Sức ép Pressing của Man City bá đạo, uy hiếp cả Châu Âu đến nhường nào ? Một điểm khá tương đồng giữa các đội bóng muốn triển khai bóng từ phần sân nhà là việc họ luôn muốn giữ 3 tiền đạo giăng ngang ở vạch giữa sân để tạo tối đa khoảng trống và lựa chọn chuyền bóng. Thông thường, ý đồ này sẽ khiến các đội muốn gây áp lực tầm cao phải giữ nguyên đường line 4 hậu vệ. Vì thế, đội có bóng sẽ có được lợi thế quân số ở khu vực còn lại trên sân. Chính Manchester City là đội thường xuyên khai thác tối đa lợi thế này, nếu bạn còn nhớ những bàn thắng của họ vào lưới Brighton hay Arsenal. Pep Guardiola đã phá bỏ suy nghĩ thông thường ấy bằng việc quyết định cân bằng quân số ở hàng ngang phòng ngự. Với những hậu vệ cứng cỏi, hay nói cách khác là với các trung vệ chơi ở vị trí trung vệ và các trung vệ khác chơi ở vị trí hậu vệ biên, Man City tự tin ở khả năng phòng ngự cá nhân, kiểm soát khoảng trống lớn sau lưng. Kéo theo đó, họ sẵn sàng đối đầu 1-1 với nhóm 3 tiền đạo của đối thủ. Xem thêm: Soi Kèo Sức ép Pressing điên cuồng của Man City Tức là, đối thủ ghim bao nhiêu cầu thủ ở tuyến trên, Pep chỉ cho phép Man City sử dụng từng ấy số lượng cầu thủ ở đường line cuối cùng. Ví dụ như Brighton sử dụng cấu trúc 4-2-4, Man City sẽ giữ nguyên đường line 4 hậu vệ. Điều đó dẫn đến việc họ sẵn sàng đối đầu với đối phương ở khu vực sân còn lại với quân số tốt hơn, cụ thể là cân bằng quân số nếu ngoại trừ thủ môn. Câu hỏi đặt ra lúc này với họ là loại thủ môn hoặc 1 hậu vệ của đối phương ra khỏi tình huống triển khai bóng để cân bằng quân số thế nào? Câu trả lời của Pep đến từ tín hiệu gây áp lực. Cũng theo lẽ thông thường thì tiền đạo hoặc tiền vệ công sẽ là người bắt đầu một đợt gây sức ép từ tình huống triển khai của đối phương. Pep cũng phá bỏ suy nghĩ thông thường ấy. Lợi thế tách được 1 hậu vệ ra khỏi đường line phòng ngự khiến cho chính hậu vệ ấy có thể dâng cao trên phần sân đối phương tham gia vào khối gây áp lực tầm cao. Khi anh này có vị trí ở khoảng cách đủ tốt với hậu vệ biên đối phương, Pep muốn tiền đạo cánh là người tạo ra áp lực đầu tiên, trong khi những cầu thủ ở khu vực trung lộ (thường là Erlind Haaland và Kevin De Bruyne) giữ vị trí. Góc độ gây áp lực và hướng di chuyển từ ngoài biên vào, thay vì ở chính diện lên phía trước khiến Man City không cho phép thủ môn đối phương đưa quả bóng ngược lại cho trung vệ ở 1 biên, hay nói cách khác, đó là ý đồ của họ trong việc loại 1 người ra khỏi cuộc chơi để cân bằng quân số. Tín hiệu gây áp lực ấy phục vụ cho mục đích thứ 2 của Man City trong bối cảnh kiểu này: buộc đối thủ hoặc phải triển khai ở biên không quen thuộc, hoặc triển khai ở biên quen thuộc ở một cự ly hẹp và áp lực cao bởi họ đã sẵn sàng chơi 1-1. Các trận đấu với Arsenal, Bayern Munich và Real Madrid cho thấy điều đó. Đơn cử như trận bán kết lượt về Champions League, Real Madrid hoặc buộc phải triển khai ở biên trái trong một phạm vi rất hẹp và đối mặt với áp lực 1-1 liên tiếp, hoặc “bị gài bẫy” triển khai ở biên phải, vốn có không gian tốt hơn, nhưng lại thiếu quen thuộc với chính họ.