Hãy cùng đọc câu chuyện sau: Một công ty Nhật Bản kinh doanh mỹ phẩm bị khách hàng khiếu nại vì họ mua phải hộp xà bông mà bên trong không hề có xà bông, chỉ là một hộp rỗng. Chuyên gia tư vấn chất lượng đã đề xuất công ty mua một hệ thống X Quang để chụp toàn bộ hoạt động của dây chuyền sản xuất, đồng thời thuê một nhân viên giám sát hệ thống soi chiếu nhằm đảm bảo rằng tất cả những hộp xà bông đều có sản phẩm bên trong. Tuy nhiên, công ty không thể có đủ năng lực tài chính để đầu tư cả một hệ thống X Quang đắt tiền. Vậy vị giám đốc người Nhật đã giải quyết vấn đề nan giải này như thế nào? Cuối cùng, vị giám đốc đã mua một chiếc quạt gió công nghiệp loại lớn và cho thổi vào dây chuyền đóng gói. Những hộp xà bông nào rỗng và không có sản phẩm bên trong lập tức bị quạt gió thổi bay khỏi dây chuyền – không cần ai vận hành, cũng không hề tốn kém, Kết quả là công ty đã giải quyết được vấn đề và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong số nhiều ví dụ thể hiện sự thông minh sáng tạo của người Nhật Bản khi gặp sự cố. Họ luôn biết cách tư duy sáng tạo ra những cách giải quyết vừa khôn ngoan lại vừa ít tốn kém. Và đây cũng chỉ là một ví dụ nho nhỏ để thấy được tầm quan trọng của tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay.Chính sự sáng tạo đã đưa Nhật Bản từ một quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất trở thành một cường quốc trên thế giới. Sáng tạo là phương thức làm việc và tồn tại trong tương lai Trong thời đại công nghệ, khi mà máy móc dần có thể thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực và chỉ chừa lại đúng “sáng tạo” và chính những công việc sáng tạo sẽ thúc đẩy nền văn minh loài người bước vào một giai đoạn mới. Nếu mất đi tư duy sáng tạo, chắc chắn không xa sẽ bị đào thải. Vấn đề của chúng ta không còn là làm thế nào để học tập và sử dụng nguồn tri thức bên ngoài, mà là tiềm năng sáng tạo của chính mình: làm thế nào để phát huy tính sáng tạo trong công việc? Làm thế nào để đạt được hiệu quả sáng tạo trong công việc? Phương thức làm việc sáng tạo phù hợp là gì? Những vấn đề trên sẽ được sáng tỏ trong cuốn sách “Sáng tạo – phương thức làm việc và sinh tồn trong tương lai”. Và để hiểu hơn, trước ta cần biết, ai là người sáng tạo và tại sao chúng ta lại đang lãng phí sự sáng tạo của bản thân? Ai là người sáng tạo? Chúng ta, đều là những người làm việc sáng tạo. Người nông dân là người sáng tạo để nâng cao năng suất nuôi trồng. Học sinh là người sáng tạo để tìm ra phương pháp học tập hiệu quả. Người thiết kế là người sáng tạo để tạo ra sản phẩm. Đạo diễn, giáo viên, nhà quản lí, kinh doanh, khởi nghiệp, bà nội trợ, đầu bếp… đều là những người sáng tạo. Và tất nhiên là, tất cả chúng ta đều là người làm việc sáng tạo. Tiêu chuẩn để định nghĩa làm việc sáng tạo không dựa vào ngành nghề hay chuyên môn, trình độ mà ta xem xét, họ có đang vận hành hệ sáng tạo của mình hay không hay đang bỏ nó vào ngăn bàn. Mỗi chúng ta đều là những người sáng tạo Cá nhân sáng tạo tạo nên một nhóm sáng tạo. Một nhóm sáng tạo tạo nên một công ty sáng tạo. Một công ty sáng tạo tạo nên một xã hội sáng tạo. Một xã hội sáng tạo tạo nên một đất nước phát triển. Vậy nên, sự sáng tạo của mỗi cá nhân là một mặt mắt xích, một tế bào vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy bản thân không thể phát huy được tinh thần làm việc sáng tạo. Chính xác hơn là họ không có niềm tin vào chính mình có tiềm năng sáng tạo.Thực ra, sáng tạo là bản năng của con người. Nhưng tại sao có người lại phát huy được và có người lại bị thui trột đi? Vì dần dần chính chúng ta đang đè nén những ý tưởng của bản thân, không dám nói ra, lại càng không dám thực hiện. Chúng ta giao trách nhiệm cho người khác và từng bước một, chúng ta đánh mất sự sáng tạo của cá nhân mình. Thứ mà bạn đang lãng phí là nỗ lực của rất nhiều người Đó là sáng tạo. Rất nhiều khi chúng ta hoài phí sự sáng tạo của bản thân. Khi lãng phí thực phẩm hay tài nguyên sẽ thấy áy náy nhưng lãng phí sự sáng tạo – một tài sản vô cùng quý báu của con người thì lại là sự thờ ơ. Biểu hiện tiêu biểu như: Làm việc mang tính lặp đi lặp lại ở trình độ thấp Những mẫu thiết kế sản phẩm bị loại bỏ Ý tưởng khởi nghiệp nhanh chóng bị thất bại do không nghiên cứu kỹ lưỡng Phầm mềm nhanh chóng bị đào thải do không đi kịp với sự thay đổi của thời đại Làm việc không hiệu quả ngày này qua tháng khác …. Thật không vui vẻ khi làm thực trạng trên đang diễn ở phần lớn trong chúng ta. Còn những cá nhân, bộ phận ngày đêm suy nghĩ để phát triển, cải thiện công việc, cải thiện cuộc sống đang chiếm tỉ trọng bao nhiêu %? Con số đó chắc không lớn. Thế mới thấy, thứ mà ta đang lãng phí, thậm chí còn không còn đếm xỉa lại là thứ mà rất nhiều người đang nỗ lực để có được. Đừng lãng phí sự sáng tạo của bản thân Vậy làm thế nào để có thể phát huy được tính sáng tạo? Nguyên nhân của sự lãng phí chính bởi lỏng lẻo ở khâu quản lí sáng tạo, dù là cá nhân hay sáng tạo của tập thể. Bốn yếu tố quan trọng để quản lí sáng tạo sẽ được nói rõ ràng hơn trong cuốn sách “Sáng tạo – Phương thức làm việc và sinh tồn trong tương lai”. Và đây cũng chính là lời giải cho các vấn đề sau: Làm thế nào để kích thích sự sáng tạo của bản thân? Làm thế nào để xây dựng được một tổ chức, một hệ thống và làm thế nào để hội tụ được sự sáng tạo của mọi người vào trong “sản phẩm”? Sáng tạo không dừng lại ở việc nghĩ ra là xong, mà đồi hỏi cần nắm vững phương pháp thì mới có thể duy trì và phát huy tiềm năng quan trọng này. Hiện tại và tương lai, sáng tạo chính là phương thức làm việc và sinh tồn. Du đang là ai, còn trẻ tuổi hay đã lớn thì sáng tạo vẫn là nền móng vững chãi để phát triển. Vậy nên, xin đừng lãng phí tài nguyên quý giá này của bản thân nữa. Nguồn: Minh Long books The post THỨ MÀ BẠN ĐANG LÃNG PHÍ, LẠI LÀ SỰ NỖ LỰC CỦA RẤT NHIỀU NGƯỜI! appeared first on Điểm sách, Book review.