NHẬP NỘI DUNG CẦN TÌM KIẾM VÀO Ô NÀY!

Chia sẻ mẹo học ECG hiệu quả

Thảo luận trong 'CẬN LÂM SÀNG' bắt đầu bởi trailang, 8/9/19.

LÀ 1 THÀNH VIÊN BIẾT CHIA SẺ - HÃY ĐĂNG BÀI XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
BẤM NÚT LIKE CUỐI BÀI - COMMENT CẢM ƠN NGƯỜI ĐĂNG - SHARE BÀI VIẾT CHO CỘNG ĐỒNG LÀ HÀNH VI ỨNG XỬ ĐẸP CÓ VĂN HÓA
  1. trailang

    trailang Thành viên tâm huyết Ban quản trị SMOD MOD Thành viên

    Tham gia ngày:
    1/10/16
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Money:
    254$
    Chắc hẳn là đã không ít lần các bạn có quyết tâm là sẽ học điện tim để có thể đọc được nó và trong số đó chắc hẳn đã không ít bạn thấy nản quá vì cảm thấy học mãi mà không thấy khá hơn được.
    - Và chắc hẳn là các bạn cũng đã đi tìm cho nó một cách học để học có hiệu quả. Mình thì thực ra là do yêu thích cái chuyên ngành tim mạch nên đã học mọi thứ liên quan tới nó từ điện tim, XQ tim, tới siêu âm.

    - Mình cũng đã bắt đầu học điện tim và cũng cảm thấy học mãi mà không tiến bộ gì nên cũng cảm thấy nản lắm. Chỉ tới lúc có cách tiếp cận “6 bước hiệu quả đọc điện tâm đồ” của một người anh thì mới bắt đầu tiến bộ
    - Đây là phương pháp học của mình, có thể các bạn cũng có pp học riêng có hiệu quả hơn song mình cũng muốn chia sẻ với những ai thích ECG

    A. Cách học ECG:
    Trước khi bước vào học nó bạn cũng cần phải xác định là:

    1. Ban đầu bạn chỉ học những cái cơ bản trước đã, lúc đầu chưa biết gì thì bạn phải chấp nhận đã tức là chấp nhận các tiêu chuẩn ECG của từng nội dung. Ví dụ người ta bảo đặc điểm của rung nhĩ trên ECG là:
    - Mất sóng P thay bằng sóng f, quan sát sóng f rõ trên V1, V2
    - Phức bộ QRS không đều về biên độ(tức là các R cao thấp khác nhau) và tần số(các khoảng RR dài ngắn khác nhau)
    - Thì bạn phải chấp nhận 2 tiêu chuẩn của rung nhĩ trên đã đừng vội đặt ra câu hỏi là tại sao như thế, cơ chế như thế nào. Bởi lẽ là điện tim là môn học giống như hình thái tức là mình phải nhận dạng được các sóng, nhận dạng được các tiêu chuẩn trên hình vẽ(bản điện tim). Do đó quan trọng là bạn phải biết sóng f nó như thế nào trên bản điện tim, phải biết QRS nó không đều về biên độ và tần số thì thể hiện trên ECG là nó như thế nào. Những cái đó mới là quan trọng vì nó là mục tiêu đặt ra mà.

    2. Sau khi bạn thành thạo nó rồi, bạn chỉ cần nhìn qua bản điện tim là đã có thể biết được rung nhĩ rồi thì lúc đó bạn đi sâu vào tìm hiểu thêm cơ chế nó như thế nào, rồi các trường hợp đặc biệt như rung cuồng nhĩ, rung nhĩ trong các trường hợp có blọc nhĩ thất...

    B. Phương Pháp: 6 bước đọc điện tâm đồ hiệu quả
    I. Kiểm tra bản ghi điện tâm đồ: tốc độ ghi và biên độ điện thế.

    II. Trả lời 6 câu hỏi sau
    1.Có phải nhịp xoang hay không?
    2.Tần số tim?
    3.Trục điện tim
    4.Khoảng PR, phức bộ QRS
    5.Phì đại cơ tim và tăng gánh buồng tim?
    6.Thiếu máu cơ tim?

    Làm thế nào để đọc được điện tâm đồ một cách có hệ thống?
    Rất đơn giản: Hãy trả lời lần lượt 6 câu hỏi
    Đó đều là những câu hỏi bạn có thể trả lời được!

    Câu hỏi 1: Nhịp xoang?
    - Tìm thấy sóng P ở tối thiểu 1 trong 12 chuyển đạo
    - P đi trước QRS một khoảng không đổi
    - P dương ở DII, DIII, aVF, V5, V6; âm ở aVR

    Câu hỏi 2: Tần số tim?
    - Tần số tim (CK/phút) = 300 / khoảng RR (số ô lớn)
    - Tần số tim ≥ 100: nhịp nhanh
    - Tần số tim < 60: nhịp chậm

    Câu hỏi 3: Trục điện tim?
    Dựa vào biên độ tương đối Phức bộ QRS ở DI và AVF

    Câu hỏi 4a: Khoảng PQ (hay PR)
    - PQ: thời gian dẫn truyền qua nút nhĩ thất
    - Bình thường: PQ: 120-200 ms (3-5 ô nhỏ)
    PQ luôn đều nhau không đổi
    - PQ dài > 200 ms
    PQ > 200 ms: Bloc nhĩ thất cấp I, viêm tim (thấp tim), hạ kali máu
    - PQ ngắn < 120 ms
    Hội chứng WPW

    Câu 4b: Phức bộ QRS
    - Bình thường : QRS < 120 ms (3 ô nhỏ)
    - QRS giãn rộng (QRS ≥ 120 ms)
    Bloc nhánh trái hoặc nhánh phải
    Hội chứng tiền kích thích (WPW)
    Suy tim nặng gây giãn buồng tim
    Tăng kali máu
    Nhịp thất (máy tạo nhịp, ổ phát nhịp thất)

    Câu hỏi 5: Phì đại và tăng gánh buồng tim
    - Nhĩ phải: DII, V1
    Dày nhĩ phải: Sóng P cao
    Tiêu chuẩn: P ≥ 2.5 mm ở DII, P ≥ 1.5 mm ở V1
    - Nhĩ trái: DII, V1, V2
    Dày nhĩ trái
    Sóng P rộng ≥ 120 ms ở DII
    Sóng P hai pha ở V1, pha âm ≥ 1 mm, dài ≥ 40 ms
    - Thất phải: V1, V2, V5, V6
    Dày thất phải
    RV1 ≥ 7 mm
    RV1 + SV5 (hoặc SV6) ≥ 10.5 mm
    - Thất trái: V5, V6, V1, V2
    Dày thất trái
    Tiêu chuẩn Sokolow-Lyon:
    RV5 (hoặc RV6) + SV1 ≥ 35 mm

    Câu hỏi 6: Thiếu máu cơ tim?
    Sóng Q sâu
    Sóng T đảo chiều (âm)
    ST chênh lên hoặc chênh xuống









    nguồn : sưu tầm
     
    Bài viết mới
    Try Try thích bài này.
  2. trihoinach

    trihoinach Có ít bài đăng Thành viên

    Tham gia ngày:
    14/9/19
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    11
    Giới tính:
    Nam
    Web:
    Money:
    5$
    thật là khó và sâu xa quá.
     
DMCA.com Protection Status