NHẬP NỘI DUNG CẦN TÌM KIẾM VÀO Ô NÀY!

Tài liệu Thực hành DL

Thảo luận trong 'DƯỢC LÝ' bắt đầu bởi Đinh Hoàng, 27/6/18.

LÀ 1 THÀNH VIÊN BIẾT CHIA SẺ - HÃY ĐĂNG BÀI XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
BẤM NÚT LIKE CUỐI BÀI - COMMENT CẢM ƠN NGƯỜI ĐĂNG - SHARE BÀI VIẾT CHO CỘNG ĐỒNG LÀ HÀNH VI ỨNG XỬ ĐẸP CÓ VĂN HÓA
  1. Đinh Hoàng

    Đinh Hoàng Thành viên tâm huyết Ban quản trị SMOD MOD PreMOD Thành viên

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Money:
    4,998$
    Tài Liệu Tham khảo báo cáo thực hành từ K15a1 (XH)


    Link tải bên dưới
    BÀI 1: TÁC DỤNG CỦA PILOCARPIN VÀ ATROPIN TRÊN ĐỒNG TỬ MẮT THỎ

    1. Tiến hành

    - Quan sát đường kính đồng tử bình thường của thỏ

    - Nhỏ vào 1 mắt 2 giọt pilocarpin 2%, sau 10 phút và 15 phút ghi nhận đường kính đồng tử

    - Tiếp tục nhỏ vào mắt đó 2 giọt atropin 1%, sau 10 phút và 15 phút ghi nhận đường kính đồng tử

    - Nhỏ pilocarpin 2% lần 2, sau 10 phút và 15 phút ghi nhận đường kính đồng tử

    2. Kết quả

    - Nhỏ pilocarpin lần 1: đồng tử co lại (do kích thích hệ M)

    - Nhỏ atropin: đồng tử giãn ra (do phong tỏa hệ M)

    - Nhỏ pilocarpin lần 2: đồng tử ko thay đổi (do sử dụng liều thấp)

    => Pilocarpin và atropin có tác dụng đối kháng 1 chiều

    3. Cơ chế tác dụng

    - Hoạt hóa phospholipase C -> tạo IP3 và DAG làm tăng Ca2+ trong bào tương

    - Hoạt hóa kênh K+ -> ức chế adenylcyclase

    4. Ứng dụng lâm sàng:

    - Pilocarpin: dùng dung dịch 0.5-1% nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp

    - Atropin: dùng dung dịch 0.5-1% làm giãn đồng tử (tối đa sau 25 phút), soi đáy mắt, điều trị viêm mống mắt, viêm giác mạc (vài ngày sau đồng tử mới trở lại bình thường)



    BÀI 2: TÁC DỤNG CỦA MORPHIN VÀ NIKETHAMID TRÊN HÔ HẤP THỎ

    1. Tiến hành

    - Đếm nhịp thở bình thường của thỏ. Ghi nhận biên độ (nông, sâu) và tần số (nhanh, chậm) hô hấp

    - Tiêm vào TM rìa tai thỏ dd morphin 0.01 g, sau 10 phút và 20 phút đếm nhịp thở, ghi nhận biên độ và tần số hô hấp

    - Tiêm vào TM rìa tai thỏ dd nikethamid 0.5 g, sau 10 phút và 20 phút đếm nhịp thở, ghi nhận biên độ và tần số hô hấp

    (Tiêm nikethamid nhanh hoặc liều cao sẽ gây co giật)

    2. Kết quả

    - Tiêm morphin: tần số hô hấp giảm, biên độ hô hấp tăng

    Morphin ức chế trung tâm hô hấp qua receptor μ2 làm giảm sự nhạy cảm của trung tâm hô hấp với CO2 -> giảm biên độ và tần số hô hấp. Thực tế, khi tần số hô hấp giảm thì biên độ hô hấp tăng để đảm bảo nhu cầu oxy cho cơ thể (cơ chế bù trừ của cơ thể)

    - Tiêm nikethamid: tần số hô hấp tăng, biên độ hô hấp giảm

    Nikethamid kích thích trung tâm hô hấp qua phản xạ xoang cảnh -> tăng biên độ và tần số hô hấp. Thực tế, khi tần số hô hấp tăng thì biên độ hô hấp giảm để cân bằng thể tích hô hấp (cơ chế bù trừ của cơ thể)

    3. Ứng dụng lâm sàng

    - Morphin:

    + Giảm đau: đau cấp tính hoặc đau ko đáp ứng với các thuốc giảm đau khác (đau sau chấn thương, đau sau phẫu thuật, đau do ung thư)

    + Phối hợp khi gây mê và tiền mê

    - Nikethamid: dùng trong các trường hợp suy tim mạch và suy hô hấp



    BÀI 3: TÁC DỤNG CỦA MAGIE VÀ CALCI TRÊN CƠ VÂN THỎ

    1. Tiến hành

    - Quan sát đặc điểm của thỏ và ghi nhận:

    + Tư thế đi đứng

    + Trương lực cơ (cứng hay mềm, sờ vào 2 đùi sau để cảm nhận)

    + Tai, đầu, mắt

    + Màu sắc da và niêm mạc quanh mũi, miệng

    + Nhịp thở

    - Tiêm vào TM rìa tai thỏ dd magie sulfat 15%, ghi nhận các đặc điểm

    - Tiêm vào TM rìa tai thỏ dd calci gluconat 10%, ghi nhận các đặc điểm

    2. Kết quả

    Tiêm magie sulfat

    Tiêm calci gluconat

    - Trương lực cơ: mềm

    - Tai cụp, đầu gục

    - Da và niêm mạc quanh mũi miệng: tím tái

    - Nhịp thở: chậm

    - Cứng

    - Tai vểnh, đầu ngẩng

    - Hồng hào

    - Nhanh

    - Magie sulfat: ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ -> ngăn cản dòng Ca2+ đi vào trong bào tương tế bào -> ngăn cản giải phóng acetylcholin vào khe synapse -> làm giảm trương lực cơ (trong đó có cơ hô hấp) -> thiếu oxy, nhịp thở chậm

    - Calci gluconat: cạnh tranh thuận nghịch với magie sulfat -> làm tăng trương lực cơ và đưa trương lực cơ trở về bình thường

    => Magie sulfat và calci gluconat có tác dụng đối kháng thuận nghịch

    3. Ứng dụng lâm sàng

    - Magie sulfat: tăng calci huyết, chống sản giật và tiền sản giật

    - Calci gluconat: ngộ độc Mg2+, thiếu calci, tăng kali huyết




    BÀI 4: TÁC DỤNG CHỐNG ĐÔNG MÁU CỦA HEPARIN TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

    1. Tiến hành

    - Cắt đuôi chuột và theo dõi thời gian chảy máu

    - Tiêm vào màng bụng dung dịch heparin 25.000 IU, sau 30 phút theo dõi thời gian chảy máu

    2. Kết quả

    Thời gian chảy máu kéo dài

    3. Cơ chế tác dụng

    - Bình thường, antithrombin III trong huyết tương phản ứng chậm chạp với thrombin và các yếu tố đông máu IX, X, XI, XII (hoạt hóa)

    - Heparin tạo phức với antithrombin III -> tăng hoạt tính bất hoạt các yếu tố trên 1000 lần -> mất khả năng chuyển fibrinogen thành fibrin

    4. Phân loại heparin

    - Heparin chuẩn: truyền TM

    - Heparin TLPT thấp: được chiết tách từ heparin chuẩn

    + Cơ chế tác dụng: kháng yếu tố X hoạt hóa, thời gian tác dụng dài hơn heparin chuẩn

    + Đường dùng: tiêm dưới da

    5. Ứng dụng lâm sàng

    - Phòng và điều trị huyết khối động – tĩnh mạch

    - Đông máu nội mạch rải rác

    - Phẫu thuật bypass tim phổi

    - Dự phòng huyết khối trong chạy thận nhân tạo



    BÀI 5: TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE MÁU CỦA INSULIN TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

    1. Tiến hành

    - Ghi nhận đường huyết trước khi tiêm:

    + Chia chuột làm 2 lô và đánh dấu

    + Khởi động và gắn que thử vào máy đo đường máu

    + Cắt đuôi chuột, bỏ giọt máu đầu, lấy giọt máu thứ 2 cho vào que thử

    + Sau 8 giây ghi nhận kết quả

    - Ghi nhận đường huyết sau khi tiêm:

    + Lô 1 làm chứng ko tiêm

    + Lô 2 tiêm vào màng bụng dd insulin 100 IU

    + Sau 30 phút và 60 phút đo đường máu và ghi nhận kết quả

    2. Kết quả

    Đường huyết giảm nhẹ sau 30 phút và giảm mạnh sau 60 phút (do insulin phát huy tác dụng)

    3. Cơ chế tác dụng

    - Receptor của insulin là 1 glycoprotein gồm 2 đơn vị dưới α (mặt ngoài tế bào) và 2 đơn vị dưới β (mặt trong tế bào)

    - Insulin gắn vào đơn vị dưới α -> kích thích tyrosinkinase của đơn vị dưới β -> hoạt hóa hệ thống vận chuyển glucose ở màng tế bào -> glucose đi vào trong tế bào

    4. Phân loại insulin

    - Insulin tác dụng nhanh: tác dụng xuất hiện sau 1 h, đạt tối đa sau 3 h, kéo dài khoảng 6 h (insulin HCl)

    + Nhũ dịch insulin – kẽm -> tiêm dưới da

    - Insulin tác dụng trung bình: tác dụng xuất hiện sau 2 h, kéo dài khoảng 24 h

    + Insophan insulin

    + Lente insulin

    - Insulin tác dụng chậm: tác dụng xuất hiện sau 4-6 h, kéo dài khoảng 37 h (insulin protamin kẽm)

    5. Dấu hiệu hạ glucose máu

    - Biểu hiện chung: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt

    - Dấu hiệu thần kinh thực vật: da xanh, vã mồ hôi, run tay, đánh trống ngực

    - Dấu hiệu thần kinh: nhìn mờ, hoa mắt, rối loạn cảm giác và vận động

    - Dấu hiệu tâm thần: rối loạn nhân cách, ảo giác

    - Dấu hiệu tim mạch: nhịp tim nhanh, tăng HA tâm thu

    - Dấu hiệu tiêu hóa: cảm giác đói cồn cào, nóng rát vùng thượng vị

    - Hôn mê hạ đường huyết

    6. Ứng dụng lâm sàng

    ĐTĐ type I, ĐTĐ type II sau khi thay đổi chế độ ăn và dùng các thuốc chống tăng glucose máu bị giảm tác dụng, tăng glucose máu: sau khi cắt bỏ tụy tạng, ở PNCT, ở người có ceton máu và ceton niệu cao



    BÀI 6: TÁC DỤNG CỦA ACETYLCHOLIN VÀ ATROPIN TRÊN HUYẾT ÁP CHÓ

    1. Tiến hành

    - Cố định chó trên bàn mổ, gây mê, bộc lộ ĐM và TM đùi

    - Cài đặt, gắn ĐM và TM đùi vào máy đo HA trực tiếp. Ghi nhận HA trước khi tiêm thuốc

    - Tiêm vào TM đùi dd acetylcholin 1/10.000, ghi nhận HA. Chờ HA ổn định

    - Tiêm vào TM đùi dd atropin 1/100, ghi nhận HA. Chờ HA ổn định

    - Tiêm vào TM đùi dd acetylcholin 1/1000, ghi nhận HA

    2. Kết quả

    - Tiêm acetylcholin liều thấp: HA hạ sau đó trở lại bình thường nhanh (do kích thích receptor M làm tim đập chậm, giãn mạch, hạ HA, sau đó bị phân hủy nhanh bởi cholinesterase)

    - Tiêm atropin: HA tăng nhẹ (do phong tỏa receptor M, nhiều hệ mạch ko có dây phó giao cảm nên HA chỉ tăng nhẹ)

    - Tiêm acetylcholin liều cao: HA tăng mạnh (do kích thích receptor N làm tim đập nhanh, co mạch, kích thích tủy thượng thận tiết adrenalin làm tăng HA)

    3. Cơ chế tác dụng

    - Hoạt hóa phospholipase C -> tạo IP3 và DAG làm tăng Ca2+ trong bào tương

    - Hoạt hóa kênh K+ -> ức chế adenylcyclase

    - Mở kênh cation tại receptor N (ở cơ vân và hạch)

    4. Ứng dụng lâm sàng

    - Acetylcholin: ít có

    - Atropin:

    + Điều trị chứng chậm nhịp tim do ảnh hưởng của dây X

    + Điều trị các chứng đau do co thắt, cắt cơn hen

    + Nhỏ mắt dung dịch atropin sulfat 0.5-1% làm giãn đồng tử để soi đáy mắt hoặc điều trị viêm mống mắt

    + Tiền mê

    + Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ và ngộ độc nấm muscarin



    BÀI 7: TÁC DỤNG CỦA NICOTIN VÀ ADRENALIN TRÊN HUYẾT ÁP CHÓ

    1. Tiến hành

    - Cố định chó trên bàn mổ, gây mê, bộc lộ ĐM và TM đùi

    - Cài đặt, gắn ĐM và TM đùi vào máy đo HA trực tiếp. Ghi nhận HA trước khi tiêm thuốc

    - Tiêm vào TM đùi dd nicotin 1/100, ghi nhận HA. Chờ HA ổn định

    - Tiêm vào TM đùi dd adrenalin 1/1000, ghi nhận HA

    2. Kết quả

    - Tiêm nicotin: HA giảm nhẹ trong thời gian ngắn, sau đó tăng mạnh rồi giảm kéo dài

    + Lúc đầu nicotin kích thích hạch phó giao cảm và trung tâm ức chế tim ở hành não làm tim đập chậm, hạ HA

    + Ngay sau đó, nicotin kích thích hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn làm tim đập nhanh, tăng HA, giãn đồng tử và tăng nhu động ruột. Đồng thời kích thích tủy thượng thận (coi như hạch giao cảm khổng lồ) tiết adrenalin, qua các receptor nhận cảm hóa học ở xoang ĐM cảnh kích thích lên trung tâm hô hấp

    + Cuối cùng là giai đoạn liệt hạch sau khi bị kích thích quá mức làm hạ HA kéo dài (cơ chế tương tự thuốc liệt hạch: đối kháng với hệ giao cảm tại mạch máu -> làm giãn mạch)

    - Tiêm adrenalin: HA tăng sau đó trở về bình thường nhanh

    Adrenalin kích thích β1 làm tim đập nhanh và mạnh -> tăng HA tối đa. Ngay sau đó bị phân hủy bởi 2 enzym MAO và COMT nên HA trở về bình thường

    3. Cơ chế tác dụng

    - Nicotin: mở kênh cation tại receptor N (ở cơ vân và hạch)

    - Adrenalin:

    β: hoạt hóa adenylcyclase làm tăng AMP vòng

    α1: hoạt hóa phospholipase C -> tạo IP3 và DAG làm tăng Ca2+ trong bào tương

    4. Ứng dụng lâm sàng

    - Nicotin: ko dùng trong điều trị, chỉ dùng trong phòng thí nghiệm hoặc để giết sâu bọ

    - Adrenalin: chống chảy máu bên ngoài, tăng thời gian gây tê của thuốc tê, ngừng tim, sốc, ngất
     

    Các file đính kèm:

    Bài viết mới
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/18
DMCA.com Protection Status