Tải file ở cuối bài ==> Phần 1 (GIẢI PHẪU BỆNH ĐẠI CƯƠNG): 5 điểm (TS. Nguyễn Đăng Đức) Câu 1:Viêm là gì (Khái niệm; định nghĩa)? Nêu các tổn thương cơ bản của quá trình viêm. Nêu đầy đủ, đúng khái niệm viêm (0,5 điểm) Viêm - Phalogos: Nghĩa là lửa cháy với 4 triệu chứng cổ điển: Sưng, nóng, đỏ, đau và được coi là một bệnh (Galien, thế kỷ II trước Công nguyên) (0.1đ). Viêm - Một phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập, một hành động có lợi để bảo vệ cơ thể nên không thể coi viêm là bệnh (0.1 đ). Viêm - Là quá trình rối loạn tạm thời để đạt tới một cân bằng mới của cơ thể (0.1 đ). Viêm - Có liên quan đến miễn dịch (Hệ miễn dịch: Limphô bào, tương bào, đại thực bào...) (0.1 đ). Viêm (inflammation) là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác nhân bên trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn). Đây là một đáp ứng miễn dịch tự nhiên (innate immune) (0.1 đ). Định nghĩa đúng, đầy đủ về viêm (0,5 điểm) Ngày nay quan niệm: Viêm là quá trình sinh lý gồm nhiều phản ứng của cơ thể ở mô và tế bào mang tính chất cục bộ hay toàn thể nhằm loại bỏ nguyên nhân và thiết lập một cân bằng mới nói chung là có lợi cho cơ thể (0,5 đ) Nêu đúng, đầy đủ bốn giai đoạn viêm (1 điểm)4 Giai đoạn của viêm (1 điểm) - Giai đoạn khởi đầu (GĐ các phản ứng sinh hóa), gồm 2 hiện tượng tổn thương chính như: Toan hóa nguyên phát và toan hóa thứ phát (0,25đ) - Giai đoạn Phản ứng huyết quản – Huyết, gồm các hiện tượng tổn thương chính như sau: Sung huyết (SH động và SH tĩnh); Phù viêm; Bạch cầu thoát mạch (0,25đ) - Giai đoạn Phản ứng mô, gồm các hiện tượng tổn thương chính như: Phản ứng sinh sản của mô (sợi liên kết, mô sợi, tế bào nội mô, mạch máu tân tạo...); Phản ứng sinh sản của hệ tế bào (Hệ đơn nhân, hệ đa nhân, hệ miễn dịch) (0,25đ). - Giai đoạn hàn gắn (sửa chữa) hay hủy hoại, gồm 2 hiện tượng chính: Phản ứng sửa chữa tốt, viêm có xu hướng hình thành sẹo và khỏi hoàn toàn hoặc có kèm theo di chứng; Quá trình hủy hoại vẫn còn, viêm tiến triển gồm hai quá trình xen kẽ kéo dài gọi là viêm mạn tính (0,25đ). Nêu, phân tích đúng, đầy đủ các hiện tượng của mỗi giai đoạn viêm (3 điểm). - Giai đoạn khởi đầu (GĐ các phản ứng sinh hóa) 0,5 điểm: gồm có 3 hiện tượng tổn thương chính, như: * Toan hóa nguyên phát (0,2đ)chuyển hóa glucose * Bình thường: Ai khí; C6H12O6 + 6O2à 3CO2 + 6O2 + E * Khi viêm: Yếm khí; C6H12O6à 2C3H6O3 Do khi viêm quá trình chuyển hóa Glucose thiếu ôxy nên tạo ra nhiều acid Lactic gây ra giãn mạch và toan hóa vùng viêm và chỉ sau vài giờ pH vùng viêm giảm xuống dưới 6,0. * Toan hóa thứ phát (0,2đ) – Là hậu quả quá trình chuyển hóa của tế bào trong môi trường kỵ khí do viêm tạo ra nên làm pH của môi trường viêm giảm tới giới hạn sống của tế bào (pH < 5,3) dẫn tới tế bào bị vỡ và giải phóng các chất trung gian hoạt mạch tác động vào hệ huyết quản. * Các biến đổi về thần kinh và vận mạch (0,1đ) Các chất trung gian hoạt mạch cũng tác động lên hệ thần kinh cảm giác tại vùng viêm từ đó tác động đến các dây thần kinh vận mạch ngoại vi và gây giãn các tiểu động mạch gây nên hiện tượng sung huyết - Giai đoạn phản ứng Huyết quản – Huyết (1,5điểm): gồm có 3 hiện tượng tổn thương chính, như: * Sung huyết (0,25đ): * Phù viêm (0,75đ): Định nghĩa và cơ chế hình thành phù viêm (Tổn thương tế bào nội mô, tổn thương thành mạch) 0,5đ. Lợi ích và hậu quả của phù trong viêm 0,25đ. * Bạch cầu thoát mạch (0,5đ): Nêu đủ 3 hiện tượng, như: Bạch cầu bám mach (Thành tụ bạch cầu); Bạch cầu thoát mạch; Bạch cầu di chuyển đến ổ viêm để thực hiện tiểu thực bào. - Giai đoạn phản ứng mô (0,5điểm): Nêu được phản ứng của hệ mô liên kết 0.25đ; nêu được phản ứng của hệ tế bào 0,25đ. Câu 2: Viêm là gì (Khái niệm; định nghĩa)? Trình bày các hiện tượng tổn thương chính trong giai đoạn phản ứng huyết quản - huyết trong viêm. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm viêm (0,5 điểm)Câu 1 Định nghĩa đúng, đầy đủ về viêm (0,5 điểm)Câu 1 Nêu và phân tích đúng, đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong giai đoạn phản ứng huyết quản - huyết (3 điểm):gồm có 3 hiện tượng tổn thương chính, như: * Sung huyết (1đ): Là tình trạng ứ máu quá mức trong các mạch máu đã bị giãn của một mô hoặc một cơ quan. Đây là một tổn thương khả hồi. Sung huyết động Là hiện tượng đưa tới quá nhiều máu động mạch trong các động mạch, tiểu động mạch và các vi mạch; cũng có thể xảy ra ở hệ tĩnh mạch nếu có nối thông động tĩnh mạch . Vùng tổn thương có màu đỏ, sưng to do phù, nhiệt độ tăng cao. Hình ảnh vi thể: các tế bào nội mô sưng to lồi vào trong lòng mạch đã bị giãn, đôi khi kèm theo phù và chảy máu do thoát quản. Sung huyết động xảy ra do những cơ chế thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác động điều hoà lưu lượng máu và trương lực động mạch. Những cơ chế đó bị ức chế hoặc kích thích bởi các yếu tố khác nhau: tác nhân vật lý như nóng hoặc lạnh, tác nhân hoá học, nội tiết tố, chất độc vi khuẩn, dược phẩm, chất trung gian hoá học trong viêm, tác nhân tâm lý (đỏ mặt), tác động ngoại khoa (cắt dây thần kinh giao cảm để gây giãn mạch dưới vùng cắt, làm vết thương dễ hoá sẹo). Sung huyết tĩnh Là sự tích tụ máu trong các vi mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch; người ta còn gọi là sự tù hãm hay ứ trệ máu. Vùng sung huyết tĩnh sưng phù, màu tím sẫm, giảm nhiệt độ. Khi cắt chảy dịch sánh, đen sẫm. Hình ảnh vi thể: khác với sung huyết động là dễ thấy giãn mạch, thường kèm theo phù và chảy máu mô kẽ. Nguyên nhân của sung huyết tĩnh là chèn ép tĩnh mạch kéo dài do khối u hoặc các yếu tố khác ngoài tĩnh mạch; huyết khối lấp trong lòng tĩnh mạch; dị dạng thành mạch bẩm sinh hoặc mắc phải; suy trương lực vách và các van; suy tim. Hậu quả của sung huyết tĩnh là làm tăng áp lực thuỷ tĩnh trong lòng tiểu tĩnh mạch và vi mạch, kèm theo vô ô xy ảnh hưởng đến nuôi dưỡng tế bào. Thí dụ: trong xơ gan, áp lực tĩnh mạch cửa tăng, gây giãn tĩnh mạch thực quản và hệ tĩnh mạch bên của thành bụng. Tăng áp lực do ứ trệ máu kết hợp với vô ôxy sẽ dẫn đến teo đét, thoái hoá, hoại tử tế bào, có thể gây xơ hoá. Sung huyết tĩnh dễ gây huyết khối tĩnh mạch. Gan tim và phổi tim là thí dụ điển hình của sung huyết tĩnh * Phù viêm (2đ): Định nghĩa (1 điểm): Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch trong mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thủng đục đồng thẩm thấu, do áp lực thẩm thấu thay đổi bất thường làm cho nước thâm nhập qua màng tế bào vào trong bào tương. Hình thái đại thể và vi thể của phù tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn. Hiện tượng rỉ viêm hay phù viêm: Do tổn thương tế bào nội mô, tổn thương màng đáy, tổn thương vách các mao quản làm cho huyết tương trong lòng mạch thoát ra mô kẽ (rỉ viêm) mang theo nhiều protein, albumin có phản ứng Rivalta (+) (>2,5g/100ml dịch) làm cho nước trong lòng mạch cũng thoát ra mô kẽ tạo nên hiện tượng phù viêm.... Ý nghĩa của phù viêm(1 điểm) Ở người trưởng thành, các chất dịch chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể, trong đó 1/3 ở ngoài tế bào (lòng mạch và mô đệm kẽ), 2/3 nằm trong tế bào. Khoảng 2/3 lượng dịch ngoài tế bào nằm trong mô đệm kẽ, 1/3 nằm trong lòng mạch. Lượng dịch ở các khu vực luôn trao đổi với nhau và được duy trì nhờ vào áp lực thẩm thấu của các thành phần hoà tan như protêin (chủ yếu là albumin) trong lòng mạch, sodium trong mô đệm kẽ và potasium trong tế bào, áp lực thuỷ tĩnh của huyết tương và mô kẽ; sự toàn vẹn của nội mô mạch máu, mạch lympho(mở rộng). Như vậy phù viêm trong những điều kiện thích hợp có nhiều tác dụng hữu ích: - Làm vùng viêm lỏng làm loãng độc tố của tác nhân gây bệnh - Tạo môi trường thuận lợi cho các phản ứng miễn dịch dịch thể (Limpho B – tương bào) chống nhiễm khuẩn, BCDN trung tinh di chuyen nhanh. - Tơ huyết của phù viêm tạo mạng lưới cố định vi khuẩn, giới hạn sự lan rộng tại chỗ của ổ viêm. * Bạch cầu thoát mạch (1đ): Nêu đủ 3 hiện tượng (có vẽ hình), như: - Bạch cầu bám mach (Thành tụ bạch cầu); - Bạch cầu thoát mạch; - Bạch cầu di chuyển đến ổ viêm để thực hiện tiểu thực bào. 1. Sự thấm nhập tế bào: Dưới tác động của các chất trung gian hóa học, các bạch cầu sẽ di chuyển từ trong lòng mạch vào mô kẽ để đến tập trung tại vùng mô tổn thương. Sự di chuyển của bạch cầu cũng xảy ra chủ yếu tại các tiểu tĩnh mạch, gồm 3 giai đoạn là: - Tụ vách: Là hiện tượng các bạch cầu bám vào bề mặt các tế bào nội mô, chủ yếu tại tiểu tĩnh mạch. Hiện tượng tụ vách xảy ra do 2 cơ chế sau: * Tình trạng sung huyết động và tăng tính thấm thành mạch làm máu bị cô đặc hơn và chảy chậm lại, thuận lợi cho sự tiếp cận giữa bạch cầu và bề mặt tế bào nội mô. * Sự gắn kết giữa các phân tử kết dính tương ứng có trên bề mặt các tế bào nội mô và bạch cầu. - Xuyên mạch: Sau khi đã bám chặt lên bề mặt tế bào nội mô, bạch cầu thò các chân giả vào giữa khe gian bào để xuyên qua lớp tế bào nội mô, tiết collagenase phân hủy màng đáy và chui vào mô kẽ. Trong vòng 24 giờ đầu, bạch cầu xuyên mạch chủ yếu là các bạch cầu đa nhân trung tính, trong 24 giờ kế tiếp là các mono bào; ngoài ra còn có các hồng cầu di chuyển theo các bạch cầu. - Hóa ứng động: Trong mô kẽ, bạch cầu di chuyển theo 1 chiều hướng nhất định - hướng đến vùng mô bị tổn thương - nhờ vào tác động của các yếu tố hóa ứng động. Các yếu tố hóa ứng động được phóng thích tại ổ viêm, có thể là 1 chất ngoại sinh hoặc nội sinh. * Ngoại sinh: Là các thành phần lipid và peptid có trong cấu tạo của vi khuẩn * Nội sinh: Là một số chất trung gian hóa học được giải phóng trong phản ứng viêm. 2. Hoạt động thực bào của các bạch cầu tại ổ viêm: + Nhận biết và kết dính với vật thể cần thực bào: Quá trình này trở nên dễ dàng hơn nếu vật thể được bao bọc bởi các opsonin, là chất mà các bạch cầu và đại thực bào có thụ thể bề mặt tương ứng. + Ôm bắt: Sau khi đã gắn được với đối tượng, bạch cầu thò ra các chân giả ôm lấy để đưa nó vào trong 1 túi thực bào. + Tiêu hóa: Túi thực bào hòa nhập với các tiêu thể sơ cấp thành tiêu thể thứ cấp mà trong đó vật thể sẽ bị phân hủy bởi các enzym tiêu thể. Câu 3: Viêm là gì (Khái niệm; định nghĩa)? Trình bày các hiện tượng tổn thương chính trong giai đoạn phản ứng mô trong viêm. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm viêm (0,5 điểm)Câu 1 Định nghĩa đúng, đầy đủ về viêm (0,5 điểm)Câu 1 Nêu và phân tích đúng, đầy đủ các tổn thương của giai đoạn phản ứng mô (3 điểm) Trong phản ứng này ta có thể nhận thấy 3 hiện tượng: - Động viên: khi cơ thể có viêm, mọi loại mô và tế bào đều được huy động để tham gia vào quá trình chống viêm - Chuyển dạng: là các quá trình thay đổi hình thái để thích nghi với điều kiện môi trường mới (có viêm) và trở nên di động hơn. Vd: mô từ dạng tế bào nhiều cạnh chuyển thành tế bào tròn, bào tương rộng. - Sinh sản tế bào: quá trình này thật cần thiết để bổ sung lượng tế bào và mô bị thoái hóa, hoại tử do viêm và hàn gắn sữa chữa các vùng tổn thương mất chất Phản ứng mô có liên quan đến mọi tế bào của cơ thể, rõ rệt nhất ở các hệ mô sau: 1. Hệ biểu mô: Bao gồm lớp biểu mô phủ bề mặt da và các ống tạng (ống tiêu hóa, ống hô hấp....) Trong điều kiện bình thường, lớp biểu mô có vai trò như một “hàng rào bảo vệ” tạo nên ranh giới giữa môi trường bên ngoài và cơ thể. Da: nhờ cấu trúc lát tầng kèm hóa sừng nên da có thể ngăn cản hầu hết các vi khuẩn, virus và chỉ để các tác nhân gây bệnh thấm nhập khi da bị rách đứt. Tuy vậy, một số chất hòa tan trong mỡ có thể lọt qua da nhờ thấm qua chất sừng để rồi lan tỏa trong mô bì. Niêm mạc: trong cơ thể có nhiều loại niêm mạc như: Niêm mạc malpighi, niêm mạc cận malpighi: 2 loại niêm mạc này có vai trò gần giống da nhờ cấu trúc tb lát tầng. Niêm mạc trụ chế nhầy: chất nhầy do các niêm mạc chế tiết chứa nhiều ion, nhiều enzym tiêu protein, nhiều thực bào, thể tiêu và những globulin miễn nhiễm. Chất nhầy hoạt động như 1 màng che chở bề mặt niêm mạc. Trong đường hô hấp, chất nhầy di chuyển nhờ nhịp đập đều đặn của các nhú lông trên bề mặt biểu mô, nhờ đó các mầm bệnh, các chất bẩn sẽ bị loại bỏ. Khi có viêm, việc chế tiết dịch nhầy tăng rõ rệt: dịch mũi, tăng dịch phế quản, tăng dịch dạ dày Chất nhầy có thể chứa những thành phần không đặc hiệu như lysosom, lactoferrin; chất đặc nhiệu như các globulin miễn nhiễm: các IgA được chế tiết sẽ cố định trên những kháng nguyên tương ứng nhằm ngăn cản chúng thấm nhập vào cơ thể. Khi có viêm mất chất, đồng thời với phần mô hạt viêm tăng sản để lấp đầy ổ thương tổn, lớp biểu mô cũng tang sản ở 2 bờ ổ viêm rồi lan dần đến vùng trung tâm để hàn gắn vết thương. Hiện tượng tái tại hoàn chỉnh lớp biểu mô sẽ làm cho ổ viêm được sữa chữa hàn gắn hoàn toàn và không để lại dấu vết. Ngược lại, khi lớp biểm mô không tăng sản đầy đủ, sẽ để lại 1 ổ mô liên kết dẫn đến hậu quả thành sẹo 2. Hệ mô liên kết: Phản ứng của hệ này tạo nên nhiều tế bào mới (nguyên bào sợi, sợi bào, tế bào nội mô) và hình thành nhiều vi mạch tân tạo với những nhánh nhỏ tỏa rộng hình nan quạt, kèm nhiều tế bào viêm đủ loại. Các thành phần đó tạo nên mô hạt viêm, có dạng đại thể giống 1 nụ thịt, nhô cao, gồm những hạt nhỏ li ti, màu đỏ sẫm, rất dễ chảy máu (do nhiều vi mạch tân tạo). Mô hạt viêm thường thấy ở những ổ mất chất. Phản ứng ở mô liên kết tạo nên những vùng hóa sợi, hóa xơ, cuối cùng thành sẹo khi phản ứng quá mức và có thể thành sẹo lồi rắn cứng. 3. Hệ tế bào nhân đơn thực bào: - Gồm nhiều loại tế bào khác nhau: mô bào, bạch cầu đơn nhân, tế bào hốc phổi, tế bào trung mạc, tế bào thần kinh đệm, hủy cốt bào, những tế bào lót ở các xoang mạch. - Đặc điểm: + Một nhân, bào tương rộng, dễ hình thành nhú có khả năng cố định Ig hoặc bổ thể trên màng tế bào. + Có khả năng thực bào rất mạnh. - Nhiệm vụ: + Tiêu hóa vật lạ để làm sạch nội mô: ăn dị vật ngoại tạo, dị vật nội tạo, chất cặn bã chuyển hóa... + Thông tin miễn dịch đến hệ lympho bào để gây các phản ứng miễn nhiễm qua trung gian tế bào và thể dịch. - Chức năng của bạch cầu đơn nhân: + Kích thích tăng sản nguyên bào sợi, tổng hợp chất tạo keo và tác tạo mahcj máu. + Kích thích các lympho T và B tăng sản để hoạt động mạnh hơn. - Chức năng của đại thực bào: + Nhập bào. + Tiêu hóa các vật lạ nội bào. + Chế tiết nhiều chất đặc hiệu. + Chuyển dạng thành đại bào nhiều nhân hoặc thoái bào. - Đại bào: + Lớn, nhiều nhân. + Đại bào Muller: nhân xếp không đều thường ở trung tâm, luôn hiện diện các u hạt dị vật à có thể tạo u giả trong cơ thể. + Đạo bài Langerhans: nhiều nhân ở ngoại vi, hình móng ngựa, thường gặp ở nang lao. Chứa nhiều thể tiêu, golgi phát triển, nhiều riboxom tự do và lưới nội bào, nhưng không chứa thể thực, không còn khả năng di chuyển mà chỉ còn hoạt đống chết tiết. - Thoái bào: + Đại thực bào có bào tường rộng, ưa toan, hình bầu dục dài, thường xếp hàng song song hoặc giống biểu mô. + Chứa nhiều nhú lồi, chế tiết phát triển(hay tăng ko bik) mạnh. + Là loại đại thực bào đã chuyển dạng. Mất khả năng di chuyển lẫn hoạt động thực bào. + Là tế bào thoái triển. 4. Hệ lympho bào:Có thể nhận biết các loại lympho bào sau: - Lympho bào T: + Lympho bào T tác động (Te): nhận biết kháng nguyên, chế tiết lymphokin lan tỏa trong môi trường + Lympho bào T độc hại tế bào (Tc): Có khả năng hủy diệt kháng nguyên, + Lympho bào T điều hòa: lympho bào T trợ giúp có vai trò giúp các lympho bào T độc hại, tăng sản đồng thời kích động các lympho bào B tăng sản và chuyển dạng tương bào.Lympho bào T ức chế độc hại tb có vai trò tác động hủy bỏ việc sản xuất kháng thể từ tb T, do vậy sẽ kiểm soát đáp ứng miễn nhiễm của các tế bào T và B + Lymppho bào T trí nhớ: có đời sống dài và luôn được tái tạo lưu thông trong máu, ở mô và hạch lympho, có vai trò gây 1 đáp ứng miễn nhiễm thứ phát khi lại có tiếp cận mới kháng nguyên. - Lympho bào B: được sản sinh ở tủy xương, có đời sống ngắn, ít di chuyển, thường khu trú ở vùng vỏ hạch, ở trung tâm mầm sáng của nang lympho, ở lách, ở niêm mạc ống tiêu hóa và hô hấp. Lympho bào B chế tiết những Ig bao gồm IgA, IgM, IgD (có 4 nhóm), IgE và IgG. Các lympho bào B có khả năng miễn nhiễm thường được hoạt tác dưới tác động của đại thực bào đã ăn kháng nguyên dưới ảnh hưởng của lympho bào T - Lympho bào vô định: có tên gọi như thế vì không mang các thụ thể bề mặt đặc thù của cả 2 loại T và B, bao gồm các loại sau: + Tế bào diệt tự nhiên. + Tế bào diệt mang các thụ thể màng và có thể tiêu hủy các tế bào đích + Tế bào diệt lympho bào đã hoạt tác. - Tương bào: Có bào tương nhuộm màu kiềm đều, nhân tròn nằm lệch về 1 phía, trong nhân có nhiều khối nhiễm sắc lớn, xếp quây vòng hình bánh xe. Qua kính hiển vi điện tử, tương bào có lưới nội nguyên sinh phong phú, giàu hạt RNA, chứng tỏ có hoạt động tổng hợp protein mạnh và tham gia vào việc sản sinh kháng thể. Nêu được xu hướng phát triển của viêm sau giai đoạn phản ứng mô (1 điểm). Có 2 xu hướng. - Hàn gắn: Nếu vùng viêm tiến triển tốt, các sản phẩm hoại tử được dọn sạch, tác nhân gây viêm bị loại trừ khi mô viêm được hàn gắn với sự tái tạo nhiều tế bào xơ, nhiều nụ huyết quản để biệt hóa thành các huyết quản tưới máu cho vùng viêm, hệ biểu mô tăng sinh để bù đắp và sửa chữa các cấu trúc đã mất, viêm được đẩy lùi. Nếu viêm gây mất chất nhiều thì quá trình xơ hóa sẽ tạo thành swoj hạn chế ít nhiều đến hoạt động cơ năng của vùng mô bị viêm. - Viêm tiếp diễn: Nếu tác nhân gây viêm không bị loại trừ triệt để, sự hủy hoại và sửa chữa tại vùng viêm đan xen nhau và viêm chuyển sang bán cấp hay mạn tính. Và quá trình sửa chữa khó khắn hơn rất nhiều, đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng. Câu 4:Viêm Lao là gì (Khái niệm; định nghĩa)? Trình bày tổn thương cơ bản của viêm Lao. Nêu đầy đủ khái niệm viêm Lao (0,5 điểm) - Trực khuẩn lao có đặc điểm: + Là trực khuẩn kháng cồn. Kháng acid và ái khí, sinh sản yếu, gây nên hoại tử đông kết, thuần nhất + Có thể lây lan theo đường hô hấp gây nên 1 lao phổi; đường bạch mạch, đường máu gây nên lao hạch và tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà trực khuẩn lao có thể gây nên bệnh toàn thân. - Viêm lao là một viêm đặc hiệu có hình ảnh tổn thương đặc biệt được tìm ra nơi những con người đặc biệt.Các đặc điểm riêng biệt: + Tổn thương đại thể hoàn toàn rõ rệt. + Tổn thương vi thể có hình ảnh nang, đặc thù là nang lao. + Những tổn thương đó giúp ta nghĩ đến tác nhân gây bệnh: trực khuẩn Koch. Định nghĩa đúng, đầy đủ về viêm Lao (0,5 điểm) Viêm lao là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của trực khuẩn lao( Micobacterium Taberculois). Nêu và phân tích đúng, đầy đủ các tổn thương đại thể của viêm lao (1 điểm) Có biểu hiện dưới 2 dạng: 1. Dạng lan tỏa: chiếm cả 1 thùy phổi hoặc 1 vùng màng não-não, với hình thái xâm nhập bã đậu, thoái hóa nhầy. Dạng lan tỏa hiếm gặp 2. Dạng khu trú: thường gặp và bao gồm những hình thái sau: a. Hạt lao: - Còn gọi là hạt kê, là tổn thương lao nhỏ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường, đường kính khoảng 1 – 5mm, hình tròn, màu trắng, hơi đục. - Thường thấy hạt lao trong các bệnh viêm màng não lao (dọc theo các mạch máu), lao kê ở phổi, gan, lách, thận hoặc hạt lao ở đáy mắt. b. Củ kê: - Gồm nhiều hạt kê, còn rõ ranh giới, kích thước d khoảng vài mm – 3 cm, màu trắng, có trung tâm vàng (do hoại tử bã đậu), hợp thành đám vây quanh một phế quản nhỏ (dạng hoa hồng). - Chính những củ này đã hình thành nên tổn thương cơ bản của bệnh củ (tuberculogis) còn gọi là bệnh lao. c. Củ sống: - Gồm nhiều củ kê, không rõ ranh giới, tập hợp tạo thành. - Vùng trung tâm có thể bị hoại tử bã đậu. d. Củ hóa nang: Gồm nhiều củ kê hoặc củ sống, có bao sợi vây quanh, đôi nơi có hóa calci. Nêu và phân tích đúng, đầy đủ tổn thương vi thể của viêm Lao (3 điểm). Bao gồm các hiện tượng sau: 1. Xuất dịch Là phản ứng viêm xảy ra sớm nhất ở cơ thể người lành có nhiễm khuẩn lao. Phản ứng này cũng giống như xuất dịch trong viêm thông thường, gồm sung huyết, phù viêm và bạch cầu thoát mạch. Trong vòng 24h đầu tiên, bạch cầu đa nhân có vai trò chủ yếu trong thực tượng: bạch cầu ăn trực khuẩn lao và các mô vụn, hoại tử. Trực khuẩn bị hủy hoại sẽ giải phóng nhiều phân tử hóa học phức tạp như tuberculo-protein, phosphatid, acid phtioic.... Những chất này tạo nên 1 môi trường nhạy cảm với trực khuẩn và kích thích mô, tạo điều kiện thuận lợi cho những phản ứng tăng sản tế bào hình thành nang lao 2. Hình thành nang lao Sau khi thực khuẩn, bạch cầu thường thoái hóa và được thay thế bởi những tế bào khác nhau như bạch cầu nhân đơn, mô bào, phế bào, tất cả dưới tác động của acid phtioic, đều chuyển dạng để trở thành đại thực bào, sau khi thực khuẩn, (có chứa trực khuẩn lao ở bào tương) có thể chuyển dạng, hình thành nên những tế bào dạng biểu mô, thực chất là những tế bào đang thoái triển (nên còn được gọi là thoái bào), có hình thoi dài, bào tương ưa toan, có thể chứa trực khuẩn. Đại bào langerhands có nhiều nhân xếp thành vòng tròn đồng tâm quanh ổ viêm, tạo nên hình ảnh vi thể gọi là nang lao. Ở vùng trung tâm ổ viêm, hình thành đám hoại tử bã đậu do nhiêu nguyên nhân như: - Thiếu máu địa phương - Tác động của acid phtioic - Chất phosphatid - Tình trạng quá nhạy cảm của người bệnh Hình dáng đại thể của bã đậu có màu xám trắng hoặc vàng nhạt, đặc quánh như “phô mát” hoặc mềm như “đậu hũ, chao”. Hình dạng vi thể thuần nhất, không cấu trúc rõ rệt, ưa acid, nhuộm màu hồng (với phẩm eosine- hematoxylin), giàu lipid và ít chứa vi khuẩn lao. Chất hoại tử thường không thể tiến triển theo nhiều hướng: - Hóa sợi: mô sợi xơ được hình thành từ những nguyên bào sợi, sợi bào, thoái bào và cuối cùng tạo nên sợi xơ. - Hóa lỏng ở vùng viêm, rối loạn tuần hoàn gây xuất dịch, có nhiều oxy nên kích thích sự phát triển của trực khuẩn lao. Chất bã đậu mềm nhũn, hóa lỏng, tạo nên những ổ áp xe lạnh rồi có thể được thải ra ngoài qua đường phế quản, đường tiết niệu (lao thận), qua lỗ rò loét ở da (lao da) - Hóa hang: là vùng hoại tử đã bị loại bỏ ra ngoài - Hóa nang: là hang lao với nhiều mô sợi bao quanh Trong bệnh lao thực nghiệm, chất bã đậu thường rõ rệt vào khoảng 2 tuần lễ sau khi tiêm nhwunxg lượng lớn trực khuẩn lao vào động vật Nang lao với chất bã đậu được coi là tổn thương vi thế điển hình và đặc hiệu của viêm lao. Hoại tử bã đậu cũng như nang lao chỉ hình thành ở vùng mô đã nhạy cảm với trực khuẩn lao 3. Hàn gắn tổn thương Trong trường hợp viêm lao tiến triển tốt (do điều trị đúng và người bệnh có sức đề kháng cao), mô sợi xơ tăng sản xâm nhập vùng tổn thương để tạo thành sẹo, vỏ bao xơ có thể ngăn cản viêm lao phát triển lan rộng. Calci từ huyết thanh đến lắng đọng ở vùng tổn thương: sau 2 tháng thấy hiện tượng calci hóa ở ổ lao nguyên phát (lao sơ nhiễm), đối với ổ lao thứ phát, thời gian để vùng viêm được hóa calci là trên 6 tháng, nhưng chỉ có thể nhận thấy rõ hóa calci trên phim xạ ký (chụp X-quang) khi viêm lao mạn tính kéo dài nhiều năm.Câu 5: Viêm Phong là gì (Khái niệm; định nghĩa)? Trình bày các tổn thương cơ bản của viêm Phong. Nêu sự khác nhau của Nang Lao và Nang Phong. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm viêm Phong (0,5 điểm) Trực khuẩn gây viêm phong có đặc điểm: - Là trực khuẩn kháng cồn, kháng acide và ái khí, sinh sản yếu giống như trực khuẩn lao nhng thường hợp thành từng đám hình cầu (globi). - Là trực khuẩn chỉ sống trong các tế bào đơn nhân của mô bị nhiểm khuẩn, sinh trưởng chậm. - Bệnh hủi được chia làm năm nhóm đi từ lành nhất đến trầm trọng nhất: * Phong củ (Tuberculosis form hay TT). * Phonggiáp biên(Borderline) được chia làm 3 nhóm: - Giáp biên củ (Borderline Tuberculoid hay BT). - Giáp biên - Giáp biên (Borderline - Borderline hay BB). - Giáp biên - U hủi (Borderline - Lepromatous hay BL). * Phong u (Lepromatous hay LL). Loại T (Hủi củ) là loại có tổn thương khu trú và lành nhất, trong tổn thương hầu như không có trực khuẩn hủi, còn loại L có tổn thương lan tỏa và chứa nhiều trực khuẩn hủi là loại trầm trọng. Các loại trên có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phương hướng điều trị và khả năng miễn dịch của cơ thể. Định nghĩa đúng, đầy đủ về viêm Phong (0,5 điểm) Viêm phong là phản ứng viêm đặc hiệu của cơ thể với sự xâm nhập từ trực khuẩn phong. Đây là một loại vi trùng kháng cồn, kháng toan, lây do sự tiếp xúc trực tiếp da và niêm mạc. Nêu và phân tích đúng, đầy đủ các tổn thương đại thể của viêm Phong (1 điểm) - Phong của và niêm mạc: tổn thương chủ yếu ở da biểu hiện là những hạt nhỏ nằm nông, tròn, kích thước khoảng 0.5cm, màu hồng , mặt nhẵn, đứng riêng lẻ hoặc họp thành đám, không có xu hướng lan rộn. Hạt hủi thường mọc ở mặt, mông, đùi cẳng tay. ..đặc biệt các vùng này mất cảm giác đau, nóng, lạnh. - Thần kinh: các dây thần kinh ngoại biên như thần kinh trụ, thần kinh khoeo, đám rối thần kinh cổ nông... sưng to. Tổn thương thần kinh đưa đến những rối loạn dinh dưỡng, biểu hiện là: * Các móng teo nhỏ, mủn nát nhất là móng chân * Da teo, bong vảy, rạn nứt, màu tím tái * Bàn chân có khi bị loét thủng, hoại tử, trơ xương, cụt đốt * Các xương đầu chi mềm dần, mất vôi, ngắn lại gây hủi cùn, hủi cụt * Giác mạc cũng cỏ thể bị tổn thưcmg gây mù lòa * Đặc biệt các tổn thương có thể bị bội nhiễm sinh ra mùi hôi thối. - Phản ứng Mitsuda: Cách làm: lấy u hủi nghiền nát, đun sôi, đem lọc rồi trộn với phenol và tiêm trong da. 0,5đ Phong U: Da và niêm mạc: Các tổn thưcmg da thâm nhiễm sâu, bờ không đều, chứa rất nhiều trực khuẩn phong và thường kèm theo một viêm mũi trực khuẩn hủi. Do hạt hủi xâm nhập sâu và to nên gọi là u hủi. - Có 2 loại u phong · U dưới trung bì: các tổn thương này có khi không rõ vì nằm rất sâu, nắn lổn nhổn, cứng như hạt chì, đường kính từ 0,2-1 cm, đôi khi có thể loét. · U trong trung bì: các u này nằm nông hơn, rắn, có màu hồng hoặc màu đồng đỏ, bờ rõ, đường kính khoảng 1 cm, họp thành đám tròn, bề mặt bỏng vì lông rụng, thượng bì mỏng, teo đét, đôi khi rạn nứt. - Vị trí u phong: thường mọc ở mặt, đầu ngón tay, ngón chân, bộ phận sinh dục hoặc lan rộng toàn thân gây hoại tử và lở loét. Khi ở mặt các u thường mọc đối xứng ở hai cánh mũi, hai gò má và gồ trán làm cho mặt biến dạng giống "mặt sư tử” - Phản úng Mitsuda bao giờ cũng âm tính. 0,5đ. Nêu và phân tích đúng, đầy đủ tổn thương vi thể của viêm Phong (2đ) Phong Củ:- Sinh thiết da thấy: Thượng bì teo đét nhiều hay ít tuỳ theo vị trí sinh thiết, có chỗ lại sừng hoá, quá sản tương đổi nhiều. Trong trung bì thấy rải rác nhiều nang phong nhỏ. Các nang phong thường tụ tập quanh các huyết quản, nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi và hủy hoại các thành phần này. Cấu tạo nang hủi gồm: trung tâm là một số tế bào khổng lồ Langerhans, xung quanh là các tế bào bán liên lẫn lympho bào làm thành một vành đai tương đối rõ. Nhuộm Ziehl-Neelsen thấy rất ít hoặc không tìm thấy trực khuẩn hủi. - Tổn thương Thần kinh: các dây thần kinh phù và xâm nhập nhiều tế bào viêm đôi khi tạo thành nang phong, dần dần dây thần kinh xơ hoá và có thể vôi hoá. Phong U:Sinh thiết da thấy: Thượng bì teo mỏng có khi chỉ còn một hay hai hàng tế bào, nhú chân bì mất dần, ranh giới giữa thượng bì và trung bì gần như một đường thẳng, ngay dưới thượng bì có một khoảng sáng không có tế bảo gọi là viền sáng Unna - Trong trung bì có khi sâu xuống hạ bì thấy xuất hiện nhiều tế bào viêm như tế bào bán liên, lympho bảo, đại thực bào, tuơng bào, tế bào xơ... nhưng không tạo thành nang. Đặc biệt có thể thấy những đại thực bào to, sáng, trong bào tương có nhiều hốc thực bào gọi là tế bào hủi (tế bào Virchow). Trong hốc này chứa mỡ vả đặc biệt mang nhiều trực khuẩn hủi họp thành từng đám tròn. Các thành phần phụ thuộc da như nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi... đều bị phá hủy. - Nhuộm Ziehl-Neelsen thấy rất nhiều trực khuẩn hủi trong bào tương các tế bào hủi, ở mô liên kết ngoài tế bảo và đôi khi trong cả biểu mô lát tầng. So sánh đúng sự khác nhau của nang Lao với nang Phong (0,5 điểm) - vẽ hình (0.5đ) - Giống nhau: Cấu trúc tổn thương sắp xếp dạng nang 0,25đ - Khác nhau: Nang lao có hoại tử bã đậu ở trung tâm, Nang phong không có hoại tử bã đậu 0,25đ; Vẽ hình (Nang lao; Nang phong) 0,5đ. Nang lao Nang phong Ở viêm lao Ở viêm phong Cấu trúc: hình tròn, bầu dục Cấu trúc: không cố định Tổn thương khu trú: chủ yếu ở phổi, có thể tới hạch lympho, ống tiêu hóa, gan, thận, não Tổn thương khu trú trong lớp bì Cấu tạo: + Trung tâm hoại tử bã đậu + Gồm thoái bào, tế bào Langhans, lympho bào Cấu tạo: + Không có + Tương tự nang lao Câu 6: Nêu những hiểu biết cơ bản về U (Khái niệm U ; định nghĩa U) ?. Lập bảng so sánh giữa U và viêm không đặc hiệu. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm về U (0,5 điểm) Không có một định nghĩa nào về u được coi là đầy đủ và thỏa đáng vì bản chất chính xác về u và nguyên nhân sinh u chưa được rõ ràng. Do đó các mô tả sau đây được coi là một danh pháp của U hơn là một định nghĩa: - U là một khối mô mới được sinh ra (Khối mô tân tạo) do sự sinh sản nhanh và quá mạnh của một dòng tế bào nào đó trong cơ thể (Gọi là dòng tế bào gốc). - Sự sinh sản quá mạnh này là liên tục và không hài hòa với các mô kế cận (không theo quy luật đồng tồn của cơ thể). - Khi U đã hình thành thì tồn tại mãi cho dù các yếu tố sinh U đã mất đi, trong mô U luôn luôn có sự mất thăng bằng và không có chức năng hữu ích đối với cơ thể. U là vật ký sinh.0,5đ Định nghĩa đúng, đầy đủ về U (0,5 điểm) U là một khối mô tân tạo từ sự sinh sản bất thường của một dòng tế bào nào đó trong cơ thể, sự sinh sản này là liên tục, không ngừng và không tuân theo quy luật đồng tồn của cơ thể.U đã sinh ra thì tồn tại mãi cùng cơ thể. 0,5đ: Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm của U (1 điểm) - U có thể sinh ra từ bất cứ mô nào của cơ thể, nhưng có những mô, cơ quan hay xuất hiện u hơn. Ví dụ: U có nguồn gốc từ biểu mô nhiều hơn u từ mô liên kết từ 5 – 10 lần. Cơ quan mở hay bị u hơn cơ quan kín - Tùy theo các yếu tố địa dư, môi trường sống, điều kiện sinh hoạt và yếu tố chủng tộc, tần số u cũng thay đổi theo. - Hầu hết các u phát sinh từ những tế bào của bản thân cơ thể bị biến đổi, trừ u nguyên bào nuôi lại sinh ra từ tế bào phôi thai là những tế bào của một cơ thể khác. - Đại đa số các u đều có những tế bào sinh ra từ một loại tế bào nguồn, chỉ có một số nhỏ xuất phát trên 2 loại tế bào kết hợp giữa mô biểu mô và mô liên kết.Ví dụ: ung thư biểu mô – liên kết của tử cung. - Dù lành hay ác đều có đặc điểm chung sau: + U chỉ có thể xuất nguồn từ các tế bào có khả năng sinh sản. + Sự tăng trưởng u thường không hài hòa với sự tăng trưởng của các mô bình thường vì u vẫn phát triển sau khi nguyên phân gây ra u không còn nữa. Nên để loại bỏ u phải dùng các biện pháp triệt để như: phẫu thuật toàn bộ, tia xạ, hóa học mới loại bỏ được. + Các tế bào của u không “hồi biệt hóa”, có thể trưởng thành không giống tế bào bình thường do đó thường được gọi là giảm biệt hóa hay không biệt hóa. + Tăng sản hoặc dị sản thường xuất hiện hàng tháng, hàng năm trước khi có u. + các u thường có nhiều ổ, ở các nơi có cùng loại mô.Vd: ung thư vú 2 bên hoặc ung thư vú nhiều ổ. - Các ung thư có thể xuất hiện theo sau một số kích thích như: vật lý, hóa chất, virus, thường được gọi là giảm biệt hóa hay không biệt hóa. - Các tế bào ung thư có thể ngủ yên trong 1 thời gian rất lâu. - Thật ra đặc tính sinh học của một số ung thư có thể bị thay đổi: + Sự tăng sản của tế bào ung thư không hoàn toàn độc lập mà tùy thuộc nơi cung cấp máu nuôi dưỡng u. + Bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố của các loại thuốc và tình trạng miễn dịch của cơ thể chủ (cơ thể mang u). Thế nên một số ít u có thể tự khỏi. Tùy thuộc vào tính chất u lành hay ác, từng loại mô. Ta có đặc điểm hình thái sau: - Đặc điểm hình thái đại thể: + Hình dạng: u tròn/bầu dục, nhiều/ít thùy. + Kích thước: tính ra cm. + Vỏ bao: có/không có vỏ bao.Dính/ không dính mô kế cận. + Màu sắc: u vàng (u mỡ), màu đỏ rực (u máu), u nhiều màu sắc ( u ác). + Mật độ: u mềm (u mỡ).U chắc đặc (u cơ sợi tử cung). + Chất chứa: u có dạng nang chứa dịch loãng, trong suốt, hoặc chứa chất nhầy (như các loại u buồng trứng) hoặc chứa mô hoại tử (u nang dạng thượng bì ở da) - Đặc điểm hình thái vi thể: + Tăng sản tế bào: là đặc điểm nổi bật nhất và không bao giờ thiếu của u + Biệt hóa tế bào và mô: là đặc tính của tế bào và mô đã phát triển đến mức trưởng thành và có chức năng rõ rệt. Trong quá trình phát triển u, sự biệt hóa có thể dừng lại ở những mức độ khác nhau (biệt hóa rõ, vừa, kém và không biệt hóa) o U lành: thường tế bào và mô biệt hóa rõ rệt. o U ác: ở những mức độ biệt hóa khác nhau. + Chuyển sản: ít thấy ở u lành, hay ở u ác. + Nghịch sản: là đặc điểm thường thấy khi u phát triển không bình thường + Những biến đổi ở nhân và bào tương: các biến đổi này thường rõ rệt nhiều hoặc ít tùy thuộc vào tính chất u. Những biến đổi có thể xảy ra tại: o Nhân: ít thay đổi ở u lành, biến đổi rõ rệt ở u ác. o Bào tương: có thể chứa những chất bình thường hoặc bất thường. + Cấu trúc mô u: dù là u lành hoặc u ác, mô bao giờ cũng gồm 2 thành phần cấu tạo: o Mô chủ: những tế bào tăng sản để tạo u. o Mô đệm: gồm mô liên kết, mạch máu, thần kinh – nâng đỡ - nuôi dưỡng mô chủ. Việc phân biệt như vậy thường dễ nhận thấy ở loại carcinom nhưng khó xác định ở loại sarcom, bởi vì cả 2 thành phần đều xuất nguồn từ mô liên kết Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm của Viêm (1 điểm) - Định nghĩa:Viêm là quá trình sinh lý gồm nhiều phản ứng của cơ thể ở mô và tế bào mang tính chất cục bộ hay toàn thể nhằm loại bỏ nguyên nhân và thiết lập một cân bằng mới nói chung là có lợi cho cơ thể - Quá trình này xảy ra ở bộ máy liên kết và vi mạch, gây ra những rối loạn chủ yếu về hóa tổ chức và tính thấm thành mạch, dẫn đến các hiện tượng thoát huyết tương, xuyên bạch cầu, tăng sinh tế bào tại ổ viêm và hiện tượng thực bào. - Gây ra 4 triệu chứng điển hình: Sưng, nóng, đỏ, đau. - Đặc điểm chính: + Phản ứng viêm chỉ xảy ra ở các động vật có hệ thần kinh phát triển. + Biểu hiện của viêm thường chỉ thấy ở tại chỗ nơi tác nhân gây viêm xâm nhập, nhưng đó là một phản ứng toàn thân bao gồm 2 mặt đối lập: quá trình bệnh lý phá hủy và quá trình bảo vệ phát triển + Mặc dù nguyên nhân gây viêm rất khác nhau nhưng tổn thương viêm lại gây ra cùng một kiểu phản ứng và có thể bị ức chế bới cùng những tác nhân dược lý. + Tuy nhiên, các triệu chứng trên không phải bao giờ cũng thể hiện đầy đủ.Còn có khả năng “viêm lạnh” trong 1 số tổn thương do lao. + Thường diễn biến qua 3 giai đoạn: o Giai đoạn tổn thương tổ chức. o Giai đoạn rối loạn vận mạch và thoát dịch rỉ viêm. o Giai đoạn tăng sinh tổ chức để hàn gắn tổn thương. Lập bảng so sánh giữa U và Viêm không đặc hiệu (2 điểm).Chỉ có sự khác nhau: U Viêm không đặc hiệu - U tạo ra một mô mới: mô này bất thường cả về số lượng và chất lượng. - Viêm làm thay đổi một mô sẵn có: viêm huy động hệ lympho – đơn bào rất đa dạng, nhưng cũng đảm nhận những chức năng đối nội và đối ngoại bảo vệ cơ thể. - U không chịu sự chỉ huy của cơ thể: u là một mô thừa, kí sinh trên cơ thể, chỉ gây hại khi tồn tại. - Viêm chịu sự chỉ huy của cơ thể: viêm tiến triển tùy theo yêu cầu đáp ứng với sự xâm phạm, thay đổi tùy cơ địa. - Sinh sản tế bào không giới hạn về không gian và thời gian. - Sinh sản tế bào có giới hạn về không gian và thời gian. - Quá sản không ngừng lại khi hết kích thích. - Viêm ngừng lại khi kích thích đã hết. - Nguyên nhân chưa rõ, không ngăn chặn được tiến triển. - Nguyên nhân đã rõ, trong nhiều trường hợp có thể ngăn chặn được tiến triển của viêm. Câu 7: Ung thư là gì? Trình bày tổn thương cơ bản của ung thư. Khái niệm ung thư: Khái niệm u: câu 6 Ung thư (u ác) là loại u có những đặc điểm riêng biệt, thường tiến triển nhanh và thường làm chết người. Ung thư có thuật ngữ là cancer – nghĩa là con cua, do các khối u ác tính xâm lấn và bám chặt bào mô xung quanh như những càng cua. Định nghĩa ung thư: U là một khối mô tân tạo từ sự sinh sản bất thường của một dòng tế bào nào đó trong cơ thể, sự sinh sản này là liên tục, không ngừng và không tuân theo quy luật đồng tồn của cơ thể.U đã sinh ra thì tồn tại mãi cùng cơ thể. 0,5đ: Ung thư là khối mô tân tạo, có giới hạn không rõ ràng do tế bào tăng sản bất thường, phát triển rất nhanh, xâm nhập và phá huỷ các mô xung quanh, gieo rắc tế bào ung thư trong cơ thể gây nên hiện tượng phổ biến là di căn và tái phát do đó thường gây chết người trong vòng vài tháng đến vài năm. Trình bày đúng, đầy đủ các tổn thương cơ bản của Ung thư (4 điểm) 1. Tổn thương đại thể: a. Vị trí ung thư Ở bất kỳ tạng nào, 1 vị trí nào trong cơ thể cũng có thể hình thành ung thư. Tuy nhiên, có những tạng vị trí rất hiếm gặp ung thư như: khí quản, tim, lách... và ngay trên 1 tạng, xuất độ ung thư cũng khác nhau tùy vùng b. Hình dạng Tùy thuộc vị trí, tạng và loại mô, khối ung thư có thể mang nhiều hình dạng khác nhau. - Ung thư của biểu mô phủ (da, niêm mạc, phế quản, tiêu hóa, tiết niệu…). Gồm 3 dạng: + Dạng sùi, chồi nhô trên bề mặt, đôi khi sần sùi như bông cải, đôi khi có cuống.Dạng này thường thấy ở carcinoma của da, cổ tử cung, dạ dày, đại tràng phải. + Dạng loét: o Khối ung thư có thể bị thoái hóa, hoại tử, tạo nên những ổ loét, thường rộng lớn hơn các ổ viêm thông thường. Ví dụ: loét dạ dày thường: d=2-3cm Loét dạ dày trong ung thư: d=5cm. o Dạng loét thường trong: ung thư dạ dày, ung thư rột, ung thứ tuyến vú… + Dạng xâm nhập: o Khối ung thư có nhiều nhánh lan rộng vào mô kế cận. o Chính mô ung thư xâm nhập đã tạo nên hình ảnh da cam ở ung thư tuyến vú và làm đầu núm vú tụt lõm vào trong. - Ung thư của tạng đặc (gan, não, thận).Biểu hiện dưới những dạng sau: + Khối lớn, tròn hoặc bầu dục. + Nhiều cục nhỏ, kích thước không đều (như ung thư gan xơ). + Nang với những khoang nhỏ, chứa dịch, mô hoạt tử (ví dụ carcinoma tuyến nang buồn trứng). + Hạt nhân: mô ung thư có kích thước nhỏ vài cm nằm gọn giữa vùng mô lành nên rất khó phát hiện. c. Kích thước: tùy vị trí khối ung thư có kích thước rất khác nhau. + Lớn: d=5-10cm, làm thay đổi hình dạng tạng bệnh. + Nhỏ: d=2-5cm, ít làm biến dạng mô bệnh. + Rất nhỏ: nhiều khi không phát hiện trên lâm sàng. d. Vỏ bao: Khối ung thư ít có vỏ bao nên dễ dính mô kế cận, lan rộng nên khó bóc tách cắt bỏ trọng vẹn. e. Màu sắc: khi cắt đôi khối ung thư thường thấy nhiều màu sắc, có nhiều vùng chảy máu, hoại tử huyết, đỏ rực, xen kẽ với các đám mô thoái hóa hoại tử màu vàng, kèm nhiều nang dịch nâu đen. f. Mật độ: - Khối ung thư thường có nhiều mật độ khác nhau, tùy thuộc loại mô và tạng. - Chắc đặc như ung thư gan.Nang dịch – ung thư buồng trứng. g. Ung thư nhiều ổ: - Mô ung thư có thể biểu hiện nhiều ổ trên cùng một tạng. - Mô ung thư có thể hiện diện nhiều ổ ở những tạng đôi. - Mô ung thư có thể hiện diện nhiều ổ ở những tạng khác nhau: ở vú và cổ tử cung, ở da và tinh hoàn, ở thanh quản và bàng quang, ung thư của 1 tạng kèm bệnh bạch huyết 2. Tổn thương vi thể: - Mô ung thư gồm 2 thành phần cấu tạo: mô chủ (với các tế bào ung thư) và mô đệm (các tế bào liên kết và mạch máu). - Ở mô chủ có những thay đổi rõ rệt ở tế bào, màng tế bào, bào tương, nhân tế bào. a. Màng TB:Các yếu tố tạo ung thư gây nhiều biến đổi ở màng tế bào - Màng Tb trở nên không thuần nhất: do những thay đổi cấu trúc của các phân tử lipid, glucid, protid. Những biến đổi điện tích làm màng TB K có điện âm mạnh hơn so với TB bình thường làm cho màng TB mất khả năng kết dính với nhau (các cầu nối liên bào bị hủy hoại) vì vậycác TB K dễ bong rời nhau và rơi vào khoang cơ thể (theo đờm dãi, dịch cổ tử cung, â m đ ạ o...). Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâu nhận té bào để chẩn đoán ung thư. - Những biến đổi ở màng tế bào ung thư: Màng TB K có những biến đổi rõ rệt nên không còn tính chất ức chế tiếp cận gây nên hiện tượng phân bào vô hạn: các TB tăng sản, phát triển, lan rộng mãi trong không gian vô tận. Các biến đổi màng làm cho tế bào u không còn nhận ra sự điều chỉnh nội mô và dễ xâm nhập mô kế cận. - Những “kháng nguyên bề mặt” mớixuất hiện trên màng TB K:(thường không mang tính chất đặc hiệu của khối u và không xuất hiện ở TB bình thường). Tuy nhiên, các kháng nguyên mang tính tính đặc hiệu và có thể tác động như những kháng nguyên ghép, tạo cho cơ thể những phản ứng loại bỏ, giống hệt những mảnh ghép ngoại lai. Quá trình loại bỏ được thực hiện nhờ các lympho bào T đã nhạy cảm và thấm nhập vào khối u. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có những kháng nguyên màng ở 1 số ung thư như: u nguyên bào thần kinh, u hắc tố, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư buồng trứng, bệnh bạch huyết..... b. Những biến đổi ở bào tương: + Những bào vật đều bị tổn thương: lưới nội bào, ty thể bị biến đổi, bộ Golgi phì đại, các Ribosom kết dính nhau. + Bào tương có thể chứa nhiều chất nhầy: dẫn đến đẩy nhân về 1 phía, tạo hình ảnh TB nhẫn. + Bào thương có thể chứa nhiều glycogen: làm cho TB có dạng sáng trong. + Bào tương có thể chứa nhiều hắc tố. + Bào tương trở nên ưa acid rõ rệt do sản sinh nhiều chất sừng. c. Nhân TB ung thư cũng có nhiều biến đổi + Nhân phì đại, to gấp 2-3 lần bình thường, kiềm tính, tăng sắc. Hạt nhân cũng biến đổi. + Số lượng NST thay đổi hoặc tăng hoặc giảm rõ rệt. Cấu trúc NST cũng không bình thường. + Quá trình phân bào không đều, không đối xứng, phân bào thường có nhiều cực, làm cho nhân TB có kích thước lớn và nhân xù xì, quái lạ. + Ngoài nguyên phân còn có trực phân: nhân và bào tương bị kéo dài rồi cắt đoạn thành mảnh nhỏ làm cho quá trình tăng sản ung thư trở nên rất mạnh và nhanh. - Mô đệm có thể thấm nhập nhiều tế bào viêm (lympho bào, bạch cầu đa nhân) - Do yếu tố tạo mạch của mô ung thư tác động, các vi mạch đều tăng sản hoặc bị xâm nhập ung thư, gây lấp tắc mạch, vỡ mạch, tạo nhiều vùng chảy máu, nhiều ổ hoại tử huyết - Mô đệm có thể bị thoái hóa trong hoặc thoái hóa nhầy. d. Ở mô đệm cũng có nhiều biến đổi: + Lắng đọng những chất bất thường (như lắng đọng calci thành ổ không đều trong carcinoma tuyến giáp, u trung mạc, hoặc tạo thành nhiều lớp đồng tâm gọi là thể cát). + Có thể chuyển sản thành sụn, xương (như carcinoma đa dạng tuyến nước bọt). + Có thể tăng sản quá mức tạo thành những vùng xơ rắn, làm khối K teo cứng. Những thay đổi của mô đệm thường được coi là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập u hoặc là kết quả của tác động tương hỗ giữa mô ung thư và cơ thể. Câu 8: Nêu những hiểu biết cơ bản về U (Khái niệm U ; định nghĩa U) ?. Nêu các yếu tố để phân biệt U lành tính và U ác tính. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm và định nghĩa về U (1 điểm) câu 6 Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm của U lành (1 điểm) - Phát triển chậm và tại chỗ:U lành mọc tại chỗ, thường phát triển chậm, không làm chết người, trừ khi mọc vào vị trí hiểm yếu.U có thể có khối lượng lớn sau nhiều năm tiến triển. - Có ranh giới u rõ rệt: + Nhìn đại thể, u lành có vỏ xơ bao bọc do đó dễ bóc tách toàn bộ khối u.Ví dụ: u mỡ lành, u xơ tuyến vú, u cơ trơn tử cung. + Do đó chỉ có xu hướng chèn ép chứ không xâm nhập.Ví dụ: U tuyến đại tràng, có rết nhiều tuyến liberkuhn chế nhầy như tuyến bình thường, các tuyến vẫn nằm trên cơ niêm. - Cấu trúc gần giống mô bình thường: Về vi thể, u lành tái tạo lại một cách trung thành cấu trúc mô sinh ra nó cả về đặc điểm tế bào U và mô đệm U, không có đảo lộn cấu trúc, không xâm nhập, nhưng có sự chèn ép mô kế cận ở những mức độ khác nhau, đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng. - U lành hiếm khi tái phát và di căn: Vì không xâm nhập nên nếu u lành được cắt bỏ triệt để, u không mọc lại nữa, trừ u dạng lá tuyến vú.Không bao giờ thấy u lành di căn theo các đường máu hay bạch huyết đến nơi khác cách xa chỗ phát sinh. Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm của U ác tính (1 điểm). - Phát triển nhanh, xâm nhập: Thường u ác tính phát triển nhanh, xâm nhập và thường gây chết người từ vài tháng đến vài năm.Sự bành trướng của khối u không bao giờ ngừng.Theo những nghiên cứu mới đây, khối u thường được phát hiện khi đạt đến kích thước 1cm, lúc này nó có số lượng khoảng 1 tỉ tb và đã tiến triển được 6 năm kể từ khi chúng được nhân đôi từ 1 tb ung thư đầu tiên.Chu kì nhân đôi kích thước khối u trong khoảng 45– 450 ngày.Sau 450 ngày mà khối u không tăng lên gấp đôi thì khối u đó khó có khả năng là u lành tính. - Ranh giới của u với mô xung quanh không rõ rệt:U ác tính có giới hạn với mô lành không rõ rang, có nhiều rễ xâm nhậpà Chính vì vậy ung thư có thuật ngữ là cancer, tiếng la tinh có nghĩa là con cua, do các khôi u ác tính xâm lấn và bám chặt bào các mô xung quanh như những càng cua. - Tế bào u và cấu trúc u không giống với mô nguồn gốc: + Về vi thể, nói chung các u ác tính quá sản mạnh, phá vỡ lớp đáy, chui vào lớp đệm gây đảo lộn cấu trúc à tạo nên những khối u đậm màu, nhân không đều, nhân quái, nhân chia. + Tế bào u phần lớn là tế bào non (thoái sản), chỉ gợi lại phần nào mô gốc của u. - Rất dễ tái phát, di căn: do tính chất xâm nhập sâu và lan xa của chúng, các mô ung thư dễ dàng tái phát trở lại hoặc tại chỗ hoặc di căn xa. Lập bảng so sánh giữa U lành tính và U ác tính (2 điểm). U lành tính U ác tính 1. Đại thể U có vỏ bao, ranh giới rõ rệt, không xâm nhập, di động dễ khi sờ nắn, dễ bóc tách khi phẫu thuật U không có vỏ bao, ranh giới không rõ, xâm nhập sâu vào mô xung qunah, ít di động, tạo thành 1 khối cứng chắc. 2. Vi thể Cấu tạo giống mô lành. Không có hay ít nhân chia, không có nhân quái, hạt nhân. Cấu trúc u không bị đảo lộn. Cấu trúc không giống mô lành, cấu trúc đảo lộn, có nhiều hình nhân chia bất thường, nhân không đều, có hạt nhân, có nhân quái. 3. Tiến triển Tiến triển chậm, phát triển lạc chỗ. Không làm chết người, không xâm phạm và di căn. Tiến triển nhanh, gây chết người do chảy máu hoại tử, tắc mạch, suy môn, di căn. 4. Điều trị Khỏi hẳn khi được cắt bỏ. Dễ tái phát, điều trị khó khăn. Câu 9: Tế bào ung thư là gì ? Trình bày các đặc điểm của tế bào ung thư. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm về tế bào Ung thư (0,5 điểm) Tế bào ung thư là những tế bào phát triển và phân chua một cách tự động, mất sự đáp ứng với các kiểm soát bình thường của cơ thể, chúng có khả năng xâm lấn các mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Tế bào u quyết định bản chất của U (0,5 điểm). - Dòng tế bào sinh ra u gọi là nhu mô của khối u, quy định bản chất của u. - Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ 1 tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó bản chất cảu u phụ thuộc vào loại tế bào hình thành nên nhu mô khối u: + Ung thư biểu mô: nguồn gốc từ tế bào biểu mô. Ví dụ ở ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa. + Bệnh lý máu ác tính: như bệnh bạch cầu và u lympho bào xuất phát từ máu và tủy xương. + Ung thư mô liên kết: xuất phát từ mô liên kết, xương, cơ. + U hắc tố - QL tế bào sắc tố. + U quái: bắt nguồn từ tế bào mầm. Ví dụ: U xương: tế bào nhu mô u có nguồn gốc từ tế bào xương. U tuyến vú: tế bào u có nguồn từ tế bào biểu mô tuyến vú. U tế bào gai: tế bào u có nguồn gốc từ tế bào gai của biểu mô da. Nêu đúng và đầy đủ 5 đặc điểm của tế bào ung thư (4 điểm) 1. TĂNG SẢN TẾ BÀO: Hiện tượng này rất rõ rệt, mang tính độc lập, không phụ thuộc vào những quy luật cân bằng nội môi của cơ thể. Tăng sản cũng mang tính hỗn loạn: các phân bào thường không điển hình, kèm những thể nhiễm sắc bất thường, vì vậy các tế bào ung thư có hình thái, kích thước không điển hình. Do tăng sản tế bào mạnh nên khối ung thư có thể phát triển rất nhanh và đạt kích thước rất lớn trong thời gian ngắn. 2. CHUYỂN HÓA TẾ BÀO: Đối với tế bào ung thư thì nhu cầu năng lượng rất lớn nên hoạt động chuyển hóa cũng rất mạnh, quá trình tổng hợp DNA và RNA cũng tăng. Quá trình sử dụng glycogen ở tế bào ung thư theo đường yếm khí cũng tăng, làm ứ đọng nhiều acid lactic. Mô ung thư không còn chứa nhiều glycogen nên không cố định được chất iod, do đó mô không đổi màu khi bôi dung dịch lugol. 3. CHUYỂN SẢN: Do rối loạn chuyển hóa nên ở mô ung thư thường có hiện tượng chuyển sản: Niêm mạc trụ của phế quản, niêm mạc tuyến của nội mạc tử cung đều có thể trở thành dạng thượng bì. Mô liên kết có thể chuyển sản thành sụn, xương. 4. BIỆT HÓA TẾ BÀO: Do tình trạng suy giảm độ biệt hóa về cấu trúc và chức năng của tế bào u, cấu trúc mô học của u ác bị đảo lộn không còn giống với mô nguyên ủy bình thường; tùy theo mức độ đảo lộn này ít hoặc nhiều, ta phân biệt u ác thành 4 độ biệt hóa: Ung thư biệt hoá tốt, ung thư biệt hoá vừa, ung thư biệt hoá kém và ung thư không biệt hoá. 2.4.1. Trong loại ung thư biệt hoá tốt, cấu trúc của mô chủ u ít bị đảo lộn, nhìn giống mô nguyên uỷ đến mức nhiều khi khó phân biệt với u lành; thí dụ khó phân biệt giữa ung thư tuyến giáp dạng nang với 1 u tuyến tuyến giáp dạng nang lành tính, giữa carcinôm tế bào gai dạng mụn cóc ở da hoặc niêm mạc với u nhú lành tính. 2.4.2. Đối với ung thư không biệt hoá, cấu trúc mô hoàn toàn không giống mô nguyên ủy; thí dụ như carcinôm không biệt hóa ở vòm hầu, có khi không phân biệt nổi nguyên ủy của ung thư, tức là không thể xác định được đây là 1 trường hợp carcinôm, sarcôm, Limphô hay melanôm, nếu không có các kỹ thuật bổ sung như hóa mô miễn dịch hoặc kính hiển vi điện tử. 5. HOẠT ĐỘNG CHẾ TIẾT: Mô ung thư có thể chế tiết nhiều phân tử sinh học, dễ phát hiện trong máu, nước tiểu hoặc ở ngay mô U. Tuy nhiên những chất đó không mang giá trị chuẩn đoán quyết định vì nhiều lý do. + Chất alpha – foeto – protein (AFP). + Chất kháng nguyên carcinom phôi (CEA). + Chất human chorionic gonadotropin (HCG). + Chất catecholamine. + Serotonin và các sản phẩm dị hóa. + Các chất enzym chế tiết bao gồm: - Phosphatase kiềm. - Phosphatase acid. - Gamma glutamin transferase. - Lactat dehydrogenase. - Những enzym tiêu đạm như: Hyaluronidase, protease, amin peptidase, làm các mô kế cận bị tách rời và tế bào ung thư dễ dàng xâm nhập lan rộng. + Các chất khác như: - Gamma foetoprotein. - Calcitonin. + Kháng nguyên của U. + Các peptid khác. Câu 10: Trình bày những tổn thương do rối loạn chuyển hoá tế bào. Định nghĩa tế bào, chức năng cơ bản của tế bào (0,5đ) - Một tế bào sống luôn có hoạt động trao đổi chất với môi trường xung quanh: tế bào thu nhận các chất nuôi dưỡng cần thiết, hấp thu và sử dụng các chất đó rồi chế tiết sản phẩm và đào thải các chất cặn bã ra ngoài tế bào. è Đó là hoạt động chuyển hóa tế bào. - Khi có rối loạn chuyển hóa tế bào và mô sẽ có những tổn thương biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Phì đại tế bào(1đ) - Là hiện tượng tăng khối lượng, kích thước của tế bào do sinh chất (thường ở bào tương, hiếm ở nhân) tăng nhiều quá mức bình thường. - Các bào vật (ti thể, lysoxom…) cũng có kích thước lớn và số lường nhiều hơn. - Phì đại là hậu quả của quá trình tăng chuyển hóa, tăng trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. - Phì đại có thể (không thể) hồi phục, đôi khi có kèm những hiện tượng bệnh khác (như thoái hóa, tăng sản…) - Phì đại tế bào có thể dẫn đến phì đại cả vùng mô hoặc cơ quan. Ví dụ: + Tế bào cơ tử cung, trong thai kì thường phì đại và có chiều dài tới 208 micromet (so với lúc bình thường là 20 ) làm cho toàn bộ tử cung to hơn. + Cơ tâm thất có thể phì đại do lỗ van hai lá hẹp làm hàm lượng máu ứ đọng quá nhiều ở thất trái. - Có nhiều nguyên nhân gây phì đại tế bào như: 1) Trạng thái Sinh lý: Ở các lực sỹ do năng tập luyện làm các tế bào nở to dẫn đến cơ bắp nở to, ở phụ nữ có thai do tác dụng của hóc môn thai nghén tế bào cơ tử cung nở to làm cho toàn bộ tử cung nở to. 2) Trạng thái bệnh lý: - Tâm thất trái phì đại trong bệnh cao HA, bệnh van hai lá, bệnh tim bẩm sinh. - Vách dạ dày phì đại trong bệnh hẹp môn vị. - Nhu mô gan phì đại bù trừ trong trường hợp cắt bỏ gan… Teo đét(0,75đ) Là hiện tượng giảm kích thước và thể tích tế bào do các thành phần cấu tạo của nó đều bị giảm số lượng. Dưới KHVĐT, ta thấy có sự gia tăng số lượng túi tự thực và không bào tự thực trong bào tương. Mô hoặc cơ quan sẽ teo nhỏ lại khi có nhiều tế bào bị teo đét. Các nguyên nhân gây teo đét tế bào gồm có: sự giảm yêu cầu chức năng đối với tế bào và mô, mất phân bố thần kinh, giảm tưới máu nuôi, suy dinh dưỡng, mất sự kích thích của hormôn đặc hiệu, sự già nua. Teo đét được phân thành 2 loại: teo đét sinh lý và teo đét bệnh lý. 1. TEO ĐÉT SINH LÝ: - Tử cung nhỏ lại sau sinh. - Các cơ vân ở người già bị teo lại do sự giảm hoạt động. - Các tuyến sinh dục của người già bị teo lại do mất các kích thích hormôn. 2. TEO ĐÉT BỆNH LÝ: - Teo cơ do bệnh bại liệt làm tổn thương các nơron vận động. - Teo cơ do chi bị gãy xương phải bó bột bất động. - Sự teo dần bộ não do bệnh xơ vữa động mạch làm giảm lượng máu nuôi. Cần phân biệt sự teo đét tế bào với hiện tượng thoái triển của một số cơ quan, xảy ra trong quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể. Trong hiện tượng này, có sự giảm số lượng tế bào bằng cơ chế tự hủy tế bào, kết quả cơ quan bị teo nhỏ lại; thí dụ như sự thoái triển của tuyến ức ở tuổi thiếu niên. Trong sự teo nhỏ các cơ quan sinh dục ở người già, thực ra có sự phối hợp của cả 2 hiện tượng: teo đét tế bào và thoái triển. Thoái hoá(1đ) - Là những tổn thương ở bào tương và các bào vật, hiếm ở nhân. - Kích thước, khối lượng tế bào thoái hóa có thể bình thường hoặc phì đại hoặc teo đét. - Thoái hóa là một tổn thương có thể hồi phục (nghĩa là có thể hồi phục lại bình thường khi không còn nguyên nhân gây bệnh). Nhưng nếu quá nặng và kéo dài, có thể dẫn tới hoại tử tế bào. - Có nhiều dạng thoái hóa tế bào như sau: Thoái hóa đục: Tb phồng to, bào tương vẫn đực như mây mù, các ti thể phồng to, lưới nội chất giãn rộng… Thoái hóa hạt:Có những hạt nhỏ li ti ở bào tương, thường thấy ở tế bào gan trong bệnh viêm gan virus. Nguyên nhân: rối loạn chuyển hóa protein. Thoái hóa khoang bào: - Là hiện tượng hình thành những khoang, hốc nhỏ ở trong bào tương tế bào. - Những khoang đó có thể trống rỗng hoặc chứa glycogen, mỡ… - Thường thấy ở các tế bào Malpighi, tế bào đáy ở lớp thượng bì của người bệnh da. - Thoái hóa khoang bào có thể do: + Tổn thương các bào vật, đặc biệt là lưới nội bào và ti thể. + Ẩm tượng quá mạnh. + Các khoang nội bào chứa dịch lỏng hoặc lipid hoặc glycogen. Thoái hóa nước: Là hiện tượng ngấm nước lan toả làm tế bào sáng trong, bề mặt tế bào bị biến đổi, lưới nội bào giãn rộng, ti thể phồng to tạo thành nhiều túi nội bào. Thoái hóa mỡ: Là sự xuất hiện của những hạt mỡ bất thường ở bào tương, trong ti thể.Thường thấy ở tế bào gan, các trẻ nhỏ mắc bệnh suy dinh dưỡng, ở người mắc bệnh tim (có gan tim), ở bệnh xơ gan. Thoái hóa glycogen: Bào tương chứa những hạt glycogen kèm theo giáng hóa các protein cấu trúc. Thoái hóa trong: - Tế bào và mô có những đám biến đổi tạo thành một đám thuần nhất, vô dạng, có màu hồng nhạt - Lưới nội bào co rúm, lớp màng ngoài ứ đầy chất lạ. - Trong bào tương có lắng đọng nhiều sợi nhỏ khoảng 8 – 10 nanomet. - Thoái hóa trong có thể hiện diện ở: + Bào tương: dưới dạng thể Russell ở tương bào. + Mô: dưới dạng những cục tròn, thuần nhất (còn gọi là hình ảnh dấu xi) ở cầu thận trong viêm thận mạn. Hoại tử(1đ) Ø Là quá trình chết tế bào do nhiều nguyên nhân tác hại khác nhau: ² Rối loạn tuần hoàn máu: ngưng máu, vô huyết ² Vật lý: chấn thương cơ học, các biến đổi về nhiệt độ, áp suất khí quyển... ² Hóa học: các chất độc nội tạo và ngoại tạo ² Độc tố sinh vật: VK, virus, nấm, KST... ² Các bệnh viêm nhiễm và tự miễn ² Những biến đổi gen có thể tọa nên bệnh bẩm sinh, dị tật, thiếu nhiều enzym gây những tác hại cho chuyển hóa tế bào Ø Dấu hiệu hoại tử: ² Nhân: + Nhân đông: thu nhỏ, co rúm thành 1 khối đặc, tăng sắc, kiềm tính + Nhân vỡ: nhân bị vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ + Nhân tan: Nuclein bị phân giải, pro và a.nu đc giải phóng tan biến vào trong bào tương ² Bào tương, bào quan tổn thương thoái hóa nặng, vì vậy tổn thương rất nặng nề và không khả hồi Ø Các dạng hoại tử: hoại tủ nước, hoại tử đông, hoại tử mỡ, hoại tử bã đậu, hoại tử chảy máu, hoại tử tơ huyết và hoại tử hoại thư (hoại tử khô và ướt) Thấm nhập tế bào(0,75đ) - Là hiện tượng bào tương chứa những chất có số lượng nhiều hơn bình thường. - Việc thu nhận các chất đó được thực hiện qua nhập bào (ẩm tương đối với dịch lỏng và thực tương đối với thể đặc) rồi kết hợp với các lysosome nội bào để tạo nên những thể thực và được tiêu hóa nhờ các enzyme thủy phân. - Các chất thấm nhập thường có 2 nguồn gốc: + Ngoại tạo: bụi than, bụi khoáng, mảnh vụn oxit sắt, chì,… các sắc tố để sạm da. + Nội tạo: · Glycogen thấm nhập vào biểu mô ống lượn xa, đoạn xuống của quai Henle thận, vào tế bào gan, tế bào cảu tụy trong tiểu đường. · Các chất hình thành trong cơ thể: melanin, Hb, hemosiderin, lipofuscin,… Câu 11:Trình bày những tổn thương do rối loạn thích nghi. Khái niệm về sự thích nghi tế bào(0,5đ) - Cơ thể sinh vật được cấu trúc bởi nhiều loại tế bào rất khác nhau, sự phong phú về cấu trúc đó biểu hiện tính thích nghi của sinh chất đối vwois điều kiện sống ở môi trường xung quanh. - Đó là kết quả của mối quan hệ qua lại trong suốt hang triệu năm giữa tế bào và môi trường. - Biệt hóa tế bào chính là quá trình thích nghi chậm chạp, kín đáo của sinh chất kế tiếp nhau qua bao thế hệ để tạo nên những hình thái thích ứng nhất định. - Khi môi trường bên ngoài thay đổi sẽ tác động đến tính thích nghi của tế bào, gây ra những biến đổi về hình thái và đôi khi cả cấu trúc tế bào. - Những biến đổi cấu trúc đó bao gồm: Biệt hoá và rối loạn biệt hoá(1,25đ) - Ở những vùng mô sinh sản (ví dụ lớp đáy của thượng bì da, vùng cổ có tuyến dạ dày, ruột…) mỗi phân bào đều cho hai tế bào “con”. + Một tế bào thay thế tế bào “mẹ”. + Một để biệt hóa theo phương thức bình thường của vùng mô đó. Quá trình biệt hóa đó không xảy ra hoặc ngưng lại giữa chừng à tế bào không đạt đến mức độ trưởng thành. è Mỗi dòng tế bào (của một loại mô) có thể chỉ ở những mức độ biệt hóa khác nhau: o Biệt hóa rõ. o Biệt hóa vừa. o Biệt hóa kém. o Không biệt hóa. - Cần phân biệt “biệt hóa” và “sự trưởng thành tế bào”: + Ví dụ: thượng bì có lớp đáy gồm những tế bào chưa biệt hóa, dần dần sẽ biệt hóa, để trở thành tế bào Malpighi. + Các tế bào Malpighi sẽ trưởng thành về mặt hình thái và hóa sinh để trở thành lớp sừng. à Như vậy biệt hóa xảy ra sớm hơn sự trưởng thành tế bào. Và hiện tượng cận sừng là một dị tật của sự trưởng thành chứ không phải của biệt hóa thượng bì. - Hình thái của tế bào chưa biệt hóa: + Tế bào tròn. + Không có những hình nhỏ ngoại bào tương. +Nhân to, thường có phân bào, hạt nhân lớn. + Bào tương ưa kiềm rõ ệt vì rất giàu polysom tự do chứa nhiều ARN. + Có ít (hoặc không có) bào vật. - Những rối loạn biệt hóa và sự trưởng thành tế bào thường xảy ra ở mọi mức độ, mọi loại tế bào và mô, ở phôi thai, trẻ nhỏ hoặc người lớn. - Do nhiều nguyên nhân: + Viêm + Rối loạn thích nghi + Dị tật bẩm sinh + Rối loạn chuyển hóa - Cơ chế bệnh sinh: có lẽ do: + Tác động của những chất cảm ứng vốn vẫn cần thiết cho sự biệt hóa và trưởng thành của tế bào này bị thiếu hụt hoặc bị ngăn chặn. + Tác động của nhiều yếu tố (vius, tác nhân vật lý, hóa học) gây ra phân bào trước hoặc trong quá trình biệt hóa tế bào. Chuyển dạng(0,75đ) - Là sự thay đổi về hình thái tế bào, mang tính chất sinh lý bình thường hoặc bệnh lý. - Chuyển dạng có thể ở: + Mức độ nhẹ: Chỉ có những biến đổi về hình thái ngoài tế bào mà không ảnh hưởng đến cấu tạo bên trong. Ví dụ: bệnh phình giáp: chất keo giáp ứ đọng nhiều trong các túi tuyến à các tế bào biểu mô túi tuyến chuyển dạng trở thành dẹt mỏng giống nhưu tế bào nội mô mạch máu. Khi điều trị khỏe, tế bào biểu mô túi tuyến có thể trở về hình dạng như cũ, hình trụ hoặc khối vuông. + Mức độ nặng: Chuyển dạng làm thay đổi hình thái, cấu trúc và chức năng của tế bào. Ví dụ: Tế bào mô thần kinh đệm (glia) chuyển dạng thành đại thực bào. Hai loại tế bào này có hình thái và chức năng hoàn toàn khác nhau. Chuyển sản(1đ) Là hiện tượng thay đổi về hình thái và chức năng của một loại tế bào hoặc mô sang một loại tế bào hoặc mô khác. Như vậy, sự thay đổi đó tạo nên một mô mới, vẫn bình thường về mặt hình thái nhưng bất thường về vị trí. Ví dụ chuyển sản thượng mô (chuyển sản malpighi, chuyển sản trụ, chuyển sản ruột), chuyển sản liên kết (sụn, xương). Các nguyên nhân gây ra chuyển sản có thể là: Viêm mãn, rối loạn nội tiết, rối loạn dinh dưỡng… Cần phân biệt chuyển sản với hiện tượng lạc chỗ. Lạc chỗ là tình trạng mô có vị trí không đúng nơi, bình thường do dị tật trong quá trình phát triển . Nghịch sản(0,75đ) - Là hiện tượng tế bào và mô biến đổi về hình thái và cấu trúc. Nghịch sản đồng nghĩa với rối loạn phát triển. - Nghịch sản có thể ở mức độ: nhẹ, vừa, nặng. - Nghịch sản nặng kéo dài có thể dẫn đến ung thư. Ví dụ: trong nghịch sản cổ tử cung, thường thấy lớp tế bào biểu mô tăng sản, thứ tự cấu trúc của các tế bào bị đảo ngược. Ở lớp bề mặt biểu mô cũng thấy nhiều tế bào non, chưa biệt hóa đôi khi có hiện tượng nghịch sừng, có nhiều tế bào không điển hình, nhiều phân bào. 4.1) Nguyên nhân: - Rối loạn nội tiết. - Rối loạn dinh dưỡng à còn gọi là nghịch dưỡng. - Viêm mạn. - Rối loạn mạch. - Ung thư. 4.2) Thí dụ về nghịch dưỡng (hoặc nghịch sản): - Nghịch dưỡng trong bệnh Paget xương làm thay đổi toàn bộ cấu trúc xương, kết hợp xen kẽ những vùng tạo xương và hủy xương. - Bệnh nghịch dưỡng nang sợi của tuyến vú: + Làm các ống tuyến vú có tăng sản biểu mô tạo thành những nang ống sữa nhỏ. + Chuyển sản mô liên kết kèm teo đét mô mỡ. Thoái sản (0,75đ) -Là hiện tượng tế bào thoái triển trở thành không điển hình, đôi khi có hình thái, tính chất của tế bào chưa biệt hóa, phôi thai. - Vì vậy thoái sản thường đồng nghĩa với giảm biệt hóa. - Tế bào thoái sản thường có hình thái không điển hình có khi là những tế bào nhỏ, có khi là những tế bào lớn, đôi khi nhiều nhân. - Hiện tượng thoái sản thường thấy trong một số ung thư, những loaij u ác này được dọi là carcinoma thoái sản (nhưu carcinoma thoái sản của phổi) có thể gồm những tế bào lớn hoặc tế bào nhỏ (dạng hạt lúa), carcinoma thoái sản thường có tính ác cao. Câu 12: Trình bày những tổn thương do rối loạn tuần hoàn máu. Phù (1đ) Ở người trưởng thành, các chất dịch chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể, trong đó 1/3 ở ngoài tế bào (lòng mạch và mô đệm kẽ), 2/3 nằm trong tế bào. Khoảng 2/3 lượng dịch ngoài tế bào nằm trong mô đệm kẽ, 1/3 nằm trong lòng mạch. Lượng dịch ở các khu vực luôn trao đổi với nhau và được duy trì nhờ vào áp lực thẩm thấu của các thành phần hoà tan như protêin (chủ yếu là albumin) trong lòng mạch, sodium trong mô đệm kẽ và potasium trong tế bào, áp lực thuỷ tĩnh của huyết tương và mô kẽ; sự toàn vẹn của nội mô mạch máu, mạch lympho. Những áp lực có xu hướng đẩy dịch ra ngoài gồm: Áp lực thủy tĩnh huyết tương Áp lực thẩm thấu mô kẽ Những áp lực có xu hướng hút dịch vào lòng mạch bao gồm:Áp lực thẩm thấu huyết tương Áp lực thủy tĩnh mô kẽ Khi cân bằng này bị phá vỡ sẻ dẫn đến phù. Như vậy, Phù là sự ứ đọng bất thường các dịch trong mô đệm kẽ, còn ứ đọng dịch ở trong tế bào là hiện tượng thủng đục đồng thẩm thấu, do áp lực thẩm thấu thay đổi bất thường làm cho nước thâm nhập qua màng tế bào vào trong bào tương. Hình thái đại thể và vi thể của phù tùy thuộc vị trí và cấu trúc của tạng bị thương tổn. Đại thể Các tạng phù thường sưng to hơn bình thường, màu nhạt, mềm và có trọng lượng lớn. Diện cắt có chảy dịch màu vàng nhạt. Phù có thể hiện ở: mô dưới da, với dấu hiệu “ấn lõm”; phổi phù làm mất tính xốp nhẹ, phổi chắc hơn bình thường, cắt ngang chảy dịch hồng lẫn bọt; phù tim dịch phù thường tích tụ ở những nơi thấp của cơ thể như mắt cá chân, mu chân ; phù thận thường biểu hiện rõ ở mặt nhất là mi mắt. Dịch phù có thể xuất hiện ở bao tim, gọi là tràn dịch màng tim; khoang màng bụng, gọi là cổ chướng; khoang màng phổi, gọi là tràn dịch màng phổi; ngoài ra dịch phù cũng thường thấy ở màng tinh hoàn, bao khớp,... Vi Thể: Dịch phù có dạng thuần nhất, rất ưa toan nếu chứa nhiều protein, có thể hiện diện ở: mô đệm, làm các tế bào sợi bị tách biệt nhau; lòng hốc phổi gây phù phổi trên tiêu bản mô học chỉ thấy được những lắng cặn màu hồng dạng hạt nằm trong lòng phế nang. Trong phù não, ứ dịch bao quanh vi mạch và ở mô thần kinh đệm, dịch phù gây phát tán tổ chức sợi làm cho chất xám và chất trắng dường như lỏng ra; phù mô dưới thượng bì tạo nên một bọng nước dưới da . Đặc điểm hoá sinh : Có thể phân biệt hai dạng dịch phù: -Dịch tiết hay dịch xuất, giàu protein và những chất dạng keo, có tỉ trọng lớn hơn 1018 -1020, hình thành trong quá trình viêm do tăng tính thấm vi mạch. -Dịch thấm hay dịch qua, nghèo protein và những chất dạng keo, có tỉ trọng nhỏ hơn 1015-1018, hình thành không do viêm mà do tăng áp lực tuần hoàn hoặc giảm áp lực thẩm thấu huyết tương. Sung huyết (1đ) câu 2 Xuất huyết(0,5)Là sự thoát máu ra ngoài hệ tuần hoàn có thể khu trú tại một điểm trong cơ thể hoặc nhiều ổ rải rác Chảy máu có thể từ động mạch: máu đỏ, thành tia theo nhịp mạch; từ tĩnh mạch, máu màu sẫm, chảy đều đặn; từ vi mạch, thành chấm hoặc đám lan rộng cả một vùng; từ tim, hiếm gặp nhưng nguy kịch. Vị trí chảy máu Máu có thể chảy ra ngoài cơ thể gọi là chảy máu ngoại, hoặc tích tụ trong cơ thể gọi là chảy máu nội: máu nằm trong mô kẽ hoặc trong các khoang thanh mạc hoặc các ống tự nhiên (như đường thở, đường niệu, đường tiêu hoá). Chảy máu ngoại, tuỳ theo vị trí chảy máu có những tên gọi khác nhau: chảy máu mũi, ho ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, ỉa ra máu và rong kinh. Chảy máu nội gồm:ban máu, chấm máu bầm máu, tụ máu, tràn máu, . Huyết khối(1đ) Là sự hình thành cục máu đông trong lòng bộ máy tuần hoàn. Huyết khối có thể sinh ra ở động mạch, tĩnh mạch, vi mạch hoặc vùng tim. Khi lấp hoàn toàn lòng mạch hoặc buồng tim gọi là huyết khối lấp; khi chỉ là một mảng dày hoặc mỏng bám vào mặt trong lòng mạch hoặc nội tâm mạc gọi là cục huyết khối thành Hình thái - Cục huyết khối đỏ: ít gặp, là một cục máu đông lớn gồm mạng lưới tơ huyết lớn chứa hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu màu đỏ sẫm giống cục máu đông trong ống nghiệm. Thường gặp huyết khối đỏ trong bệnh trĩ khi tiêm thuốc gây xơ hoá để điều trị giãn tĩnh mạch . - Cục huyết khối trắng: Kích thước nhỏ, nhầy và rất dính; bao gồm những đám tiểu cầu lẫn với sợi tơ huyết và một ít bạch cầu. Các tiểu cầu tự huỷ nhanh tạo thành một khối dạng hạt ưa toan giống như một nút tiểu cầu cầm máu. - Cục huyết khối hỗn hợp: Rất hay gặp, mật độ chắc nhưng mủn; gồm 3 phần + Đầu: Gồm những đám tiểu cầu dính vào vách mạch +Thân thẳng góc với vách mạch nếu là huyết khối lấp, song song với vách mạch nếu là huyết khối thành. Cấu tạo gồm những vạch trắng và đỏ xen kẽ nhau. Vạch trắng gọi là vạch Zahn gồm những đám tiểu cầu, vạch đỏ do tơ huyết đông đặc. + Đuôi: Là cục máu đông, màu đỏ thuần nhất, mảnh dẻ ít dính, bơi lơ lửng trong lòng mạch, dễ bong dưới áp lực của dòng máu. Bệnh sinh 3 yếu tố gây nên huyết khối - Tổn tương nội mô là yếu tố quyết định . - Tăng tính đông máu. Các yếu tố đông máu huyết tương có vai trò quan trọng cùng với tổn thương nội mô và kết tập tiểu cầu - Rối loạn huyết động học. Huyết tắc(0,5đ) Là kết quả của 2 hiện tượng kế tiếp nhau: sự di chuyển một vật lạ trong dòng tuần hoàn và dừng lại đột ngột trong một mạch máu, gây nên cục huyết tắc. Bản chất cục huyết tắc Bất kỳ một vật nào không tan trong máu dưới dạng chất rắn, khí, mỡ, hỗn dịch v.v…đều gây nên huyết tắc. Phần lớn các cục huyết tắc sinh ra từ trong cơ thể: 90% là những mảnh bong ra từ một huyết khối, sau đó là các mảnh xơ vữa, bóng hơi, giọt mỡ, tế bào ung thư v.v…Cục huyết tắc ngoại sinh hiếm hơn, như vi khuẩn, nấm, không khí lọt vào khi truyền dịch, hoặc đưa ống thông thăm dò chuẩn đoán... Nhồi máu(1đ) Nhồi máu là một vùng hoại tử có ranh giới do lấp tắc động mạch cung cấp hoặc tĩnh mạch đi, gây nên thiếu máu cục bộ hoàn toàn Nhồi máu trắng khi vùng mô hoại tử không có hồng cầu và nhồi máu đỏ hay chảy máu khi vùng hoại tử tràn ngập hồng cầu. Nhồi máu trắng Thường găp ở thận, lách não và cơ tim là những tạng đặc có hệ thống mạch tận. Lấp tắc động mạch có thể xảy ra ở thân chính hoặc ở các nhánh của nó, vì vậy một tạng có thể bị một ổ hoặc nhiều ổ. * Hình thái: ổ nhồi máu trắng ở giai đoạn điển hình bao gồm: - Vùng trung tâm hoại tử đông màu trắng vàng, mật độ chắc hoặc mềm, hơi lồi lên mặt cơ quan, hình thái và kích thước khá rõ, tương ứng với vùng giải phẫu của động mạch bị lấp tắc: hình tam giác đỉnh quay về phía rốn (ở thận) hoặc hình đa vòng, vuông (ở lách). Trên vi thể vẫn còn nhận thấy cấu trúc mô, các tế bào có bào tương ưa toan, thuần nhất, nhân đông hoặc mất nhân - Một riềm mỏng màu xám nhạt ở ngoại vi, tương ứng với phần mô bị xâm lấn bởi các tế bào tự do: bạch cầu đa nhân, mô bào và đại thực bào, kèm theo sung huyết và phù. - Vành đai ngoài cùng, nơi tiếp giáp với mô lành có màu đỏ tím do giãn mạch và sung huyết. Nhồi máu đỏ Hay gặp ở các tạng rỗng, mô mềm như phổi, ruột lấp tắc động mạch có thể xảy ra ở các mạch máu có kích thước khác nhau; thường kèm theo rối loạn tuần hoàn chức năng hoặc thực thể của lưới tĩnh mạch tương ứng. * Hình thái: Ổ nhồi máu có ranh giới rõ; hình vuông hoặc tam giác đáy quay về màng phổi, đỉnh hướng về rốn phổi nơi động mạch bị tắc; mật độ chắc, ứ đầy máu máu đen xẫm, vùng ngoại vi thường chảy máu. Cũng như nhồi máu trắng tổn thương vi thể gồm 3 vùng: - Vùng trung tâm hoại tử chảy máu. - Vùng ngoại vi là các phế nang chứa đầy dịch phù, bạch cầu đa nhân. - Vành đai ngoài cùng sung huyết đơn thuần. Phần 2 (GIẢI PHẪU BỆNH CƠ QUAN): 5 điểm Câu 13. Bệnh loét dạ dày(Khái niệm, định nghĩa) ? Trình bày các hiện tượng tổn thương chính trong bệnh loét dạ dày. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm về bệnh loét dạ dày (0,5 điểm) Loét dạ dày – (tá tràng) là tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày (hoặc tá tràng). Loét dạ dày tá tràng là có vết loét phát triển trên lớp lót bên trong của dạ dày, ruột non phía trên hoặc thực quản. Các triệu chứng thông thường nhất của loét dạ dày tá tràng là đau bụng. Không phải là quá dài trước các yếu tố lối sống, như thực phẩm nhiều gia vị hoặc công việc căng thẳng, được cho là nguồn gốc của hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng. Các bác sĩ đã biết rằng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc một số loại thuốc - gây ra hầu hết loét dạ dày tá tràng. Loét dạ dày tá tràng phổ biến, ảnh hưởng đến 10 phần trăm người Mỹ tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Các tin tốt là điều trị thành công các vết loét dạ dày tá tràng là có thể. Định nghĩa đúng, đầy đủ về bệnh loét dạ dày (0,5 điểm) Loét dạ dày Là tổn thương mất chất cấp hay mạn tính, tạo nên một lỗ khuyết ở niêm mạc ăn qua cơ niêm tới hạ niêm mạc hoặc sâu hơn. Loét dạ dày và loét tá tràng có thể phát triển riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau. Nhưng trên nhiều phương diện, cơ chế bệnh sinh cũng như về đặc điểm hình thái học chúng có những đặc điểm cơ bản giống nhau. Loét dạ dày phổ biến là loét mạn, loét cấp chỉ xảy ra trong những điều kiện đặc biệt. Những đợt tiến triển cấp trên một loét mạn là hiện tượng thường gặp. Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm tổn thương đại thể của loét dạ dày (1 điểm) - Hiện tượng loét đơn độc ở dạ dày hay tá tràng hay phối hợp ở cả hai, loét dạ dày ít hơn ổ loét tá tràng với tỉ lệ 1/3, thưởng chỉ có một ổ loét, ít khi có hươn hai ổ trên cùng một bệnh nhân, ổ loét thường tròn, đáy sạch, thành đứng và kích thước nhỏ thường dưới 2cm. Có trường hợp nhiều ổ loét với nhiều mức độ khác nhau. 1 Loét cấp: - Khu trú ở niêm mạc dạ dày. - Tổn thương thường nhiều ổ, ở bất cứ nơi nào của dạ dày. - Dưới dạng tróc biểu mô nông hoặc tổn thương sâu tới niêm mạc, nhwung không bao giờ xuống sâu hơn. - Vết loét có giới hạn rõ, không phải là trên thân của loét mạn tính. - Vết loét thường nhỏ, d<1cm. + Đáy loét thường có màu nâu đậm do thấm acid và xuất huyết được phủ bởi hồng cầu và fibrin. + Bờ đáy loét ít khi có xung huyết và không rõ vì là loét nông. + Bờ và đáy loét không bị cứng. - Các nếp gấp niêm mạc vẫn còn. - Không có hóa sẹo hay dày các vách mạch máu. 2. Loét mạn tính: * Vị trí: - Những loét dạ dày thường ít gặp hơn loét tá tràng (1/3). - Ổ loét dạ dày: thường ở thành sau bờ cong nhỉ, các môn vị khoảng 5 cm. Một số ít trường hợp ở tâm vị, hai bên môn vị. - Ổ loét tá tràng: cách môn vị 1 – 2 cm, ở thành trước hoặc thành sau. * Số lượng:- Đa số bệnh nhân chỉ có 1 ổ loét. - Rất hiếm khi có 2 – 3 hoặc hơn. * Kích thước:- Những tổn thương nhỏ hơn 0.3cm hầu hết là những vết trợt nông, các tổn thương >0.6cm thì hầu như chắc chắn là loét. - 90% ổ loét có d>=2cm. - 10% ổ loét lành tính có d>4cm. * Hình thái: - Ổ loét kinh điển: + Thường nhỏ. + Có hình tròn, bầu dục. + Phủ bởi một lớp chất nhầy, bóng. + Có bờ rõ, không gồ cao cách biệt rõ với niêm mạc lành xung quanh. + Đôi khi ổ loét to và không đều. + 9 loét dạ dày ác tính thường có hình chén, không được phủ màng nhầy, bờ dốc, gồ cao và cứng, lớp dưới niêm mạc dày. - Những loét cũ tiến triển nhiều năm với những giai đoạn hoại tử và xơ hóa kế tiếp nhau sẽ dẫn đến loét trai: miệng loét nhẫn hoặc méo mó không đều, nhiều góc cạnh, nhăn nhúm. - Qua diện cắt có thể thấy những thớ xơ trắng. - Độ sâu của các ổ loét khác nhau. - Đáy ổ loét thường mềm và sạch. Loét cũ – loét xơ trai: đáy loét gồ ghề, có khi mạch máu bị nghẽn lộ ra rất rõ. Nêu đúng, đủ các đặc điểm tổn thương vi thể của loét dạ dày (3 điểm) 1. Loét cấp + Đáy loét thường phủ chất hoại tử có máu lẫn chất nhầy. Có thể hình thành một mô hạt mỏng manh. Chưa sinh ra tổ chức xơ. + Niêm mạc bờ ổ loét: phù nề và xung huyết. TB biểu mô phủ và tuyến có thể tăng chế tiết, nhưng không có quá sản hay teo đét. 2. Loét mạn + Nền loét: Tổn thương rõ rệt ở đáy ổ loét gần 4 lớp. - Lớp hoại tử tơ huyết phủ bề mặt bao gồm các chất hoại tử và dịch tơ huyết. - Lớp rỉ viêm với sự có mặt của tế bào viêm lympho bào, tường bào và các sợi tạo keo. - Lớp mô hạt viêm: với các tế bào xơ non, các sợi tạo keo, các tế bào viêm, các mạch máu tân tạo. - Lớp xơ hóa: với các tế bào sợi trưởng thành liên kết thành mạng lưới với nhiều mạch máu có thành dày tạo nên phản ứng sửa chữa và quá trình hủy hoại đan xen nhau. - Khi ổ loét đã liền sẹo, điểm hội tụ của các dải xơ và nếp nhăn niêm mạc là bằng chứng của một ổ loét cũ. + Bờ loét và vùng kế cận: hầu hết có viêm niêm mạc mạn tính (phân biệt với viêm trợt cấp tính: không có viêm niêm mạc vùng kế cận) + Biểu mô phủ và khe tuyến: có tổn thương thoái hóa và tái tạo mạn tính. TB thoái hóa dẹt, thấp, giảm chế tiết, TB tái tạo kiềm tính hơn.... Câu 14. Bệnh xơ gan(Khái niệm, định nghĩa) ? Trình bày các hiện tượng tổn thương chính trong bệnh xơ gan. Nêu đúng, đầy đủ khái niệm về bệnh Xơ gan (0,5 điểm) - Xơ gan là một hình thái viêm gan đặc biệt làm tổn thương toàn bộ tế bào gan ở những mưc độ khác nhau dẫn tới thay đổi cấu trúc chức năng của gan - Xơ gan là quá trình bệnh lý của gan trong đó gồm 3 hiện tượng tổn thương đồng thời diễn ratác động và thuc đẩy lẫn nhau đó là: Quá trình tổn thương tế bào gan (thoái hóa, hoại tử); Quá trình tái tạo tế bào gan để bù trừ; quá trinh thay thế nhu mô gan bằng mô liên kết. - Xơ gan là bệnh lý viêm gan đặc biệt gồm hai hội chứng: Hội chứng suy chức năng tế bào gan Hội chứng tăng áp lực tĩnh mach cửa Định nghĩa đúng, đầy đủ về bệnh Xơ gan (0,5 điểm). Xơ gan là quá trình viêm gan mạn tính không hồi phục được biểu hiện bởi sự thay thế dần dần nhu mô gan bởi mô liên kết. Hậu quả là làm đảo lộn trúc của gan, hình thành cac tiểu thùy gan giả, dẫn đến hội chứng suy chức năng gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm tổn thương đại thể của bệnh Xơ gan (1 điểm) - Giai đoạn đầu của xơ gan kích thước gan tăng (Gan to ra) là do quá trình thoái hóa, hoại tử tế bào gan diễn ra trên diện rộng, các tế bào gan thoái hóa có các bào quan bị trương nở nên kích thước tế bào gan thường to ra, sự tái tạo tế bào gan (là những tế bào non, thường có hai nhân nên có kích thước lớn) để bù trừ còn tốt nên làm gan to có thể dễ dàng sờ thấy dưới hạ sườn phải, bờ gan tù có hình ảnh giống răng cưa do có các hạt đầu đinh (Xơ gan đầu đinh hay xơ gan hậu hoại tử giai đoạn còn bù) (0,5đ). - Giai đoạn sau của xơ gan kích thước gan giảm (Gan teo) là do quá trình thoái hóa, hoại tử tế bào gan tiếp tục diễn ra trên diện rộng, sự tái tạo tế bào gan không đủ để bù trừ do vậy có nhiều vùng mô gan bị hoại tử không được bù trừ và dần dần bị thay thế bởi mô liên kết chèn ép nhu mô gan còn lại nên gan bị teo nhỏ dần (Xơ gan giai đoạn mất bù) (0,5đ). Nêu đúng, đầy đủ các đặc điểm tổn thương vi thể của bệnh Xơ gan (3 điểm). - Mô tả Sự hình thành tiểu thùy gan giả (1đ) Luôn có 3 quá trình bệnh lý đồng thời xảy ra, tác động lẫn nhau tạo nên 1 vòng xoắn bệnh lý làm cho xơ gan ngày càng trở nên trầm trọng hơn: Ø Thoái hóa hoại tử tế bào gan: thoái hóa và hoại tử là yếu tố không thể thiếu, quá trình này tồn tại suốt quá trình xơ gan, có lúc rầm rộ, có lúc kín đáo đưa đến các biểu hiện lâm sàng lúc rõ, lúc mơ hồ. Ø Tái tại tế bào gan: sự tái tạo yb gan kg theo khuôn mẫu cũ mà tạo thành từng đám bị mô lk vây quanh, không có tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy. Đay là những tiểu thùy gan giả (nốt tái tạo) có kích thước không đều. Nếu ở bề mặt gan thì đội vỏ gan lên tạo ra những nốt đầu đinh. Ø Tăng sinh mô liên kết: mô liên kết lan tỏa bắt đầu từ khoảng cửa lấn dần vào tiểu thùy gan, vây quanh các đám tế bào gan tái tạo lại nối thống các tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy chia cắt nhu mô gan hình thành các tiểu thùy gan giả và làm đảo lộn toàn bộ cấu trúc gan. - Mô tả sự xơ hóa khoảng cửa (Khoảng cửa rộng ra) + thâm nhập tế bào viêm đơn nhân như LP bào, tương bào… (viêm mạn tính). (1đ) Tổ chức xơ phát triển mạnh và lan tỏa, tạo thành các vách xơ chia cắt các tiểu thùy gan, nối liền tĩnh mạch trung tâm với khoảng cửa, cũng như giữa các khoảng cửa với nhau làm khoảng cửa rộng ra. Đồng thời trong khoảng cửa cũng thấm nhập nhiều tế bào viêm đơn nhân như lympho bào, tương bào ... (viêm mạn tính) - Mô tả sự tăng sinh ống mật tân tạo, ống mật giả (0,5đ) Các tế bào gan thoái hóa, hoại tử và tái tạo hình thành các nốt gan tân tạo bị vây quanh bởi những vách xơ. Trong những vách xơ này xâm nhiễm nhiều tế bào lymphocyte tăng sinh nhiều ống mật tân tạo, ống mật giả Ống mật tân tạo được tạo ra là do các đường dẫn mật trong gan bị tắc nghẽn không thể dẫn mật được => tạo đờng lưu thông mới cho dịch mật trong gan Ống mật giả là các ống mật tân tọa được tạo ra nhưng lại bị các dải xơ hóa bó lại nên không lưu thông mật được - Vẽ hình và chú thích đúng (0,5đ). Câu 15. Nêu các bệnh lý phổ biến của hạch Lymphô đã được học. Trình bày các hiện tượng tổn thương chính trong bệnh Hodgkin hạch. Nêu yếu tố phân biệt giữa Hodgkin hạch với Lymphoblastic Lymphomavề tiêu chuẩn tổn thương vi thể. Nêu đầy đủ các bệnh của hạch lymphô đã được học theo trình tự Viêm hạch cấp tính; viêm hạch mạn tính; viêm hạch đặc hiệu. Các bệnh u hạch (1.0 điểm). - Viêm hạch cấp tính; Viêm hạch mủ. 0,1đ - Viêm hạch mạn tính. 0,1đ - Viêm hạch do lao (Lao hạch). 0,1đ - Hạch viêm do Giang mai. 0,1đ - Hạch phản ứng. 0,1đ - Ung thư hạch nguyên phát: Bệnh Hodgkin hạch (Hodgkin’s lymphoma); Ung thư hạch không phải Hodgkin (Non- Hodgkin’s lymphoma) 0,25đ. - Ung thư hạch thứ phát: Ung thư tế bào gai di căn hạch; Ung thư tuyến di căn hạch. 0,25 đ Nêu đầy đủ tổn thương cơ bản của Hodgkin hạch: Tổn thương đại thể (0,5 đ) Là bệnh có bệnh cảnh lâm sàng và hình ảnh mô học riêng biệt với 2 quá trình viêm và u. Bệnh thường xuất hiện ở giới nam hơn giới nữ. Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở thập niên thứ 2, thứ 3 và thập niên thứ 6, thứ 7 hơn. - Khoảng 2/3 các trường hợp có biểu hiện lâm sàng điển hình, gồm các hạch phì đại, lách to, sốt và ngứa. Các trường hợp khác có thể kèm theo gầy ốm, đổ mồ hôi ban đêm… Vị trí hạch thường gặp nhất là hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn, hạch dưới hàm, hạch trung thất, hiếm khi thấy ở hạch vùng bụng. Hiếm gặp ở các cơ quan ngoài hạch như da, phổi, gan… - Tổn thương đại thể: U có vỏ bao nhẵn hoặc sần sùi nếu u đã ăn lan ra vỏ bao hoặc mô lân cận. Mặt cắt màu trắng hoặc xám nhạt và tương đối đồng nhất, mật độ bở. Nêu đầy đủ tổn thương cơ bản của Hodgkin hạch: Tổn thương vi thể (2.5 đ) Cấu trúc bình thường của hạch bị xóa, không còn thấy các nang limphô và các xoang limphô. Hình ảnh tế bào đa dạng tạo thành một hỗn hợp tế bào, gồm có các thành phần không ung thư (mô sợi, limphô bào bạch cầu đa nhân ái toan, bạch cầu đa nhân trung tính, tương bào,mô bào) và các thành phần ung thư (tế bào Hodgkin đơn nhân và tế bào Reed-Sternberg) 0,5đ. Tế bào Hodgkin là tế bào to (20-30 micron) có hình tròn hay hình bầu dục, giới hạn bào tương không rõ. Có một nhân to, màng nhân dày, giữa nhân có một hạt nhân to nhuộm màu eosin (nếu nhuộm bằng H&E). Bào tương khá nhiều và cũng nhuộm màu eosin. Tế bào Reed-Sternberg có nhiều dạng: dạng điển hình, dạng đa thùy, dạng hốc và dạng thoái sản. Tế bào Reed-Sternberg điển hình là tế bào to (20-50 micron). Có 2 hay nhiều nhân. Nếu có 2 nhân thì 2 nhân này thường sắp xếp đối xứng nhau như hình ảnh soi gương hoặc hình ảnh mắt cú. Trong trường hợp có nhiều nhân các nhân có thể sắp xếp thành dạng chuỗi. Nhân sáng với màng nhân dày, các thể nhiễm sắc mịn, năm rải rác, tập trung nhiều hơn ở sát màng nhân. Trong nhân có 1 hoặc 2 nhân to nhuộm màu eosin thường nằm ở giữa nhân, quanh hạt nhân thường có quầng sáng. Bào tương nhiều, nhuộm màu hồng nhạt và có giới hạn không rõ. Tế bào này hiện diện trong mỗi típ của bệnh Hodgkin nhưng với số lượng khác nhau. 0,5đ. Tùy theo tỷ lệ hiện diện của các thành phần tế bào trong khối u, người ta chia bệnh Hodgkin thành 4 típ (theo hội nghị Rye ở New York năm 1966 đến nay vẫn còn sử dụng rộng rãi): - Típ 1: bệnh Hodgkin nhiều limphô bào. - Típ 2: bệnh Hodgkin dạng xơ cục - Típ 3: bệnh Hodgkin hỗn hợp tế bào. - Típ 4: bệnh Hodgkin ít limphô bào. - Típ 1: bệnh Hodgkin nhiều limphô bào: Cấu trúc hạch bị xóa. Tế bào tăng sản dạng cục hay lan tỏa với sự tăng sản nhiều limphô bào. Thành phần tiếp theo là những tế bào Reed-Sternberg dạng đa thùy (hay gọi là tế bào Reed-Sternberg L&H). Tế bào này hơi nhỏ hơn tế bào Reed-Sternberg điển hình, nhân có nhiều thùy (không phải nhiều nhân), chất nhiễm sắc mịn và hạt nhân không rõ. Tế bào Reed-Sternberg điển hình và tế bào Hodgkin hiện diện với số lượng ít. Có thể thấy nhiều thoái bào với nhân hình thoi, chất nhiễm sắc mịn nằm rải rác, bào tương nhiều nhuộm màu eosin nhạt, nhưng tế bào này hiện diện nhiều trong thể lan tỏa, ít hơn trong thể cục. Bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đa nhan ái toan, tương bào xơ hóa và hoại tử không có hoặc có với số lượng không đáng kể. 0,5đ - Típ 2: bệnh Hodgkin dạng xơ cục: loại này đặc trưng bằng sự xơ hóa và có dạng cục. Mô sợi từ vỏ bao của hạch, phát triển vào chủ mô hạch và chia thành từng cục nhỏ có kích thước khác nhau. Trong típ này tế bào Reed-Sternberg điển hình và tế bào Hodgkin đơn nhân hiện diện ít, nổi bật là các tế bào Reed-Sternberg dạng hốc. Đó là những tế bào tương nhiều, giới hạn rõ, nhuộm màu hồng nhạt nếu nhuộm bằng HE. Nhân có nhiều thùy và chứa nhiều hạt nhân nhưng ít rõ hơn hạt nhân của tế bào Reed-Sternberg điển hình. Quanh nhân có quầng sáng trông giống như nhân nằm trong một cái hốc. Các tế bào không ung thư gồm nhiều tương bào, bạch cầu đa nhân ái toan và trung tính, số lượng limphô bào và mô bào thay đổi tùy trường hợp, thỉnh thoảng có vài ổ hoại tử. Típ này thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và có tiên lượng rất tốt. - Típ 3: bệnh Hodgkin hỗn hợp tế bào: đây là loại típ thường gặp nhất. Các tế bào tăng sản tỏa lan với sự hiện diện của nhiều loại tế bào, tạo thành một hỗm hợp tế bào. Có nhiều tế bào Reed-Sternberg điển hình và tế bào Hodgkin. Nằm lẫn lộn giữa những tế bào này là nhiều limphô bào, tương bào, mô bào, bạch cầu đa nhân trung tính và ái toan. Đôi khi có thể có những ổ hoại tử nhỏ. 0,5đ - Típ 4: bệnh Hodgkin ít limphô bào: Típ này được đặc trưng bằng sự hiện diện rất ít limphô bào, nhiều tế bào Hodgkin đơn nhân và nhiều tế bào Reed-Sternberg, đặc biệt là các tế bào Reed-Sternberg thoái sản. Đó là những tế bào rất đa dạng, có hình ảnh của một sarcom, nhân có nhiều thùy, quái dị, nhuộm màu kiềm đậm. 0,5đ Nêu phân biệt chính Hodgkin hạch với Lymphoblastic Lymphoma về Tổn thương vi thể 0,5 đ, vẽ hình 0,5 đ Hodgkin hạch: Có nhóm tế bào u là tế bào RS và tế bào Hodgkin; nhóm tế bào viêm không phải tế bào U; vẽ hình Limphôm Hodgkin là bệnh lý tân sinh ác tính của hạch, đặc trưng bởi sự hiện diện của tế bào Reed - Sternberg nằm trên nền các tế bào viêm phản ứng, với tình trạng xơ hoá ở những mức độ khác nhau. Lymphô Hodgkin được chia thành hai thực thể bệnh là: - Limphô Hogkin loại giàu limphô bào dạng cục. - Limphôm Hodgkin kinh điển, gồm 4 týp mô học: + Limphôm Hodgkin kinh điển loại xơ cục. + Limphôm Hodgkin kinh điển loại hỗn hợp tế bào. + Limphôm Hodgkin kinh điển loại giàu limphô bào. + Limphôm Hodgkin kinh điển loại nghèo limphô bào. Lymphoblastic Lymphoma: Tế bào u là giòng tế bào Nguyên bào lymphô ác tính; vẽ hình 0,5đ Limphôm không Hodgkin (LKH) xuất phát từ một tế bào chuyển dạng ác tính thuộc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tăng sinh và biệt hoá của các tế bào dòng B hay T. Hình ảnh tổn thương vi thể: các tế bào limphô tân sinh ác tính có hai kiểu sắp xếp: (1) các tế bào tập trung lại thành từng đám giống nang limphô, được gọi là LKH dạng nang; (2) hoặc các tế bào lan tràn khắp nơi trong hạch, được gọi là LKH dạng lan toả. Câu 16. Nêu các bệnh lý phổ biến của hạch Lymphô đã được học. Trình bày các hiện tượng tổn thương chính trong bệnh Lymphôm dòng nguyên bào lym phô. Nêu yếu tố phân biệt giữa Lymphoblastic Lymphoma vớiHodgkin hạchvề tiêu chuẩn tổn thương vi thể. Nêu đầy đủ các bệnh của hạch lymphô đã được học(1.0 điểm).câu 15 Nêu đầy đủ tổn thương cơ bản của Lymphôm dòng nguyên bào lym phô: Tổn thương đại thể (0,5 đ) Ø Là tổn thương chính của ung thư nguyên phát dòng lympho bào Ø Hạch lympho bao gồm các nhóm hạch ngoại biên và các nhóm hạch sâu, thường là nơi khỏi phát của u lympho ác tính không hodgkin Ø Bệnh nhân có các triệu chứng: tại hạch (hạch to dần, lan rộng) hay ngoài hạch (loét dạ dày, ống tiêu hóa, đau bụng); sốt, mệt mỏi, sụt cân Ø Các lympho không hodgkin có thể có ở hạch lympho (hạch cổ, nách, bẹn, hạch trung thất, hạch mạc treo), amidan hoặc bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể (đgl các lympho ngoại hạch) Ø Các lympho ngoài hạch thường gặp nhất ở ống tiêu hóa (ruột non, dạ dày, đại tràng, ruột thừa); gan và đường mật, hệ TKTW, da, vú, buồng trứng, tinh hoàn, phổi... Ø Hạch ta, có thể tạo thành khối lớn có nhiều thùy, di động hoặc dính vào da và mô quanh hạch. U có vỏ bao nhẵn hoặc sần sùi nếu u đã lan ra vỏ bao hoặc mô lân cận Ø Mặt cắt màu trắng hoặc xám nhạt và tương đối đồng nhất, mật độ bở Ø Đôi khi có chảy máu và hoại tử ở 1 số typ Nêu đầy đủ tổn thương cơ bản của Lymphôm dòng nguyên bào lym phô: Tổn thương vi thể (2.5 đ) Ø Dựa trên miễn dịch học loại này có thể thuộc dòng B, T hoặc không B - không T Ø Chiếm khaonrg 30% các lympho không hodgkin ở trẻ em và khoảng 5% ở người lớn Ø U thường xuất hiện ở trung thất, hạch ngoại vi và các cơ quan ngoài hạch khác. Hạch bị mất cấu trúc, không còn thấy các nang lympho và các xoang lympho Ø U luôn luôn ở thể lan tỏa và được thành lập chủ yếu từ các nguyên bào lympho, các tâm nguyên bào và các nguyên bào miễn dịch Ø Các nguyên bào lympho ác tính là các tế bào có kích thước trung bình, có 1 nhân với chất nhiễm sắc mịn và hạt nhân nhỏ, không rõ ràng. Trong phần lớn trường hợp, viền của nhân bị cuộn lại Ø Dựa trên ình thái học người ta có thể chia ra: lympho nguyên bào nhân cuộn (dòng T) và lympho nguyên bào nhân không cuộn (dòng B hoặc không B - không t) Ø Trong khối u còn có hđ phân bào nhiều và có thể có các thực bào. Đây là 1 lymphom có độ ác tính cao. Ø Cấu trúc hạch bị xóa, không còn các nang và các xoang lympho, thay vào đó là các tb u xâm nhập lan tỏa khắp hạch, xâm lấn vào cả vùng vỏ bao và mô quanh hạch Ø Tb u là những nguyên bào lympho, viền bào tương mỏng, nhân mỏng, tròn hoặc bầu dục, sáng, có 1 hạch nhân nhỏ, không rõ giữa nhân Ø Có nhiều phân bào Ø Xen giữa những nguyên bào lympho là các lympho bào hình dạng tương đối bình thường Nêu phân biệt chính Hodgkin hạch với Lymphoblastic Lymphoma về Tổn thương vi thể 0,5 đ, vẽ hình 0,5 điểm câu 15 Câu 17. Hãy kể tên các bệnh lý phổ biến ở tuyến vú đã được học. Mô tả các tổn thương cơ bản của ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập (vẽ hình). Nêu đầy đủ và trình bày các bệnh lý phổ biến của tuyến vú đã được học theo trình tự Viêm tuyến vú cấp tính; áp xe tuyến vú; viêm tuyến vú mạn tính; Các bệnh u của tuyến vú (1.0 điểm). - Các dị tật bẩm sinh:tuyến vú và núm vú thừa, mô vú phụ, núm vú lộn ngược. -Phì đại tuyến vú. -Nữ hóa tuyến vú. -Bệnh của vú: ở nữ giới. - Viêm tuyến vú:viêm tuyến vú cấp tính và áp xe vú, viêm tuyến vú tương bào, viêm tuyến vú mạn tính, hoại tử mỡ, nang sữa. -Bệnh do mất quân bình nội tiết tố: thay đổi sợi – nang của vú:hóa sợi của vú, bệnh nang, tăng sản biểu mô lành tính hay tăng sản tuyến. -U lành. + U sợi – tuyến: U sợi – tuyến quanh ống, U sợi – tuyến trong ống, U tuyến sinh sữa. + U sợi – tuyến khổng lồ. +Sarcoma nang – diệp thể. + U nhú trong ống sữa. + U tuyến của núm vú. -Carcinome của vú: + Carcinome xuất phát từ ống dẫn: Carcinome trong ống, Carcinome ống xâm nhập, Carcinome đa bào với thấm nhập lympho bào, Carcinome nhầy, Bệnh Paget vú. + Carcinome của tiểu thùy: Carcinome tiểu thùy, xâm nhập, Carcinome tiểu thùy, tại chỗ. + Carcinome dạng viêm. -Các ung thư khác xuất phát từ các thành phần khác … -Ung thư vú ở đàn ông. Trình bày đúng, đầy đủ tổn thương đại thể (1đ)và vi thể (2đ) của ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập. Vẽ hình (1 điểm). - Ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập là tình trạng tăng sản ác tính của biểu mô tuyến vú đồng thời xâm lấn vào các mô xung quanh và dễ di căn. - Ung thư biểu mô tuyến vú là loại gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ. - Ở Việt Nam đây là loại ung thư có xuất độ thứ hai sau ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. - “ Điều vừa khôi hài vừa bi thảm là ở chỗ một loại ung thư xuất phát từ một nơi lồ lộ, dễ tự phát hiện và chẩn đoán, loại tiếp tục là mối lo khủng khiếp”. 1. Ung thư biểu mô ống xâm nhập: 1.1. Ung thư biểu mô ống xâm nhập kinh điển: Kích thước, hình thể, mật độ và giới hạn u rất thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ tương đối các tế bào u và mô đệm. * Đại thể: - Trường hợp điển hình: u cứng, giới hạn không rõ, cắt có cảm giác như sạn cứng và có diện cắt màu xám vàng nhạt. - Có nhiều bè tỏa ra nhu mô xung quanh tới tổ chức mỡ tạo nên hình con cua hay hình sao rõ rệt. - Có thể thấy các vùng hoại tử, chảy máu và thoái hóa thành nang, đặc biệt là ở các u có kích thước lớn. * Vi thể: - U có thể là những ổ tế bào rnah giới rõ, những dây tế bào hoặc tế bào riêng lẻ. - Biệt hía tuyến hay ống nhỏ có thể hiện rõ, vừa hoặc hoàn toàn không có. - Các tế bào u thường to hơn, đa hình hơn ung thư biểu mô thùy xâm nhập, nhân và hạt nhân to hơn, nhân chia nhiều hơn. - Các hoại tử gặp trong 60% các trường hợp. - Xâm nhập vào các khoảng quanh thần kinh, các mạch bạch huyết và mạch máu gặp theo thứ tự 28%, 33%, 5%. 1.2. Ung thư biểu mô ống nhỏ: - Tuổi trung bình của bệnh nhân khoảng 44 – 49 tuổi, trẻ hơn so với ung thư biểu mô vú nói chung. - Các u nông có thể dính với da và gây nên dấu hiệu co kéo trong khoảng 15% trường hợp. - U thường được phát hiện ở vùng ngoại vi cảu tuyến vú nhưng cũng có thể phát triển từ các ống tiết sữa chính ở vùng núm vú hay quầng vú. * Đại thể: - Giới hạn u không rõ và mật độ cứng. - U nhỏ một cách điển hình với d trung bình khoảng 1 – 2 cm. - Trên diện cắt u thường có hình sao, mặt cắt thường co lại trở nên lõm xuống so với mô không ung thư xung quanh. * Vi thể: - U giống các bệnh lành tính vì bản chất biệt hóa cao của các tuyến, không có hoại tử hoặc nhân chia, chỉ có đa hình tế bào nhẹ. - Cơ sở để chẩn đoán là sự sắp xếp ngẫu nhiên của các tuyến trong mô đệm, không có hình ảnh cấu tạo cơ quan, xâm nhập phổ biến vào mô mỡ xung quanh vùng tổn thương, bờ tuyến không đều thường có góc cạnh, không có cơ biểu mô, không có màng đáy. Ngoài ra còn có ung thư biểu mô dạng ray, ung thư biểu mô nhầy, ung thư biểu mô tủy, ung thư biểu mô nhú, ung thư tuyến tiết rụng đầu, nhưng ít gặp. 2. Ung thư biểu mô thùy xâm nhập: * Loại điển hình: - Có những tế bào u nhỉ, tương đối đồng đều, xếp thành hàng hoặc đồng tâm xung quanh các tùy của ung thư biểu mô thùy tại chỗ. - Sự hình thành tuyến không phải là đặc điểm của ung thư biểu mô thùy xâm nhập. - Mô đệm thường nhiều loại xơ đặc và chứa các ổ tăng sợi chun quang ống và quanh tĩnh mạch ở mọi trường hợp. - Chẩn đoán phân biệt chính cảu ugn thư biểu mô thùy xâm nhập là ung thư biểu mô ống xâm nhập. Kích thước tế bào nhỏ, tính chất đồng đều của tế bào u và sự mất tính chất dính của tế bào là đặc điểm phân biệt quan trọng nhất. * Ung thư biểu mô tế bào hình nhẫn: - Là ung thư trong đó các tế bào tích lũy mucin nội bào tạo nên hình ảnh nhẫn điển hình. - Nhiều trường hợp ung thư biểu mô tế bào nhẫn có đặc điểm và cấu trúc tương tự như đặc điểm của ugn thư biểu mô thùy xâm nhập loại điển hình và đôi khi 2 loại cùng tồn tại. à Dó đó nhiều trường hợp ung thư biểu mô tế bào nhẫn được coi như những biến thể của ung thư biểu mô thùy xâm nhập. * Ung thư biểu mô thùy và ống hỗn hợp: Ung thư biểu mô 2 pha bao gồm một thành phần của ung thư biểu mô thùy xâm nhập và một phần là của ung thư biểu mô ống xâm nhập có gặp nhưng rất hiếm. * Ung thư biểu mô không xác định: Chiếm 3 – 4% các trường hợp ung thư vú, bao gồm tất cả các trường hợp ung thư biểu mô xâm nhập trong đó đặc điểm của ung thư biểu mô thùy hay ống không xác định được xếp vào loại này. Câu 18.Hãy kể tên các bệnh lý phổ biến ở tuyến vú đã được học. Trình bày các hiện tượng tổn thương chính của u xơ - tuyến tuyến vú Nêu đầy đủ và trình bày các bệnh lý phổ biến của tuyến vú đã được học theo trình tự Viêm tuyến vú cấp tính; áp xe tuyến vú; viêm tuyến vú mạn tính; Các bệnh u của tuyến vú (1.0 điểm).Câu 17 Trình bày đúng, đầy đủ tổn thương đại thể của u xơ - tuyến tuyến vú (1 điểm). - U xơ – tuyến là loại u lành phổ biến nhất trong các u của vú. - U bao gồm cả mô xơ và mô tuyến vú phát triển trong thùy tuyến chuyên biệt, thường xảy ra ở nữ giới tuổi dưới 30. - U lớn chậm và chịu ảnh hưởng của estrogen, do tăng sản biểu mô các ống dẫn và mô đệm sợi trong tiểu thùy. + Đây là loại u chịu sự tác động của Hormon, bằng chứng là nó có xơ hóa và teo đi khi mãn kinh. Là loại u có xuất độ cao nhât ở phụ nữ dưới 30 tuổi. + U sợi tuyến vú là một dạng khối u, khu trú hoặc lan tỏa, gặp ở phụ nữ trong nhóm tuổi sinh đẻ hoặc tiền mạn kinh; u xơ hay gặp trong thời kỳ tiết hormon sinh dục cao nhất, nguyên nhân chủ yếu là do mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin. Cũng có quan điểm cho rằng gọi là u xơ tuyến vú khi tổ chức xơ phát triển chiếm ưu thế hơn tổ chức biểu mô tuyến và ngược lại khi tổ chức biểu mô tuyến phát triển chiếm ưu thế hơn tổ chức xơ thì gọi là u tuyến xơ. Tuy nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị có đôi chút khác nhau nhưng về cơ bản u xơ tuyến vú hay u tuyến xơ đều được xếp vào nhóm các bệnh lành tính tuyến vú. *Tổn thương đại thể : U thường chỉ có một khối đơn độc,đôi khi có nhiều u, có cả 2 vú hoặc có u tái phát. - kích thước 2-5cm, có vỏ bao rõ, không dính da và mô xung quanh, di động dễ. - không đau hoặc chỉ đau vài ngày trước khi hành kinh - mật độ mềm, đặc, chắc như cao su, màu trắng, diện cắt đồng nhất, phồng cao, u lớn nhanh khi có thai và cho con bú. - nếu u lâu ngày có thể có chỗ hóa hyalin hoặc đọng vôi. Trình bày đúng, đầy đủ tổn thương vi thể của u xơ - tuyến tuyến vú (3 điểm). - Dưới kính hiển vi, hình ảnh chủ yếu là mô đệm sợi non, giầu tế bào và mịn bao bọc các đám tuyến hoặc nang lót bởi biểu mô. - Mô đệm sợi thường thưa, dạng lưới đôi khi là mô nhầy. - Tổn thương có hai thành phần cùng tăng sinh - Thượng mô túi tuyến tăng sinh với những hình dạng rất thay đổi. - Mô sợi non quanh ống tuyến tăng sinh mạnh, chèn ép và làm biến dạng các ống tuyến, tuyến bị ép dẹt trong giống như một cái khe nhỏ. - Khi phát hiện, việc phẫu thuật cắt bổ u là cần thiết bởi mối liên quan của nó với ung thư chưa rõ. * U sợi tuyến khổng lồ: Trong một số trường hợp hiếm, u sợi tuyến phát triển to có thể đạt kích thước 10-20cm, có nhiều thùy, làm biến dạng vú, gồ lên mặt da và gây hoại tử da trên u. Có hai loại: (1) U sợi tuyến khổng lồ lành tính và (2) U sợi tuyến khổng lồ ác tính. Tính lành hay ác thể hiện ở hình thái lành hay ác của tế bào trong mô đệm sợi ( tăng sản tế bào mô đệm rất mạnh, tế bào dị dạng, nhiều nhân chia bất thường kèm theo các hiện tượng hóa sụn, hóa xương trong mô đệm). Các tổn thương ác tính có tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ và khoảng 15% có di căn hạch nách và di căn xa. Câu 19: Trình bày các tổn thương cơ bản của khí phế quản, phế nang (Vẽ hình đại diện). Trình bày tổn thương vi thể của viêm phổi thùy. Tổn thương khí phế quản(2,5đ) 1. Tăng tiết: - Là hiện tượng phổ biến xảy ra do nhiễm khuẩn và nhiều kích thích đường thở (lạnh, hơi độc, các dị nguyên). - Biểu hiện bằng: + Đầu tiên, tế bào biểu mô phồng to, sang màu, hoạt động chế tiết mạnh trong khi các lông hoạt động yếu. + Lớp đệm sung huyết, phù. + Các tuyến nhầy của hạ niêm mạc cũng xuất tiết mạnh. + Chất xuất tiết thường nghèo tế bào, có thể đặc quánh nhầy màu trong hơi vàng hoặc loãng, có bọt màu trong như một lịch lỏng, thường được phản xạ ho đưa ra ngoài. + Khi có nhiễm khuẩn, thường bahcj cầu đi kèm sinh nhầy mủ, dịch rỉ viêm, tơ huyết tràn vào lòng phế quản. + Đặc biệt trong bệnh bạch hầu, dịch rỉ viêm chủ yếu là tơ huyết, có thể tạo thành khuôn tơ huyết lấp kín lòng phế quản gây ngạt thở. 2. Quá sản và phì đại: Khi thời gian tổn thương kéo dài, đặc biệt trong viêm phế quản mạn, các tuyến nhầy phì đại và quá sản mạnh, đôi khi hình thành những u tuyến. 3. Chuyển sản: Thường gặp chuyển dạng biểu bì của biểu mô phủ hay biểu mô tuyến trong những tổn thương viêm mạn như viêm phế quản mạn. 4. Xơ hóa: Xơ hóa cũng là tổn thương của viêm mạn tính. Xơ hóa có thể dẫn đến hẹp phế quản hoặc giãn phế quản. - Các tổn thương cơ bản nói trên có thể gặp riêng lẽ hay phối hợp trên cùng một bệnh nhân, chỉ khu trú ở một phân thùy, thùy hay khuếch tán ở cả hai phổi. - Đa số tổn thương thuộc loại khi trú. Hậu quả rất thất thường, kéo dài gây biến biến sâu sắc không hồi phục ở vách phế quản. - Hẹp phế quản: khu trú ở một số phế quản do hiện tượng xơ hóa sẹo à hẹp lòng phế quản, giảm thông khí, khó thở (do lao, viêm, dị tật, viêm mủ kéo dài, viêm phế quản mạn). - Giãn phế quản: + Thường đi đôi với giãn phế quản. + Hình ống, hình túi, chuỗi tràng hạt với tổn thương viêm ít hay nhiều hủy hoại vách phế quản và dần thay thế bằng mô hạt giàu huyết quản. + Xảy ra sau viêm mủ mạn tính và viêm phế quản mạn do mọi nguyên nhân. Tổn thương phế nang(2,5đ) - Trong mọi kích thích, biểu mô phủ phế nang có thể phản ứng theo nhiều cách: + Biến hình đại thực bào: o Sinh ra đại thực bào phế nang. o Có thể biến thành hợp bào, tế bào bán liên. + Teo và biến: thường đi đôi với quá trình teo mỏng mọi thành phần của vách phế nnag à khí thủng. + Dị sản: biến đổi thành biểu mô hình khối. + Biến đổi u. - Tổn thương cơ bản chủ yếu của phế nang là viêm phế nang mà cơ chế chính là phản ứng huyết quản huyết ở vách phế nang. - Bình thường huyết quản có đường kính <7 nên khó nhận thấy. Nhưng khi viêm có vi quản vách liên phế quản xung huyế ứ đầy hồng cầu dẫn đến: 1. Viêm phế nang phù hay nước: - Lòng phế nang chứa đầy nước bắt màu hồng khi nhuộm HE (do sắc tố của hồng cầu thoái hóa). - Tế bào rất ít, 1 vài khí nang bong ra có bụi thanh trong bào tương, lác đác vài bạch cầu đa nhân trung tính. - Viêm phế nang phù do sung huyết vi quản, tăng tính thấm để thoát huyết thanh ra khỏi mạch, tràn vào lòng phế nang. - Gặp ở giai đoạn đầu của các bệnh viêm phổi, là nền của phù phổi, nhiễm khuẩn, nhiễm độc. 2. Viêm phế nang long hay viêm phế nang đại thực bào: - Viêm phế nang đại thực bào là một trong những hình thái hay gặp trong bệnh học phổi. - Tế bào lót phế nang (phế bào II) được động viên, biến hình, sinh sản và rơi vào lòng phế nang, chúng làm nhiệm vụ thu dọn các mảnh vụn tế bào chết và diệt khuẩn. 3. Viêm phế nang chảy máu: - Trong phế nang chứa nhiều hồng cầu còn tương đối nguyên vẹn, đã và đnag thoái hóa, có thể kết hợp với dịch phù và một số tế bào viêm khác. - Hiện tượng chảy máy trong phế nang là do thoát quản do viêm, do nhiễm độc, do thiếu oxy… 4. Viêm phế nang thanh tơ huyết: - Dịch phù trong phế nang có những sợi tơ huyết nhỏ làm thành một mạng lưới thưa thớt, vây lấy một ít đại thực bào, hồng cầu, bạch cầu đa nhân. - Hay gặp chiếm ưu thế trong tổn thương rỉ ướt của lao phổi hoặc phổi thấp. 5. Viêm phế nang tơ huyết: Mạng lưới tơ huyết là thành phần chủ yếu của dịch rỉ viêm, nó đặc và sang, lấp đầy toàn bộ hốc phế nang kèm lẫn với hồng cầu, và bạch cầu đa nhân. Khi tổn thương lan rộng ra một vùng lớn của phổi thì nhu mô phổi ở đó sẽ đặc và chắc như gan: gọi là hiện tượng gan hóa – gan hóa đỏ (nếu nhiều hồng cầu), gan hóa xám (nếu nhiều bạch cầu). 6. Viêm phế nang mủ: - Lòng phế nang có tế bào mủ (bạch cầu đa nahan thoái hóa) chiếm ưu thế. - Các enzyme của bạch cầu đa nhân đã phát huy tác dụng à mạng lưới tơ huyết, vách phế nang tan rã. 7. Viêm phế nang hoại thư: - Hiếm gặp, do vi khuẩn yếm khí gây ra, chủ yếu thông qua vết thương lồng ngực do hỏa khí. - Thành phần tb trong dịch rỉ viêm và phần lớn vách phế nang bị tan rã chỉ còn thấy các mảnh vụn tế bào không xác định được nguồn gốc, phân rán khắp nơi xen kẽ nhiều vi khuẩn kị khí à phổi mềm nhũn có mùi hôi thối. Ít khi tổn thương phổi chỉ có 1 viêm phế nang đơn thuần. Tổn thương cơ bản của viêm phổi thùy Là bệnh lý cấp tính của phổi. Tổn thương thường lan rộng ở cả 1 thùy phổi, đôi khi ở cả toàn bộ phổi. Bình thường do phế cầu khuẩn gây ra. Bệnh có thể diễn tiến qua các giai đoạn sau đây: 1. Sung huyết (1-2 ngày) Phổi căng, hơi chắc, nặng, màu đỏ tím, bóp còn tiếng “lép bép”. Diện cắt đỏ thẩm, chứa nhiều nước hồng đục lẫn bọt, bỏ vào nước chưa chìm hẳn. Dưới kính hiển vi, vách liên phế nang có nhiều mạch máu sung huyết nhưng có ít bạch cầu đa nhân trung tính. Lòng phế nang chứa đầy dịch màu hồng và cầu khuẩn 2. Gan hóa đỏ (2-4 ngày) Mô phổi đỏ sẫm hơn, phổi đặc lại, bóp không kêu “lép bép”. Diện cắt khô, bở, mô phổi nặng, bỏ vào nước chìm hẳn. Dưới kính hiển vi, lòng phế nang chứa đầy dịch hồng tơ huyết, hồng cầu, bạch cầu đa nhân. Vách liên phế nang thấm nhập nhiều bạch cầu đa nhân. Xét nghiệm vi trùng ở giai đoạn này thường cho kết quả dương tính. 3. Gan hóa xám (4-8 ngày) Mô phổi vẫn căng, chắc, nặng nhưng màu xám. Mặt cắt khô, mặt ngoài in dấu ấn xương sườn và khoảng liên sườn. Dưới kính hiển vi, lòng phế nang chứa nhiều tơ huyết và bạch cầu đa nhân thoái hóa lẫn với đại thực bào. Giai đoạn này rất nặng, tùy theo kết quả điều trị, sức đề kháng của cơ thể mà có thể dẫn đến khỏi hoặc tử vong. 4. Hồi phục (trên 8 ngày) Dưới tác động của các enzym, của bạch cầu đa nhân và đại thực bào, mạng lưới tơ huyết và các tế bào khác tan rã, lỏng dần rồi được thả ra ngoài theo đường phế quản. Khối phổi viêm mềm dần từ màu xám trở thành màu hồng rồi dần dần trở về màu sắc bình thường. Dưới kinh hiển vi. Lòng phế nang có nhiều đại thực bào ăn xác bạch cầu và những mảnh vụnCâu 20: Nêu các bệnh lý ung thư tế bào gai (Squamuos cell carcinoma) đã được học. Trình bày tổn thương của Squamuos cell carcinoma (Vẽ hình). Các bệnh lý ung thư tế bào gai Bệnh lý ung thư tế bào gai xảy ra ở da và niêm mạc (niêm mạc phổi, niêm mạc cổ tử cung). Chủ yếu xảy ra ở da. Các bệnh lý ung thư tế bào gai ở da: - Ung thư biểu mô tế bào vảy của da - Các u ác tính của xơ - U hắc tố ác tính - Các ung thư biểu mô tế bào đáy Khái niệm về Carcinôm tế bào gai(1đ) - Là loại u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô gai. Các tế bào gai có ở đường tiêu hóa, phôi và các vùng khác của cơ thể như môi, miệng, thực quản, bang quang, tuyến tiền liệt, â m đ ạ o, tử cung… - Vì vậy carcinoma tế bào gai có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau như của cơ thể với các biểu hiện khác nhau về triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiên lượng và đáp ứng với điều trị. - Các carcinoma tế bào gai chiếm khoảng 20% các koaij ung thư da. Ngoài khả năng xâm lấn tại chỗ, các tế bào ung thư có thể di căn xa ở hạch và các cơ quan khác. - Tỉ lệ mắc carcinoma tế bào gai khác nhau giữa các chủng tộc và vùng lãnh thổ. + Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi và hay xảy ra trên mặt. + Thường ung thư này hay xuất hiện trên các tổn thương da có sẵn như các vết loét mạn tính, sẹo bỏng, 1 số bệnh da mạn tính. + Ở Việt Nam hay gặp trên những bệnh nhân hẹp bao qui đầu chưa được điều trị. Do đó những người hẹp bao qui đầu nên đi phẫu thuật cắt rộng bao qui đầu càng sớm càng tốt. - Ung thư tế bào gai ác tính hơn ung thư tế bào đáy. Tổn thương đại thể(1đ) - Carcinoma tế bào gai thường: + Phát triển thành những khối u lồi, sùi. + Thường màu hồng đến màu đó, bên trong hay có loét sùi dễ chảy máu, có thể tiết ra các sắc tố. + Tổn thương phát triển tự do, chung quanh tổn thương không có gờ, ranh giới không rõ, có thể xâm nhập sâu vào mô xung quanh, ít di động, tạo thành khối cứng chắc. - Những khối u sùi này như mụn cóc, 1 mảng hay dạng loét. Khối u có thể chảy dịch, máu, mủ hoặc đóng vảy khô. Tổn thương vi thể(2đ) - Ban đầu carcinoma tế bào gai là ung thư tại chỗ. Các tế bào ung thư phát triển tự do về bề mặt những không phá vỡ màng đáy để xâm nhập xuống mô liên kết dưới niêm mạc. - Sau đó chuyển sang carcinoma tế bào gai xâm nhập: các tế bào ung thư phã vỡ màng đáy, lan tràn vào mô đệm theo kiểu mọc rễ, thông qua các con đường kém đề kháng như ống tuyến, các mao mạch, các bạch mạch, các khoang liên kết lỏng lẻo dưới niêm mạc. - Trên bề mặt hay có loét tróc niêm mạc. - Có hiện tượng thấm nhập tế bào viêm mạc. - Có hiện tượng tăng sản đám tế bào gai ung thư. - Sự sắp xếp của các tế bào gai ung thư trong mô chúng xâm lấn: có teher là đơn lẻ, thành dây, thành đám giới hạn hoặc lan tỏa. - Tùy theo mức độ biệt hóa mà trong mô u có thể thấy hình ảnh cầu sừng, chất sừng hiện diện ở tế bào ung thư. Chẳng hạn như ở những ung thư biệt hóa cao, tế bào ung thư tạo thành chất sừng, lá sừng đồng tâm nằm giữa đám tế bào ung thư (hình cầu sừng). - Trong khối ung thư hay có xuất huyết hoại tử. - Có nhiều nhân chia (nhân xòe giống pháo hoa hoặc co lại như sâu róm, có chất nhiễm sắc tập trung lại nên đậm màu hơn) và nhân quái (nhân to, chia múi, mỗi múi nhiều hạt nhân). - Đôi lúc có thể thấy tế bào ác tính đa nhân, tế bào nhỏ và tế bào hình thoi. Hình thái tổn thương ở từng vị trí(1đ). 1. Da: - Một mảng màu đỏ trên khuôn mặt, dưới môi, tai, cổ, tay, cánh tay. - Tổn thương phẳng với một lớp vỏ có vảy trên mặt, tai, cổ, tay hay cánh tay. 2. Thực quản: - Dạng chổi sùi chiếm 60%, giống như một polyp sùi vào lòng thực quản. - Dạng loét chiếm 25%. - Dạng thâm nhiễm cứng chiếm 15%. 3. Ở cơ quan sinh dục nam: - U nằm ở rãnh qui đầu, hiếm khi ở thân. - U thường có nhiều dạng: 1 ổ loét, những nốt, một mảng chay hay sùi lớn như nấm, u có thể kèm hạch bẹn 2 bên. 4. Ở phế quản: - Khi đã xâm nhập, u thường màu trắng hay xám, rất cứng, chắc do phản ứng sinh sợi. à Những khối u lớn thì dễ hoại tử ở trung tâm, dễ nhầm với hang lao trên phim X quang. - U thường nằm ở phế quản nên dễ dàng nhìn thấy khi nội soi. 5. Ở hốc miệng: - Thường ở dạng nhú, dạng loét ít gặp. Có thể gặp dạng ăn cứng sâu. - Chẩn đoán các trường hợp này thường dễ vì lộ rõ và dễ sinh thiết. 6. Ở cổ tử cung:Carcinoma tế bào gai xâm nhập: - Tổn thương đại thể: u có dạng một nốt cứng, một vết loét, một nhú sùi rất dễ chảy máu khi đụng vào. - Tổn thương vi thể: chia làm 3 độ mô học: + Biệt hóa rõ: tế bào lớn, bào tương nhiều, có nhiều chất sừng, nhân to dị dạng tăng sắc, các tế bào xếp san sát nhau và có cầu nối liên bào. + Biệt hóa vừa: tế bào đa dạng hơn, bào tương ít hơn, nhân to méo mó, ít thấy cầu liên bào, phân bào nhiều hơn. + Biệt hóa kém: gồm nhiều tế bào dị dạng hơn, có những ổ nghchj sừng, tạo cầu sừng, có nhiều phân bào. - Ung thư tế bao gai cổ tử cung thường gặp nhất là loại biệt hóa vừa, rồi đến biệt hóa kém. Câu 21: Nêu các bệnh u bọc buồng trứng đã được học. Trình bày tổn thương cơ bản của các U bọc lành tính ở buồng trứng. Các bệnh u bọc buồng trứng đã được học - U biểu mô thông thường: u dịch trong(U nang dịch trong lành tính, U nang dịch trong giáp biên ác, U nang dịch trong ác tính), u dịch nhầy, u nội mạc tử cung, u hỗn hợp trung bì, u tế bào sáng, u Brenner, u hỗn hợp biểu mô - U mô đệm dây giới bào: u hạt vỏ bào (u hạt bào, u vỏ bào), u sợi, u nam hóa (u tế bào sertoli và leydig) - U mầm bào: u nghịch mầm, u xoang nội bì phôi, carcinom phôi, u đa phôi, carcinom đệm phôi, u quái, u hỗn hợp mầm bào, u nguyên bào đục - Ung thư buồng trướng do di căn: u di căn từ đại tràng, u Krukenberg, u di căn từ vú, u lympho di căn Tổn thương cơ bản của các u bọc lành tính ở buồng trứng U xuất phát từ lớp tế bào trung mạc phủ trên bề mặt buồng trứng hoặc từ những nang trong mô đệm. Những tế bào này có khả năng chuyển sản và tăng sinh thành nhiều loại u biểu mô bề mặt khác nhau, có thể giống biểu mô cổ trong CTC, biểu mô nội mạc tử cung, biểu mô vòi trứng . U biểu mô buồng trứng có thể lành, ác hoặc giáp biên ác. U giáp biên ác là những u có cấu trúc mô và tế bào tăng sinh không điển hình trông có vẻ ác tính, nhưng đa số lại có diễn tiến lành tính, không xâm nhập và di căn. U ác biểu mô chiếm 90% các u ác của buồng trứng. U biểu mô buồng trứng xảy ra ở người trên 20 tuổi. Phân biệt 5 loại: 1. U bọc dịch trong - Các u dịch trong (lành và ác) chiếm 50% các u buồng trứng. Đối với u dịch trong, có 70% là lành tính. - Tuổi xuất hiện u lành thường 30-60 tuổi. * Đại thể: - Không có tiêu chuẩn nào phân biệt được u lành với u gíap bên ác hay với u ác.Đôi khi u dịch trong giáp bên ác và u ác có các nhú nhiều hơn. - U thường to, đường kính khoảng 15cm. - Thường là dạng u tuyến nang. - U có dạng nang một thùy hay nhiều thùy, nhiều múi, khi các múi nhỏ, tròn đều, u giống như một chùm nho. - Giữa các thùy có vách ngăn mỏng, mềm, nhẵn bóng, vỏ bao trơn láng hoặc có nhú nhỏ. - Chất dịch trong suốt hoặc màu vàng nhạt hoặc nâu nếu có chảy máu. - Lòng u có nhiều nhú sùi giống như một u đặc. Có thể có những hạt calci làm u lạo xạo như cát nên được gọi là u cát buồng trứng. - U ở hai buồng trứng trong 7-12% các trường hợp. * Vi thể: - Vách u là mô sợi. - Biểu mô lót u dịch trong: + Là biểu mô vuông hay trụ thấp, đều đặn nhân nằm ở giữa tế bào. + Không có hình ảnh phân bào. + Các tb biểu mô có chứa chất kháng men diastase, có pư PAS, Alcian blue và muci carmine dương tính. - Có thể thấy các thể vôi (vùng gọi là thể cát) trong mô đệm. - Dưới lớp biểu mô là mô liên kết thưa với rải rác các mạch máu. 2. U bọc dịch nhầy - U bọc dịch nhầy là u mà biểu mô có tế bào nhầy. Tế bào này tương tự như biểu mô cổ tử cung hay biểu mô ruột, thỉnh thoảng có tế bào ưa bạc, hiếm khi có tế bào Paneth. - U chiếm khoảng 15-20% u buồng trứng. Trong các u bọc dịch nhầy, 85% lành. - U lành thường gặp ở lứa tuổi 30-50 tuổi. * Đại thể: - U bọc dịch nhầy thường là loại có kích thước lớn nhất trong các u buồng trứng, thường từ 15-30cm. - U thường có nhiều nang, mặt ngoài nhẵn, trong, nóng, hơi phớt xanh, có nhiều túi phồng lên bề mặt u, vỏ bao trơn láng. - Trong có nhiều vách ngăn mỏng, nhẵn, ít có nhú sùi, hầu như không gặp hạt calci. - Bên trong có những vách ngăn chứa dịch nhầy sền sệt, có thể vàng hay nâu đỏ,cố định formol thì trông nhưthạch. - 5% u lành ở cả hai buồng trứng. * Vi thể: - Vách u là mô sợi chứa nhiều huyết quản. - U bọc dịch nhầy được lót bởi một lớp tế bào trụ cao, bào tương sáng màu (giống biểu mô ruột hoặc cổ trong cổ tử cung), chế tiết nhầy, nhân đều đặn, nằm ở đáy. - Rải rác có thể gặp tế bào hình chén, nhuộm PAS đỏ thẫm, thỉnh thonagr có tế bào ưa bạc, hiếm thấy tế bào Paneth, tế bào biểu mô có thể tạo nhú nhô vào lòng nang. 3. U dạng nội mạc tử cung - Đại thể: u có kích thước 10 - 20 cm, dạng đặc, mềm; hoặc dạng bọc chứa dịch nâu có chồi nhô vào lòng bọc. -Vi thể: u dạng nội mạc tử cung ác có hình vi thể giống carcinôm tuyến nội mạc của tử cung. 4. U tế bào sáng - Đại thể: u có kích thước trung bình 15 cm, nửa đặc nửa nang, thường có xuất huyết hoại tử trong vùng đặc; trong 40% trường hợp, u có ở hai buồng trứng. - Vi thể: trong carcinôm tuyến loại tế bào sáng, tế bào u hình đa diện, bào tương nhiều và sáng, xếp thành cấu trúc ống, nhú, hoặc đám đặc nằm trên mô đệm sợi mạch hoặc mô đệm hyaline hoá. 5. U brenner - Đại thể: u thường có kích thước nhỏ < 2 cm, chỉ có 10% u lớn hơn 10 cm. U dạng đặc, giới hạn rõ, mật độ chắc, vàng nhạt, đôi khi có những bọc nhỏ. - Vi thể: u Brenner cấu tạo bởi các đám tế bào biểu mô giống như biểu mô chuyển tiếp của đường tiết niệu, nhân có rảnh dọc như hạt cà phê, bào tương nhiều, trên nền mô đệm sợi. Các đám tế bào u tạo thành đám đặc, có các lòng nhỏ rải rác chứa chất bắt màu ái toan. U Brenner thường phối hợp với các u khác, thường gặp nhất là với u bọc dịch nhầy lành tính. U quái lành tính (2đ) 1. U quái không trưởng thành. U nửa đặc nửa bọc (không trình bày) 2. U quái trưởng thành bọc Được gọi là u bọc dạng bì. U gồm mô xuất phát từ ba lá phôi với thành phần xuất phát từ lá ngoài chiếm ưu thế. Đây là loại u mầm bào thường gặp nhất, chiếm từ 5-25% các u buồng trứng. U có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp hơn ở lứa tuổi sinh sản. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, như đau bụng, khối u hạ vị, rong huyết bất thường .v.v... Đại thể:Hơn 90% u có đường kính dưới 15cm, dạng bọc, mềm, di động, vỏ bao trơn láng. Xẻ đôi trong xoang chứa chất mỡ tương tự như chất bã, và tóc. Thành bọc chỗ dầy, chỗ mỏng, chỗ dày có thể có mô sụn, răng, mô xương.v.v... Vi thể: Bọc thường được lót bởi da với lớp thượng mô lát tầng sừng hoá, với nhiều nang lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi. Đôi khi lót vách bọc là biểu mô tiêu hoá hay hô hấp, đôi khi lớp thượng mô lót bị tróc mất, và có phản ứng đại bào ăn vật lạ. Mô u còn có thể có mô não, mô đệm thần kinh, võng mạc, hạch thần kinh và đám rối mạng mạch. Xuất phát từ lá giữa thì có xương, sụn, cơ trơn, mô sợi và mô mỡ. Xuất phát từ lá trong là biểu mô tiêu hoá, hô hấp, các tuyến, tuyến giáp, tuyến nước bọt. Các loại mô kể trên có khuynh hướng sắp xếp thành các tạng như da, phế quản, ruột, xương v.v... U quái trưởng thành dạng bọc cần được chẩn đoán phân biệt với thai trong thai (fetus in fetu). Thai trong thai nằm sau phúc mạc, có cột sống và các mầm chi, và hệ tạng phát triển. U quái dạng bọc trưởng thành lâu lành 8- 15% u ở hai buồng trứng. Biến chứng hay gặp nhất của u quái trưởng thành dạng bọc là xoắn, 16% u quái trưởng thành dạng bọc bị xoắn, lúc phụ nữ đang mang thai hay trong thời kỳ hậu sản. Các biến chứng khác hiếm gặp hơn, như vỡ, nhiễm trùng, thiếu máu do tán huyết miễn dịch và hoá ác. Câu 22: Nêu các bệnh thường xuất hiện trong thai kỳ đã được học. Trình bày tổn thương của Thai trứng. Nêu yếu tố phân biệt giữa Thai trứng và Choriocarcinoma về tiêu chuẩn tổn thương vi thể. Các bệnh thường xuất hiện trong thai kỳ. - Nhau nước toàn phần. - Nhau nước bán phần. - Nhau nước xâm nhập. -Carcinome đệm nuôi. -U tế bào nuôi nơi bám nhau. Trình bày khái niệm và định nghĩa nhau nước (1điểm) a. khái niệm0,5đ) Nhau nước là bệnh lý của nguyên bào nuôi xảy ra trong thai kỳ thường gặp ở những phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 20 tuổi, bao gồm nhau nước toàn phần; nhau nước bán phần và nhau nước xâm nhập. b. Định nghĩa (0,5đ) Nhau nước (không xâm nhập) là một hình thái u lành tính của nguyên bào nuôi trong thai kỳ thường gặp nhất với các đặc điểm: Quá sản lành tính của nguyên bào nuôi. Thoái hóa nước của trục liên kết của rau thai. Trục liên kết của rau thai không còn huyết quản. Tổn thương của thai trứng: Bệnh lý nguyên bào nuôi thai kỳ là một nhóm các u và tổn thương dạng u có tiềm năng ác tính, gây ra bởi sự tăng sinh các nguyên bào nuôi liên quan với thai kỳ. 1. Tổn thương đại thể - Tử cung to hơn tử cung của thai bình thường (Tử cung to hơn tuổi thai). - Bệnh nhân thường ra huyết â m đ ạ o bất thường, có triệu chứng tiền sản giật. - Bệnh nhân thường có biểu hiện nghén nặng. - Các rau thai thoái hóa nước với những kích thước khác nhau từ 0,5 cm tới 1 cm trông giống như đám trứng ếch (vì thế bệnh này còn có tên gọi khác là chửa trứng) - HCG tăng cao trong huyết thanh và trong nước tiểu. - Không có hình ảnh thai nhi (nhau nước toàn phần). 2. Tổn thương vi thể a. Nêu tổn thương vi thể của nhau nước toàn phần (1 điểm) Đây là bệnh nguyên bào nuôi thường gặp nhất. Nhau nước thường được phát hiện trong khoảng thời gian từ tuần lễ 8 đến 12 của thai kỳ do triệu chứng ra huyết â m đ ạ o hoặc rớt các mảnh mô nhau nước ra ngoài. Bệnh nhân có tử cung lớn hơn tuổi thai và 25% bệnh nhân có triệu chứng tiền sản giật hoặc nghén nặng. HCG trong máu và nước tiểu tăng cao. Siêu âm thấy hình ảnh bão tuyết trong tử cung, đặc thù của bệnh nhau nước. - Tăng sinh tế bào nuôi lành tính tập trung quanh trục liên kết của rau thai, tế bào nuôi có thể dị dạng về hình thái - Trục liên kết của rau thai bị thoái hóa nước nên rau thai phì đại - Không còn hình ảnh huyết quản trong trục liên kết của rau thai - Mô đệm bị chèn ép gây nên hiện tượng sung huyết hay xuất huyết - Vẽ hình và chú thích (0,75 điểm) b. Nêu tổn thương vi thể bệnh nhau nước bán phần (0,5 điểm) Nhau nước bán phần chiếm 25- 43% nhau nước, thường được phát hiện trễ hơn so với nhau nước toàn phần, trên các thai sẩy trong khoảng thời gian từ tuần lễ thứ 12 đến 18 của thai kỳ. Triệu chứng lâm sàng giống như trong nhau nước toàn phần nhưng tử cung thường nhỏ so với tuổi thai. HCG tăng ít hoặc không tăng. - Có hình ảnh lẫn lộn giữa rau thai thoái hóa nước, phì đại với rau thai bình thường (Có hình thể thai nhi) - Tế bào nuôi tăng sản thường khu trú thành từng ổ nhỏ, ít dị dạng nhưng ít hơn so với nhau nước toàn phần, HCG cũng thấp hơn. c. Nêu tổn thương vi thể của nhau nước xâm nhập (0,5 điểm) Nhau nước gọi là xâm nhập khi có lông nhau thoái hoá nước xâm nhập vào lớp cơ trơn tử cung và các khoang mạch máu. Khi đã vào lòng tĩnh mạch, lông nhau thoái hoá nước có thể gây huyết tắc ở những nơi xa như não, phổi, mạch máu. - Có hình ảnh rau thai xâm nhập vào lớp cơ của thân tử cung gây hoại tử chảy máu. - Tế bào nuôi (đơn bào nuôi, hợp bào nuôi) tăng sinh mạnh và rất dị dạng tập trung thành từng đám lớn phá hủy cơ tử cung (vẽ hình và chú thích tế bào nuôi ung thư- 0,25đ). Yếu tố phân biệt giữa thai trứng và choricarcinoma về tiêu chuẩn tổn thương vi thể Carcinôm đệm nuôi là u ác tính xuất phát từ nguyên bào nuôi. Như vậy, carcinôm đệm nuôi có liên quan tới thai kỳ chứ không đơn thuần là biến chứng của nhau nước toàn phần; với xuất độ 1/160.000 thai kỳ bình thường, 1/15.000 sẩy thai, 1/5.000 thai ngoài tử cung, 1/40 nhau nước toàn phần. Hình thái tổn thương: - Đại thể: U có dạng 1 khối xuất huyết hoại tử đỏ sậm với bề mặt lùi sùi. - Vi thể: U gồm 2 loại tế bào, các đám đơn bào nuôi và hợp bào nuôi tăng sinh dị dạng, xâm nhập vào lớp cơ tử cung, chui vào trong lòng mạch. Tỉ lệ phân bào cao, nhiều đám xuất huyết hoại tử nhưng không có các lông nhau. U thường sớm cho di căn theo đường máu đến đến phổi, â m đ ạ o, não, gan, thận. Tuy nhiên đây lại là một loại ung thư có đáp ứng rất tốt với hoá trị, với tỉ lệ sống còn đạt gần 70% cho dù đã có di căn. Câu 23: Nêu các bệnh của Tuyến giáp đã được học. Trình bày tổn thương cơ bản của Phình giáp. Nêu yếu tố phân biệt giữa bệnh Phình giáp và bệnh Basedow về tiêu chuẩn tổn thương vi thể. (không vẽ hình) Các bệnh của tuyến giáp - Viêm Ø Viêm cấp tính Ø Viêm bán cấp hoặc mạn tính: viêm giáp Hashimoto, viêm giáp lympho bào, viêm giáp mạn tính xơ hóa, viêm giáp hạt, viêm giáp riedel - Phình giáp: Ø Phình giáp đơn thuần: phình giáp lan tỏa, phình giáp cục, nang giáp Ø Phình giáp kèm cương giáp: phình giáp lan tỏa kèm cường giáp, phình giáp cục - độc Ø Phình giáp kèm thiểu năng tuyến giáp: bệnh đần, phù nhầy - U lành tuyến giáp: U tuyến tuyến giáp: u tuyến túi (- U tuyến túi nhỏ, U tuyến bè, U tuyến thường, U tuyến tế bào Hurthle, U tuyến keo, U tuyến tế bào C), u tuyến không điển hình Ø U quái Ø Các u khác: U mạch máu, u cơ trơn …, rất hiếm gặp. - Ung thư tuyến giáp: Ø Carcinom tuyến giáp: + Carcinome biệt hóa:- Carcinome dạng nhú. - Carcinome dạng túi tuyến. + Carcinome đa bào. + Carcinome không biệt hóa. + Carcinome dạng thượng bì. Ø Sarcom tuyến giáp Ø Ung thư tuyến giáp do di căn ( K vú, K phổi, K da) Tổn thương bệnh học của phình giáp. Tuyến giáp có khối lượng và kích thước lớn hơn bình thường, do nhiều nguyên nhân khác nhau. 1. Phình giáp đơn thuần Phình giáp đơn thuần lan toả - Là loại thường thấy nhất, đặc biệt ở bệnh nhân nữ. - Bệnh nhân không có rối loạn chức năng tuyến giáp. - Có 3 nguyên nhân chính của bệnh: + Thiếu iode. + Rối loạn thần kinh – nội tiết. + Dùng quá nhiều thực phẩm chứa cyanates và những chất có tác dụng chống nội tiết tố tuyến giáp hoặc bệnh nhân dùng những thuốc có thyocyanate, salicylate, thioveracil. * Phình giáp lan tỏa: - Thường là giai đoạn đầu của phình giáp đơn thuần. - Tuyến giáp to đều hai bên, có khi nặng 1000g, thuần nhất, đơn dạng. - Mật độ mềm, diện cắt nhầy, bóng do có nhiều chất keo, vì vậy gọi là phình giáp keo. - Hoặc mật độ rắn, diện cắt không nhầy và giống mô giáp bình thường, được gọi là phình giáp mô chủ. - Cấu trúc gồm những túi tuyến giãn rộng, chứa nhiều keo giáp đặc, như tế bào biểu mô hình khối thấp hoặc bị dẹt (trong phình giáp keo). - Đôi khi các túi tuyến nhỏ chứa ít keo giáp (trong phình giáp mô chủ). Phình giáp cục - Cũng được gọi là phình giáp nhân (đơn nhân hay đa nhân) hay phình giáp hạt (đơn hạt hay đa hạt). - Có thể là đơn cục nhưng thường là đa cục. - Là giai đoạn sau của phình giáp đơn thuần, do những biến đổi của mô giáp như thoái hóa xen lẫn tái tạo, phì đại, ứ đọng keo giáp tạo nên những cục. - Mô giáp có một cục, nhưng thường nhiều cục, kích thước và vị trí rất khác nhau trong mô tuyến, có 4 đặc điểm chính: có cục, xuất huyết, hóa nang, hóa calci. * Nang giáp Hầu hết các nang giáp là do hiện tượng thoái hóa nang của 1 cục trong bệnh phình giáp cục. Đôi khi từ 1 túi tuyến bình thường bị xuất hiện hoặc thoái hóa nang. Hiếm hơn, có thể từ 1 u thật Nang giáp có thể nhỏ, đường kính dưới 1cm hay to, đường kính 6-10cm. Trong nang chứa nhiều chất keo giáp hoặc dịch đỏ của máu cũ, hoặc dịch nâu sền sệt chất keo. Vỏ nang lót bởi biểu mô trụ hoặc biểu mô chuyển sản gai 2. Phình giáp kèm cường giáp 2.1. Phình giáp lan tỏa kèm cường giáp (Bệnh Basedow): - Bệnh do tăng sản nguyên phát của mô tuyến giáp. Bệnh nhân có triệu chứng: cường giáp, lồi mắt, phì đại lan tỏa của tuyến giáp. - Bệnh cho xuất độ cao thứ nhì sau phình giáp đơn thuần, thường gặp ở phụ nữ, nhiều nhất ở khoảng 30-40 tuổi, tỉ lệ nữ/nam là 5/1. - Bệnh căn có liên quan đến cơ chế tự miễn vì thấy bệnh nhân có nhiều globulin miễn dịch chống tuyến giáp gây ra những rối loạn chức năng tuyến giáp và tueyens yên. - Tuyến giáp to đều lan tỏa, diện cắt nhiều thùy, đỏ nâu, chắc, thuần nhất như thịt, không nhầy, nhiều máu. - Cấu trúc gồm: + Những túi tuyến tăng số lượng nhưng có kích thước nhỏ. + Tế bào túi tuyến có hình trụ, có nơi tăng sản tạo nhú vào lòng túi tuyến. + Lòng túi hẹp, ít keo giáp và có nhiều hốc nhỏ (không bào) vở sát biểu mô. + Mô đệm nhiều sợi liên kết và mạch máu, thường có thấm nhập lympho bào, có nơi tạo thành nang lympho. - Hình thái tổn thương biến đổi nhiều do sử dụng thốc thuốc hoặc do mô giáp bị kích thích. - Túi tuyến có biểu mô cao và ít chất tạo keo khi hđ, biểu mô thấp dẹt và nhiều chất keo khi tuyến nghỉ. 2.2. Phình giáp cục – độc hay phình giáp nhân độc: Mô tuyến giáp lớn không đều, có những cục kích thước khác nhau, trên nền mô sợi có những vùng thoái hóa. Diện cắt giống như thịt, chắc do tăng sản hay có thể mềm và bóng do chứa keo giáp. Cấu trúc gồm những túi tuyến giống như trong bệnh Basedow, dễ phân biệt với những túi tuyến nhỏ ở mô kế cận. Một số u tuyến túi lành và carcinome tuyến túi có thể tăng sản kèm triệu chứng cường giáp, khó phân biệt với phìng giáp cục độc. 3. Phình giáp kèm thiểu năng tuyến giáp 3.1. Bệnh đần: Do tuyến giáp thiểu sản hoặc kém phát triển. Tuyến giáp có thể không có (hoặc có rất ít) túi tuyến và chỉ có mô sợi. Mô giáp có biểu mô túi tuyến tăng sinh mạnh với các tế bào không đều, đa dạng, giống tế bào U tuyến. 3.2. Phù nhầy: Cấu trúc vi thể gần giống với giai đoạn trễ của viêm giáp mạn tính và lan tỏa. Mô giáp bị teo đét, không hoạt động, xơ hóa.Yếu tố phân biệt giữa basedow và phình giáp về tiêu chuẩn tổn thương vi thể Phình giáp lan tỏa Basedow Túi tuyến giáp dãn rộng chứa đầy keo giáp Túi tuyến giáp tăng sản, có kích thước nhỏ, đôi khi túi tuyến tăng sản tạo nhú Tế bào thượng mô vách túi tuyến bị ép dẹt Tế bào lót hình trụ Ứ trệ nhưng không thay đổi chức năng Thay đổi chức năng tuyến giáp Câu 24: Trình bày tổn thương Loạn sản; CIN I (vẽ hình); CIN II (vẽ hình); CIN III (vẽ hình) và Ung thư tại chỗ (vẽ hình). Nêu yếu tố phân biệt giữa tổn thương Squamous cell carcinoma in situ (SCIS) với Micro-Invasive Squamous Cell Carcinoma (MISCC) về tiêu chuẩn tổn thương vi thể. I. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĩA: Tân sinh trong thượng mô tử cung (CIN) là tình trạng tế bào bao phủ cổ tử cung phát triển bất thường.Những thay đổi này mới diễn ra ở phần trên của lớp tế bào đáy, chưa xâm lấn vào mô đệm cổ tử cung. Đa số tổn thương xảy ra ở vùng chuyển tiếp của cổ tử cung. Đây là vùng thường xuyên biến đổi và rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh nó. Từ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung có thể sẽ diễn tiến thành ung thư tại chỗ, rồi ung thư xâm lấn cổ tử cung. Bản chất của loạn sản là tăng sinh tế bào và biến đổI hình thái tế bào tùy theo mức độ; Có thể chỉ xuất hiện ở nguyên sinh chất; đồng thờI xuất hiện ở cá nguyên sinh chất và cả ở nhân như đã mô tả trên, do đó phân tích hình ảnh của từng tế bào riêng rẽ trên phiến đồ hàng loạt có ý nghĩa quyết định chẩn đoán. Bản chất của loạn sản là có bất thường về cấu trúc của biểu mô và có kèm theo các tổn thương phốI hợp như: Viêm do các vi khuẩn thông thường; tổn thương do loạn dưỡng; tổn thương do virut (đưa đến condylom), do đó chẩn đoán tổn thương loạn sản cần phảI tiến hành định kỳ 3 tháng; 6 tháng; một năm...và luôn luôn kèm theo kiểm tra tổn thương mô bệnh học qua sinh thiết nhằm mục đích tìm kiếm các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, điều này thật sự có ý nghĩa. II. HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG BỆNH HỌC:Hầu hết các carcinôm tế bào gai xâm nhập ở CTC đều xuất phát từ các tổn thương tiền ung nằm trong vùng chuyển dạng. 1. ĐẠI THỂ: CIN không có hình ảnh đại thể đặc trưng; CTC có vẻ bình thường hoặc chỉ viêm đỏ gây lầm lẫn với các viêm CTC thông thường. 2. VI THỂ: Trong CIN, quá trình trưởng thành bình thường của tế bào gai từ lớp đáy lên đến lớp bề mặt bị rối loạn: mật độ tế bào tăng, mất phân cực, tế bào có hình dạng và kích thước thay đổi, nhân tăng sắc, méo mó, tỉ lệ phân bào tăng và phân bào không còn giới hạn ở lớp đáy. CIN được chia thành 3 mức độ: - CIN1: tương ứng với nghịch sản nhẹ. Tổn thương chỉ xuất hiện ở 1/3 chiều dày của biểu mô cổ ngoài CTC (Biểu mô lát tầng không sừng hóa) kể từ màng đáy vớI các tế bào thay đổI kích thước ở mức độ nhẹ, tỷ lệ nhân/bào tương thay đổI ít, nhân chia bệnh lý hiếm gặp. Hình ảnh gợI ý trên phiến đồ cần lưu ý là: Mật độ tế bào tăng, có biến đổI đôi chút về hình dạng, có hình ảnh thoái hóa trong nguyên sinh chất như chất nhiễm sắc vón cục, có thể có các không bào. Xuất hiện tế bào lớp cận đáy vớI số lượng đáng kể. - CIN2: tương ứng với nghịch sản vừa. Tổn thương xuất hiện ở 2/3 chiều dày của biểu mô cổ ngoài CTC kể từ màng đáy vớI các tế bào biểu mô thay đổI kích thước rõ rệt, tỷ lệ nhân/bào tương tăng, có hình ảnh biến đổI hình thái của nhân, nhân chia bệnh lý xuất hiện trên những phiến đồ hàng loạt, có tế bào xơ. Hình ảnh gợI ý trên phiến đồ cần lưu ý là: Mật độ tế bào tăng nhiều, có nhiều biến đổI về hình dạng tế bào, có nhiều hình ảnh thoái hóa trong nguyên sinh chất như chất nhiễm sắc vón cục, có thể có các không bào. Xuất hiện tế bào lớp cận đáy và tế bào lớp đáy vớI số lượng đáng kể, nhiều trường hợp có cả tế bào hốc (Koilocyte). - CIN3: tương ứng với nghịch sản nặng và carcinôm tại chỗ.Tổn thương xuất hiện gần như ở toàn bộ chiều dày của biểu mô cổ ngoài CTC kể từ màng đáy vớI các tế bào biểu mô đa hình thái, tăng tính bắt màu, tỷ lệ nhân/bào tương tăng rõ rệt, có hình ảnh không điển hình của nhân, nhân chia bệnh lý xuất hiện thường quy, màng nhân không đều. Hình ảnh gợI ý trên phiến đồ cần lưu ý là: Mật độ tế bào tăng mạnh, xếp chồng chất lên nhau, tế bào rất đa dạng, có thể xác định một số ít tế bào ở mức độ ác tính theo tiêu chuẩn. Tổn thương tiền ung có thể bắt đầu từ CIN 1, diễn tiến từ từ thành CIN 2, CIN 3, hoặc ngay từ đầu đã là CIN 3. Tuy nhiên, có đến 50 - 60% CIN 1 thoái triển, 30% tồn tại lâu dài không tiến triển thêm và chỉ có 20% tiến triển thành CIN 3, 1 - 5% diễn tiến thành ung thư xâm lấn. CIN 3 có 33% thoái triển, 60 - 74% tiếp tục tiến triển. Quá trình tiến triển của CIN thành ung thư xâm lấn có thể diễn ra trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. - Carcinome tại chỗ: CIN 3 nếu không được điều trị đúng mức sẽ trở thành carcinome tại chỗ. Khi đó, tế bào ung thư chiếm hết chiều dày lớp mô, nhưng vẫn chỉ khu trú trong lớp biểm mô. Màng đáy của biểu mô vẫn còn nguyên. Trong thực tế, ít có sự khác nhau giữa một UTCTC tạI chỗ vớI một tổn thương loạn sản nặng cả về mô bệnh, tế bào học và nộI soi cổ tử cung, chẩn đoán UTCTC tạI chỗ chỉ được khẳng định khi trên hàng loạt tiêu bản tổn thương không phát hiện có sự phá vỡ màng đáy của tế bào u để xâm lấn mô đệm. III. YẾU TỐ PHÂN BIỆT GIỮA TỔN THƯƠNG SQUAMUOS CELL CARCINOMA IN SITU (SCIS) VỚI MICRO - INVASIVE SQUAMOUS CELL CARCINOMA (MISCC) VỀ TIÊU CHUẨN TỔN THƯƠNG VI THỂ: SCIS: ung thư tại chỗ. Tế bào ung thư chiếm hết chiều dày lớp biểu mô nhưng vẫn chỉ khu trú trong lớp biểu mô. Màng đáy biểu mô vẫn còn nguyên. Không mạch máu, không bạch mạch, không di căn. MISCC: ung thư biểu mô tuyến xâm nhập. Có 1 nhóm tế bào phá vỡ màng đáy tạo thành 1 ổ nhỏ không tách rời với màng đáy (vi xâm nhập) Yếu tố SCIS MISCC 1. Sự xâm nhập Không xâm nhập qua mạng đáy Đã xâm nhập xuống mô đệm ở 1 hay nhiều nơi với độ sâu <= 3mm, không kèm theo xâm nhập mạch máu và hạch lympho 2. Hình dạng tế bào Các tb còn non, mất tính chất biệt hóa và sự sắp xếp lớp, NSC kiềm tính, nhân lớn, nhân quái, hạt nhân to Các tb biểu mô ác tính có bào tương nhiều, hạt nhân to 3. Hình dạng màng đáy biểu mô Còn nguyên Bị vỡ làm cho bờ các ổ tb ác tính răng cưa, không rõ ràng, đều đặn
Hiện nay rất nhiều người mắc phải bệnh phì đại cổ tử cung chị em không nên xem thường, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa khác, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Tuy nhiên điều này khiến cho các chị em gặp phải không ít khó khăn và băn khoăn không biết Chữa phì đại cổ tử cung ở đâu ở Đà Nẵng tốn bao nhiêu tiền. Hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng Phòng khám đa khoa Hữu Nghị chính là Đia chỉ chữa phì đại cổ tử cung uy tín ở Đà Nẵng được rất nhiều chị em gần xa tin tưởng và lựa chọn đến. Lựa chọn chúng tôi bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và đưa ra thuốc điều trị phì đại cổ tử cung hiệu quả nhất để chấm dứt bệnh. Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay Hotline: 039 957 5631
Phì đại cổ tử cung là gì? Bệnh Phì đại cổ tử cung có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không? là từ khóa được nhiều người dân khi mắc phải bệnh lý này quan tâm. Các bác sĩ cho biết nếu bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày, sức khỏe và cả thiên chức làm mẹ sau này. Do đó chị em cần chủ động đến ngay các cơ sở uy tín để chữa trị kịp thời. Hiện nay Phòng khám đa khoa Hồng Phát là một trong những địa chỉ chữa trị bệnh phì đại cổ tử cung ở Hải Dương tốt nhất được nhiều chị em sinh sống tại TP Hải Dương và các khu vực lân cận lựa chọn đến. Bởi mức chi phí chữa phì đại cổ tử cung tại đây đều hợp lý, công khai minh bạch. Còn chần chừ gì mà không gọi đến Hotline: 039 957 5631 để được tư vấn thêm.