Câu 1: Các căn nguyên gây sốt? Cho ví dụ? Đặc điểm của sốt do vi sinh vật? 1) Các căn nguyên gây sốt Sốt do vi sinh vật Sốt không do nhiễm khuẩn Sốt do rối loạn điều hòa thân nhiệt - Virus: dengue, HIV - Vi khuẩn: lao, salmonella, brucella, rickettsia - Nấm: aspergillus, candida, histoplasma - KST: sốt rét, toxoplasma - Bệnh ác tính: leukemia, hodgkin, u tủy xương… - Bệnh hệ thống: lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp - Huyết khối – tắc mạch - Bệnh khác: sarcoidosis, u nhầy nhĩ trái - Thuốc: kháng histamin, penicillin, quinidin... với biểu hiện: dị ứng ngoài da, viêm mạch, quá mẫn - Cường giáp - Tai biến mạch máu não - Shock nhiệt - Tâm lý 2) Đặc điểm của sốt do vi sinh vật: hội chứng nhiễm trùng: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng, số lượng bạch cầu có thể tăng hoặc bình thường (NEU tăng: do vk, LYM tăng: do virus, EOS tăng: do KST), CRP tăng, procalcitonin tăng Câu 2: Viêm gan siêu vi B: chẩn đoán VGB thể cấp điển hình? Phòng bệnh? 1) Chẩn đoán VGB thể cấp điển hình: - Tiền sử: truyền máu hoặc các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ t ì n h d ụ c không an toàn trong vòng 4 – 24 tuần trước khi khởi bệnh - Lâm sàng: + Đa số ko có biểu hiện lâm sàng rõ ràng + Trong thể điển hình, có thể xuất hiện các triệu chứng: sốt (khi chưa vàng da), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn/nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, đau tức vùng gan… + VGB cấp có thể diễn tiến nặng sang suy gan gấp dẫn đến bệnh não – gan (tỉ lệ tử vong cao) - Cận lâm sàng: + AST, ALT tăng, thường trên 5 lần giới hạn trên của mức bình thường (35 U/L đối với nam, 25 U/L đối với nữ) + Bilirubin có thể tăng + Anti – HBc IgM (+), HBsAg (+) hoặc (-) trong giai đoạn cửa sổ 2) Phòng bệnh: - Chủ động: tiêm vacxin VGB, tiêm 3 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, tiêm nhắc lại sau 1 năm và cứ 5 năm nhắc lại 1 lần - Phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con: + Tiêm vacxin VGB liều sau sinh cho tất cả trẻ em theo chương trình TCMR + Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+): tiêm kháng huyết thanh VGB và vacxin VGB trong vòng 24h sau sinh + Thai phụ có tải lượng HBV – DNA > 200.000 IU/ml hoặc HBsAg > 104 IU/ml: tư vấn dự phòng lây truyền HBV từ mẹ sang con: (1) Dùng TDF từ tuần 24 – 28 của thai kỳ hoặc 4 tuần trước sinh và liên tục 4 – 12 tuần sau sinh (2) Theo dõi LS, AST, ALT mỗi 4 – 12 tuần, tải lượng HBV – DNA trong vòng 24 tuần sau sinh để phát hiện VGB bùng phát (3) XN HBsAg và anti – HBs cho trẻ trên 12 tháng tuổi để đánh giá tình trạng nhiễm HBV + Ko chống chỉ định nuôi con = sữa mẹ ở những người mẹ có HBsAg (+)/đang dùng TDF để điều trị bệnh hoặc điều trị dự phòng - Phòng bệnh ko đặc hiệu: + Đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm của máu + Ko dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da + An toàn t ì n h d ụ c + Tránh tiếp xúc với máu/dịch tiết của người nhiễm HBV + Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu Câu 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt rét thường? Điều trị sốt rét vivax ở PNCT 3 tháng đầu? 1) Tiêu chuẩn chẩn đoán sốt rét thường: Là trường hợp bệnh sốt rét ko có dấu hiệu đe dọa tính mạng người bệnh. Chẩn đoán dựa vào 3 yếu tố: - Dịch tễ: đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành hoặc có tiền sử sốt rét gần đây - Lâm sàng: + Cơn sốt điển hình có 3 giai đoạn: rét run – sốt – vã mồ hôi + Cơn sốt ko điển hình như: sốt ko thành cơn, ớn lạnh, gai rét (hay gặp ở những người sống lâu trong vùng sốt rét lưu hành), sốt liên tục hoặc dao động (hay gặp ở trẻ em, người bị sốt rét lần đầu) + Các dấu hiệu khác: thiếu máu, gan – lách to… - Xét nghiệm: XN máu có KSTSR thể vô tính, XN chẩn đoán nhanh phát hiện KN sốt rét hoặc PCR dương tính. Những nơi ko có kính hiển vi phải lấy lam máu gửi đến điểm kính gần nhất 2) Điều trị sốt rét vivax ở PNCT 3 tháng đầu: - Hỗ trợ: hạ sốt, dinh dưỡng, nước – điện giải… - Thuốc: chloroquin phosphat (viên 250 mg chứa 150 mg base) + Liều tính theo cân nặng: tổng liều 25 mg base/kg, 2 ngày đầu chia 2 lần uống cách nhau 6h, ngày thứ 3 uống 1 lần: Ngày 1: 10 mg base/kg Ngày 2: 10 mg base/kg Ngày 3: 5 mg base/kg + Liều tính theo nhóm tuổi (> 15 tuổi): Ngày 1: 4 viên Ngày 2: 4 viên Ngày 3: 2 viên Câu 4: Cách xử trí khi bị xúc vật bị dại cắn? 1) Xử lý vết thương: - Rửa ngay vết thương thật kỹ = nước xà phòng đặc 20%, rửa lại = nước muối sinh lý và bôi các chất sát khuẩn như dd iod đậm đặc - VT bẩn, dập nát cần cắt lọc - Để hở VT, chỉ khâu lại VT sau khi bị cắn trên 5 ngày 2) Theo dõi súc vật: trong vòng 10 – 15 ngày, tuyệt đối ko giết chết 3) Tiêm vacxin uốn ván 4) Tiêm vacxin và kháng huyết thanh dại: Tình trạng vết cắn Tình trạng súc vật Xử trí Lúc cắn Trong vòng 10 ngày Da trầy xước gần thần kinh TW Bình thường Bình thường Tiêm ngay vacxin và ngừng nếu ngày 10 sv vẫn bình thường Da trầy xước Bình thường Xuất hiện triệu chứng dại Tiêm ngay vacxin nếu xuất hiện triệu chứng dại ở sv Cắn nhẹ - Dại - Mất tích Tiêm ngay vacxin Vết thương có tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật dính nước dãi Nghi dại Bình thường Tiêm ngay vacxin và ngừng nếu ngày 10 sv vẫn bình thường - Vết cắn gần não - Vết cắn sâu - Có nhiều vết cắn Bình thường Bình thường - Tiêm ngay KHT - Tiêm ngay vacxin và ngừng nếu ngày 10 sv vẫn bình thường Vết cắn ở nơi có nhiều dây thần kinh (đầu, chi, bộ phận sinh dục) - Dại - Mất tích - Đã bán Tiêm ngay KHT và vacxin Câu 5: Trình bày sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo? Trình bày ý nghĩa: NS1, IgM, IgG, PCR/phân lập virus Dengue? 1) Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo: - Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của SXHD: Sống/đi đến vùng có dịch. Sốt ≤ 7 ngày và có 2 trong các dấu hiệu: + Buồn nôn/nôn + Phát ban + Đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt + Xuất huyết da hoặc lacet (+) - Kèm theo ít nhất 1 trong các dấu hiệu: + Vật vã, lừ đừ, li bì + Đau bụng nhiều/liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan + Nôn ói nhiều ≥ 3 lần/h hoặc ≥ 4 lần/6h + Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi cầu phân đen hoặc có máu, xuất huyết â m đ ạ o hoặc tiểu máu + Gan to > 2 cm dưới bờ sườn + Tiểu ít + Hct tăng kèm tiểu cầu giảm nhanh + AST/ALT ≥ 400 U/L + Tràn dịch màng phổi/màng bụng trên siêu âm hoặc x – quang 2) - NS1: dương tính từ ngày 1 – 9, test nhanh tìm KN NS1 trong máu, dùng để chẩn đoán sớm nhiễm Dengue nguyên phát và thứ phát (đặc biệt là trong 4 ngày đầu của bệnh) - IgM: dương tính từ ngày 3 – 90, dùng để xác định xem lần sốt này có do virus Dengue hay không - IgG: xuất hiện đồng thời (trong thời gian gần đây BN đã từng bị sốt như vậy) hoặc ngay sau IgM (± 2 tuần – tiên phát) và tồn tại rất lâu - PCR: lấy máu trong giai đoạn sốt, tìm ARN của virus Dengue Câu 6: Nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng? Điều trị tiêu chảy do clostridium difficile có mất nước độ 2? 1) Nguyên tắc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng: - Đánh giá và xử trí tình trạng mất nước - Điều trị kháng sinh tùy theo căn nguyên, cần dự đoán căn nguyên và điều trị ngay, điều chỉnh lại kháng sinh (nếu cần) sau khi có kết quả cấy phân - Điều trị biến chứng - Chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý 2) Điều trị tiêu chảy do clostridium difficile có mất nước độ 2: - Bồi phụ nước và điện giải: + Oresol/nước đường – muối/nước cháo – muối + Trường hợp ko uống được: bù dịch = đường tĩnh mạch (ringer lactat, NaCl 0.9% và glucose 5% với tỉ lệ 1:1) - Kháng sinh: + Metronidazole 250 mg 4 lần/ngày 7 – 10 ngày + Vancomycin 250 mg 4 lần/ngày 7 – 10 ngày - Điều trị hỗ trợ: + Giảm co thắt: spasmaverin + Làm săn niêm mạc ruột: smecta + Ko lạm dụng thuốc cầm tiêu chảy: loperamid Câu 7: Dịch tễ và biến chứng của bệnh thủy đậu? 1) Dịch tễ: - Mầm bệnh: Varicella Zoster Virus (họ herpes), có cấu trúc vỏ lipid bao quanh nucleocapsid, đường kính 150 – 200 nm, trung tâm có nhân xoắn ADN, trọng lượng phân tử khoảng 80 triệu - Nguồn bệnh: + Người là ổ chứa duy nhất + Tỉ lệ lây nhiễm cao (90%): đối với những người tiếp xúc với BN thủy đậu mà chưa có miễn dịch + Tần suất mắc bệnh ở nam và nữ tương đương nhau + Tuổi: 5 – 9 (hay gặp), 50% ở mọi lứa tuổi, 10% trên 15 tuổi dễ nhạy cảm với thủy đậu (nữ) + Mùa: cuối đông – đầu xuân - Đường lây: chủ yếu là đường hô hấp, 1 số ít lây từ sang thương ở da – niêm mạc 2) Biến chứng: - Viêm da do bội nhiễm liên cầu hoặc tụ cầu - Thần kinh TW: + Rối loạn tiểu não – viêm màng não: hay gặp ở trẻ em, xuất hiện sau phát ban 21 ngày, hiếm khi xảy ra trước phát ban. DNT: pro và lym tăng + Viêm não, viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain Barre, hội chứng Reye - Viêm phổi: BC nguy hiểm nhất, hay gặp ở PNCT, xuất hiện sau phát ban 3 – 5 ngày, có thể dẫn đến suy hô hấp, ho ra máu. X – quang: nốt mờ + tổn thương kẽ - Các biến chứng khác: + Viêm cơ tim, viêm giác mạc, viêm khớp, viêm thận, viêm cầu thận, viêm gan, xuất huyết nội tạng + Thủy đậu chu sinh: xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh hoặc 48h sau sinh, bệnh thường nặng + tỉ lệ tử vong cao. Biểu hiện: tổn thương sẹo trên da, giảm sản da và tật đầu nhỏ bẩm sinh Câu 8: Chẩn đoán sốt mò? Điều trị sốt mò có biến chứng tổn thương phổi? 1. Chẩn đoán sốt mò 1) Chẩn đoán xác định: - Dịch tễ: đang sống hoặc đi qua vùng dịch - Lâm sàng: + Sốt: khởi phát đột ngột, sốt cao liên tục, có thể rét run, ớn lạnh + Vết loét: tròn/bầu dục (d = 0.5 – 2 cm), ko đau/ko ngứa, có vảy đen hoặc đã bong vảy tạo thành vết loét có gờ, thường ở chỗ kín (ngực, cổ, bẹn, bụng…) + Sưng hạch: tại chỗ và toàn thân (di động, ấn đau, ko nóng – đỏ, ko hóa mủ) + Phát ban: thường xuất hiện vào cuối tuần 1, có dạng dát sẩn – ko đau/ko ngứa, lặn ko để lại sẹo, ví trí: thân mình – tay, chân, có thể gặp ban xuất huyết + Gan – lách to (40%), vàng da + Tổn thương phổi: ho/rale/TDMP/suy hô hấp + Tổn thương tim mạch: hạ HA/viêm cơ tim + Viêm não – màng não - Cận lâm sàng: phản ứng Weil Felix phát hiện OX – K, ELISA, PCR 2) Chẩn đoán phân biệt: - Sốt rét lâm sàng - SXHD - Leptospira - Thương hàn 2. Điều trị sốt mò có biến chứng tổn thương phổi 1) Điều trị nguyên nhân: - Doxycyclin 100 mg 2 lần/ngày 5 ngày - Azithromycin 500 mg 1 lần/ngày 1 – 3 ngày - Chloramphenicol 50 mg/kg/ngày (TTM hoặc uống) 5 – 7 ngày 2) Điều trị hỗ trợ: - Hạ sốt: para, lau mát - Nước – điện giải - Vitamin B, C - Dinh dưỡng 3) Điều trị triệu chứng: - Ho: terpin codein, acetylcystein - Suy hô hấp: thở oxy qua sonde mũi/mặt nạ, đặt NKQ và thở máy (nếu suy hô hấp nặng) Câu 9: Chu trình phát triển của KSTSR ở người? Phòng bệnh sốt rét? 1) Chu trình phát triển của KSTSR ở người (giai đoạn vô tính): - Khi muỗi Anopheles cái đốt người, thoa trùng vào máu, 30 – 50 phút sau xâm nhập vào gan: phát triển thành thể phân liệt, thể phân liệt vỡ ra phóng thích các mảnh trùng vào máu - Đối với falci, malariae: thể phân liệt từ gan được tống hết vào máu, đối với vivax, ovale: 1 số thoa trùng ko phân chia ngay mà nằm yên trong gan nhiều tháng – nhiều năm (thể ngủ), phát triển từng đợt thành thể phân liệt (gây ra những cơn tái phát) - Các mảnh trùng xâm nhập vào hồng cầu phát triển thành thể tư dưỡng, rồi thành thể phân liệt, cuối cùng thành thể hoa thị phá vỡ HC giải phóng ra các mảnh trùng mới [gđ trong HC kéo dài 48h (falci, vivax, ovale), 72h (malariae)] - Sau nhiều chu kỳ, 1 số mảnh trùng xâm nhập vào HC: phát triển thành giao bào 2) Phòng bệnh sốt rét: - Sàng lọc máu trước khi truyền - Chống vector: vận động mọi người (thông qua các chương trình GDSK) thực hiện tốt các biện pháp: + Tránh muỗi đốt: nằm màn tẩm permethrin, hương xua muỗi + Diệt muỗi và bọ gậy: phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi - Điều trị dự phòng theo chỉ định: + Mefloquin 250 mg/tuần 3 tháng + Chloroquin 500 mg/tuần Câu 10: Chẩn đoán uốn ván toàn thể? Phòng bệnh uốn ván? 1. Chẩn đoán uốn ván toàn thể 1) Chẩn đoán xác định: - Uốn ván toàn thể có các biểu hiện lâm sàng điển hình qua 4 giai đoạn: + Khít hàm: tăng dần và tăng lên khi kích thích (là dấu hiệu sớm nhất và gặp ở hầu hết các người bệnh) + Co cứng cơ toàn thân, liên tục, đau: theo thứ tự mặt, gáy, cổ, lưng, bụng, chi và ngực, đặc biệt là cơ bụng. Tăng lên khi kích thích, BN có vẻ mặt uốn ván + Cơn co giật toàn thân: xuất hiện trên nền co cứng cơ, tăng lên khi kích thích, trong cơn BN vẫn tỉnh + Có thể có cơn co thắt hầu họng – thanh quản - Thường có vết thương trước khi xuất hiện triệu chứng uốn ván - BN chưa được chủng ngừa/chủng ngừa ko đầy đủ đối với bệnh uốn ván 2) Chẩn đoán phân biệt: - Tăng trương lực cơ do thuốc - Khít hàm do nhiễm trùng răng, abces hầu họng, viêm khớp thái dương hàm - Ngộ độc strychnin - Hội chứng người cứng: cứng cơ nghiêm trọng, ko có khít hàm hoặc giật cơ mặt, đáp ứng nhanh chóng với diazepam 2. Phòng bệnh uốn ván 1) Dự phòng chủ động sau khi bị uốn ván: tiêm VAT 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 – 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 – 6 tháng đến 1 năm. Sau đó cứ 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi 2) Dự phòng thụ động sau khi bị thương: - Cắt lọc, rửa sạch, rạch rộng và để hở vết thương - Dùng penicillin hoặc erythromycin - Nếu chưa được chủng ngừa/chủng ngừa ko đầy đủ đối với bệnh uốn ván: tiêm 1 mũi SAT (1.500 đơn vị) - Tiêm VAT để có miễn dịch chủ động 3) Dự phòng uốn ván rốn: - Quản lý thai sản, tránh đẻ rơi - Vô trùng tuyệt đối khi đỡ đẻ, cắt rốn - Tiêm VAT cho mẹ trong lúc mang thai Câu 11: Các trường hợp xem xét nhập viện trong sốt xuất huyết Dengue, giải thích? Chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết Dengue? 1) Các trường hợp xem xét nhập viện trong SXHD: - Sống 1 mình - Nhà xa cơ sở y tế, ko thể nhập viện kịp thời khi bệnh trở nặng - Gia đình ko có khả năng theo dõi sát - Trẻ nhũ nhi - Thừa cân, béo phì - PNCT - Người cao tuổi (≥ 60 tuổi) - Bệnh mạn tính đi kèm (tim, gan, thận, hen, COPD kém kiểm soát, ĐTĐ, thiếu máu tan máu…) 2) Chỉ định truyền tiểu cầu trong SXHD: - Tiểu cầu < 5.000/mm3, chưa xuất huyết (xem xét tùy từng trường hợp) - Tiểu cầu < 30.000/mm3 + chuẩn bị làm thủ thuật xâm lấn (trừ ca cấp cứu) - Tiểu cầu < 50.000/mm3 kèm đang xuất huyết nặng hoặc có chỉ định chọc màng phổi/màng bụng Câu 12: Chẩn đoán viêm màng não mủ do liên cầu lợn? Nguyên tắc điều trị kháng sinh trong viêm màng não mủ? 1. Chẩn đoán viêm màng não mủ do liên cầu lợn 1) Chẩn đoán xác định: - Dịch tễ: có tiền sử phơi nhiễm (mổ thịt heo ốm/chết, ăn thịt heo chưa nấu chín) trong vòng 10 ngày - Lâm sàng: + Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, có thể rét run Kèm theo: đau cơ, đau khớp, 1 số trường hợp đau bụng âm ỉ + đi cầu phân lỏng ko nhầy máu + Hội chứng màng não: Cơ năng: đau đầu, nôn, táo bón Thực thể: cổ cứng, kernig, brudzinski (+), tăng cảm giác (sợ ánh sáng – tư thế cò súng) + Rối loạn tri giác: nhẹ (mê sảng), vừa (lơ mơ), nặng (kích thích, hôn mê) + Các dấu thần kinh khu trú: giảm thính lực, ù tai, chóng mặt, thất ngôn, rối loạn tư thế/động tác, run đầu chi, liệt thần kinh sọ + Có thể suy thận, phát ban, tử ban + Sau điều trị, BN có thể có di chứng giảm thính lực, rối loạn tư thế/động tác kéo dài - Xét nghiệm: + Máu: NEU tăng, PLT giảm + DNT: Biến đổi màu sắc (đục), áp lực tăng N – P tăng, G giảm Soi DNT có thể thấy cầu khuẩn gram (+) Cấy DNT (+) Streptococcus suis 2) Chẩn đoán phân biệt: - VMN do virus, VMN do lao, VMN do nấm - Các nhiễm trùng nặng: thương hàn, nhiễm trùng huyết… 2. Nguyên tắc điều trị kháng sinh trong viêm màng não mủ 1) Dùng kháng sinh sớm và càng sớm càng tốt (ngay khi có chẩn đoán) 2) Lựa chọn kháng sinh thích hợp với độ nhạy của vi trùng 3) Nên dùng kháng sinh diệt khuẩn 4) Kháng sinh phải ngấm tốt vào màng não, dùng đường TM, ko được giảm liều trong suốt thời gian điều trị 5) Trong quá trình điều trị, nên XN lại DNT sau khi dùng kháng sinh 24 – 48h: nếu ko cải thiện nên thay đổi kháng sinh/dùng bao vây. Khi phân lập được vi khuẩn và có kết quả kháng sinh đồ thì lựa chọn kháng sinh đặc hiệu Câu 13: Trình bày các dấu ấn (marker) virus viêm gan B? 1) HBsAg - Xuất hiện sớm trước khi có triệu chứng LS, tăng cao dần và biến mất sau 4 – 8 tuần - HBsAg (+) trên 6 tháng chứng tỏ tình trạng nhiễm HBV mạn tính - Định lượng HBsAg có giá trị tiên lượng: giai đoạn hồi phục ko nhỏ hơn 1/4 so với ban đầu thì có nguy cơ trở thành người mang trùng mạn tính - 1 số trường hợp VGB nhưng HBsAg (-): do nồng độ thấp mà các kỹ thuật hiện đại chưa phát hiện được/bị trung hòa bởi KT anti – HBs 2) Kháng thể anti – HBs - Xuất hiện muộn (2 – 16 tuần), sau khi HBsAg ko phát hiện được – chứng tỏ bệnh đang được cải thiện (có tác dụng chống tái nhiễm HBV) - IgM anti – HBs xuất hiện trong giai đoạn cấp, IgG anti – HBs xuất hiện muộn hơn và tồn tại lâu hơn - Khi tiêm vacxin VGB: anti – HBs là kháng thể duy nhất phát hiện được trong máu 3) HbcAg - Chỉ có trong tế bào gan và chỉ phát hiện được khi làm sinh thiết gan - Khi trong tế bào có HBcAg thì bao giờ cũng có HBsAg trên màng tế bào và nồng độ ADN polymerase luôn tăng cao 4) Kháng thể anti – HBc - Xuất hiện sớm (thời kỳ ủ bệnh) – ko có tác dụng chống tái nhiễm HBV - IgM anti – HBc xuất hiện sớm, IgG anti – HBc xuất hiện muộn hơn và tồn tại lâu hơn 5) HBeAg - Xuất hiện sớm (giai đoạn tiền vàng da) và thường xuất hiện trong viêm gan mạn tấn công - HBeAg + HBsAg (+): tỉ lệ lây rất cao (đặc biệt là PNCT lây cho con của họ) 6) Kháng thể anti – Hbe - Xuất hiện muộn (giai đoạn hồi phục) – chứng tỏ bệnh đang được cải thiện - IgM anti – HBe xuất hiện sớm, IgG anti – HBe xuất hiện muộn hơn 7) HBV – DNA: chỉ có trong huyết thanh chứa các hạt virus nguyên vẹn – là bằng chứng trực tiếp chứng tỏ HBV đang có mặt trong dòng máu. Định lượng HBV – DNA cho phép đánh giá mức độ nhiễm HBV Câu 14: Chẩn đoán viêm phổi do cúm A/H5N1? Nguyên tắc điều trị? 1. Chẩn đoán viêm phổi do cúm A/H5N1 1) Chẩn đoán xác định: - Dịch tễ: tiếp xúc với nguồn bệnh, lq đến người có bệnh van tim từ trước, PNCT - Lâm sàng: + Toàn thân: sốt cao + đau cơ, đau khớp, nhức đầu. Trong thời kỳ đầu: sốt cao liên tục – hạ xuống vào ngày 4 – tăng lên vào ngày 5, 6 – cuối cùng hạ xuống (nhiệt độ tuyến có dạng chữ V). Đôi khi kèm theo khó chịu, chán ăn, BN rất mệt + Hô hấp: viêm họng xuất hiện sớm (có thể kèm theo VKM, sờ thấy hạch cổ nhỏ và đau). VP xuất hiện sớm (24 – 48h sau khởi phát cúm) với bệnh cảnh khó thở, thở nhanh và tím tái Ho khan hoặc ho ít đờm – đờm có thể có dây máu Chảy mũi trong, có thể kèm theo ngạt mũi Nghe phổi: rale nổ hoặc rale ẩm nhỏ hạt lan tỏa + tiếng thở rít hoặc chỉ nghe thấy tiếng thở thô - Cận lâm sàng: + X – quang: thâm nhiễm kẽ 2 bên, thậm chí có hình ảnh như hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển + Soi đờm: ít bạch cầu đa nhân hoặc vi khuẩn + Cấy virus từ dịch tiết hô hấp: phát hiện được virus 2) Chẩn đoán phân biệt: - Virus gây hội chứng cúm: RSV, virus á cúm (I, II, III, IV), coronavirus, adenovirus - Vi khuẩn gây VP thường, vi khuẩn gây VP ko điển hình: mycoplasma, chlamydia - Bệnh do rickettsia, leptospira 2. Nguyên tắc điều trị 1) Nguyên tắc chung: - Người bệnh nghi ngờ/đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng - Nhanh chóng đánh giá tình trạng người bệnh và phân loại mức độ bệnh. Trường hợp nặng hoặc có biến chứng nặng: kết hợp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên - Thuốc kháng virus dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định - Ưu tiên điều trị tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến 2) Xử trí theo mức độ bệnh: - Cúm có biến chứng: + Nhập viện và dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt + Hỗ trợ hô hấp khi có suy hô hấp: thở oxy/CPAP hoặc thông khí nhân tạo + Phát hiện và điều trị sớm bội nhiễm vi khuẩn/suy đa tạng - Cúm + yếu tố nguy cơ: nhập viện và xem xét dùng thuốc kháng virus sớm - Cúm chưa biến chứng: + Triệu chứng nhẹ: ko cần XN hoặc điều trị tại cơ sở y tế + Triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe: đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc 3) Điều trị hỗ trợ: - Hạ sốt: dùng para, ko dùng aspirin - Nước – điện giải Câu 15: Chẩn đoán nhiễm leptospira thể điển hình? Điều trị? 1. Chẩn đoán nhiễm leptospira thể điển hình 1) Lâm sàng: - Giai đoạn nhiễm leptospira huyết: 4 – 7 ngày + Sốt cao đột ngột, rét run + mạch nhanh, huyết áp dao động + Đau đầu, nhức mắt, buồn nôn/nôn + Đau cơ (bắp chân, lưng, bụng), sung huyết/xuất huyết dưới kết mạc - Giai đoạn miễn dịch: 4 – 30 ngày + Sốt cao hơn, dao động mạnh hơn + Mê sảng, vật vã + Đau cơ tăng lên + Hội chứng gan – mật: vàng da tăng dần (vàng da cam) thường ko kết hợp với hoại tử tế bào gan nặng, gan to và đau ở HSP, 20% BN có lách to + Suy thận: thiểu niệu và vô niệu + Hô hấp: ho, khó thở, đau ngực, đờm dính máu/ho ra máu, SHH cấp tiến triển + Hội chứng màng não: viêm màng não nước trong + Hội chứng xuất huyết: chảy máu cam, xuất huyết dưới da và nội tạng, hiếm khi xuất huyết thượng thận và dưới màng nhện + Tiêu cơ vân, tán huyết, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tim, suy đa tạng (thể nặng) 2) Cận lâm sàng: - Nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu (thể nhẹ), tăng ure, cre, kali (thể nặng) - Số lượng bạch cầu thay đổi (3.000 – 26.000), tiểu cầu giảm (50% TH), VS tăng - Bilirubin, phosphatase kiềm, men gan tăng vừa phải, PT% có thể giảm - CPK tăng trong tuần đầu (hơn 50% trường hợp) - DNT biến đổi như VMN nước trong (gđ đầu: NEU, sau đó chuyển thành MONO, pro tăng nhẹ, glucose bình thường) - Huyết thanh chẩn đoán: phản ứng Martin Petit và thử nghiệm vi ngưng kết (hiệu giá KT ≥ 1:100 vào tuần thứ 2 hoặc tăng hiệu giá KT ở lần 2 và sau 2 tuần), ELISA - PCR (xđ chủng). Phân lập leptospira từ máu, DNT (10 ngày đầu), nước tiểu (sau vài tuần) – dùng môi trường EMJH, Fletcher hoặc Korthoff (xđ chủng). Đôi khi cấy nước tiểu (+) hàng tháng – hàng năm sau khi bị bệnh 2. Điều trị 1) Điều trị đặc hiệu: - Thể nhẹ: + Doxycyclin 100 mg 2 lần/ngày + Ampicillin 500 – 750 mg 4 lần/ngày + Amoxicillin 500 mg 4 lần/ngày - Thể vừa và nặng: + Penicillin G 1.5 – 2 triệu đv TTM 4 lần/ngày + Ampicillin/amoxicillin 1 g TTM 4 lần/ngày + Erythromycin 500 mg 4 lần/ngày (nếu dị ứng với peni) + Thời gian: 7 – 10 ngày 2) Điều trị hỗ trợ: - Thể nặng: cần được theo dõi tại khoa hồi sức tích cực. Bù đủ dịch, duy trì mạch và HA ổn định, có thể dùng vận mạch (nếu cần) - Có thể dùng vitamin K, thuốc lợi mật và chống hoại tử tế bào gan - Vô niệu, suy thận: chạy thận nhân tạo. Suy thận còn nước tiểu + đáp ứng với lợi tiểu: furosemid, bù dịch và điều chỉnh toan máu = NaHCO3 - Hút đờm dãi, thở oxy, đặt NKQ, thở máy khi cần thiết - Truyền máu toàn phần/tiểu cầu khối (trường hợp xuất huyết) Câu 16: Các căn nguyên, yếu tố nguy cơ, nguyên tắc điều trị nhiễm trùng huyết? 1) Các căn nguyên gây nhiễm trùng huyết: - 1 số vi khuẩn gram (-) thường gặp: + Vi khuẩn gram (-) đường ruột họ Enterobacteriaceae: salmonella, escherichia coli, klebsiella, serratia và các enterobacter… + Trực khuẩn mủ xanh + Burkholderia pseudomallei - 1 số vi khuẩn gram (+) thường gặp: phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu lợn… - 1 số vi khuẩn kỵ khí thường gặp: clostridium perfringens và bacteroides fragilis 2) Yếu tố nguy cơ: - Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non - Dùng thuốc ức chế miễn dịch, corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ - Có bệnh mạn tính kèm theo: ĐTĐ, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn - Cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt - Đặt các thiết bị/dụng cụ xâm nhập: đinh nội tủy, catheter, NKQ… - Nhiễm các vi khuẩn có độc tính cao: não mô cầu, liên cầu lợn… 3) Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng huyết: - Điều trị ngay khi nghĩ đến nhiễm trùng huyết (sau khi cấy máu) - Dùng kháng sinh liều cao, đủ thời gian và phối hợp kháng sinh (nếu cần) - Ưu tiên dùng kháng sinh đường tĩnh mạch - Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả điều trị và kháng sinh đồ Câu 17: BN nam, 20 tuổi, nghề nông, địa chỉ: Krong Ana – Đăk Lăk, sốt ngày 11. Vào viện: sốt 39oC, mạch nhiệt phân ly, đau đầu, cổ gượng, viêm hạch bẹn 1) Chẩn đoán? Biện luận chẩn đoán? 2) Đề xuất phương án điều trị? 1) Chẩn đoán sơ bộ: sốt mò biến chứng viêm màng não - Nghề nông, sống ở vùng có dịch (Krong Ana) - Sốt kéo dài (trên 11 ngày) - Mạch nhiệt phân ly (giống thương hàn) - Sưng hạch bẹn - Hội chứng màng não: đau đầu, cổ gượng 2) Phương án điều trị: - Điều trị đặc hiệu: + Doxycyclin 100 mg 2 lần/ngày 5 ngày + Dexamethason 3 mg/kg TMC trong 30 phút (mỗi 6h sau: 1 mg/kg cho đến hết 8 liều) - Điều trị hỗ trợ: + Hạ sốt: paracetamol, lau mát + Bù dịch = đường uống (dd oresol) + Dinh dưỡng và vitamin Câu 18: BN nữ, 18 tuổi, nghề nông, dân tộc Ê Đê. Ở nhà sốt 2 tuần, điều trị kháng sinh (không rõ loại) ko đỡ. Vào viện: tỉnh táo, sốt 40oC, HA 110/70 mmHg, mạch 70 l/p, dấu hiệu nhiễm trùng không rõ ràng, cổ mềm BC: 4.2 k/μl HC: 3.2 triệu/μl Hb: 10 g/dl TC: 90 k/μl AST: 250 U/L, ALT: 300 U/L KSTSR (-), Dengue IgM (-) 1) Chẩn đoán, đề xuất xét nghiệm, biện luận? 2) Thái độ xử trí? 1) Chẩn đoán sơ bộ: sốt mò biến chứng tổn thương gan - Nghề nông - Sốt kéo dài (trên 2 tuần) - Mạch nhiệt phân ly (giống thương hàn) - Men gan tăng - Tiểu cầu giảm Phân biệt với: thương hàn, bệnh về máu Đề xuất XN: - Phản ứng Weil Felix - ELISA - PCR - Phản ứng Widal - Huyết đồ, điện di Hb 2) Thái độ xử trí: - Đầu tiên: phục hồi chức năng gan bằng thuốc lợi mật, bảo vệ tế bào gan. Dinh dưỡng, bù dịch = đường uống (dd oresol), hạ sốt - Khi có kết quả XN: nếu là sốt mò (doxycyclin, azithromycin), nếu là thương hàn (ciprofloxacin, cepha 3, azithromycin) Câu 19: BN nam, 50 tuổi, vào viện với chẩn đoán viêm gan virus B cấp 1) Viết y lệnh điều trị? 2) Trình bày cách theo dõi bệnh nhân? 1) Y lệnh điều trị: - Xem xét: G 10% 500 ml 1 chai/lần TTM 40 giọt/phút Reamberin 400 ml 1 chai/lần TTM 40 giọt/phút - Lợi mật: sorbitol 5 g 1 gói/lần 2 lần/ngày - Bảo vệ tế bào gan: silymarin 70 mg 1 viên/lần 2 lần/ngày - Giải độc gan: glutathion 500 mg 1 viên/ngày - Vitamin 3B: 1 viên/lần 2 lần/ngày - Nghỉ ngơi - Hạn chế lipid, kiêng rượu/bia, tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan 2) Cách theo dõi bệnh nhân: - Lúc nằm viện: + Tri giác + Nước tiểu + Dấu hiệu chảy máu, táo bón + Bilirubin (TT, GT), men gan (AST, ALT), CN đông máu (PT time), CN thận (ure/creatinin) - Sau khi xuất viện: + Bilirubin (TT, GT), men gan (AST, ALT): theo dõi mỗi 2 – 4 tuần sau khi xuất viện, mỗi tháng trong vòng 3 tháng kế tiếp, theo dõi đến 6 tháng + HBsAg sau 6 tháng Câu 20: Có 1 đợt ngộ độc thực phẩm cấp người lớn sau buổi ăn liên hoan, vào viện 1 lúc 50 người. Lâm sàng: sốt, buồn nôn, nôn, tiêu phân lỏng. Là bác sĩ trưởng tua trực, bạn hãy trình bày thái độ và phương án xử trí? 1) Thái độ xử trí: khẩn trương, nhanh chóng, bình tĩnh phân loại bệnh nhân, ưu tiên những trường hợp nặng đe dọa hô hấp – tuần hoàn – thần kinh, mất nước nặng thì xử lý trước 2) Phương án xử trí: tiến hành phân loại bệnh nhân: - Đối với những BN đã có triệu chứng: ưu tiên các biện pháp hồi sức + điều trị triệu chứng + thuốc giải độc (nếu có): + Cấp cứu ban đầu: trong vòng vài 3 phút đầu tiên, thông qua nhìn, sờ mạch và lay gọi BN: xác định ngay các triệu chứng thuộc về 3 hệ cơ quan sống còn (hô hấp – tuần hoàn – thần kinh) + thực hiện ngay các biện pháp cần tiến hành để đảm bảo tính mạng và ổn định tình trạng BN + Trường hợp BN ko cần cấp cứu: (1) Hỏi bệnh: hỏi nhiều lần (cả BN và người nhà), yêu cầu người nhà mang đến vật chứng nghi gây độc (thức ăn) giúp chẩn đoán nguyên nhân (2) Khám toàn diện: tri giác, DHST, tình trạng mất nước, tính chất phân, tính chất đi cầu, biểu hiện rối loạn tiêu hóa, suy đa tạng (3) Tập hợp thành các hội chứng, XN độc chất và các XN khác giúp cho chẩn đoán, chẩn đoán mức độ và biến chứng + Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm/theo 1 số căn nguyên thường gặp + Điều trị triệu chứng: Mất nước độ I, uống được: bù dịch = đường uống (dd oresol) Mất nước độ II trở lên, ko uống được: bù dịch = đường tĩnh mạch (ringer lactate, NaCl 0.9% và glucose 5% với tỉ lệ 1:1) Dùng thuốc chống nôn (nếu nôn ói nhiều, kéo dài trên 6h) - Đối với những BN đến sớm chưa có triệu chứng: ưu tiên các biện pháp chống độc đặc hiệu: + Hạn chế hấp thu: gây nôn, uống than hoạt tính, rửa dạ dày + Tăng đào thải chất độc + Thuốc giải độc đặc hiệu