ĐỀ CƯƠNG DI TRUYỀN Y HỌC

ĐỀ CƯƠNG DI TRUYỀN Y HỌC

Câu 1: So sánh đặc điểm của quá trình sao chép DNA, phiên mã và dịch mã ở Prokaryote và Eukaryote.

A, Quá trình sao chép DNA.

* Giống nhau:

– Đều dựa trên khuôn mẫu của ADN mẹ.

– Tính chất toàn cục: toàn bộ phân tử DNA được sao chép

– Theo nguyên tắc bán bảo toàn và bổ sung.

– Việc đọc sai được loại bỏ bởi hoạt tính exonuclease 3’-5’ của DNA polymerase trong quá trình sao chép.

– Nguyên liệu cho tổng hợp là 4 loại base nito A, T, G, C ở dạng hoạt hóa.

– Cần các enzim để tháo xoắn, tách 2 mạch đơn, lắp ráp các nucleotide

– Trong 1 chạc ba sao chép: 1 mạch có chiều 3’-5’ được tổng hợp liên tục. mạch có chiều 5’-3’ được tổng hợp gián đoạn.

– Các giai đoạn cơ bản:

+ Tháo chuỗi xoắn kép và tách sợi DNA.

+ Tạo đoạn mồi trên sợi mẫu.

+ Lắp rắp đoạn DNA mới.

– Kết quả: Tạo ra hai phân tử DNA con gần như giống nhau hoàn toàn, giống với DNA mẹ và chỉ sai khác với tần số rất thấp.

* Khác nhau: Chia ra các tiêu chí cụ thể và nội dung so sánh cùng cấp độ

Tiêu chí Eukatyote Prokaryote
1. Vị trí diễn ra Diễn ra trong nhân và ngoài nhân (DNA ty thể). Diễn ra ở vùng nhân
2. Số lượng con mắt sao chép Có nhiều mắt sao chép Chỉ có 1 mắt sao chép
3. Sự thất thoát vật liệu di truyền Có (Qua mỗi lần nhân đôi, vùng đầu mút bị ngắn lại) Không (Không có hiện tượng ngắn lại của vùng đầu mút)
4. Tốc độ sao chép Khoảng

50 Nucleotit/ giây

Khoảng

1500 nucleotit/ giây

5. Kích thước đoạn Okazaki Dài hơn tế bào nhân sơ 1000 – 2000 cặp Nucleotit
6. Số lần sao chép trong 1 tế bào Nhiều lần 1 lần
7. Tổng thời gian quá trình SC Dài (do kỳ trung gian dài) Ngắn
8. Enzyme sao chép chính các mạch khuôn Enzyme DNA polymerase III Ba enzyme polymerase cụ thể là DNA polymerase I, DNA polymerase II và DNA polymerase III.
9. Enzyme tổng hợp mồi Enzym DNA poly – primase Enzym DNA primase
10. Thành phần cấu trúc của mồi DNA polymerase α liên kết chặt chẽ với primase tạo thành phức hợp trên. Là sợi RNA ngắn được tạo bởi RNA polymerase

B, Quá trình phiên mã.

* Giống nhau:

– Là sự tổng hợp phân tử RNA từ khuôn DNA.

– Tính chất cục bộ: Chỉ những vùng gene cần thiết mới được phiên mã

– Một đơn vị phiên mã gồm promoter, vùng mã hóa RNA, và yếu tố kết thúc

– Ribonucleotide tham gia: A, U, G, C được hoạt hóa

– Chỉ dùng 1 mạch của DNA làm khuôn

– 3 giai đoạn: khởi sự, kéo dài chuỗi, kết thúc

– Sợi RNA kéo dài theo chiều 5’-3’ diễn ra theo nguyên tắc bổ sung

* Khác nhau: Tương tự sao chép, nên chia thành các tiêu chí cụ thể. Một số tiêu chí gợi ý: Vị trí diễn ra, số loại enzyme phiên mã chính, Sử dụng RNA sau phiên mã, Số lượng RNA pol tham gia phiên mã, Kích thước promoter tổng thể, Yếu tố nhận diện vùng promoter lõi, Thời điểm RNA pol gắn vào promoter lõi để khởi sự phiên mã, Cơ chế kết thúc phiên mã, Sự phân tách về mặt không gian và thời gian của dịch mã với phiên mã, Thông tin về gene chứa trong 1 phân tử mRNA, Thời gian sống của mRNA,…

Eukaryote Prokaryote
  • Diễn ra trong nhân
  • 3 loại enzim RNA polymerase (I,II,III)
  • RNA tạo ra được cắt intron, nối exon.
  • Nhiều tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Không có sự kết hợp phiên mã và dịch mã
  • Diễn ra trong vùng nhân
  • 1 loại enzim RNA polymerase (II)
  • RNA tạo ra được trực tiếp sử dụng
  • Ít tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Có sự kết hợp phiên mã và dịch mã

C, quá trình dịch mã.

* Giống nhau:

– Vị trí trong tế bào: TBC

– Thành phần tham gia: ribosome, tRNA, amino acid đã được hoạt hóa

– Sản phẩm là chuổi polypeptide sau đó được hoàn thiện thành protein

– Các giai đoạn cơ bản:

– Trình tự các bước đưa amino acid vào chuỗi polypeptide

* Khác nhau:Kích thước ribosome, Sự phân tách về mặt không gian và thời gian của dịch mã với phiên mã, Tính ổn định của RNA , Vị trí bám của ribosome đã hoàn chỉnh (70S-bào chất; 80S-ER-Lưới nội chất hạt), Thời điểm diễn ra trong chu kỳ tế bào, Vai trò của cap trong khởi sự dịch mã (pro: không phụ thuộc – trình tự SD; euk: phụ thuộc-không có trình tự Kozak hoặc không phụ thuộc-có trình tự Kozak), Quá trình diễn ra nhanh ở prok và chậm hơn ở euk.

Eukaryote Prokaryote
  • Ribosome 80S (60S+40S)
  • A.a mở đầu là methyonine
  • Phiên mã diễn ra trong nhân trước, sau đó dịch mã diễn ra trong tế bào chất
  • Nhân tố khởi động eIF1, eIF2, eIF3, eIF4(A,B,C,D), eIF5, eIF6
  • Ribosome 70S (50S+30S)
  • A.a mở đầu là formyl methyonine
  • Phiên mã và dịch mã diễn ra cùng lúc         
  • Nhân tố khởi động IF1, IF2, IF3                                            

 

Câu 2: Các điều kiện cần có để đảm bảo thành công trong việc truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác ở Eukaryote?

  • Nhân đôi vật liệu di truyền: trong nhân đôi, sản phẩm tạo thành là 2 NST mới giống nhau và giống NST ban đầu (theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn)

+ Mục đích của nhân đôi: Nhờ có sự tái bản DNA mà khi 1 tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào mới, vật chất di truyền đã được truyền tải từ tế bào mẹ sang tế bào con, từ đó thông tin di truyền DNA được bảo lưu và truyền đạt qua các thế hệ.

+ Thời điểm diễn ra quá trình nhân đôi: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian của chu kì tế bào hoặc ngoài tế bào chất để chuẩn bị cho phân chia tế bào.

+ Kết quả quá trình nhân đôi

 Về mặt phân tử, tạo ra 2 phân tử DNA con giống nhau và giống hệt DNA mẹ ban đầu, chỉ sai khác một phần rất nhỏ.

Về mặt tế bào,  từ 1 tế bào mẹ tạo rạ 2 tế bào con.

– Phân chia vật liệu di truyền: Ở kỳ giữa, các NST ở trạng thái kép được xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo, sau đó các NST chị em tách nhau ra và được phân chia đồng đều về 2 cực của tế bào.

– Phân chia bào chất: hình thành éo thắt (vách ngăn ở thực vật) chia tế bào ban đầu làm 2 tế bào mới.

Câu 3: Các phương pháp: phân tích gia hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, phân tích nếp vân da, xét nghiệm bật thể barr? 

A, Phân tích gia hệ

 * Khái niệm: là phương pháp dùng ngôn ngữ kí hiệu để biểu thị sự di truyền của một tính trạng nào đó bằng cách theo dõi tính trạng đó qua một số đời.

 * Trình tự thực hiên:

– Điều tra: Thông qua đương sự, tìm hiều dần dần về các thành viên khác trong phả hệ (về bệnh tật và triệu chứng) 🡪 Thăm khám lâm sàng

– Lập phả hệ:

    + Sử dụng ký hiệu theo quy ước quốc tế

    + Bản đồ phả hệ vẽ theo hình bậc thang, từ trên xuống theo các thế hệ từ ông bà, bố mẹ…

    + Mỗi thế hệ là một bậc thang, các con của cặp bố mẹ được ghi từ trái sang phải, từ con cả đến con út. 

    + Đánh số la mã cho từng thế hệ từ trên xuống và số thứ tự cho từng cá nhân ở cùng 1 bậc thang từ trái qua

– Phân tích phả hệ:

   + Xác định quy luật di truyền 

-Kiểm chứng: các PP phân tử nếu cần thiết phải kiểm tra sự có mặt của người dị hợp tử,…

-Kết luận

-Tư vấn di truyền

 * Ý nghĩa: Cho biết 1 tính trạng, bệnh tật nào đó có di truyền hay không, và quy luật di truyền của nó để từ đó đưa ra các tư vẫn di truyền hợp lí cho đương sự

B, Nghiên cứu trẻ đồng sinh

* Khái niệm

 – Phương pháp nghiên cứu những đứa con sinh ra do đa thai được gọi là pp nghiên cứu trẻ sinh đôi

– Ở người có 2 loại sinh đôi: sinh đôi 1 hợp tử (20-30%) và sinh đôi 2 hợp tử

– Trẻ do sinh đôi 1 hợp tử giống nhau về VCDT, giống về giới tính và một số tính trạng, còn 2 hợp tử thì khác nhau về VCDT nhưng cùng 1 môi trường trong quá trình phát triển phôi

* Cách thực hiện: Khảo sát trên một số lượng lớn các cặp trẻ sinh đôi 1 hợp tử và các cặp sinh đôi 2 hợp tử

Các thông số nghiên cứu: hệ số di truyền trong quần thể; hệ số di truyền của tính trạng/ bệnh cụ

* Ý nghĩa:

-Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh được dùng để đánh giá tác động của môi trường trong sự hình thành tính trạng.

-Một tính trạng hoặc một bệnh nào đó có thể ở cả 2 trẻ ( có sự tương hợp) hoặc chỉ có ở 1 trong 2 ( không tương hợp)

-Công thức tính độ di truyền:

H=% số cặpsinh đôi 1 hợp tử tương hợp-% số cặpsinh đôi 2 hợp tử tương hợp  100%-% số cặpsinh đôi 2 hợp tử tương hợp

+ H=0, tính trạng hình thành không có tác động của di truyền

+ 0<H<1, tính trạng chịu sự tác động của môi trường và di truyền

+ H=1, tính trạng hoàn toàn do di truyền quyết định

C, Phân tích nếp vân da

* Trình tự thực hiện:

– Dùng mực in lần lượt lòng bàn tay và các đầu ngón tay lên giấy ( sao cho thấy rõ các đường vân da, các nếp da, các chạc ba…). Có thể chụp hình hoặc phân tích trực tiếp trên tay/ chân

– Sử dụng hình ảnh thu được để nghiên cứu

– Các tiêu chí đánh giá:

+ Trên lòng bàn tay:

+ Trên các đầu ngón tay:

* Ý nghĩa:

– Là đặc trưng cho từng người, phân biệt các cá thể ( sinh trắc phục vụ tư pháp như cmnd)

-Pháp y

-Bổ sung bệnh án lâm sàng để hỗ trợ chuẩn đoán chính xác.

D, Xét nghiệm thể Barr

* Các bước thực hiện:

-Dùng cây đè lưỡi lấy mẫu tế bào niêm mạc miệng ở má trong

-Dàn mẫu thật mỏng lên lam kính, sau đó để khô ở nhiệt độ phòng

-Cố định mẫu bằng dung dịch carnoy trong vòng 5 phút, rồi để khô

-Nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa từ 17-20 phút

-Rửa lại bằng nước sau đó là 3 dung dịch cồn nồng độ từ thấp tới cao

-Để khô rồi quan sát dưới kính hiển vi

* Ý nghĩa: Xác định khả năng bệnh nhân có mắc các bệnh liên quan đến NST giới tính X.

Câu 4: Các kĩ thuật tách chiết DNA tổng số, PCR, FISH, điện di.

A,  Kĩ thuật tách chiết DNA tổng số

*Nguyên tắc thực hiện:

-Phá màng: hóa học gây mất ổn định màng, cơ học, vật lí.

-Loại bỏ tạp chất

-Thu hồi nucleic acid: tủa, hấp phụ.

*Ý nghĩa:

  – Phát hiện các biến đổi của ADN, protein

  – Phát hiện người lành mang gen bệnh

  – Phát hiện sớm những rối loạn chuyển hóa

B, Kĩ thuật PCR

* Nguyên tắc thực hiện:
-Yếu tố quan trọng: kích thước đoạn gen mục tiêu môi đặc hiệu(primer), nhiệt độ phản ứng. Enzyme polymerase, số chu kỳ phản ứng

-3 bước chính/chu kỳ: Tách mạch, gắn mồi, kéo dài mạch.

* Ý nghĩa: tăng số lượng gen mục tiêu, phục vụ cho nghiên cứu. Kỹ thuật RT-PCR kết hợp điện di dùng để xác định một người có bị nhiễm một số loại virus hay không, chẳng hạn HIV,…

C, Kĩ thuật FISH

* Ý nghĩa:

Fish là kỹ thuật trung gian giữa di truyền tế bào và di truyền phân tử. được thực hiện bằng cách dùng một đoạn mẫu dò (probe) NST mồi được gắn tín hiệu huỳnh quang để phát hiện sự bất thường về gen trên một nhiễm sắc thể nào đó. Vd: dùng FISH để xác định các trường hợp đảo nghịch giới, xác định Down,…

* Các bước thực hiện

+ Chuẩn bị đầu dò và mẫu dò

+ Trộn mẫu dò với đầu dò

+ Lai giữa đầu dò và trình tự đích đặc hiệu nằm trong tế bào

+ Rửa mẫu để loại bỏ các đầu dò khồng được lai

+ Dò tìm mẫu, quan sát, hiển thị và lưu trữ kết quả

D, Kĩ thuật điện di

* Nguyên tắc thực hiện

– Chuẩn bị gel

– Nạp mẫu vào giếng trên gel

– Gắn nguồn điện 1 chiều

– Nhuộm DNA (nhuộm DNA thường tiến hành cùng lúc nạp gel), quan sát dưới đèn UV và chụp hình

* Ý nghĩa

– Là phương pháp để phân tách và phân tích các đại phân tử dựa trên kích thước và điện tích

– Ứng dụng trong lai phân tử, giải trình tự DNA, tách DNA mục tiêu, phân tích đa hình chiều dài DNA 🡪 Phân tích, xác định các đột biến liên quan biểu hiện bệnh di truyền

Câu 5: Đặc điểm sự di truyền các gen trội trên NST thường, gen lặn trên NST thường, gen trội trên NST giới tính X, gen lặn trên NST giới tính X. liệt kê một số tính trạng ở người tuân theo các quy luật trên.

A, Gen trội trên NST thường:

Khả năng mắc bệnh của nam và nữ như nhau.

– Bố và mẹ là có khả năng ngang nhau trong việc di truyền gen bệnh và bệnh cho các con trai và con gái của họ.

– Bệnh di truyền trực tiếp từ bố mẹ sang con cái, xuất hiện liên tục không ngắt quãng qua các thế hệ, đặc biệt khi gen bệnh không gây mất khả năng sinh sản. Trường hợp ngắt quãng giả có thể xẩy ra ở gia đình đẻ ít con.

– Trừ trường hợp bố mẹ đều bình thường thì khả năng một người bệnh dị hợp kết hôn với một người lành là hay gặp nhất trong quần thể. Con cái của họ trung bình 50% bị bệnh và 50% lành.

– Tỷ lệ các cá thể mang tính trạng hoặc bệnh di truyền do gen trội là khá cao trong các gia đình và thế hệ, thường từ 50% trở lên.

– Hầu hết các bệnh trội NST đều có tính chất anticipation: thế hệ sau có xu hướng biểu hiện sớm và nghiêm trọng hơn thế hệ trước.

– Các allele gây bệnh trội thường có tính chất của allele gây chết cá thể mang nó ở trạng thái đồng hợp 🡪 Kiểu gene AA thường không tồn tại trong quần thể.

– Kết hôn cận huyết qua nhiều thế hệ có thể góp phần loại bỏ gene gây bệnh trội.

Vd:  Tật dính ngón, Tật thừa ngón và tật ngắn ngón, Bệnh u nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma)…

B, Gen lặn trên NST thường:

Khả năng mắc bệnh của nam và nữ như nhau.

– Bố và mẹ là có khả năng ngang nhau trong việc di truyền gen bệnh và bệnh cho các con trai và con gái của họ.

– Bệnh có thể xẩy ra không liên tục, ngắt quãng qua các thế hệ và bệnh xẩy ra lẻ tẻ, có tính chất gia đình, không rõ tính chất dòng họ.

– Khi xét về gen bệnh thì khả năng thường gặp là hai người dị hợp tử kết hôn với nhau. Tỷ lệ bị bệnh trong số anh chị em ruột đương sự là khoảng 25%.

– Các con của người bệnh lặn tuy có kiểu hình bình thường nhưng luôn luôn là những người dị hợp tử mang gen bệnh lặn.

– Trong quần thể số người mang gen bệnh lặn lớn hơn số người mắc bệnh lặn rất nhiều.

Kết hôn cận huyết làm tăng khả năng xuất hiện bệnh và phát tán allele gây bệnh rộng rãi trong quần thể.

Vd:  Bệnh bạch tạng, bệnh xơ nang, bệnh da vẩy cá, tâm thần phân liệt, bệnh phenylxeton niệu…

C, Gen trội trên NST giới tính X:

– Không có sự di truyền từ nam sang nam vì con trai luôn chỉ nhận NST Y từ bố.

Bố và mẹ có vai trò khác nhau trong sự di truyền gen bệnh và bệnh cho con thuộc giới nam và giới nữ: gen bệnh trên NST X từ bố luôn chỉ di truyền cho con gái; con trai bị di truyền gen bệnh từ NST X từ nguồn mẹ.

– Ở nam giới, tế bào mang cặp NST giới XY. Gen trên NST X tồn tại ở dạng không có alen tương ứng nên alen bệnh trên NST X luôn biểu hiện dù alen đó được coi là “alen trội” hay “alen lặn” ở cơ thể nữ.

– Cả hai giới nam và nữ đều có thể bị mắc bệnh và đều có thể di truyền gen bệnh và bệnh cho thế hệ sau nhưng với tần số và khả năng khác nhau.

– Tần suất của phụ nữ mắc bệnh khoảng gấp đôi so với số nam giới bị bệnh trong quần thể.

– Bệnh có tính biến thiên mạnh ở những người nữ cùng kiểu gene dị hợp.

Vd: Bệnh còi xương kháng vitamin D, bệnh rối loạn sắc tố incontinentia…

D, Gen lặn trên NST giới tính X:

– Không có sự di truyền từ nam sang nam vì con trai luôn chỉ nhận NST Y từ bố.

Bố và mẹ có vai trò khác nhau trong sự di truyền gen bệnh và bệnh cho con thuộc giới nam và giới nữ: gen bệnh trên NST X từ bố luôn chỉ di truyền cho con gái; con trai bị di truyền gen bệnh từ NST X từ nguồn mẹ.

– Ở nam giới, tế bào mang cặp NST giới XY. Gen trên NST X tồn tại ở dạng không có alen tương ứng nên alen bệnh trên NST X luôn biểu hiện dù alen đó được coi là “alen trội” hay “alen lặn” ở cơ thể nữ.

Dạng điển hình của gia hệ bệnh di truyền lặn liên kết NST X là hình ảnh “di truyền nghiêng”.

– Bệnh di truyền alen lặn liên kết NST X thường gặp nhiều người bệnh là thuộc giới nam; người bệnh là nữ đồng hợp tử rất hiếm gặp, chỉ xẩy ra khi có kết hôn cận huyết ở dòng họ có lưu truyền gen bệnh hoặc kết hôn ở các quần thể cô lập.

– Nếu mẹ bị bệnh thì 100% con trai đều bị bệnh do mẹ di truyền cho và các con gái đều là người mang gen bệnh.

– Nếu một ông bố bị bệnh thì tất cả các con gái đều là người mang gen bệnh và ông bố này không thể truyền bệnh và gen bệnh cho con trai.

Vd: Bệnh loạn dưỡng cơ, bệnh Hemophilia A, viêm võng mạc sắc tố nhãn cầu…

Câu 6: Phân biệt sự di truyền trội trên NST thường và lặn trên NST thường: trội trên NST thường với trội trên NST giới tính X.

Gen trội trên NST thường Lặn trên NST thường
– Bệnh di truyền trực tiếp từ bố mẹ sang con cái, xuất hiện liên tục không ngắt quãng qua các thế hệ, đặc biệt khi gen bệnh không gây mất khả năng sinh sản. Trường hợp ngắt quãng giả có thể xẩy ra ở gia đình đẻ ít con.

– Trừ trường hợp bố mẹ đều bình thường thì khả năng một người bệnh dị hợp kết hôn với một người lành là hay gặp nhất trong quần thể. Con cái của họ trung bình 50% bị bệnh và 50% lành.

– Tỷ lệ các cá thể mang tính trạng hoặc bệnh di truyền do gen trội là khá cao trong các gia đình và thế hệ, thường từ 50% trở lên.

Vd:  Tật dính ngón, Tật thừa ngón và tật ngắn ngón, Bệnh u nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma)…

– Bệnh có thể xẩy ra không liên tục, ngắt quãng qua các thế hệ và bệnh xẩy ra lẻ tẻ, có tính chất gia đình, không rõ tính chất dòng họ.

– Khi xét về gen bệnh thì khả năng thường gặp là hai người dị hợp tử kết hôn với nhau. Tỷ lệ bị bệnh trong số anh chị em ruột đương sự là khoảng 25%.

– Trong quần thể số người mang gen bệnh lặn lớn hơn số người mắc bệnh lặn rất nhiều.

– Các con của người bệnh lặn tuy có kiểu hình bình thường nhưng luôn luôn là những người dị hợp tử mang gen bệnh lặn.

Vd:  Bệnh bạch tạng, bệnh xơ nang, bệnh da vẩy cá, tâm thần phân liệt, bệnh phenylxeton niệu…

Gen trội trên NST thường Gen trội trên NST giới tính X
Khả năng mắc bệnh của nam và nữ như nhau.

– Bố và mẹ là có khả năng ngang nhau trong việc di truyền gen bệnh và bệnh cho các con trai và con gái của họ.

Vd:  Tật dính ngón, Tật thừa ngón và tật ngắn ngón, Bệnh u nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma)…

Khả năng mắc bệnh của nam và nữ khác nhau.

Bố và mẹ có vai trò khác nhau trong sự di truyền gen bệnh và bệnh cho con thuộc giới nam và giới nữ: gen bệnh trên NST X từ bố luôn chỉ di truyền cho con gái; con trai bị di truyền gen bệnh từ NST X từ nguồn mẹ.

Vd: Bệnh còi xương kháng vitamin D, bệnh rối loạn sắc tố incontinentia…

Câu 7: Bộ NST người

A

* Đặc điểm cấu trúc bộ gen người:

Bộ gen người có khoảng từ 20.000-25.0000 gen, được tập hợp bên trong các nhiễm sắc thể (NST) nằm trong nhân tế bào. Bộ gen người bao gồm khoảng 3 tỷ phân tử cặp bazơ.

– Tế bào người chứa 23 cặp NST gồm 22 cặp NST thường và một cặp NST giới tính (nữ là cặp nhiễm sắc thể XX; nam là cặp nhiễm sắc thể XY). Chia làm 7 nhóm:

  • Nhóm A: 3 cặp NST(1-3) có kích thước lớn nhất, cặp 1+2 tâm giữa, cặp 2 tâm lệch
    • Nhóm B: 2 cặp NST(4,5) , kích thước lớn, không phân biệt được bằng chiều dài. Đều có tâm lệch.
    • Nhóm C: 7 cặp NST(6-12), kích thước trung bình, khó phân biệt. Đều có tâm lệch.( bao gồm NST X)
    • Nhóm D: 3 cặpNST(13-15),kích thước trung bình, khó phân biệt.Đều tâm đầu
    • Nhóm E: 3 cặp NST(16-18), khích thước tương đối ngắn.NST 16 tâm giữa, NST 17+18 tâm lệch
    • Nhóm F: 2 cặp NST(19,20), kích thước ngắn, tâm giữa.
    • Nhóm G: 2 cặp NST(21,22), kích thước ngắn, tâm đầu. (bao gồm NST Y)

– Hai cá thể người khác nhau có bộ gen giống nhau đến 99,9% và khác nhau chỉ có 0,1%. 

* Vai trò của các nhân tố chuyển vị:

– Chức năng như các vecto quan trọng thực hiện biến đổi di truyền. Chúng hoạt hóa hay làm bấy hoạt các gen bằng cách chúng xen vào kế bên hay giữa đoạn gen đó để rồi điều chỉnh sự đóng, mở của gen 

– Các nhân tố chuyển vị có hoạt hóa gen: nếu nhân tử chuyển vị có thể chèn vào cấu trúc gen và trình tự điều tiết gen, dẫn đến hiện tượng thay đổi nội dung biểu hiện gen, ví dụ khiến gen này ngừng hoạt động, nếu là gen quan trọng sẽ có thể khiến tế bào chết đi.

* Đặc điềm cấu trúc và cơ chế chuyền vị lines và sines:

LINEs

– Chiều dài đầy đủ khoảng 6kb

– Ở người chứa 3 họ chính của LINE giống nhau về cơ chế chuyển vị nhưng khác nhau về trình tự: L1, L2 và L3.

– Cấu trúc chung: được bao quanh bởi các đoạn ORF1 mã hóa 1 protein liên kết RNA + ORF2 mã hóa 1 vùng tương đồng dài với các bản sao chép ngược của các retrovirus và các retrotransposon LTR, nhưng cũng thể hiện hoạt tính edonuclease của DNA.

– Cơ chế chuyển vị:

+ Phiên mã và dịch mã để tạo ra enzyme chuyển vị gồm: 

+ Enzyme chuyển vị liên kết với mRNALINE, đưa mRNALINE vào lại trong nhân.

+ Tiếp cận DNA đích tại vùng trình tự giàu AT tạo ra các vết cắt so le trong DNA, tạo ra các đầu DNA 3’-OH.

+ Cắt DNA tại vùng trình tự đích 9bp

+ Sao lại thông tin từ mRNALINE thành thông tin trên DNA đơn nhờ hoạt tính phiên mã ngược của enzyme chuyển vị. Phân hủy mRNALINE. Mạch DNA còn lại được sao chép và hoàn thiện nhờ enzyme của tế bào.

SINEs

– Cấu trúc chung:

+ Là loại yếu tố di động phong phú nhất trong gen người, chiếm khoảng 13% tổng số DNA ở người.

+ Độ dài thay đổi từ 100 – 400 pb.

+ SINE có nguồn gốc từ tRNA đặc biệt phong phú.

– Cơ chế chuyển vị: Các chuyển vị DNA mã hóa một enzyme transposase xúc tác quá trình cắt bỏ DNA transposon và tích hợp nó vào một vị trí bộ gen mới (cơ chế ‘cắt và dán’).

  • Lines di chuyển nhờ ritrotransposition đã sử dụng yếu tố mã hóa reverse transciptase nhưng lại thiếu một vài tính chất về cấu trúc của yếu tố giống retrovirus bao gồm LTR
  • Sines được mô tả như lines không tự động. Vì chúng có tính chất cấu trúc đặc trưng của lines nhưng không mã hóa cho reverse transciptase riêng. Người ta cho rằng chúng di chuyển được nhờ enzyme reverse transciptase được mã hóa bởi lines trong gen.

B, Đặc điểm cấu trúc và chức năng của NST giới tính X và Y? Các hậu quả có thể có khi xảy ra đột biến cấu trúc trên 2 NST này

* NST X:

– Đặc điểm cấu trúc và chức năng:

  • Kích thước lớn hơn NST Y
    • Gồm 156 triệu cặp nu, 2000 gen và chiếm khoảng 5%
    • Đặc điểm gen trên NST:
      + DAX1 ức chế hính thành tinh hoàn, quy định giới tính nũ
      + Hiện tượng bất hoạt NST X di không có gen XIST trên NST X
      + Hai đầu NST cũng có các vùng giả NST thường 

– Hậu quả của đột biến:

   ⸰ Chuyển đoạn cân bằng hoặc không cân bằng giữa NST X và NST thường gây ra thiểu năng buồng trứng nguyên phát hoặc thứ phát với những biểu hiện hội chứng Turner ở mức độ khác nhau.
  ⸰ NST X mất nhánh dài:

             + Tuyến sinh dục không phát triển
        + Vô kinh
    + Chiều cao bình thường hoặc gần bình thường
  ⸰ NST X mất nhánh ngắn: 

             + Tuyến sinh dục không phát triển
  + Vô kinh
  + Chiều cao có thể thấp 

* NST Y:

– Đặc điểm cấu trúc và chức năng:

  • NST tâm đầu, không có vệ tinh
    • Kích thước nhỏ
    • Gồm 58 triệu bp (gần 29 gen)
    • Giới tính di truyền của 1 người do NST Y quyết định
    • Đặc điểm gen trên NST:
        + Có gen SRY quy định biệt hóa giới tính
        + AZFa, AZFb, AZFc qui định khả năng sinh tinh
        + PAR1, PAR2 là vùng giả NST thường và nằm ở 2 đầu NST chứa NST thường.

– Hậu quả của đột biến:

   ⸰ Chuyển đoạn NST X với NST Y hoặc với các NST khác biểu hiện kiểu hình nam nữ tùy theo kiểu chuyển đoạn.
  ⸰ Mất đoạn nhánh dài NST Y:

  + Có kiểu hình nam
+ Tinh hoàn có thể phát triển bình thường
+ Cũng có trường hợp lỗ đái thấp, không có tinh trùng.

C, Phân biệt thể barr, vật thể dùi trống, vật thể Y

Thể barr Vật thể dùi trống Vật thể Y
• Đặc trưng cho giới nữ

• Hình dạng: thường là khối hình thấu kính phẳng lồi nằm sát mặt trong của màng nhân, hoặc hình nón.

• Nguồn gốc: NST X bị bất hoạt, sự bất hoạt sớm trong thời kì phôi.

• Có mặt ở: Nữ bình thường, nam Klinefelter XXY,XXYY,siêu nữ XXX

• Đặc trưng cho giới nữ

• Hình dạng: phần đầu phình to dính vào múi của nhân bạch cầu bằng một cuống mảnh

• Nguồn gốc: là một NST X kết đặc rất mạnh lúc gian kì.

• Có mặt ở: Nữ bình thường

• Đặc trưng cho giới nam

• Hình dạng: NST Y rất đa dạng

• Nguồn gốc: là NST Y

• Có mặt ở :Nam bình thường, Klinefelter XXY, XYY, XXYY

 

D, Sự bất hoạt NST giới tính X

– Giả thuyết của lyon: 1 trong 2 NST X trong các tế bào sinh dưỡng ở người nữ đã bị bất hoạt. sự bất hoạt 1 trong 2 NST X đã xảy ra rất sớm trong thời kỳ phát triển của phôi của người nữ và NST X bị bất hoạt mang tính chất ngẫu nhiên, ở một số tế bào thì NST X bị bất hoạt có nguồn gốc từ bố và ở các tế bào khác thì NST X có nguồn gốc từ mẹ bị bất hoạt. khi hiện tượng này xảy ra thì NST đó cũng sẽ bị bất hoạt trong tất cả các thế hệ tế bào sau. Như vậy hiện tượng này vừa có tính ngẫu nhiên, vừa có tính ổn định.

– Cơ sở di truyền phân tử: Sự tồn tại của gen XIST ở vùng gần tâm động trên NST giới tính X. Gen này chỉ hoạt động khi có mặt 2 gen XIST trở lên. Gen này tổng hợp nên phân tử RNA, các phân tử RNA này không mã hóa protein, mà có khả năng kết hợp với một vài phức hệ protein để bao bọc chính NST X mà từ đó chúng được phiên mã ra. Để rồi NST X đó bị cô đặc lại ở thành tế bào và bị bất hoạt. Trên thực tế thì RNA này không thể bao bọc hết NST X nên vẫn có một số gen ở gần 2 đầu mút của NST X vẫn hoạt động.

– Sự thay đổi biểu hiện bệnh do gen trội trên NST X: khi ở thể dị hợp, một số tế bào có gen X mang alen bệnh bị bất hoạt còn một số tế bào thì không. Đẫn đến ở nữ, sự biểu hiện bệnh là ở thể khảm. Trong khi ở nam, nếu gen X mang alen bệnh thì biểu hiện ngay ra kiểu hình, vậy nên sự biểu hiện bệnh ở nữ sẽ nhẹ hơn so với ở nam. Sự biểu hiện bệnh ở nữ tùy thuộc vào số tế bào mang NST X có alen gây bệnh bị bất hoạt.

– Hiện tượng “hầu hết cá thể trong 1 cặp sinh đôi cùng trứng nữ khác nhau nhiều hơn cặp sinh đôi cùng trứng nam” là do tính ngẫu nhiên của sự bất hoạt NST X (theo giả thuyết của lyon). ở cặp sinh đôi cùng trứng nữ, ngoài tác động của môi trường, sự khác nhau còn ở tỉ lệ NST X nguồn gốc từ bố và mẹ bị bất hoạt trên cơ thể.

Câu 8: Sự di truyền các bệnh điển hình

A, Phân biệt bệnh hemophilia A và bệnh hemophilia B 

* Giống nhau: – Triệu chứng lâm sàng 

                       – Phương pháp phát hiện ĐB

                       – Quy luật DT 

Bệnh Hemophilia A(ưa chảy máu A) Bệnh Hemophilia B
-Cơ sở DTPT +Gen quy định tổng hợp yếu tố số VIII nằm trên nhánh dài NST X sẽ mã hóa tổng hợp tiền yếu tố VIII, là một protein ở trạng thái ko hoạt động lưu hành trong máu, yếu tố số VIII sẽ tham gia cầm máu bằng cách cắt bớt 1 phần protein của tiền yếu tố VIII. 

+ Người bị ĐB gen gây thiếu hoặc ko tổng hợp được yếu tố số VIII hay mất chức năng của yếu tố VIII gây rối loạn quá trình đông máu. 

+ Khoảng 10-15% những bệnh nhân mắc bẹnh Hemophilia A tồn tại yêu tố kháng thể kháng yêu tố VIII sau khi sd liệu pháp điểu trị bổ sung yếu tố VIII.

+ Gen quy định yếu tố IX nằm trên nhánh dài NST X, sẽ tổng hợp yếu tố IX được lưu hành trong máu dưới dạng ko hoạt động, khi tham gia vào quá trình đông máu, yếu tố IX a ở trạng thái hoạt động -> yếu tố Ixa kết hợp yếu tố VIII làm biến đổi yếu tố X thành yếu tố Xa rồi trải qua các phản ứng tiếp theo làm biến đổi fibrinogen thành fibrin thành phần chính của quá trình đông máu.

+ người bệnh ĐB gen quy định yếu tố IX sẽ tổng hợp thiếu hoặc ko tổng hợp yếu tố IX hoặc tổng hợp yếu tố IX giảm hoặc ko có chức năng gây rối loạn quá trình đông máu.

+ Có khoảng 50% những bệnh nhân mắc bẹnh Hemophilia B tồn tại yêu tố kháng thể kháng yêu tố IX sau khi sd liệu pháp điểu trị bổ sung yếu tố IX.

-Các dạng ĐB + ĐB sai nghĩa :  

  10% nếu thay thế arginin bằng glutamin -> bệnh thể nhẹ

  Nếu a.a bị thay thế thành mã kết thúc -> thể nặng

  + Thêm nucleotid : 6% 

  + Mất nucleotid: 29%

  + ĐB ở vị trí nối: 7%

  + ĐB đảo đoạn: 48%

+ ĐB tại exon số 8

+ Thay thế a.amin

+ Thêm hoặc mất vài cặp nu

+ Khuyết đoạn lớn hoặc nhân đoạn

Quy luật DT Lặn NST X, chủ yếu gặp ở nam, rất hiếm gặp ở nữ. Theo 2 cơ chế sau:

 + Gen ĐB có sẵn trên NST X của mẹ truyền cho con trai ( gái)

 + ĐB ms phát sinh trong quá trình tạo giao tử của bố và mẹ

-Triệu chứng lâm sàng: + Chảy máu kéo dài ngay cả khi có chấn thương rất nhẹ hoặc sau phẫu thuật.

+ Có thể xuất huyết vs nhưng đặc tính chủ yếu là: bầm tím ở da, có các bọc máu xuất huyết ở niêm mạc, tràn máu khớp.

+ Bệnh có tính chất gia đình chiếm 2/3 , còn thường 1/3 do ĐB ms

+ Xét nghiệm: tgian chảy máu kéo dài, tgian đông máu kéo dài có thể hơn 1, chất lượng cục máu đông kém,… định lượng yếu tố VIII giảm hoặc không có. Xét nghiệm ADN phát hiện ĐBG

CHÚ Ý: HEMOPHLIA B NHẸ HƠN A

-pp phát hiện ĐB + Phương pháp southern blot, phương pháp đa hình AND, phương pháp phân tích trình tự gen, multiplex PCR
-Khả năng điều trị bệnh và phòng bệnh – Truyền huyết tương hoặc yếu tố VIII(A) và IX(B), điều trị phục hồi chức năng khớp , Gene therapy…

– Tuyên truyền giáo dục về bệnh, sàng lọc bệnh; theo dõi tư vấn di truyền, chuẩn đoán trước sinh.

 

B, Phân biệt thalassemia alpha và thalassemia beta

Cơ sở DT

   +Hồng cầu người bình thường có các loại Hb: HbA = 97,5% , HbA2= 2%, HbF = 0,5%.  Để có thể hoạt động bình thường thì HbA cần tạo chuỗi α- protein và  β- protein . 

   +Ở người bình thường có 4 gen quy định tổg hợp các chuỗi α (NST 16)và β (NST 11.) 

       Khi các gen hoạt động bình thường thì chuỗi α- globin bà β- globin được sản xuất cân bằng để tham gia cấu trúc tạo phức hợp α2β2

     Khi các gen tổng hợp chuỗi α globin hay β globin bị ĐB làm hàm lượng 2 chuỗi này giảm hoặc không được tạo thành -> bệnh thalassemia

– Quy luật DT: theo quy luật alen lặn trên NST thường

-Tế bào máu giảm thể tích gây thiếu máu

α- thalassemia β – thalassemia
Nguyên nhân -Trao đổi chéo không cân -> mất 1 gen α

-Khuyết đoạn lớn trên NST số 16        -> mất 2 gen α

– Những ĐB vô nghĩa hoặc ĐB dịch khung-> không tổng hợp hoặc tổng hợp giảm chuỗi α

-Đột biến gen trên NST 16

– Do đột biến gen làm giảm or mất chức năng của gen β ->  Giảm or ko tổng hợp được chuỗi β- globin.

-Đbiến điểm tại Promoter

-Đb vô nghĩa -> mã kthúc xuất hiện sớm

-Đb tại những dấu hiệu nối, đb trong exon

-Đb điểm tại vị trí gắn chuỗi poli A

-Đột biến gen β Globin trên NST 11

Cơ chế sinh bệnh -Thiếu hụt hoặc thiếu hoàn toàn không có chuỗi α trong phân tử Hb

-α glo bị thiếu hụt, chỉ đc tổng hợp vs lượng nhỏ, β được tổng hợp bình thường -> tạo 1 lượng nhỏ α2β2

-Có sự tổng hợp β quá mức -> Hb đồng nhất chỉ có chuỗi β(HbH(β4)

– Người bệnh α- thalassemia trong TB máu chứa HbH -> những thể bất thường trong hồng cầu -> gảim đáng kể khả năng vận chuyển oxy

-Đb làm giảm, không tổng hợp được chuỗi β-globin

-Chuỗi β bị thiếu hụt, chuỗi α globin được sx quá mức->dạng phức hợp Hb đồng nhất chỉ có 1 loại chuỗi  α(α 4), những Hb ở dạng ko hòa tan và kết tủa trong nhiều tb máu dẫn tới bị phá hủy ở tủy xương hoặc lá lách. Những tb hồng cầu bị gảm kích thước và số lượng.

-Đb gen dẫn đến: giảm tổng hợp β tăng tổng hợp α  và γ để tạo thành HbF; tăng tổng hợp chuỗi δ để tạo thành HbA2 => nhiều HbF , HbA2 hơn người bt.

Các thể bệnh -Trong 4 alen có:

 +1 alen khôg h.động (αα/α- ; α-/αα ): α thalassemia 2

 + 2 alen không h.động (αα/–,α-/α-) : α thalassemia 1( thể nhẹ)

 + 3 alen không hoạt động: (α-/–)

 + 4 alen không hoạt động: (–/–)  không có khả năng vận chuyển oxy -> phù bào thai-> chết ở giai đoạn bào thai hoặc mới sinh ra

-Bệnh β- thalassemia thể nhẹ

– Bệnh β- thalassemia thể trung gian

– Bệnh β- thalassemia thể nặng

– Bệnh β- thalassemia thể phối hợp HbE

Điều trị và tiên lượng -Truyền máu + kết hợp thuốc

-Liệu pháp gen

-Sống nhỏ hơn 25 tuổi

-Tuổi thọ giảm

Phòng bệnh -Hạn chế tối thiểu sinh ra con mắc bệnh

   + Tư vấn DT trước hôn nhân-> phát hiện người dị hợp-> khuyên để hạn chế sinh con đồng hợp tử lặn

   + Chẩn đoán trước sinh- sinh thiết tua nhua thai

 

C, So sánh hội chứng patau, hội chứng edwards và hội chứng down

* Giống nhau:

– Nguyên nhân: Tuổi mẹ ảnh hưởng đến tần số sinh con mắc bệnh

– Bộ NST đều có 47 NST – thể ba nhiễm ở NST thường

– Triệu chứng lâm sàng: Thường bị dị tật ở tim *khác nhau

* Khác nhau:

Đặc điểm Down Patau Edwards
Tần số 1/700 – 1/800 1/5000 – 1/10000 1/4000 – 1/8000
Tỉ lệ giới tính 3 nam:2 nữ Nữ mắc nhiều hơn nam 3 nữ:1nam
Bộ NST 3 NST số 21 3 NST số 13 3 NST số 18
Góc atd 45<atd<60 90<atd<120 60<atd<90
Thời gian sống Nhỏ hơn 40 tuổi ( dạng khảm biểu hiện không quá nặng nề) Không quá 1 tuổi Chết ngay sau khi sinh hoặc sống trung bình 10 tuần
Tuổi bố Có ảnh hưởng  Không ảnh hưởng Có ảnh hưởng
Bệnh tật kèm theo Thường gặp là dị tật tim, ống tiêu hóa

Dễ mắc ung thư máu

Thường có dị tật ở tim, ống tiêu hóa Thường có dị tật ở tim, cơ quan sinh dục, thoát vị rốn
Triệu chứng lâm sàng -Đầu nhỏ, ngắn, mặt tròn, gốc mũi tẹt, khe mắt xếch, nếp quạt, khẩu cái hẹp, vòm cung cao, lưỡi to và dầy hay nứt nẻ, thè ra ngoài

-Tai nhỏ có khi biến dạng,ví trị thấp

-Cổ ngắn, gáy phẳng rộng

-Bàn tay rộng, các ngón ngắn

-Chậm phát triển trí tuệ, chỉ số IQ trung bình 30-50

-Giarm trương lực cơ và nhãn dây chằng

-Nếp vân da bàn tay: nếp ngang duy nhất ở lòng bàn tay, có thể gặp ở 1 hoặc 2 bàn tay. ChẠc ba trục ở vị trí cao thường gặp ở vị trí t’’. Tần số hoa văn ở mô út tăng

– 92%: thể 3 nhiễm thuần

– 2-3%: thể khảm với 2 dòng tế bào

-4-5%: thể chuyển đoạn

-Đầu nhỏ, nhãn cầu nhỏ hay không có nhãn cầu, tại ở ví trí thấp và biến dạng

-Thường bị điếc, thường bị sứt môi 2 bên, có thể nứt khẩu cái

– Đôi khi bàn chân vẹo, ngón ở bàn tay hoặc bàn chân

-Tâm thần, vận động kém phát triển

– Nếp vân da thường có nếp ngang đơn độc, chạc ba trục ở vị trí t’’

– Bạch cầu đa nhân trung tính có nhiều phần phụ lồi ra có cuống hoặc không có cuống

– 80%: thể 3 nhiễm thuần

-20%: khảm

-Nhẹ cân, đẻ non, trán bự, sọ dài và to, khe mắt hẹp, tai ở vị trí thấp, ít quăn và nhọn nên trông giống như tai chồn, miệng bé, hàm nhỏ và dài ra sau

-Bàn tay: ngón cái quặp vào lòng bàn tay, bàn tay nắm lại, ngón trỏ trùm lên ngón nhẫn, bàn chân vẹo

-Nếp vân da rất đặc biệt, tần số vân cung cao ở đầu ngón tay(  7-10 ngón). Thường có nếp ngang đơn độc, chạc ba trục thường ở vị trí t’ hoặc t’’

-80%: thể 3 nhiễm thuần

– 10%: thể khảm

– 10%: thể chuyển đoạn, thể ba nhiễm kép(2n +1+1)

 

D, Hội chứng down

* Trisomy 21

– Nguyên nhân: Bên cạnh tác nhân môi trường thì tuổi của mẹ cũng có vai trò quan trọng. tuổi mẹ càng lớn thì tần số con sinh ra mắc bệnh càng cao.
– Cơ chế: do rối loạn trong giảm phân làm cho cặp NST số 21 của bố hoặc mẹ không phân ly tạo ra một giao tử không mang NST số 21 Và một giao tử mang 2 NST số 21-> giao tử mang 2 NST số 21 này thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST số 21, 2n=47
– Hậu quả:

+ Vô sinh
+ Đầu nhỏ, mặt tròn, mắt xếch, môi nứt,lưỡi thè ra khỏi miệng, tai nhỏ, cổ ngắn, áy phẳng rộng, ngón tay ngắn
+ Cao không quá 1m50, trí óc giảm
+ Có thể sống đến 40 tuổi

* Chuyển đoạn cân bằng tạo ra con cái bị down: xảy ra khi có chuyển doạn robertson kết quả tạo bố hoặc mẹ monosomy không thuần, chỉ có 1 NST 21 nhưng mang hệ gen của cả cặp NST này. Khi cơ thể này giảm phân kết hợp với một giao tử bình thường sinh ra đời con trisomy 21 bị down.

* Hội chứng Down khảm: Loại này ảnh hưởng đến khoảng 2% số người mắc hội chứng Down. Đối với trẻ mắc hội chứng Down thể khảm, một số tế bào của chúng có 3 bản sao của nhiễm sắc thể 21, nhưng một số tế bào khác lại có 2 bản sao điển hình của nhiễm sắc thể 21. Trẻ bị hội chứng Down thể khảm có thể có các đặc điểm giống như những trẻ khác bị hội chứng Down. Tùy vào tỉ lệ tế bào bình thường và đột biến mà mức độ biểu hiện bệnh là khác nhau.

E, Các hội chứng XO, XXY

  • Hội chứng XO:

– Cơ chế: rối loạn giảm phân làm cho cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân ly tạo ra giao tử không mang NST giới tính-> giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST X tạo thành hợp tử có cặp NST giới tính là XO
– Hậu quả:

 + Vô sinh, không có vật thể Barr
+ Trí tuệ kém phát triển
+ Tóc mọc thấp, da gắn liền với cổ, nếp vân da hoa tăng, da nhiều nốt ruồi, khe mắt trũng có nếp quạt, cổ ngắn, ngực biến dạng, 2 núm vú mọc gần về phía nách,tử cung nhỏ hai sừng
+ Dị tật thận, động mạch chủ hẹp, có thể cận thị nặng
+ Không phát triển giới tính thứ cấp đôi khi có dấu hiệu nan hóa.
+ Không có hoặc giảm Ostrogen và Pregnandion, FSH tăng.

  • Hội chứng XXY:

– Cơ chế: rối loạn trong giảm phân làm cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân ly tạo thành giao tử XY hoặc XX ->giao tử này kết hợp với giao tử bình thường X hoặc Y tạo thành hợp tử mang 3 NST XXY.
– Hậu quả:

 + Mới sinh không chẩn đoán được bệnh
+ Tinh hoàn lạc chỗ, kém phát triễn, không đặc hiệu,tinh hoàn teo, mềm,mào tinh hoàn lớn hơn tinh hoàn, không có cảm giác đau
+ Chứng vú to ở 12,13 tuổi,lúc đâu không cân đối, sau đó cân đối khi trưởng thành
+ Giới tính nam kém phát triển: ít lông mu, không râu,dương vật nhỏ. Xu hướng cao hơn trung bình, tay chân dài không cân đối cơ thể
+ Trí tuệ kém phát triển, rối loạn tâm thần, t ì n h d ụ c giảm.
+ Tổng số vân đầu ngón tay giảm, nhưng tăng tần số vân cung,tăng tần số nếp ngang đơn độc, chạc ba trục lệch về phía bờ trục bàn tay.
+ Trước tuổi dậy thì không có biến đổi, tuổi dậy thì lượng FSH tăng
+ Thường vô sinh vì không có tinh trùng

F, Phân biệt các bệnh lưỡng tính giả nam

* thiếu men 5 α-redutase * thiếu men testosteron * ĐB gen AR
Nguyên nhân thiếu men α-redutase dẫn đến testosteron ko thể chuyển hóa thành DHT. Việc thiếu men này ko ảnh hưởng ở nữ nhưng ở nam, gây ra những sai hỏng ở bộ phận sinh dục ngoài Testosteron được tạo từ tb Leydig cần có một số men 17-hydrolase và 17-β-hydroxusteroid dehydrogenase. Việc thiếu hụt các men dẫn đến testosteron ít hoặc ko có, dẫn đến việc ko thể hình thành đường sinh dục nam, ống wolff. Vì gen AR bị đột biến gây thiếu hụt thụ quan androgen chuyên biệt để tiếp nhận testosteron. Testosteron ko nam hóa được bpsd ngoài vì mô đích ko đáp ứng được testosteron.
Biểu hiện  Chỉ thiếu DHT nên vẫn có AMH, sẽ không hình thành tuyến sinh dục nữ, 

ống wolff vẫn phát triển có testosteron và đường sinh dục nam. 

Bpsd ngoài bị nữ hóa: dị tật lỗ đái dưới, biến bìu thành môi lớn, …

Do có AHM nên ko hình thành đường sinh dục nữ 

nhưng cung ko thể hình thành đường sinh dục nam, ống wolff. Tinh hoàn ko chuyển xuống bìu

bpsd ngoài bị nữ hóa.

Khi dậy thì người bệnh có vú phát triển, kiểu hình nữ nhưng ko có kinh, ko có con, tâm sinh lý hướng nữ và được pháp luật thừa nhận là nữ. Người bệnh có tinh hoàn ẩn, ko có buồng trứng và tử cung. Họ chỉ phát hiện ra cơ thể có vấn đề khi có vấn đề sức khỏe, hay các vđv thể thao, vv
Đây là dạng bệnh nhẹ nhất. Người bệnh ở tuổi dậy thì, testosteron sẽ tăng cao nên có sự biệt hóa, phục hồi lại bộ phận sinh dục ngoài như người nam bình thường. Tuy nhiên nếu có sự can thiện từ sớm sẽ tốt hơn đợi người bệnh tự phục hồi. Đến tuổi dậy thì testosteron ko được tiết thêm nên ko tự phục hồi, biểu hiện tính ái nam ái nữ. Nếu người nữ bị đột biến gen AR trên 1 NST X thì khả năng truyền bệnh cho con trai là ½.

 

Câu 9: Sự di truyền một số tính trạng điển hình

A, Sự di truyền nhóm máu ABO
– Cơ sở phân biệt các nhóm máu:

+ Nhóm máu A: hồng cầu có kháng nguyên A, hồng cầu A bị ngưng kết bởi huyết thanh chứa kháng thể kháng A. Huyết thanh có kháng thể tự nhiên kháng B
+ Nhóm máu B: hồng cầu có kháng nguyên B , hồng cầu B bị ngưng kết bởi huyết thanh chứa kháng thể B. Huyết thanh có kháng thể tự nhiên kháng A
+ Nhóm máu AB: hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, hồng cầu AB bị ngưng kết bởi cả 2 loại huyết thanh chứa kháng thể A và B. Huyết thanh không có kháng thể
+ Kiểu hình nhóm máu O, hồng cầu không có kháng nguyên A,B. Hồng cầu O vì không có kháng nguyên A,B nên không bị ngưng kết bởi cả 2 loại huyết thanh có kháng thể kháng A và kháng B

– Vai trò của gen H:  mã hóa cho enzim fucosyl transferaza thì enzim này sẽ gắn một L-fucosa lên tiền tố có bản chất glycoprotein, chuyển tiền tố này thành kháng nguyên H trên mặt hồng cầu của đa số người có nhóm máu O. Trên cơ sở chất H sẽ hình thành các kháng nguyên A hoặc B tùy theo sự có mặt của các gen tương ứng.

– Vai trò của gen I: gồm 3 alen quy định tổng hợp nên các kháng nguyên A và B => quy định nên nhóm máu.

-Bản chất các kháng nguyên của nhóm máu ABO là các glycoprotein là sản phẩm chuyển hóa của những enzim xác định. 

Nhóm máu O bình thường Nhóm máu O bombay
-có kháng nguyên H

-huyết thanh không ngưng kết hồng cầu của người nhóm máu O khác.

-không có kháng nguyên H

-huyết thanh ngưng kết hồng cầu của người nhóm máu O khác.

 

B, Di truyền nhóm máu Rhesus

– Nhóm máu này bị chi phối bởi 2 alen R và r. người mang Rh dương có KG RR hoặc Rr. Người mang Rh âm có KG rr

– Loài người đa số có Rh dương. người có Rh âm trong máu ko có sẵn kháng thể, chỉ khi nào có hồng cầu Rh dương xâm nhập vào, cơ thể mới phản ứng sx ra kháng thể chống lại yếu tố Rh. Khi lấy máu người có Rh dương truyền cho người có Rh âm lần thư nhất ko có phản ứng. khi truyền máu có Rh dương lần thứ 2 sẽ gây ra phản ứng, các hồng cầu truyền vào bị ngưng kết gây sốc truyền máu. Càng về sau phản ứng càng mạnh.

– Những người có Rh âm mang thai con là Rh dương, trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh, kháng thể này từ máu mẹ xâm nhập vào thai, tác dụng lên hồng cầu của thai, phá hủy một số hồng cầu của nó. Thai bị chứng thiếu máu tan huyết suy yếu đi, có thể bị sẩy thai hoặc đẻ non. Những làn có thai sau, nếu thai có Rh dương thì càng bị nặng hơn.

C, Di truyền ung thư

– Ung thư được sinh ra bởi sự biến đổi của các gen kiểm soát chức năng tế bào, đặc biệt là các gen kiểm soát quá trình phát triển và phân chia tế bào.
– Các gen gây ra ung thư có thể được di truyền từ cha mẹ, tuy nhiên, đa phần chúng nảy sinh trong quá trình sống của mỗi cá thể khi phân chia tế bào, hoặc các tổn thương ADN do phơi nhiễm với các yếu tố môi trường xung quanh. Các yếu tố môi trường gây ung thư gồm có các chất sinh ung thư như khói thuốc lá và tia bức xạ như tia cực tím.

– Gen sinh ung thư: Gene này là một gene có chức năng sinh lý trong tế bào. Chức năng sinh lý của gen sinh ung là điều hòa đường dẫn truyền tín hiệu tế bào để tế bào nhận các kích thích cho sự phân bào và chết theo lập trình. Khi nó bị đột biến thì gây ra sự tăng sinh tế bào không kiểm soát được.

Vd: +HST: U dạ dày

+RET: U nhiều tuyến nội tiết

+ H.RAS: U đại tràng, phổi, tụy  

– Gen ức chế khối u, là gen có vai trò làm chậm lại sự phân chia tế bào, tham gia sửa chữa DNA hoặc kích hoạt quá trình chết theo chương trình. Nếu gen ức chế khối u bị giảm hoặc mất chức năng, quá trình phân chia tế bào không còn được kiểm soát và có thể dẫn đến ung thư.

Vd: nhóm các gen ức chế khối u: Rb1, p53

– Cơ chế gây ung thư võng mạc do đột biến gen RB ở người

+ Gen ức chế khối u hoạt động theo cơ chế điều khiển ngược, gen muốn hoạt động phải có yếu tố phiên mã E2F.

+ Gen này hoạt động khi nó không được photphoryl hóa nhưng bất hoạt khi được photphoryl hóa bởi CDK trước giai đoạn S của chu kỳ tế bào

+ Khi gen này hoạt động sẽ tổng hợp nên protein pRb liên kết với E2F, bất hoạt E2F làm tế bào dừng lại, không bước vào pha S.

+ Khi gen này bị ức chế làm không tổng hợp hoặc mất chức năng của pRb. Dẫn đến không có yếu tố bất hoạt E2F. Phức hợp E2F sẽ hoạt động liên tục làm tế bào võng mạc phân chia liên tục và phát sinh ung thư 

D, Di truyền hệ thống HLA

– Khái niệm: là hệ thống kháng nguyên tự thân, tham gia các mức độ khác nhau vào quá trình nhận diện miễn dịch, đáp ứng miễn dịch và điều hòa miễn dịch ở người.

– Cơ sở di truyền: các gen của hệ thống HLA gồm 3 lớp với chức năng lần lượt là: chi phối cho sự biểu hiện của kháng nguyên trên tế bào T, chi phối cho sự biểu hiện của kháng nguyên trên tế bào B, mã hóa tổng hợp hoocmôn thượng thận.

– Các alen của từng gen trong hệ thống HLA thường ở trạng thái dị hợp, tạo nên tính đa hình của hệ thống, góp phần tạo nên tính đa dạng, tính đặc chưng của cá thể

– Chức năng: vì tính đa hình cao, các kháng nguyên được di truyền theo kiểu meldel nên hệ HLA được dùng trong pháp y, xác định quan hệ huyết thống. Sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kháng nguyên phù hợp tổ chức mô trong ghép cơ quan. Là chỉ số sinh học được quan tâm trong nghiên cứu nhân chủng học.

Câu 10: Chuẩn đoán trước sinh

– Chỉ định trong trường hợp:

  • Bệnh sử gia đình hoặc con trước đã có vấn đề di truyền
  • Bố mẹ đã biết bản thân mang gen đặc thù
  • Kết quả siêu âm cho thấy kết quả bất thường
  • Kết quả xét nghiệm tầm soát cho thấy thai kỳ nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ cao
  • Bà mẹ mang thai trên 35 tuổi
  • Bà mẹ sẩy thai liên tiếp

– Nội dung các phương pháp chuẩn đoán trước sinh

+ Siêu âm bào thai: Xác định được khuyến tật di truyền như: sứt môi, hở hàm, vỡ não, thoát vị não, tràn dịch não, thoát vị rốn, thoát vị cơ hoành… xác định giới tính của thai nhi trên 3 tháng, khi cơ quan sinh dục ngoài đã hình thành, cần kết hợp xét nghiệm di truyền.

+ Chọc dò dịch ối: qua thành bụng hoặc đường âm đạo. tiến hành vào tuần 15-18. Dịch ối được sử dụng với kĩ thuật nhuộm tế bào. Phán đoán giới tính cũng như phát hiện một số bệnh tật di truyền. tỉ lệ sẩy thai khi thực hiện phương pháp này là từ 0.5-1%

+ Sinh thiết tua nhau thai: qua tử cung, thành bụng, kết hợp với siêu âm. Tiến hành vào tuần 8-10. Sử dụng tua nhau thai làm tiêu bản NST.   Xét nghiệm, phân tích để chuẩn đoán bệnh tật di truyền. tỉ lệ sẩy thai khi thực hiện phương pháp này là 2-3%

+ Các xét nghiệm khác từ tế bào phôi thai: Lấy mẫu cuống rốn thai nhi/ tách tế bào thai nhi từ máu mẹ => chuẩn đoán trước sinh. Hoặc tách phôi bào tử khối các phôi bào trong kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.

Rate this post

About Vũ Quang Thuận

Check Also

Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh ngoài da phổ biến, gây ra bởi vi rút varicella-zoster, …

 

slot gacor

slot88

https://fatamorgana.co.id/

slot gacor

slot777

https://descubripunilla.com

https://season8.org

https://oooms.org/

https://jumpyplace.org/

situs slot gacor

slot gacor

info slot gacor

https://diafrica.org/

https://diafrica.org/

http://diafrica.org/

https://advy.ac.id/

slot

slot gacor

slot online

https://instiper.ac.id/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://kyani.ac.id/

slot gacor

https://pelitanusa.ac.id

slot gacor

https://lsgi.org/

https://lsgi.org/

https://lullabies-of-europe.org/

https://saint-lazarus.org/

https://gregkeyes.com/

slot gacor

slot

slot88

slot online

slot besar

slot88

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot hoki

slot gacor

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot77

slot gacor

slot gacor

slot-gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

rtp live

slot online

info slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot777

slot777

slot777

slot88

rtp slot

slot gacor

slot88

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot online

slot

rtp slot

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot online

slot

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot

slot maxwin

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot

slot online

slot

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot88

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot88

slot gacor

slot online

slot88

slot gacor

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot tergacor

slot dana

slot dana

slot

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor

slot online

slot777

slot gacor

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot-gacor/

slot online

slot

slot gacor

slot88

slot gacor

slot

slot online

slot gacor

slot

slot online

slot online

slot

slot gacor

slot gacor

slot88

http://bkddiklat.boalemokab.go.id/slot-gacor/

http://book.iaincurup.ac.id/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot777

slot

https://cms-dev.nyfw.com/

https://dpmptsp.jabarprov.go.id/slot-gacor/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/situs-slot-gacor/

slot gacor

slot gacor hari ini

link slot gacor

situs slot gacor

https://sipsakato.sumbarprov.go.id/slot-gacor/

slot gacor

https://www.pasca.unr.ac.id/slot88/

slot gacor

slot88

slot online

slot

https://on0373.iss.it/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/login/

https://ketahananpangan.semarangkota.go.id/slot-gacor/

slot88

https://disdik.pemkomedan.go.id/slot-gacor/

https://instiper.ac.id/slot88/

slot88

slot-gacor

slot online

slot gacor hari ini

slot gacor

slot gacor hari ini

https://samdalang.malangkota.go.id/nyoba/slot-gacor/

slot gacor

slot online

slot

situs slot gacor

https://ojs.ubharajaya.ac.id/docs/-/

https://perfilman.perpusnas.go.id/slot/

slot88

slot online

slot gacor

slot online

slot gacor

slot

slot

slot gacor

slot gacor terbaru

slot gacor

slot pulsa

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot gacor terpercaya

slot gacor hari ini

slot88

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot online

slot gacor

slot88

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

situs slot gacor

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/slot-dana/

https://ukm-futsal.upr.ac.id/assets/slot-gacor-hari-ini/

slot gacor

slot online

slot gacor

slot gacor

slot88

slot gacor

https://bkd.bantenprov.go.id/bkdlama/

slot pulsa

slot gacor

slot online

rtp slot gacor

slot deposit dana

slot gacor

https://human.udru.ac.th/site/togel-100perak/

slot maxwin

slot gacor

slot777

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot dana

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot gacor

slot88

slot88

slot gacor

slot88

slot gacor