Làm sao để phân biệt tăng AST và ALT là do bệnh gan hay bệnh tim ?
1. Trước tiên cần tìm hiểu AST và ALT là gì ?
– Enzyme ALT (alanine transaminase) được thấy chủ yếu ở gan, có chủ yếu ở bào tương của tế bào gan
– Enzym AST (aspartate transaminase) chẳng những được thấy ở gan mà còn được thấy ở các cơ quan khác như cơ, tim, thận, não, hồng cầu, … AST có cả ở trong bào tương (20%) và ở trong các ty thể (80%) của tế bào gan
– Cả hai enzyme này đều có vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa chuyển hóa carbohydrate và acid amin ở các tế bào, đặc biệt là ở gan và cơ.
– Nồng độ bình thường của AST và ALT là đều là <40 UI/L,
AST và ALT thường tăng trong :
• Bệnh lý: Các bệnh lý về gan (như xơ gan, viêm gan). Khi mắc các bệnh lý này, tế bào gan bị tổn thương→ giải phóng các enzyme trên vào máu -> tăng nồng độ AST và ALT
• Thuốc: Một số thuốc như thuốc hạ sốt giảm đau (paracetamol), thuốc chống lao (rifampicin, isoniazid), thuốc hạ mỡ máu (statin) có thể làm tổn thương gan → tăng AST và ALT.
AST và ALT cũng tăng cao trong bệnh nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đm vành bị tắc nghẽn (mảng xơ vữa or huyết khối)-> thiếu oxy cung cấp cho cơ tim-> nhồi máu-> hoại tử-> giải phóng các enzym này vào máu-> nồng độ AST và ALT tăng cao. Do điện tâm đồ và một số chất sinh hóa khác hữu ích hơn nên 2 enzym này không được dùng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
Cách để phân biệt tăng AST và ALT là do bệnh gan hay bệnh tim bằng cách khám lâm sàng và các xét nghiệm khác.
– Nếu bệnh nhân có biểu hiện vàng da, cổ trướng, chán ăn + tăng bilirubin + kết quả điện tâm đồ không hướng tới nhồi máu cơ tim → nguyên nhân là do gan.
– Mặt khác, nếu bệnh nhân có biểu hiện đau ngực, không có vàng da, cổ trướng + bất thường trên điện tâm đồ → nguyên nhân là do tim.
Nguồn nội dung: Nguyễn Văn Nam.
Nguồn ảnh: Ogatea.