NHẬP NỘI DUNG CẦN TÌM KIẾM VÀO Ô NÀY!

Sách [Review Sách] “Cuộc Sống Bí Mật Của Các Nhà Văn”: Tù Nhân Của Con Chữ.

Discussion in 'THƯ VIỆN SÁCH HAY' started by bacsitre, Oct 7, 2021.

LÀ 1 THÀNH VIÊN BIẾT CHIA SẺ - HÃY ĐĂNG BÀI XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
BẤM NÚT LIKE CUỐI BÀI - COMMENT CẢM ƠN NGƯỜI ĐĂNG - SHARE BÀI VIẾT CHO CỘNG ĐỒNG LÀ HÀNH VI ỨNG XỬ ĐẸP CÓ VĂN HÓA
  1. bacsitre

    bacsitre Thành viên tâm huyết PreMOD Thành viên

    Joined:
    Mar 17, 2018
    Messages:
    2,713
    Likes Received:
    1
    Trophy Points:
    16
    Money:
    27,121$
    Việc đọc một tác phẩm văn chương tựa hồ như tìm ra con đường giải thoát trong mê cung cảm xúc cùng những sự thật bí ẩn. Tuy nhiên, còn thực sự quá nhiều cách hiểu, cách cảm của bạn đọc lạc lối, lạc trong rừng cảm xúc của tác giả và đi sai lối mà nhà văn đã định trước đó. Hơn thế, nhiều bạn đọc vướng vào con đường xác định đâu là cái nhà văn muốn nói và đâu là cái huy chương đính trên sự thật mà nhà văn truyền đạt. Cuộc sống bí mật của các nhà văn sẽ là một trong những bước ngoặt cho những ai còn chưa hiểu việc cảm văn và cả việc viết văn của một tù nhân con chữ.


    “Độc giả là quan trọng. Cậu viết cho độc giả, nhất chí là vậy, nhưng tìm cách làm hài lòng độc giả là cách tốt nhất để họ không đọc cậu.”

    – Nhân vật nhà văn Nathan Fawles –​

    Rốt cuộc điều nhà văn viết là cho ai?

    Bạn đọc văn rõ hiểu những điều mà một nhà văn viết cốt là để bạn đọc nhìn ra được một vấn đề của đời sống, một mảng sự thật bị che dấu và lẩn khuất. Tuy nhiên, nhà văn cũng là một cơ thể sống, anh ta cũng có cho mình những câu chuyện cần phải nói, anh ta cũng là một tù nhân của con chữ, những con chữ xuất hiện trong tâm trí và một nhu cầu giải thoát trên trang giấy. Ấy vậy thì không hẳn nhà văn chỉ viết cho mỗi bạn đọc, nếu anh ta chỉ viết cho bạn đọc, anh ta không là một nhà văn, anh ta là một nhà xuất bản, càng không phải là một nhà khảo sát thị trường – anh ta chỉ là một Nhà văn. Vậy ra, một người cầm bút, anh ta là một con thú cho những suy nghĩ của chính bản thân mình là đầu tiên. nếu những ý nghĩ của anh ta không được trình bày trên trang giấy thì đó là một tội ác, một địa ngục của người viết văn. Nhưng trong chính hành trình viết cho mình, anh ta còn đảm nhận giải mã những bí ẩn của thế giới cho bạn đọc. Anh ta viết cho những ai chưa hiểu, thực phải là chưa hiểu về cuộc sống này, cho họ một nguồn vốn nhỏ là con chữ để lấy lời bằng những ý nghĩa của cuộc đời qua hành trình hiểu và cảm. Hoá ra, sự thật đến cuối cùng là một nhà văn – họ viết cho họ nhưng đó chỉ là rút ruột viết nỗi lòng, còn phần còn lại, nó thể hiện điều gì, cứu sống một ai, giết chết một cách nghĩ của con người đó lại thuộc về bạn đọc. Về cách bạn đọc cho nhà văn một đường sống, một đường hiểu và cả một đường giải thoát con chữ.

    “Mối quan hệ duy nhất với nhà văn có thể chấp nhận được, đó là đọc anh ta”

    – Nhân vật nhà văn Nathan Fawles –​

    [​IMG]

    Một cách hiểu chưa hiểu.

    Đến với văn không phải là một cách trốn chạy thế giới, đến với văn thực chất là con đường đi tìm lại một mảnh của thế giới mà bản thân thực sự chưa hiểu gì về nó. Văn chương đúng nghĩa không khiến chúng ta sợ hãi khi nhìn vào bộ mặt của cuộc sống, văn chính là cánh cửa mở ra cho tất cả bạn đọc hiểu được thế giới xưa – nay tồn tại ra sao.

    Tuy nhiên, việc đọc một tác phẩm không dừng lại ở việc giúp bạn thay đổi một thế giới trong suy nghĩ của bản thân. Đó còn là một hành trình cứu sống hoặc giết chết một người cầm bút. Những nhà văn một khi chấp thuận việc xuất bản tác phẩm của mình cũng là lúc anh ta chấp nhận việc những suy nghĩ của mình sẽ bị thay đổi, những điều rút ruột thành văn của anh ta sẽ được hàng nghìn, hàng triệu người đón nhận theo những chiều hướng khác nhau. Có những câu chuyện trong văn anh ta được bạn đọc nhìn nhận một cách thú vị, tạo nên một sợi dây kết nối từ người viết cho đến người đọc, đó là một thành công trong lĩnh vực viết và trong hành trình đọc. Tuy nhiên, việc viết những điều được người khác hiểu ngay đó lại là một nỗi đau của nghề viết. Có những câu chuyện phải đọc đến vài lần mới thấu đáo, có những câu văn ngỡ như không có gì trong đó nhưng khi ngẫm nghĩ lại chứa cả một kho báu về vạn vật đó mới là sự thành công mà một nhà văn khao khát chiếm lĩnh.

    Nhưng cũng lại có một loại nỗi đau, một bước ngoặt đời văn chịu phải chính là việc những bạn đọc hiểu văn của ông theo một cách khác, một hướng nghĩ là chính anh ta chưa một lần để tâm tới. Và một khi hướng nghĩ ấy được mở rộng được lan tỏa, cái hướng đi mà anh ta chưa một lần định bút. Khi mà đông đảo bạn đọc chọn hướng cảm đã được đính kèm trên trang bìa chứ không là cái sự thật được trình bày ở mỗi con chữ, nhà văn sẽ cảm thấy mình như đứng bên bờ vực của việc dừng lại – việc viết tiếp. Khi mà điều họ viết ra không được nhìn nhận, khi mà những giọt mồ hôi rơi xuống trang sách bị đổi màu biến dạng, liệu anh ta sẽ đủ can đảm và lòng tin vào câu chữ của mình, vào ý văn của mình. Họ đứng ngay ranh giới tin mình hoặc không, tiếp tục và dừng. Đó chính là một dạng đau thương của đời viết văn, một bí mật của người viết mà bấy lâu nay chúng ta – những con người mang trọng trách đánh giá văn chương chưa hẳn đã hiểu cho tâm nguyện của mỗi nhà văn khi họ gửi văn vào gió.

    Viết văn là vậy, một khi anh ta rút ruột thành tơ – một hành trình đẻ chữ, cũng là chính khoảnh khắc anh ta đón nhận vô vàn cách tiếp nhận văn chương khác nhau. Nhưng đó chính là cái bản chất của nghệ thuật – là việc bán một mảnh tình và nhận lại ngàn mảnh hiểu. Hiểu đúng sai ra sao, hiểu hay dở ra sao thì đó cũng là cái anh cần đón về với chính mình ở nơi cuối con đường, một con đường mà anh đã viết và còn là con đường anh đã bán văn cho đời.

    “Không phải vì bạn đã viết ba cuốn tiểu thuyết thì bạn sẽ viết cuốn thứ tư. Không có quy tắc, phương pháp, lộ trình có định hướng. Mỗi lần bạn bắt tay vào viết một cuốn tiểu thuyết mới, luôn là một cú nhảy vào nơi chưa biết.”


    Review chi tiết bởi: Phạm Trần Thảo Ngân – Bookademy.

    Hình ảnh: Phạm Trần Thảo Ngân.

    Nguồn: https://ybox.vn/vien-sach-bookademy/review-sach-cuoc-song-bi-mat-cua-cac-nha-van-tu-nhan-cua-con-chu-614928fe2eb1143cd7cf1dce

    The post [Review Sách] “Cuộc Sống Bí Mật Của Các Nhà Văn”: Tù Nhân Của Con Chữ. appeared first on Điểm sách, Book review.
     
DMCA.com Protection Status