1. Đèn không hắt bóng "Đèn không hắt bóng" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Watanabe Dzunich được viết vào năm 1971. Ngoài việc kể về đời sống bệnh viện, "Đèn không hắt bóng" còn là câu chuyện tình yêu lạnh lùng, bí ẩn và đau đớn giữa bác sĩ Naoê và Noriko. Chỉ đến khi Naoê mất đi, bức màn bí mật mới được vén lên. Nhiều thế hệ độc giả yêu thích tiểu thuyết độc đáo này bởi không khí xám bạc dịu dàng đặc trưng Nhật Bản; bởi sự dằn vặt muôn thuở của con người trước sự sống và cái chết. Là cuốn sách nổi tiếng nhất trong văn nghiệp của Watanabe Junichi, Đèn không hắt bóng hòa quyện sâu sắc tâm niệm của một đời người vào lòng xã hội. Để thông qua những trang sách, số phận của con người tương tác với xã hội hiện lên sắc sảo, rõ ràng mà lại hư ảo như đã tan vào lòng độc giả những trăn trở, đau đớn, nổi loạn và xót xa. Trong khi miêu tả hành trình số phận của Naoe, tác giả đã vẽ lại một hành trình cảm thụ sự sống trái ngang trong hoan lạc, giá băng trong cuồng dại nhưng lại kiên định lạ lùng. Một sự kiên định đương đầu ám ảnh người đọc khi dẫn dắt họ vào sâu thẳm sự cô độc đặc quánh-một cách mênh mang. Xem online: http://vanhoc.xitrum.net/tieuthuyet/519.html Bản pdf: http://www.mediafire.com/download/7cspqgf1pu78u1e/Denkhonghatbong.pdf 2. Thành trì Với chủ đề nổi bật trong toàn bộ tác phẩm là đạo đức và trách nhiệm của người thầy thuốc, “Thành trì” mô tả một cách sinh động cuộc sống và đấu tranh của một bác sĩ trẻ tuổi tài năng, có lương tâm và nhiệt huyết, say mê làm việc vì khoa học và sức khỏe của người bệnh. Đây là cuộc đấu tranh chống lại sự dốt nát lạc hậu ngự trị trong ngành y và tổ chức y tế cổ hũ ở nước Anh đương thời, chống lại những lối làm ăn tắc trách, bất lương của những thầy thuốc coi rẻ tính mạng con người. Đây cũng là cuộc đấu tranh với bản thân, chống lại sự cám dỗ của tiền tài và danh vọng. Trong cuộc vật lộn không cân sức ấy, những người xốc nổi, bồng bột, ít từng trải như bác sĩ En- đru Men-sân đã nhiều phen mắc phải sai lầm, nếm mùi thất bại và không tránh khỏi có lúc sa ngã. Cuốn sách mô tả những bậc thang sa sút ghê gớm về đạo đức và tinh thần của một con người mà bản chất tốt đẹp đã bị những thế lực bạo tàn của chế độ tư bản làm mai một và tiêu tan. Tác giả A-cơ-ban Giâu- đớp Cơ-râu-nin là một bác sĩ trở thành nhà văn. Quãng đời bác sĩ của ông có những chặng đường giống nhân vật En- đru Men-sân. Tốt nghiệp đại học y khoa, ông về làm việc tại một vùng mỏ miền Nam xứ Uên rồi ra Luân Đôn ở hơn mười năm. Sau đó tình hình sức khỏe buộc ông phải từ bỏ nghề y. Trong những năm làm bác sĩ, Cơ-râu-nin đã có dịp tìm hiểu cuộc sống và lao động của những người thợ mỏ, và đồng thời nhìn thấy tường tận những mặt trái của ngành y ở nước Anh. Những cảm xúc và những điều tai nghe mắt thấy trong thời gian đó thôi thúc ông viết và chúng đã đem lại cho tác giả những trang sách vô cùng chân thực và sinh động. Tác phẩm đầu tay “Lâu đài người thợ mũ”, ra đời năm 1931, đã đưa ngay Cơ-râu-nin lên một vị trí nổi bật trên văn đàn. Tiếp đó là các cuốn “Dưới các vì sao” (1935) và “Thành trì” (1937). Các tác phẩm của Cơ-râu-nin đều đậm tính hiện thực, chan chứa tình cảm nhân đạo và giàu tình tiết hấp dẫn. Một nhà phê bình văn học đã gọi ông là “Đich-ken mới của Anh”. Xem online: http://conmotsach.com/books/thanhtri/truyen.aspx.2.html Bản pdf: http://www.mediafire.com/download/3ajoulyc0prbsoh/thanhtri.pdf 3. Thầy lang Thầy Lang đã mang lại một tiếng vang cho Tadeusz Dolega Mostowicz & nền VH Ba Lan, nó đã nhiều lần được tái bản, dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như được xây dựng thành những bộ phim điện ảnh ăn khách. Câu chuyện bắt đầu từ cuộc sống xa hoa hạnh phúc của một nhà khoa học lớn, một giáo sư tiến sĩ, một nhà giải phẫu tài ba mang tên Vintrurơ của Ba Lan thời đó. Nhưng rồi cuộc sống ấy như đã sụp đổ hoàn toàn khi người vợ yêu quý của ông là Bêata đã trốn đi với nhân tình. Bà ta chỉ để lại cho ông một bức thư mà không lấy đi bất cứ thứ gì ngoài đứa con gái độc nhất của ông là Mariôla Jôlanta - một thứ tài sản quý nhất của ông. Tất cả đối với ông đã trở nên vô nghĩa, ông đi lang thang, nốc rược cho say mèm để rồi ông bị người ta cướp hết tiền bạc và quần áo lại còn bị đánh vào đầu làm ông bị mất trí nhớ. Và từ đó Vintrurơ bắt đầu với cuộc phiêu lưu dài đến 20 năm trời lang thang, phiêu bạt, chìm nổi của một con người bần cùng, vô gia cư, không chốn dung thân, không người thân thuộc, thậm chí không biết mình là ai, tên là gì, không biết mình sống để làm gì, sống cho ai. Nhưng những kỹ năng nghề nghiệp vẫn tồn tại trong con người mất trí nhớ của ông, nhất là khi cần cứu chữa cho người bệnh. Được nhận vào làm công cho người chủ cối xay bột Prô-cốp, giáo sư Vin-tru-rơ (dưới cái tên An-tô-ni Kô-si-ba) đã chữa cho con ông chủ khỏi tật, rồi ông chữa cho nhiều người khác, dần dần nổi tiếng là một thầy lang giỏi ở một vùng nông thôn. Và cuộc đời ông có lẽ sẽ trôi qua như thế nếu ông không gặp cô gái Ma-rư-sia đáng thương nghèo khổ mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng lại rất tốt bụng và xinh đẹp. Tình bạn, tình thương yêu giữa hai tâm hồn cô đơn ấy đã soi sáng cuộc đời ông, sưởi ấm trái tim ông khiến ông lại biết mình sống vì ai, vì cái gì. Nhưng một lần nữa, thượng đế lấy khỏi tay ông niềm vui sống duy nhất ấy khi Ma-rư-sia và người yêu của cô là chàng trai Lê-sếch bị tai nạn bởi bàn tay của tên Zênô, Marưsia rơi vào cơn thập tử nhất sinh. Đứng trước ca phẫu thuật não mà từ trước tới giờ chưa một nhà giải phẩu nào dám chắc là sẽ thành công, Liệu An-tô-ni Kô-si-ba - vốn chỉ là một thầy Lang với đồ nghề tầm thường có cứu sống được Cô gái khỏi bàn tay của tử thần? Liệu con người cả đời đấu tranh, bằng những dằn vặt, vật lộn với cuộc đời và với chính bản thân mình có giữ lại được niềm hạnh phúc cuối cùng của cuộc đời hay không? Đọc online: http://truyen8.mobi/t110300-thay-lang-znachor-chuong-1.html Bản pdf: http://www.mediafire.com/download/59hj23qe34tnd95/Thaylang.pdf ------------------------------------------------------------------------------------------- SÁCH Y HỌC CHỌN LỌC