I. Các giai đoạn của quá trình cầm máu: 1. Giai đoạn thành mạch: Sự co mạch do yếu tố thần kinh (phản ứng co mạch) và yếu tố nội tiết (serotonin, adrenalin, ADP,…) giúp cho máu ngừng chảy sau khi mạch máu bị tổn thương. 2. Giai đoạn tiểu cầu: Mạch máu bị tổn thương làm nội mạc bị rách, để lộ lớp collagen có tích điện (+) => tiểu cầu với lớp phospholipid tích điện (-) kết dính với lớp collagen nhờ lực hút tĩnh điện trái dấu. Khi khi kết dính sẽ là hiện tượng kết tập tiểu cầu, tiểu cầu biến dạng và phóng thích ra nhiều men thu hút tiểu cầu khác và tạo nút chặn tiểu cầu ở nơi mạch máu tổn thương làm máu tạm thời không chảy. 3. Giai đoạn huyết tương: Tạo cục máu đông. - Hình thành phức hợp Prothrombinase: Bằng con đường nội sinh và ngoại sinh. - Hình thành Thrombin. (Prothrombin -> Thrombin) - Hình thành Fibrin. 4. Giai đoạn co và tan cục máu đông: - Co cục máu đông: Sau khi máu đông khoảng 3-4h thì dưới tác dụng của men Retratozym làm cho các sợi huyết khối co lại, huyết thanh thoát ra ngoài. Khi cục máu đông co lại, các bờ thành mạch bị tổn thương được kéo sát lại, ngăn chặn sự chảy máu. - Tan cục máu đông: Khi cục máu đông hình thành thì Plasminogen hòa nhập vào cục máu đông cùng với các protein khác của huyết tương. Plasminogen hoạt hóa thành Plasmin dưới tác dụng của các chất hoạt hóa (t-PA, urokinase, streptokinase, các chất hoạt hóa của máu). Plasmin tác động vào Fibrinogen và Fibrin, phân giải chúng thành các sản phẩm khác nhau, từ đó làm tiêu cục máu đông. II. Khuyết khối và phân loại huyết khối theo lâm sàng: 1. Huyết khối: Là sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch hay buồng tim, gây ra do sự mất cân bằng giữa yếu tố hoạt hóa và ức chế đông máu. 2. Huyết khối động mạch: Thành phần chính của huyết khối động mạch là tiểu cầu, sau đó mới là fibrin và các thành phần khác. Nguyên nhân huyết khối là yếu tố thành mạch và tiểu cầu. Nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tuổi lớn … 3. Huyết khối tĩnh mạch: Thành phần chính của cục máu đông là fibrin, nguyên nhân là do yếu tố huyết tương (tăng đông do giảm các chất ức chế sinh lý đông máu như Antithrombin III, PC,PS,… hoặc tăng hoạt hóa yếu tố đông máu (sau phẫu thuật, nhiễm trùng, có thai, bất động, tai biến sản khoa,…) 4. Huyết khối vi quản: Nguyên nhân tăng đông gởi đa yếu tố: thành mạch, huyết tương bị hoạt hóa, hay gặp DIC (đông máu rải rác nội mạch). III. Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu: a. Cơ chế: - Aspirin: Thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDS), ức chế men cyclooxygenase, làm Acid arachidonic không chuyển thành Thromboxan A2 – một chất gây co mạch và kết tập tiểu cầu rất mạnh. - Clopidogrel, Ticlopidin: Gắn vào receptor P2Y12 của ADP, ngăn cản ADP – một chất gây kết tập tiểu cầu gắn vào thụ thể này, từ đó ức chế ngưng kết tiểu cầu. - Dipyridamol, Cilostazol: Ức chế Phosphodiesterase (men phân giải cAMP thành AMP) gây tăng cAMP trong tiểu cầu - Abxicimab, Tirofiban: Ức chế trực tiếp Glycoprotein IIb/IIIa (là receptor của Fibrinogen; khi tiểu cầu được hoạt hóa bởi ADP, nó thay đổi hình dạng để gắn với Fibrinogen và từ đó liên kết các tiểu cầu lại với nhau). Các chất này có hiệu lực mạnh hơn và tác dụng nhanh hơn các thuốc chống kết tập tiểu cầu kinh điển. b. Chỉ định và chống chỉ định: · Chỉ định: Hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị tăng đông gây tắc mạch mà ở đó sự hoạt hóa tiểu cầu đóng vai trò quan trọng hơn cả. Tác động tốt đối với huyết khối động mạch (mạch vành, mạch não, động mạch chi dưới,…) - Bệnh mạch vành: Nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp hay phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, tạo hình mạch vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành bằng tĩnh mạch chân. - Tai biến mạch máu não: Nhồi máu não hay hội chứng T.I.A do xơ vữa động mạch. - Tắc động mạch ngoại biên. - Bệnh võng mạc do đái tháo đường. - Tăng huyết áp. · Chống chỉ định: - Dị ứng. - Rối loạn đông máu do di truyền. - Tiền căn loét dạ dày tá tràng. - Suy gan