và xoay trong.

+ Ngón chân gập áp.

+ Bàn chân nghiêng trong.

+ Thân bên liệt kéo ra sau, ngắn so với bên lành.

Câu 16: Mô tả các tư thế nằm đúng cho bệnh nhân liệt nữa người do TBMMN?

– Nằm nghiêng về bên lành:

+ Đầu bệnh nhân: Được đỡ chắc chắn trên gối.

+ Thân mình: Vuông góc với mặt giường, có gối đỡ phía lưng.

+ Tay liệt: Có gối đỡ phía trước, tay duỗi khoảng 1000 so với thân.

+ Chân liệt: Có gối đỡ ngang mức thân, khớp háng duỗi, hơi gấp gối.

+ Tay lành: Ở vị trí bệnh nhân thấy thoải mái, dễ chịu.

– Nằm nghiêng về bên liệt:

+ Đầu bệnh nhân: Có gối đỡ lưng, hơi gấp.

+ Thân mình: Có gối đỡ lưng, thân nằm nửa ngửa.

+ Tay liệt: Tạo góc 900 với thân, khớp vai đưa ra trước, tay duỗi, xoay ngửa.

+ Chân liệt: Khớp háng duỗi, gối hơi gấp.

+ Tay lành: Trên gối sau lưng hoặc trên thân.

+ Chân lành: Có gối đỡ, khớp háng và gối gấp.

– Nằm ngửa:

+ Đầu bệnh nhân: Có gối đỡ chắc chắn, mặt quay sang bên liệt.

+ Vai tay bên liệt: Gối đỡ dưới xương bả vai, đưa vai ra trước. Gối đỡ tay duỗi dọc thân mình hoặc dạng ngang hoặc lên đầu.

+ Chân liệt: Gối đỡ dưới hông và đùi, chân gấp không đổ ra ngoài.

+ Chân tay lành: Ở vị trí bệnh nhân thấy thoải mái, dễ chịu.

* Lưu ý:

– Bệnh nhân phải được thay đổi tư thế từ 2-3 giờ/ lần.

– Đệm giường phải chắc chắn, mặt giường phẳng, không nâng đầu giường lên cao quá.

– Không để bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

– Tập lăn nghiêng 2 bên.

Câu 17: Trình bày cách chăm sóc và phục hồi bệnh nhân tổn thương tủy sống giai đoạn 2?

Giai đoạn này có thể phục hồi tại viện hoặc tại nhà.

– Mục tiêu:

+ Bệnh nhân học được cách thích ứng với sự tàn tật của mình, biết cách tự ngăn ngừa các biến chứng, học được cách tự chăm sóc bản thân, độc lập trong sinh hoạt càng nhiều càng tốt.

+ Bệnh nhân học cách di chuyển bằng xe lăn hoặc với các dụng cụ trợ giúp.

Cụ thể:

1. Chăm sóc đề phòng loét do tỳ đè;

Hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc da, lau chùi sạch sẽ và kiểm tra da hằng ngày bằng gương để phát hiện nguy cơ loét.

2. Phục hồi chức năng tiết niệu:

– Hướng dẫn bệnh nhân cách kích thích đi tiểu: chườm..

– Hướng dẫn cho bệnh nhân tự đặt sonde tiểu.

– Đề phòng nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Phục hồi chức năng đường ruột:

– Tập cho bệnh nhân thói quen đại tiện vào một giờ nhất định.

– Kích thích đại tiện bằng tay đeo găng hoặc thuốc.

– Bệnh nhân có thể tự soi gương để móc phân ra.

4. Tập mạnh các cơ không liệt.

5. Tập ngồi dần lên và tập di chuyển.

6. Tập với xe lăn.

7. Tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp: nạng, nẹp, thanh song song…

8. Các hoạt động trị liệu: tự mặc quàn áo, vệ sinh cá nhân.

Câu 18: Trình bày cách sữa chữa các nguyên nhân cơ giới gây đau lưng?

Tùy theo chức năng sai lệch ta có thể áp dụng các bài tập sau đây:

1. Nếu góc cùng thắt lưng tăng và độ ưỡn tăng:

Vận động tập nghiêng khung chậu:

– Khởi động bằng thế nằm ngửa, đầu gối và háng gập.

– Đưa mông lên cao, và giữ mông chứ không đưa lưng lên.

– Tiến đến giai đoạn tiếp theo là cho bệnh nhân nghiêng khung chậu với 2 chân duỗi ra, lưu ý cột sống lưng không được ưỡn ra phía trước.

2. Nếu cơ bụng yếu:

Vận động tập mạnh cơ bụng:

– Tập cuốn thân người lên: trong tư thế nằm, đầu gối và háng trong tư thế gập. BN cuốn thân người lên mang mũi đến gần đầu gối.

– Tập cuốn thân người lại từ tư thế ngồi sang tư thế nằm, tay vịn trên 2 đầu gối, thả người ra phía sau. Áp dụng khi cơ bụng quá yếu không tập cách trên được.

3. Nhóm cơ dựng lưng co thắt:

+ Tập kéo dãn cơ:

– Khởi đầu tập kéo dãn một bên rồi sang bên khác: BN nằm ngửa hai tay nắm lấy một đầu gối kéo đầu gối về phía vai cùng bên.

– Sau đó kéo cả 2 đầu gối cùng một lúc lên sát ngực một cách đều đặn.

+ Vận động tập mạnh cơ bụng:

– Có thể tập trong thế ngồi, 2 chân co lại và dang ra, gập thân mình xuống giữa 2 chân.

4. Cơ ụ ngồi co thắt:

Tập kéo dãn cơ ụ ngồi:

– BN đặt trong tư thế ngồi, một chân duỗi thẳng (chân có cơ ụ ngồi được kéo dãn) một chân co lại và đầu gối dạng ra, BN sau đó được chỉ dẫn cúi người xuống, lấy tay sờ ngón chân cái của chân duỗi.

5. Nhóm cơ gập hông co thắt:

Vận động kéo dãn nhóm cơ gập hông.

6. Xương chậu nghiêng:

Tập dãn cơ cấu ngang của cột sống.

– Sửa chữa bằng giày tật: Tăng độ dày của gót giầy phía chân bị ngắn để giữ cho xương chậu bằng lại.

– BN ở tư thế đứng với xương chậu quay ra phía sau, cách tường độ 50 -60 cm phía bị co rút cùng bên với phía tường, BN lấy tay chống vào tường và nghiêng người đẩy đường trọng lực về phía tường và do đó các cơ, dây chằng ở một bên cột sống lưng và cơ căng cân đùi được kéo dãn.

7. Sử dụng nhiệt:

Sức nóng ở đây chỉ có 2 mục đích:

– Giảm đau.

– Bớt co thắt của cơ lưng.

8. Kéo xương chậu:

Mục đích:

– Bớt sự co thắt của cơ dựng lưng.

– Giảm tình trạng ưỡn của cột sống.

Kỹ thuật:

– Hướng xéo 450.

– Đầu BN để thấp.

9. Sửa lại tư thế cho đúng:

– Tư thế lưng bằng và xương chậu nghiêng ra phía sau: Tập giữ thế khi làm việc nặng hoặc khi ngồi lâu.

– Khi cúi xuống đầu gối phải gập lại, cơ ụ ngồi không giới hạn việc nghiêng của khung chậu.

– Khi phải đứng lâu và phải hơi khom người: Nên giữ đường trọng lực đúng ngay khớp háng và trụ của chân bằng cách giữ cột sống lưng cho thẳng và có thể co một chân lại.

– Ngồi lâu phải ngồi đúng tư thế.

– Diện tích ngồi phải rộng, chân ghế phải cao vừa đủ cho chân chạm đất và tựa lưng giữ cột sống lưng cho thẳng, tránh ngồi ghế quá thấp.

Câu 19: Trình bày cách đo tầm vận động khớp gối.

– Tư thế bệnh nhân: nằm sấp trên mặt phẳng

– Trục thước đo: Dưới lồi cầu ngoài xương đùi

– Nhánh cố định: song song đường giữa mặt ngoài đùi hướng về mấu chuyển lớn xương đùi

– Nhánh di động: song song đường nối xương mác và mắt cá ngoài

– Tầm hoạt động bình thường: gập gối (0-130 độ), duỗi gối( 0-130 độ)

Nguyên tắc đo tầm hoạt động khớp

– Phương pháp đo theo phương pháp Zero trung tính.

– Mọi cử động của khớp đều được đo ở vị trí khởi đầu Zero.

– Ở vị trí giải phẫu duỗi của một chi thể được ghi là 00.

– Tầm hoạt động của mỗi khớp được so sánh với khớp ấy bên đối diện, nếu mất chi đối xứng có thể so với một người cùng lứa tuổi, cùng giới, cùng thể trạng.

– Tầm hoạt động được đo là tầm hoạt động thụ động và chủ động.

– Sự giới hạn được ghi từ vị trí khởi đầu đến cuối tầm. Cứng khớp được ghi nhận khi mất cử động hoàn toàn của một khớp.

– Khi khám phải nhẹ nhàng, đặt tư thế thoải mái.

– Kết hợp với thử cơ.

Câu 20: Trình bày cách thử cơ nhị đầu cánh tay.

– Cơ chủ vận: cơ nhị đầu cánh tay có tác dụng gập cẳng tay vào cánh tay

– Thần kinh chi phối: thần kinh cơ – bì thuộc đám rối thần kinh cánh tay

– Thử cơ: Đầu tiên thử cơ bậc 3 trước, nếu thực hiện được thì tiếp tục thử cơ bậc 4 và 5, nếu không thực hiện được thì thử cơ bậc 0,1,2.

+ Thử cơ bậc 0 và 1: Người bệnh nằm ngửa hai tay duỗi thẳng. Sờ vào phần giữa của cơ nhị đầu cánh tay khi yêu cầu người bệnh thực hiên động tác gập cẳng tay vào cánh tay. Bậc 0 là không có sự co cơ, bậc 1 là có sự co cơ.

+ Thử cơ bậc 2: Người bệnh nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng , cơ lực bậc 2 là người bệnh thực hiện được động tác gập cẳng tay vào cánh tay vì đã loại bỏ trọng lực chi thể và không có đề kháng.

+ Thử cơ bậc 3: Người bệnh đứng hoặc ngồi, hai tay duỗi thẳng, yêu cầu người bệnh gập tay lại không có sức đề kháng. Bình thường cơ lực bậc 3 người bệnh thắng được trọng lực chi thể gập tay tới 145 độ khi không có sức đề kháng.

+ Thử cơ bậc 4 và 5: Người bệnh đứng hoặc ngồi, hai tay duỗi thẳng, yêu cầu người bệnh gập tay lại có sức đề kháng suốt tầm hoạt động tại vị trí cổ tay thử cơ . Bình thường bậc 4 người bệnh thắng sức đề kháng vừa phải và bậc 5 thắng sức đề kháng tối đa, gập tay tới 145 độ.

Câu 21: So sánh tác dụng sinh lý của hồng ngoại trị liệu và siêu âm trị liệu.

*Giống nhau: Đều có tác dụng nhiệt làm dãn mạch đỏ da, giảm đau, chống viêm mạn tính, làm mềm cơ, tăng tuần hoàn và chuyển hóa.

*Khác nhau:

Hồng ngoại trị liệu

– Mức độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể rất kém, chỉ khoảng 1-3mm. Tác dụng lên điểm cuối của mạng lưới thần kinh trong da làm mềm cơ, thư giãn thần kinh.

– Không có tác dụng cơ học: xoa bóp vi thể

Siêu âm trị liệu

– Hiện tượng xoa bóp vi thể tổ chức sinh ra nhiệt do ma sát đưa nhiệt xuyên sâu vào trong cơ, hệ thống cơ khớp làm mềm sợi collagen tạo điều kiện các hoạt động diễn ra dễ dàng.

– Có tác dụng cơ học: xoa bóp vi thể, gây rung làm bóc tách và hạn chế hình thành các mô xơ sẹo để điều trị sẹo

Câu 22: Trình bày các loại tổn thương thần kinh ngoại biên.

Tổn thương TK ngoại biên: Có 3 loại

1. Gián đoạn luồng thần kinh (độ I).

Nguyên nhân: Chấn thương, đè ép chưa đủ gây tổn thương cấu trúc thần kinh do vậy giảm sự dẫn truyền thần kinh khi chẩn đoán điện, không có biểu hiện thoái hóa. Kích thích điện phía trên tổn thương không gây co cơ, nhưng luồng thần kinh vẫn bị kích thích với một dòng điện cao hơn. Ở mức độ tổn thương này vẫn biểu hiện liệt rõ rệt. Tiên lượng tốt vì có thể phục hồi trong vài tuần lễ.

2. Gián đoạn sợi trục: (độ II)

Có thoái hóa sợi trục thần kinh song các mô bao bọc vẫn còn nguyên vẹn, sợi thần kinh có thể tái sinh và phân bố lại cơ quan gốc.

Các khớp, da và cơ vùng liên quan được chăm sóc tốt thì chắc chắn sẽ được hồi phục tốt.

3. Đứt dây thần kinh : (độ III)

Cả sợi trục dây thần kinh đều bị tổn thương nặng, ở chỗ đứt khi được nối lại thì sợi trục theo đường hầm đó phân phối thần kinh đến các cơ quan. Khi mô sẹo xấu hoặc có sự di lệch của các dây TK thì sự phục hồi gặp trở ngại. Do đó luyện tập là cần thiết để PHCN.

[B]Câu 23: Nêu các bài tập làm mạnh cơ và các bài tập làm tăng tầm vận động khớp.[/B]

+ Tập theo tầm vận động thụ động: Là động tác thực hiện bởi người điều trị, hoặc dụng cụ, không có sự co cơ chủ động. Cử động trong tầm vận động không bị hạn chế của một đoạn chi thể nhờ hoàn toàn bằng lực bên ngoài.

+ Tập theo tầm vận động chủ động có trợ giúp: là động tác do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của một lực bên ngoài bởi người điều trị hay dụng cụ cơ học, máy, thậm chí cả tự trợ giúp.

+ Tập theo tầm vận động chủ động: là động tác tập do chính người bệnh tự co cơ và hoàn tất không cần trợ giúp

[B]+ [/B]Tập kháng trở: là bất kỳ bài tập chủ động nào trong đó sự co cơ động hay tĩnh bị kháng lại bởi một lực từ bên ngoài. Lực kháng bên ngoài có thể bằng tay hoặc bằng máy

[B]+ [/B]Tập kéo dãn[B]: [/B]Là động tác dùng cử động cưỡng bức do kĩ thuật viên hay do dụng cụ cơ học, cũng có thể do bệnh nhân tự kéo dãn.

+ Tập trên đệm: Tập thay đổi tư thế từ nằm sấp qua nằm ngửa,tập mạnh các cơ lưng, bụng, tập điều hợp và khéo léo…

+ Tập trong thanh song song (với nẹp hoặc không nẹp): Tập tăng sức chịu đựng khi đứng, sức nặng cơ thể, tập thăng bằng…

+ Tập thăng bằng với nạng (có hay không có nẹp): Tập thăng bằng bên, trước sau, tập kiểm soát khung chậu, cơ lưng…

+ Tập di chuyển: Tập dáng đi, tập kĩ thuật di chuyển trong xe lăn, với nạng nẹp…

[B] [B]Câu 24:[/B] [B]Phân loại dụng cụ phục hồi chức năng.[/B]

Các dụng cụ PHCN chia thành 4 nhóm sau:

[B]1. DỤNG CỤ TRỢ GIÚP[/B]

Là những dụng cụ giúp tăng cường hoặc cải thiện những chức năng bị giảm sau khi bị bệnh hoặc bị tai nạn.

[B]- Dụng cụ trợ giúp di chuyển: [/B]gồm xe lăn, thanh song song, khung tập đi, nạng nách, nạng khuỷu, gậy và các loại nẹp.

[B]- Dụng cụ trợ giúp sinh hoạt: [/B]ví dụ về loại dụng cụ này là các loại tay cầm bằng gỗ, bằng vải, BN có khó khăn khi cầm nắm các vật nhỏ như: cán thìa, bút hoặc lược: Đầu tay cầm có lỗ để cắm các đồ vật đó. Nhờ các tay cầm, BN bị liệt tủy cổ (C6-C7), BN cụt do phong hoặc co rút bàn tay…có thể sinh hoạt độc lập hơn

[B]2. CÁC DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH.[/B]

Là những dụng cụ dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa các biến dạng khớp, hoặc lệch trục chi thể do các nguyên nhân khác nhau. Những dụng cụ này BN phải đeo càng nhiều thời gian càng tốt, nhất là khi không vận động, tập luyện nhằm chỉnh trục chi thể

Các tình trạng có khả năng gây biến dạng cột sống như: gù, vẹo, gãy cung tiếp các đốt sống, lao cột sống…được chỉ định áo nẹp cột sống. Chúng có thể được làm bằng nhựa hoặc nẹp kim loại, áo nhựa được đúc theo khuôn người BN, có những điểm tì giữ cho cột sống khỏi biến dạng nặng hơn.

[B]3. DỤNG CỤ THAY THẾ.[/B]

Khi bị mất chi, người khuyết tật được cung cấp dụng cụ thay thế gọi là chi giả. Gồm 2 loại:

– Loại nối kết trong (phần cứng chịu lực được thiết kế trong), ở Việt Nam phần lớn theo kiểu này.

– Loại nối kết ngoài (phần chịu lực nằm ngoài).

[B]4. CÁC DỤNG CỤ VẬT LÝ TRỊ LIỆU.[/B]

– [B]Thang tường:[/B] là dụng giống thang nhưng gắn vào tường để tập luyện.

– [B]Quả tạ, lò xo, bao cát, ròng rọc[/B] dùng để luyện cơ, khớp, tập tăng tiến.

– [B]Xe đạp tập, thuyền tập, dụng cụ tập đa năng[/B]…để tập kháng trở tăng tiến

[B]Câu 25:[/B] [B]Trình bày mục đích và phương pháp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên.[/B]

* Mục đích:

– Duy trì tầm hoạt động khớp.

– Tăng cường tuần hoàn, giảm phù nề.

– Phòng ngừa biến dạng.

– Duy trì hoạt động chức năng.

– Tập tăng tiến các nhóm cơ bị liệt.

* Biện pháp:

– Giảm bớt phù nề và kết dính các chất fibrine và các mô, giảm sự co cứng khớp bằng cách nâng phần cơ thể đó lên càng sớm càng tốt. Có thể dùng siêu âm ngắt quãng.

+ Đối với chi trên dùng đai treo lên vai.

+ Đối với chi dưới kê cao chân lên.

– Xoa bóp hay sử dụng nhiệt điều trị (nên thử cảm giác trước).

– Cử động thụ động có trợ giúp hoặc chủ động nhưng theo mức độ vừa phải.

– Tùy theo loại tổn thương mà dùng dòng điện Galvanic hay Faradic.

– Bài tập tạo thuận bản thể TK cơ nhằm duy trì và tăng tiến lực co cơ, thực hiện và duy trì các mẫu cử động.

– Duy trì hoạt động chức năng, sửa biến dạng do rối loạn điều hòa cơ.

– Tái rèn luyện vận động và cảm giác, khuyến khích mọi hoạt động của cơ thông qua trò chơi, hoạt động trị liệu, làm việc, tập cơ bằng các dụng cụ như lò xo, tạ, thủy trị liệu.

[B] [B]Câu 26: Trình bày cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống giai đoạn 1.[/B]

Bắt đầu ngay từ lúc tủy sống bị tổn thương, kéo dài vài tuần. Giai đoạn này do tủy sống bị tổn thương chưa ổn định do đó vấn đề chăm sóc bệnh nhân là quan trọng.

– Nguyên tắc:

+ Tìm nguyên nhân và giải quyết nguyên nhân.

+ Phòng ngừa những cử động có hại với tủy sống.

+ Chăm sóc đường niệu, đường ruột.

+ Đề phòng các thương tật thứ cấp (loét do tì đè, cứng khớp, co rút, viêm phổi do ứ đọng)

+ Trợ giúp tâm lý.

Cụ thể:

[B]1. Chăm sóc đề phòng loét do tỳ đè:[/B]

– Vị trí thường gặp: Gai chậu, xương cụt, mắt cá, gót chân, khuỷu…nên cần thăm khám kỹ

– Kê lót: có thể đặt các gối mềm, bông xốp…dùng các đệm chống loét, đệm nước.

– Lăn trở, thay đổi tư thế 2h/lần.

– Giữ da và giường sạch sẽ, khô ráo.

– Tăng cường dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng.

– Phát hiện sớm các dấu hiệu báo hiệu nguy cơ loét: những vùng da đỏ lên mà không mất đi sau 15 phút.

[B]2. Chăm sóc đường tiết niệu:[/B]

– Đặt sonde tiểu liên tục hoặc ngắt quãng (4h/lần), chú ý loét niệu đạo do sonde đè ép

– Đảm bảo uống đủ nước, uống nhiều nước hoa quả.

[B]3. Đề phòng co rút và cứng khớp:[/B]

– Đặt tư thế đúng.

– Tập thụ động tất cả các khớp.

[B]4. Chăm sóc đường hô hấp.[/B]

– Tập thở.

– Trợ giúp ho.

– Dẫn lưu tư thế và kết hợp vỗ rung để giải phóng đờm dãi.

– Chỉ đặt nội khí quản khi có suy hô hấp cấp.

[B]5. Chăm sóc đường tiêu hoá[/B]: sau khi bị tai nạn cùng với các dấu hiệu choáng tuỷ, ruột và dạ dày có thể bị liệt nên cho bệnh nhân nhịn ăn, nên truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đặt sonde qua mũi. Sau vài ngày có nhu động ruột thì cho ăn uống đủ nước và đủ calo, nếu ruột co cứng thì dùng găng tay móc phân ra, xoa bóp quanh khung đại tràng và tập rặn, chỉ dùng thuốc nhuận tràng và thụt tháo khi cần thiết.

[B] [B]Câu 27: Trình bày chẩn đoán và lượng giá chức năng bệnh nhân tổn thương tủy sống[/B].

Khi tủy sống bị tổn thương thì vận động, cảm giác, dinh dưỡng ở dưới vị trí tổn thương bị mất. Tùy theo vị trí tổn thương khác nhau có biểu hiện triệu chứng khác nhau.

[B]1. Liệt tứ chi:[/B]

Tổn thương 7 đốt sống cổ

– Mất vận động tự chủ, cảm giác thân mình và tứ chi.

– Đại tiểu tiện không tự chủ.

– Liệt các cơ ngực, cơ hoành gây khó khăn cho hô hấp nếu tổn thương trên cổ 4.

– Giảm sự điều tiết mồ hôi và nhiệt độ.

[B]2. Liệt 2 chi dưới:[/B]

– Tổn thương tủy sống từ đốt sống lưng 1 trở xuống.

– Mất vận động và cảm giác 2 chân.

– Hông và một phần thân mình có thể bị ảnh hưởng.

– Có thể mất một phần hoặc hoàn toàn đái ỉa tự chủ.

[B]3. Tổn thương hoàn toàn:[/B]

Khi vận động và cảm giác ở dưới mức tổn thương bị mất hoàn toàn, chắc chắn không thể hồi phục về thần kinh được nữa.

[B]4. Tổn thương không hoàn toàn:[/B]

Khi một vài cảm giác và vận động ở dưới mức tổn thương vẫn còn, có khả năng hồi phục.

– Hội chứng tổn thương một phần cảm giác (tổn thương đường Goll-Burdach).

– Hội chứng nửa bên: (hội chứng Brown-sequard): cảm giác sờ mó, vị trí mất ở một nửa cơ thể trong khi cảm giác đau và nhiệt độ mất ở nửa bên kia.

– Hội chứng tuỷ sống trung tâm: gặp ở người có tuổi, tổn thương cột sống cổ: cánh tay, bàn tay liệt hoàn toàn nhưng chân vẫn còn hoạt động.

[B] [B]Câu 28: Trình bày nguyên tắc chẩn đoán đau lưng.[/B]

1. Bệnh sử:

– Vị trí đau.

– Tính chất đau.

– Thời gian đau

– Liên quan đau lúc nghỉ hay cử động.

2. Tư thế:

– Ba đường cong sinh lý của cột sống, lộ trình của trọng lực đi ngang qua cột sống, xương chậu và hạ chi.

– Lưu ý các dấu vẹo cột sống, độ ưỡn của cột sống thắt lưng.

3. Vị trí cân bằng của xương chậu: Vị trí của 2 gai chậu trước trên và sau trên, chiều dài của 2 chân.

4. Tầm hoạt động của cột sống thắt lưng.

5. Sự co thắt của 2 cơ bên cột sống thắt lưng và cơ ụ ngồi.

6. Quan sát sự nhịp nhàng và nhịp điệu lưng chậu.

7. Nghiên cứu hồ sơ bệnh án nếu có: XQ, tiền sử bệnh.

[B]Câu 29: Nêu các loại cử động khớp.[/B] [B]a. Cử động khớp trên 1 mặt phẳng.[/B]

– Khớp bản lề: Khớp khuỷu, khớp gối. Khi cử động chỉ theo một hướng khởi đầu Zero:

+ Gập: Cử động ra xa vị trí Zero.

+ Duỗi: Hướng về vị trí Zero.

[B]b. Cử động tự do trong 2 mặt phẳng.[/B]

– Khớp bán cầu: khớp cổ tay, khớp cổ chân.

– Gồm các cử động: Gập, duỗi, nghiêng sang bên.

[B]c. Cử động 3 chiều trong không gian.[/B]

Khớp ổ cầu: Khớp háng, khớp vai.

[B]d. Cử động của các khớp cột sống:[/B] Cột sống là khớp đặc biệt khi cử động không chỉ 1 khớp mà là một tập hợp khớp.

[B] [B]Câu 30: Nêu những nguyên nhân gây tổn thương tủy sống.[/B] [B]1. Do chấn thương:[/B]

– Tai nạn giao thông.

– Tai nạn lao động (ngã giáo, sập hầm).

– Tai nạn lao động (ngã cầu thang, sập hầm).

– Tai nạn thể thao.

– Do chiến tranh, hành hung, tự tử.

[B]2. Do các bệnh của tủy sống.[/B]

– Viêm tủy cắt ngang.

– U tủy sống.

– Áp xe tủy sống.

– Lao cột sống.

– Xơ tủy rải rác…

[B]3. Các biến dạng của cột sống.[/B]

– Vẹo cột sống.

– Gù.

– Thoát vị đĩa đệm vào trong ống sống.

[B]4. Bệnh mạch máu hay huyết khối mạch tủy.[/B] [B]5. Bệnh do thầy thuốc gây ra:[/B]

– Do sơ cứu ban đầu thiếu kinh nghiệm.

– Chụp X quang cột sống có thuốc cản quang.

– Kéo nắn cột sống sai kỹ thuật.

[/B][/B][/B][/B][/B]
Rate this post

About Đào Thị Thanh Hiền

 

slot gacor

slot88

https://fatamorgana.co.id/

slot gacor

slot777

https://descubripunilla.com

https://season8.org

https://oooms.org/

https://jumpyplace.org/

situs slot gacor

slot gacor

info slot gacor

https://diafrica.org/

https://diafrica.org/

http://diafrica.org/

https://advy.ac.id/

slot

slot gacor

slot online

https://instiper.ac.id/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://kyani.ac.id/

slot gacor

https://pelitanusa.ac.id

slot gacor

https://lsgi.org/

https://lsgi.org/

https://lullabies-of-europe.org/

https://saint-lazarus.org/

https://gregkeyes.com/

slot gacor

slot

slot88

slot online

slot besar

slot88

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot hoki

slot gacor

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot77

slot gacor

slot gacor

slot-gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

rtp live

slot online

info slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot777

slot777

slot777

slot88

rtp slot

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot online

slot

rtp slot

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot

slot maxwin

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot88

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot88

slot gacor

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot tergacor

slot dana

slot dana

slot

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot online

slot777

slot gacor

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot-gacor/

slot online

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot

slot online

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot88

http://bkddiklat.boalemokab.go.id/slot-gacor/

http://book.iaincurup.ac.id/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot777

slot

https://cms-dev.nyfw.com/

https://dpmptsp.jabarprov.go.id/slot-gacor/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/situs-slot-gacor/

slot gacor

slot gacor hari ini

link slot gacor

situs slot gacor

https://sipsakato.sumbarprov.go.id/slot-gacor/

slot gacor

https://www.pasca.unr.ac.id/slot88/

slot gacor

slot88

slot online

slot

https://on0373.iss.it/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/login/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/slot-gacor/

slot88

https://disdik.pemkomedan.go.id/slot-gacor/

https://instiper.ac.id/slot88/

slot88

slot-gacor

slot online

slot gacor hari ini

slot gacor

slot gacor hari ini

https://samdalang.malangkota.go.id/nyoba/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://ojs.ubharajaya.ac.id/docs/-/

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot/

slot88

slot online

slot gacor

slot online

slot gacor

slot

slot

slot gacor

slot gacor terbaru

slot gacor

slot pulsa

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot gacor terpercaya

slot gacor hari ini

slot88

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

situs slot gacor

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/slot-dana/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor-hari-ini/

slot gacor

slot online

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

https://bkd.bantenprov.go.id/bkdlama/

slot pulsa

slot gacor

slot online

rtp slot gacor

slot deposit dana

slot gacor

https://human.udru.ac.th/site/togel-100perak/

slot maxwin

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot dana

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor