File ==> Tải ở cuối bài Câu 1: Phân tích ý nghĩa của môn học đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam. 1. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam.Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết chỉ thị của Đảng. 2. Đối tượng nghiên cứu Đường lối cách mạng của ĐCSVN là môn học nghiên cứu hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN bằng phương pháp lịch sử và logic. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm rõ sự ra đời tất yếu của ĐCSVN - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam. Hai là, làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng. Trong đó, đặc biệt làm rõ đường lối của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản của thời kỳ đổi mới. Ba là, làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trên một số lĩnh vực cơ bản trong tiến trình cách mạng Việt Nam. 4. Ý nghĩa môn học - Môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về quan điểm, đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN, đặc biệt là đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới. - Học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. - Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, sinh viên có cơ sở vận dụng kiến thức chuyên nghành để chủ động, tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…theo đường lối chính sách của Đảng. Như vậy, khi học môn đường lối cách mạng của ĐCSVN giúp ta trang bị những kiến thức căn bản về Đảng để có định hướng về chính trị và cũng để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh vì ĐCSVN là một Đảng cầm quyền. Là một công dân đang sinh sống và học tập trên đất nước Việt Nam, sinh viên phải ra sức cố gắng học tập và nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng để có nhận thức đúng đắn, có lập trường tư tưởng vững vàng, củng cố niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh “là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”. Xây dựng và bảo vệ Đảng cũng là xây dựng bảo vệ cuộc sống của bản thân. Trong giai đoạn hiện nay, thanh niên Việt Nam là đối tượng quan tâm đặc biệt của Đảng và toàn xã hội, nhờ vậy đã tạo môi trường hết sức thuận lợi cho họ có điều kiện phát triển toàn diện hơn, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm của thanh niên cần tham gia tích cự hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng, đất nước. Về bản thân là một sinh viên y khoa đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn ra sức cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng như tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia các công trình tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ Đảng, đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để có thể trở thành một Đảng viên trong tương lai không xa. Câu 2: Nêu phương pháp cơ bản nghiên cứu môn học đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam. Vận dụng vào nghiên cứu một nội dung cụ thể của môn học. * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là con đường và cách thức và biện pháp để đạt tới mục đích. Như vậy, phương pháp nghiên cứu môn học đường lối cách mạng ĐCSVN là con đường, cách thức, nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của đường lối và hiệu quả tác động của nó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. - Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam phải dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng.- Phương pháp nghiên cứu Có nhiều phương pháp nghiên cứu, giữa mỗi phương pháp và nội dung nghiên cứu có mối quan hệ biện chứng với nhau, phương pháp phải dựa trên cơ sở nội dung. Do đó, phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, đối với mỗi nội dung cụ thể cần phải vận dụng một phương pháp nghiên cứu phù hợp. +Phương pháp lịch sử: Trình bày theo tiến trình lịch sử đúng nhưu đã diễn ra +Phương phương lôgíc: Phân tích, đánh giá, khái quát để rút ra bản chất của sự kiện, quy luật vận động của lịch sử Phương pháp logic và lịch sử tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì nếu muốn hiểu được bản chất và quy luật của sự vật thì phải biết được lịch sự phát sinh và quá trình phát triển của nó. Ngược lại, nắm bắt được bản chất quy luật của sự vật thì mới có thể nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn, sâu sắc. Phương pháp lịch sử phải dựa trên logic học thông qua quá trình phân tích các sự kiện, hiện tượng cụ thể, còn phương pháp logic phải dựa trên các tài liệu lịch sử để khái quát và chứng minh tính chất, bản chất của vấn đề. Phương pháp lịch sử mà thiếu sự logic học thì dễ dẫn đến sự nhìn nhận mù quáng, phương pháp logic học mà không đúng với lịch sử thì dễ rơi vào chủ quan, tự biện khi nghiên cứu. Do đó, cần phải vận dụng phối hợp 2 phương pháp lịch sử và logic trong nghiên cứu ĐLCMĐCSVN. Ngoài ra còn có thể sự dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hoá…thích hợp với từng nội dung của môn học. Tóm lại, để hiểu rõ con đường, và có cách thức nhận thức đúng đắn về những nội dung cơ bản của ĐLCM và hiệu quả tác động của nó trong thực tiễn cách mạng VN thì phải biết lựa chọn, vận dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp với từng nội dung cụ thể trong nghiên cứu ĐLCM của Đảng, đặc biệt là phương pháp lịch sử và logic học. * Vận dụng nghiên cứu một nội dung cụ thể: (hoàn cảnh lịch sử từ năm 1939 - 1945) Tình hình thế giới v 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, 2 ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức => Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ v 6/1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức v Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô => tính chất chiến tranh Đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu. Tình hình trong nước v 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đặt ĐCS Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật v Pháp thi hành chính sách thời chiến rất trắng trợn, chúng phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào ĐCS Đông Dương. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” => tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của đế quốc. v 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp ký hiệp định đầu hàng Nhật => lợi dụng Pháp thu Đức, phát xít Nhật tiến vào Việt Nam, dẫn đến nhân dân ta chịu cảnh một cổ hai tròng áp bức, bóc lột của Pháp - Nhật. => Như vậy, Đảng cần phải chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đưa Việt Nam thoát khỏi hoàn cảnh này. Câu 3: Hoàn cảnh quốc tế và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những nhân tố nào tác động trực tiếp đến sự ra đời của ĐCS Việt Nam? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. ĐCSVN ra đời là tất yếu cảu lịch sử dưới sự tác động trực tiếp của nhiều nhân tố lịch sử trong và ngoài nước. 1. Hoàn cảnh quốc tế a. Chủ nghĩa Mac - Lenin ra đời Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết là phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mac ra đời, về sau được Lenin phát triển thành chủ nghĩa Mac - Lenin. Chủ nghĩa Mac - Lenin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, GCCN phải lập ra ĐCS. Sự ra đời của ĐCS là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của GCCN chống áp bức bóc lột. Chủ nghĩa Mac - Lenin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Kể từ khi chủ nghĩa Mac - Lenin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chứng cộng sản ở VN. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac - Lenin vào thực tiễn CMVN, sáng lập ra ĐCSVN. b. Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi, mở ra một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của GCCN, nhân dân các nước và là một trong những động lực ra đời của nhiều ĐCS (Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc...) Đối với các dân tộc thuộc địa, cách mạng tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Cách mạng tháng Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay. Cách mạng tháng Mười hiện thực hóa cho chủ nghĩa Mac - Lenin. c. Quốc tế cộng sản được thành lập năm 1919 Tháng 3/1919, quốc tế cộng sản được thành lập có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với VN, QTCS có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mac - Lenin và thành lập ĐCSVN. Như vậy, Đảng ra đời là sự hưởng ứng, hòa nhập cùng xu thế thời đại của nhân dân ta với giai cấp vô sản trên thế giới. 2. Hoàn cảnh trong nước vChính sách cai trị của thực dân Pháp - Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau hiệp ước Patơ nốt(1884), triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. - Năm 1897 Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Sau 1918 là chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 với quy mô và tốc độ lớn hơn lần trước. Về chính trị: Thực dân Pháp đã tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị cũ của chế độ phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam. Chúng chia Việt Nam ra thành ba xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và chúng thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Về Kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng một số cơ sở công nghiệp(điện, nước) Xây dựng hệ thống đường bộ, thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của nước Pháp. Kinh tế Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu,què quặt và phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Về văn hoá - Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá giáo dục thực dân: dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu… - Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, Ngăn cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt nam. vTình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam Các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội VN. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc. + Giai cấp địa chủ Việt Nam: Gia cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng trong cường bóc lột áp bức nông dân.Tuy nhiên trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hoá, một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước căm thù giặc tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. + Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số Việt Nam. Họ phảI chịu 2 tầng áp bức bóc lột của Thực dân và phong kiến. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân VN đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm thêm ý trí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do + Giai cấp công nhân VN ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP. Có đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (là lực lượng xã hội tiên tiến, đại diệncho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao; có tinh thần cách mạng triệt để) Ngoài ra giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng - Phải chịu 3 tầng lớp áp bức bóc lột (địa chủ, đế quốc, tư sản) - Có mối quan hệ gần gũi với nông dân - Nội bộ thuần nhất(ra đời trước tư sản) không có tầng lớp quý tộc - Có tinh thần yêu nước nồng nàn đồng thời sớm tiếp thu những tư tưởng, trào lưu mới của thời đại vô sản + Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp, tư sản nông nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị chèn ép, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của Giai cấp tư sản VN nhỏ bé và yếu ớt, vì vậy giai cấp tư sản không đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng dân tộc + Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, tri thức, thợ thủ công, những người làm nghề tự do…trong đó giới tri thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành người vô sản. Họ là những người có lòng yêu nước căm thù đế quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào, vì vậy đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao. Tóm lại: - Chính sách thống trị của Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam, họ đều mang thân phận người dân mất nước, đều bị thực dân bóc lột. - Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản. Trước hết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và tay sai, đây là mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến. - Nhiệm vụ của cách mạngViệt Nam: Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam, nhưng Độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các giai cấp, tầng lớp trong dân tộc. 3. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 4: Tại sao cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cách mạng VN lâm vào tình trạng khủng hoảng về con đường cứu nước? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Khủng hoảng về con đường cứu nước: Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tiến hành xâm lược VN tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng. Sau khi dập tắt được các phong trào đấu tranh giữ nước của nhân dân ta, Pháp đã từng bước thiết lập bộ máy cai trị. * Chính sách cai trị của thực dân Pháp: - Về chính trị: thực hiện chính sách chuyên chế triệt để và chia để trị rất thâm độc Pháp chia nước ta làm 3 xứ Bắc Kỳ , Trung Kỳ, Nam kỳ. - Về kinh tế: thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế và độc quyền về kinh tế. - Về văn hóa: thực hiện chính sách ngu dân để dễ cai trị ( nhà tù nhiều hơn trường học), => dưới tác đông của chính sách cai trị này,xã hội VN có nhiều biến động về sự phân hóa giai cấp và hình thành nên các mâu thuẫn xã hội sâu sắc: * Tình hình phân hóa giai cấp và các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN: - Giai cấp cũ : + Giai cấp địa chủ: phân hóa thành đại địa chủ, trung địa chủ, tiểu địa chủ + Giai cấp nông dân: là lực lượng đông đảo nhất,tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng bị thực dân & PK áp bức bóc lột nặng nề=> đời sống cơ cực, khó khăn. - Giai cấp mới xuất hiện: + Giai cấp công nhân: xuất thân từ giai cấp nông dân, là nạn nhân của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. + Giai cấp tư sản: gồm tư sản mại bản( gắn liền với lợi ích của Pháp) và tư sản dân tộc( là lực lượng có tinh thần c/m cao, có thể trở thành lãnh đạo c/m dân tộc). => Xã hội VN lúc bấy giờ tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản: một là giữa dân tộc VN>< thực dân Pháp (là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu), hai là mâu thuẫn giai cấp giữa nhân dân( chủ yếu là nông dân><đia chủ phong kiến). * Sự ra đời của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản ra đời: - Các PT theo khuynh hướng PK: Phong trào Cần Vương( 1885- 1896) do Vua Hàm Nghi lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở Bắc Giang (1884-1913). →Tuy nhiên các PT đấu tranh theo hệ phong kiến đều thất bại, nhường đường cho các PTĐT theo hệ tư tưởng tư sản. - Các PT theo hệ tư tưởng tư sản: Phong trào Đông Du( 1906-1908) do Phan Bội Châu khởi xướng, phong trào Duy Tân- Phan Châu Trinh=> từ đó các tổ chức đảng phái ra đời, đặc biệt các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp đặc biệt là Tân Việt cách mạng Đảng và VN quốc dân Đảng. * Nguyên nhân các phong trào thất bại:các tổ chức Đảng này hoạt động còn nhiều hạn chế, các tổ chức hoạt động lỏng lẻo, thiếu sự bảo mật, chưa xác định đường lối cách mạng đúng đắn, các phong trào này diễn ra lẻ tẻ không thống nhất nên dễ bị thực dân Pháp đàn áp,các phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đạo, sau khi người lãnh đạo bị bắt hay hy sinh thì các phong trào này đều thất bại,chỉ hô hào vận động không quan tâm đến vận động quần chúng , không chủ động xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, nên các phong trào đấu tranh đều thất bại . Tóm lại: Sự thất bại của phong trào yêu nước chống TD Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc, c/m VN lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Từ đó đặt ra nhiệm vụ lịch sử là phải tìm ra một con đường cm mới , với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi dân tộc, của nhân dân có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộccm dân tộc dân chủ tiến tới thành công. 2. Ý nghĩa đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 5: Phân tích quá trình truyền bá chủ nghĩa Mac - Lenin của Nguyễn Ái Quốc. Ý nghĩa đối với việc học tập lý luận chính trị của sinh viên hiện nay. + Nguyễn Aí Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN. - Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là cách mạng TS Pháp, Mỹ. Người khẳng định cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường này. - Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công Nguyễn Tất Thành đã tin tưởng, hướng theo con đường cách mạng tháng Mười. - Năm 1919, với tên mới là Nguyễn ái Quốc, Người đã gửi tới hội nghị Vecxây (Pháp) bản “yêu sách” đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam. - Tháng 7 - 1920, Người được đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. - 12 - 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn ái Quốc tham gia bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. - Từ nước ngoài Người đã viết và gửi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như các báo Việt Nam hồn, Người cùng khổ, đặc biệt tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp …để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi theo. - 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng châu (Trung Quốc), Tháng 6 năm 1925 Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu. - Đầu 1927 bộ tuyên truyền của hội liên hiệp thuộc địa các dân tộc bị áp bức xuất bản cuốn “Đường Cách Mệnh” ( tập bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên) * Sự chuẩn bị về tổ chức. + Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản - Trong những năm 1919-1925 phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức bãi công,biểu tình như cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( Sài Gòn ) do Tôn Đức Thắng tổ chức (1925) và các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định. - Nhìn chung phong trào công nhân từ 1919-1925 đã có bước phát triển mạnh so với trước chiến tranh thế giới làn thứ nhất, hình thức bãi công trở nên phổ biến diễn ra trên quy mô lớn hơn và thời gian dài hơn. - Trong nhứng năm 1926 – 1929 phong trào công nhân dã có sự lãnh đạo của các tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ 1929, từ 1928 – 1929 có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trên toàn quốc. - Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong thời gian từ 1926- 1929 mang tính chất chính trị rõ rệt, có sự liên kết giữa các nhà máy các ngành địa phương. - Cũng trong thời gian này phong trào yêu nước cũng diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là phong trào nông dân. - Phong trào công nhân và nông dân đã có sự hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đẩu tranh chống thực dân và phong kiến. + Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại 312 Khâm Thiên – Hà Nội. - Mùa thu năm 1929 An Nam Cộng sản Đảng ra đời tại Sài Gòn. - 9/1929 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ra đời tại Hà Tĩnh . - Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chốgn đế quốc,chống phong kiến, nhưng ba tổ chức cộng sản đều hoạt động riêng rẽ, phân tán ảnh hưởng xáu đén phong trào cách mạng Việt Nam. Vì vậy việc thống nhất ba tổ cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng nước ta, nhiệm vụ cấp bách trước mắt của những người cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa: Việc học và nghiên cứu lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên hiện nay thật sự có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng: Thứ nhất, giúp cho người học có sự hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn,t oàn diện hơn những tri thức lí luận chính trị - hành chính; từ đó trang bị cho mình vốn tri thức khoa học lý luận. Thứ hai, việc học tập, nghiên cứu LLCT nhằm củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên; từ đó thúc đẩy cản bộ, đảng viên tự giác, tự nguyện, hăng hái hành động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra. Thứ ba, học tập và nghiên cứu LLCT nhằm cung cấp cho người học thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc, để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Hơn hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người trên tinh thần tôn trọng, tương trọ và yêu thương lẫn nhau. Thứ tư, đối với quần chúng cách mạng, công tác học tập LLCT đặc biệt quan trọng vì Lenin đã từng nhắc nhở: “Cách mạng xảy ra hay không, xảy ra khi nào và trong nhwunxg hoàn cảnh nào, điều đó phụ thuộc vào ý chí của giai cấp này hay giai cấp khác; nhưng công tác cách mạng trong quần chúng chẳng khi nào là vô ích cả. Chỉ có công tác ấy mới là hoạt động chuẩn bị cho quần chúng tiến tới thắng lợi của CNXH” Học tập và nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM thực sự là 1 công việc khó khăn song rất quan trọng và có ý nghĩa. Nó không chỉ cung cấp cho ta tri thức khoa học lý luận về xã hội, tự nhiên và con người mà còn giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về thế giới quan, phương pháp luận khoa học về mặt đời sống, về con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu thực hiện. Câu 6: So sánh nội dung lực lượng cách mạng trong cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) với luận cương chính trị (10/1930) của Đảng. Sinh viên cần vận dụng như thế nào vào việc xây dựng đoàn kết dân tộc hiện nay. 1. Giống nhau Lực lượng nòng cốt là công nhân – nông dân. (giai cấp vô sản là động lực chính, dân cày là động lực mạnh) Lý do Đảng chỉ rõ lực lượng nòng cốt là liên minh công – nông là vì: nông dân chiếm đa số (>80% dân số) và đồng thời họ là nhân tố trực tiếp của mâu thuẫn cơ bản trong xã hội; còn công nhân là giai cấp có hệ tư tưởng là CN M-LN, sớm tiếp cận với nền văn minh tiến bộ, họ sống tập trung, và có xuất thân từ nông dân nên công - nông có mối quan hệ mật thiết với nhau. 2. Khác nhau Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) Luận cương chính trị (10/1930) Người soạn thảo Nguyễn Ái Quốc Trần Phú Được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ I Nội dung 5 nội dung: ² Phương hướng chiến lược của CM ² Nhiệm vụ cơ bản của CM ² Lực lượng cách mạng ² Lãnh đạo cách mạng ² Quan hệ của CM VN với pt CM TG 6 nội dung: ² Phương hướng chiến lược của CM ² Nhiệm vụ cơ bản của CM ² Lực lượng cách mạng ² Phương thức cách mạng ² Quan hệ của CM VN với pt CM TG ² Vai trò lãnh đạo của Đảng ==> Luận cương chính trị đã bổ sung, phát triển phương pháp cách mạng: “Võ trang bạo động theo khuôn phép nhà binh” Nhiệm vụ cơ bản Đánh đổ Đế quốc Pháp và phong kiến ==> Nhận thức mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ nên cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định chống Pháp là nhiệm vụ trọng tâm Đánh đổ phong kiến và Đế quốc Pháp ==> Nhận thức mâu thuẫn giai cấp là chủ yếu của xã hội lúc bấy giờ nên luận cương chính trị xác định đánh đổ phong kiến là nhiệm vụ trọng tâm. Lực lượng cách mạng Đông đảo mọi giai tầng trong xã hội. ==> Phát huy được sức mạng của khối đại đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc Công nhân, nông dân và phần tử lao khổ ở đô thị. ==> Chưa phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa DT VN và ĐQ Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống Đế quốc lên hàng đầu; đánh giá không đuúnag i trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong CM GD DT, từ đó không đề ra được 1 chiến lược liên minh DT và GC rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác nhau: ²Thứ nhất: LCCT chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa, nửa PK VN ²Thứ hai: do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong CM ở thuộc địa, và lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế cộng sản và 1 số ĐCS trong thời gian đó. ==> Hội nghị BCHTW Đảng lần I đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập của NAQ được nêu trong Đường cách mệnh, chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt. Như vậy, với những điểm khác nhau cơ bản của LCCT và CLCT đầu tiên, LCCT đã thủ tiêu CLCT đầu tiên. 3. Vận dụng của sinh viên Câu 7: Trình bày quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và chớp thời cơ để làm nên thắng lợi của CMT8 năm 1945. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Quá trình Đảng lãnh đạo, chỉ đạo tạo và chớp thời cơ để làm nên thắng lợi của CMT8 năm 1945 - Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng được thể hiện qua 3 hội nghị: · Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VI (11/1939): mở đầu sự chuyển hướng · Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VII (11/1940): tiếp tục bổ sung nội dung chuyển hướng. · Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941): hoàn chỉnh nội dung chuyển hướng. - Nội dung cơ bản chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: gồm 3 nội dung v Nội dung 1: nhiệm vụ cơ bản và hàng đầu là giải phóng dân tộc Hội nghị TW VI: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng dân tộc” Hội nghị TW VIII: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn mãi chịu kiếp trâu ngựa mà quyền lợi giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”. Đảng đã nhận ra rằng: §Vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với bọn đế quốc xâm lược (Pháp – Nhật). Kẻ thù trước mắt cách mạng Đông Dương là thực dân Pháp – phát xít Nhật và tay sai. → Xác định nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng là giải phóng dân tộc. §Tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”. ðHội nghị TW8 có nhận thức hoàn thiện hơn, đó là nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc thì không thể nào giải phóng giai cấp. Giải phóng dân tộc mang tính quyết định và chủ chốt → đây chính là điểm hoàn chỉnh thứ nhất. v Nội dung 2: chuyển hướng xây dựng lực lượng cách mạng - Hội nghị TW6: thành lập mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương. - Hội nghị TW8: thành lập Mặt trận VN độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Mặt trận Việt Minh có nhiệm vụ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, lấy khối liên minh công nông làm nòng cốt, chĩa mũi nhọn cách mạng vào đế quốc Pháp và phát xít Nhận để giành độc lập. Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng mang tên “cứu quốc” như: Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc,… ðHội nghị TW8 thể hiện lực lượng cách mạng ở một quan điểm lớn mạnh hơn TW6 vì: trong TW6, để tập hợp cả 3 nước Đông Dương cùng đấu tranh sẽ gặp nhiều khó khăn do địa lý cách trở và mục tiêu đấu tranh của mỗi nước không giống nhau. Còn trong TW8, lực lượng cách mạng là đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh to lớn để thực hiện một mục tiêu chung là giải phóng dân tộc → đây là điểm hoàn chỉnh thức 2. v Nội dung 3: chuyển hướng phương pháp cách mạng - Quyết định xúc tiến ngay công tác khởi nghĩa vũ trang. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại. Để khởi nghĩa vũ trang đi đến thắng lợi cần phải phát triển lực lượng cách mạng, tiến hành xây dựng căn cứ địa cách mạng, càng về sau càng hoàn thiện hơn → đây là điểm hoàn chỉnh thứ 3. ðHội nghị TW8 đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng được đề ra từ Hội nghị lần thứ VI. Quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được hoàn chỉnh góp phần giải quyết mục tiêu hàng đầu của cách mạng VN là độc lập dân tộc; đồng thời đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu đó. Sự chuyển hướng đó cũng đã dẫn đường cho nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đánh Pháp đuổi Nhật, giành độc lập cho dân tộc và tự do cho nhân dân. Chủ trương đúng đắn của Hội nghị thực sự là kim chỉ nam đối với hoạt động của Đảng cho tới thắng lợi của CMT8. 2. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 8: Nguyên nhân nào quyết định thành công của CMT8? Vì sao? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Nguyên nhân thắng lợi a) Nguyên nhân khách quan CMT8 nổ ra trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi: kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và các nước đồng minh đánh bại. Bọn Nhật ở Đông Dương và tay sai đã tan rã → tạo thời cơ thuận lợi để Đảng ta phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng. b) Nguyên nhân chủ quan -CMT8 thắng lợi là kết quả tổng hợp của 15 năm đấu tranh gian khổ của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã được rèn luyện qua 3 cao trào cách mạng rộng lớn: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945. Quần chúng cách mạng được Đảng tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện bằng thực tiễn đấu tranh đã trở thành lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. -Cách mạng tháng 8 thành công là do Đảng ta có sự chuẩn bị được lực lượng vĩ đại cảu toàn dân đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, dựa trên cơ sở liên minh công - nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng. -Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 8. Đảng có đường lối cách mạng đúng đắn, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh, đoàn kết thống nhất, nắm đúng thời cơ, chỉ đạo kiên quyết, khôn khéo, biết tạo nên sức mạnh tổng hợp để áp đảo kẻ thù và quyết tâm alnxh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố chủ yếu nhất, quyết định thắng lợi của CMT8. 2. Nguyên nhân chủ quan quyết định thắng lợi vì: v Lực lượng cách mạng không tự nhiên mà có được, mà đó là sự chuẩn bị gian khổ của Đảng và nhân dân ta trong suốt 15 năm từ 1930-1945: -Về chính trị:25-10-1941 “Mặt trận Việt Minh” tuyên bố ra đời. Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tốt chức quần chúng và lãnh đạo phong trào đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. -Về vũ trang: thành lập : “VN giải phóng quân” năm 1944 là tiền thân của “Đội VN tuyên truyền giải phóng quân”. VN Tuyên truyền giải phóng quân phát triển mau chóng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng cơ sở cách mạng, thúc đẩy và cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước. -Các căn cứ địa cách mạng được xây dựng và củng cố tiêu biểu là căn cứ Bắc Sơn- Vũ Nhai và căn cứ Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Đảng và HCM. v Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chúng ta đã chớp thời cơ kịp thời, chuẩn xác. -Phát xít Nhật thất bại trong CTTG2 là một thời cơ bên ngoài có tính mở. Đây là một tình huống lịch sử đặt ra cho VN, lựa chọn và quyết định như thế nào sẽ cho ra những kết quả khác nhau: Phát xít Nhật suy yếu tạo ra điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước Châu Á – Thái Bình Dương đang bị Nhật chiếm đóng; nhưng ở thời điểm đó chỉ có cách mạng VN thành công hoàn toàn và triệt để. -Thời cơ đến rồi sẽ đi. Trong điều kiện chúng ta đã có sự chuẩn bị đầy đủ về lực lượng cách mạng, nếu không nắm bắt và quyết định hành động ngay khi thời cơ đến thì sẽ bỏ qua cơ hội đó → sẽ không có thắng lợi của CMT8 lịch sử. ==>Nguyên nhân chủ quan có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của CMT8 năm 1945. 3. Liên hệ bản thân Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 9: Đảng lãnh đạo thực hiện sách lược đối với giắc ngoại xâm trong những năm 1945-1946 như thế nào? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. Hoàn cảnh lịch sử: - CMT8 thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. - Khó khăn và thuận lợi: o Thuận lợi: ü Thế giới: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, CNXH trở thành 1 hệ thống thế giới; phong trào giải phóng dân tộc trở thành dòng thác cách mạng; phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. Cơ bản và lâu dài thì tình hình đó rất có lợi cho CM VN ü Trong nước: Đảng ta trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm o Khó khăn: Giặc đói – Giặc dốt – Giặc ngoại xâm ü Kinh tế: Giặc đói, nạn đói khủng khiếp ü Văn hóa - xã hội: 95% dân số mù chữ, tệ nạn XH còn nặng nề ü Tài chính rỗng, cán bộ no kém;quân đội chưa trang bị, chưa được huấn luyện; chưa có nước nào công nhận về ngoại giao ü Ngoại xâm: 20 vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc, 3 vạn quân Anh vào miền Nam, 6 vạn quân Nhật chưa giải giáp được quân Anh ẩn ngụy trang ü Hàng chục Đảng phản động khác kéo về nước: VN quốc dân Đảng, VN CM đồng minh hội, .... - Trong hoàn cảnh lịch sử chính quyền non trẻ vừa mới ra đời, chưa bao giờ Đảng ta phải đối diện với nhiều kẻ thù như thế. Cùng một lúc ở VN có đến 4 lực lượng gồm quân Tưởng, quân Pháp, quân Anh và quân Nhật, trong đó Đảng ta xác định hai kẻ thù chính là quân Tưởng và quân Pháp. - Thời gian này Đảng nêu ra 4 nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách và khẩn trương thực hiện là “Củng cố chính quyền chống TDP xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nnhaan dân”. Với chủ trương thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa Việt thân thiện” đối với quân Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. 1.Hòa với Tưởng để chống Pháp (Trước 6/3/1946) 1.1.Về chính trị: - Khi bầu cử: nhường bọn phản động 1 chức phó chủ tịch nước, 4 chức bộ trưởng. - Ngày 6/1/1946 nước ta bầu cử Quốc hội khóa I, bầu ra 333 đại biểu; sau đó dành ra 70 ghế cho quân Tưởng. Đây là một số lượng lớn nhưng lại không có ý nghĩa quyết định trong cơ chế làm việc tập trung dân chủ của nước ta, tuy nhiên cũng thể hiện sự nhượng bộ của ta với Tưởng. - Ngày 11/11/1945, Đảng tuyên bố tự giải tán, bộ phận hoạt động công khai lấy tên là Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do đồng chí Trường Chinh làm hội trưởng. 1.2.Về kinh tế - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng. - Quân Tưởng được sử dụng đồng tiền riêng, đó chính là Quan kim quốc tệ, một đồng tiền cũ không còn được sử dụng nữa. 1.3.Về vũ trang - Tập trung đáp Pháp ở miền Nam, Nam trung bộ. - “Đưa lưng cho Tưởng đánh” Quân Tưởng đánh mình, mình không được đánh bại, tránh đồi đầu và gây hấn. 2.Sách lược hòa với Pháp để đuổi Tưởng (6/3/1946) - Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng kí kết với nhau Hiệp ước Trùng Khánh (Hiệp ước Hoa-Pháp) với những điều khoản chính là: Tưởng sẽ cho Pháp vị trí ở miền Bắc và rút quân về nước còn ngược lại Pháp sẽ cho Tưởng đường xe lửa ở Vân Nam; hàng hóa của Tưởng vào VN qua cảng Hải Phòng không cần đóng thuế. - Ngày 3/3/1946, Đảng ta ra chỉ thị “Hòa để tiến”. - Trước tình hình đó, Đảng ta đã ký hiệp định sơ bộ vào ngày 6/3/1946 nhằm hòa với Pháp để đuổi Tưởng. Hiệp định gồm 3 điều khoản: üThứ nhất, Pháp công nhận VN là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp của Pháp trừ Chính phủ, Nghị viện, Quân đội và tài chính; üThứ hai, ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, mỗi năm rút 1/5 số quân; üThứ ba, hai bên ngừng bắn ở nguyên vị trí đóng quân. - Với sách lược của 2 giai đoạn, Đảng và Chính phủ giành được một thời gian 1 tháng tập trung vào công việc củng cố chính quyền, diệt “Giặc đói và dốt”, xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đuổi được bọn Tưởng. - Từ sau hiệp định sơ bộ, 1 phái đoàn của Chính phủ ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu qua Pháp đàm phán nhưng thất bại không thống nhất được tuyển cử. Tuy nhiên, lúc đó HCM đang thăm nước Pháp, Bác đã cứu vãn được tình thế ngoại giao bị cắt đứt bằng việc ký tạm ước với Pháp ngày 14/9/1946 chấp nhận: o Chính phủ VN cam kết đảm bảo các lợi ích của Pháp ở Đông Dương và sẽ có hình thức trả lời nước Pháp với hình thức thu mua. o Đối xử bình đẳng giữa người Pháp với người VN. o Hai bên sẽ ngồi đàm phán. -->Với sách lược hòa để tiến, hòa với Tưởng để chống Pháp, hòa với Pháp để đuổi Tưởng chúng ta đã giữ vững được chính quyền CM, bảo vệ nền độc lập đất nước. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến. * Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 10: Phân tích phương châm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Phân tích phương châm tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng: - 11-19/2/1951, đại hội BCHTW Đảng lần 3 tổ chức tại Tuyên Quang đã đổi tên Đảng thành Đảng lao động VN và thông qua CLCT 3 do Trường Chinh soạn thảo. - Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn, đó là: · “Toàn dân kháng chiến” (12/12/1946) · “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946) · “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Trinh. - Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. · Kháng chiến toàn dân: Tất cả mọi người dân có lòng yêu nước đều tham gia đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang có ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích) làm nòng cốt. “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. · Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao), trong đó quân sự có tính quyết định. § Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình. § Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; tiêu diệt địch giải phóng nhân dân và đất đai; thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy. § Về kinh tế: tập trung phát triển kinh tế theo nguyên tắc “vừa kháng chiến, vừa xây dựng đất nước” § Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến; xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. § Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn bớt thù, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận VN độc lập. · Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Không có nghĩa là vô thời hạn. Kháng chiến lâu dài là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp; để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch. Thể hiện qua 3 giai đoạn: § Giai đoạn phòng ngự (Việt Bắc – 1947) § Giai đoạn cầm cự (Biên giới – 1950) § Giai đoạn phản công (Đông Xuân 1953 – 1954) · Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện, ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. ðPhương châm kháng chiến mà Đảng đề ra vừa kế thừa kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa M-LN, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ (địch mạnh – ta yếu). - Ý nghĩa: · Đường lối kháng chiến chính là sự vận dụng sáng tạo nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa M-LN và kinh nghiệm quân sự nước ngoài vào VN. Đây là đường lối chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. · Nhờ việc đề ra và thực hiện triệt để đường lối kháng chiến của Đảng mà chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. · Làm thất bại âm mưu của Pháp và sự can thiệp của Mỹ, buộc chúng công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, mở đường cho miền Bắc đi lên CNXH, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam kháng chiến. · Cỗ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa trên thế giới. 2. Ý nghĩa vấn đề đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 11: Phân tích đường lối chiến lược chung của cả nước được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tháng 9/1960? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Phân tích đường lối chiến lược chung của cả nước được thông qua tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 9/1960: Chiến thắng ĐBP đã dẫn đến thắng lợi của hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương, công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ VN. Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng. Trong khi đó ở miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp hòng biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng, đồng thời lấy miền Nam làm căn cứ để tiến đánh miền Bắc. ð Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta là phải đề ra đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động VN đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của CMVN trong giai đoạn 1954-1975. Trên cơ sở phân tích tình hình và đặc điểm nước ta, Đại hội xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN trong giai đoạn mới: - Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và nhận thức rõ vai trò của miền Bắc trong đấu tranh thống nhất đất nước, Đảng ta quyết định đưa miền Bắc đi lên xây dựng CNXH. Đó chẳng những là yêu cầu phát triển khách quan của xã hội miền Bắc sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mà còn là yêu cầu rất cấp bách của cách mạng cả nước, của cách mạng miền Nam lúc đó. Đảng đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng củng cố hậu phương căn cứ địa cách mạng, tạo chỗ dựa vững chắc, nguồn sức mạnh to lớn, cung cấp kịp thời sức người, sức của cho miền Nam đánh Mỹ. → Đây là chủ trương đúng đắn, là cơ sở quan trọng đầu tiên cho xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. ==> Xóa bỏ sự chia cắt v Nhận xét 2 đường lối của Đảng: Đảng lãnh đạo thực hiện 2 chiến lược cách mạng khác nhau ở 2 miền thể hiện tính độc đáo và sáng tạo trong việc hoạch định đường lối. -Sau chiến tranh năm 1953, Triều Tiên lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới chia đôi đất nước. Những nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên chủ trương dùng chiến tranh để giải phóng Nam Triều Tiên và được hậu thuẫn của Liên Xô. Tuy nhiên, do sự can thiệp của Mỹ nên kết quả của cuộc chiến sát nhập lãnh thổ 2 miền đã thất bại. Còn Việt Nam đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả 2 phương thức bạo lực cách mạng: khởi nghĩa và chiến tranh; huy động sức mạnh của cả 2 cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. → Đây là điểm độc đáo trong việc hoạch định đường lối chiến lược của Đảng ta. -Nếu theo học thuyết M-LN, các cuộc cách mạng là sự kế tiếp nhau, sau khi hoàn thành cuộc cách mạng này thì mới tiến hành cuộc cách mạng tiếp sau nó (“một nước làm xong cuộc CM DTDCND thì mới đi lên CNXH”). Tuy nhiên, VN tại thời điểm này đã thực hiện song song, đồng thời 2 chiến lược cách mạng đó. → Đây là nét sáng tạo trong việc hoạch định đường lối chiến lược của Đảng ta. 2. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 12: Hãy làm rõ vai trò của cách mạng XHCN ở miền bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cưu nước? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Vai trò của cách mạng XHCN ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: vThực hiện theo chủ trương của Đại hội III, công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân miền Bắc đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa to lớn. vVai trò: - Miền Bắc là hậu phương chi việc sức người, sức của cho miền Nam: Miền Bắc tổ chức động viên sức người, sức của nhằm nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam. Sự chi viện đó là to lớn, toàn diện, liên tục, với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường. · Miền Bắc đã động viên hàng triệu lao động, chủ yếu là thanh niên trẻ, khỏe, ưu tú để bổ sung, mở rộng lực lượng vũ trang và phục vụ chiến đấu cho chiến trường miền Nam. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, đảm bảo giao thông, mở đường và các lực lượng đảm bảo khác gần hàng chục vạn người cũng được động viên từ miền Bắc. · Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vược hàng nghìn km dưới bom đạn đánh phá của địch tới phục vụ chiến trường miền Nam. - Miền Bắc còn tiếp nhận những cán bộ, con em miền Nam ra tập kết, học tập; nhận thương binh, bệnh binh từ chiến trường miền Nam ra hậu phương để chữa trị(thành lập bệnh viện E năm 1967 là minh chứng rõ ràng cho vai trò này của miền Bắc, góp phần giúp miền Nam giảm tải được tình trạng quá tải nơi cứu chữa cho các thương bệnh binh). - Miền Bắc không chỉ là hậu phương mà còn là chiến trường đánh Mỹ, góp phần làm suy yếu thực lực của đế quốc Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho tiền tuyến miền Nam. · Trong công cuộc chiến đấu bảo vệ hậu phương vững chắc, quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. ü Chiến tranh phá hoại lần thứ I (1964-1968) ü Chiến tranh phá hoại lần thứ II (trận Điện Biên Phủ trên không 1972) · Thắng lợi cực kỳ oanh liệt này đã làm thất bại 1 phần quan trọng trong chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Paris (27/1/1973), rút quân viễn chinh khỏi miền Nam. vCông cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc, một hậu phương vừa chiến đấu vừa chi viện, đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của một hậu phương lớn, hết lòng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. 2. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 13: Trình bày những thắng lợi có tính quyết định về chính trị và quân sự của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. Từ năm 1954 – 1975, Mỹ đã tiến hành nhiều chiến lược chiến tranh khác nhau, với phương pháp, chủ trương, cách thức liên tục thay đổi nhằm phá vỡ công cuộc đấu tranh tiến tới giải phóng thống nhất đất nước của quân dân 2 miền: · Chiến tranh đơn phương (1954-1960) · Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) · Chiến tranh cục bộ (1965-1968) · Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973-1975) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân dân ta đã lần lược đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. 1. Chiến tranh đơn phương (1954-1960) vChính trị Tháng 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam, đã ra nghị quyết xác định 2 nhiệm vụ chiến lược, trong đó nhiệm vụ cơ bản của cách mạng VN ở miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”. Phương pháp: bạo lực CM nhưng vẫn chú trọng đấu tranh chính trị là chủ yếu --> dấy lên ánh sáng cách mạng đấu tranh Năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN được thành lập. --> Hình thành khối đại đoàn kết DT vQuân sự Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của Mỹ - Ngụy → Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng VN, chuyển cách mạng VN từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. 2. Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã sử dụng lực lượng bao gồm lính Ngụy, cố vấn Mỹ và vũ khí Mỹ; với âm mưu “tát nước bắt cá” nhằm tách cộng sản ra khỏi dân; sử dụng biện pháp lập ấp chiến lược. Tuy nhiên, với thắng lợi Ấp Bắc (1963) đã vững thế tiến công, là dấu hiệu phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Chiến thắng ở Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài (cuối 1964 – đầu 1965) đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. → Chúng ta giữ vững và phát triển thế tiến công. 3. Chiến tranh cục bộ (1965-1968) Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ, quân các nước chư hầu, lính Ngụy và vũ khí Mỹ vào tham gia chiến tranh, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn; với âm mưu và biện pháp là “tìm diệt và bình định”. Trước tình thế đó, Bác đã trả lời nhân loại: “nhân dân VN quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do”. Và trong giai đoạn này, thắng lợi của cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968” đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải dừng chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris. 4. Chiến lược VN hóa chiến tranh (1969-1973-1975) Trong giai đoạn này, đế quốc Mỹ đã sử dụng quân Ngụy, hỏa lực Mỹ và hậu cần Mỹ với âm mưu và biện pháp là “thay màu da trên xác chết” để tiến hành chiến lược cuối cùng là “chiến lược VN hóa chiến tranh”. vChính trị Năm 1969, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN được thành lập Tháng 7/1973, hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 21 đưa ra 2 nhiệm vụ: Đánh đổ hoàn toàn quân Ngụy và giữ vững thế chủ động tiến công Trong hội nghị Bộ chính trị 1974-1975 đã nêu ra 2 phương án giải phóng miền Nam: trong năm 1976 hoặc 1975 vQuân sự Tuy nhiên, thắng lợi ở Thành cổ Quảng Trị (1972), chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972) đã bước đầu làm phá sản “chiến lược VN hóa chiến tranh” của Mỹ và tay sai, buộc Mỹ kí hiệp định Paris công nhận độc lập cho Việt Nam. Thắng lợi của cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975” với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm phá sản hoàn toàn “chiến lược VN hóa chiến tranh”, kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, xóa bỏ chia cắt hai miền lãnh thổ, thống nhất đất nước. ðDưới đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ và tay sai → có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. * Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 14: Phân tích tính tất yếu của đường lối đổi mới được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCSVN năm 1986? Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. 1. Tính tất yếu của đường lối đổi mới được thông qua tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VI: v Khủng hoảng KT-XH: + Ngoài nước: · Các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đang tìm cách chống phá hệ thống XHCN và nhà nước XHCN VN. · Mặt khác, hệ thống XHCN, cả Liên Xô và Trung Quốc đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bước vào cải cách, cải tổ với các hình thức và mức độ khác nhau, nhằm tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng; có nước thành công, có nước thất bại. Điều này giúp cho Đảng ta định hướng được con đường đổi mới đúng đắn cho nước nhà. + Trong nước: · Đất nước ta tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa, bị đế quốc Mỹ cấm vận. · Chiến tranh Biên giới: Tây Bắc và Tây Nam + sự chống phá của các thế lực thù địch · Đường lối của Đảng có điểm chưa hợp lý: Đại hội IV (12/1976) đề ra đường lối (20 năm thực hiện xong thời kỳ quá độ): công nghiệp hóa là trung tâm(ưu tiên phát triển công nghiệp nặng). · Từ thực tiễn chỉ đạo công nghiệp hóa 5 năm (1976 – 1981), Đảng ta rút ra kết luận: từ 1 nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường. Từ đó, tại Đại hội V (1982) đã xác định: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN. · Những bước đột phá cục bộ về đổi mới tư duy kinh tế: o Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IV (8/1979): với tinh thần “bung ra sản xuất” hướng đến chỉ thị 100 (1/1981) của ban bí thư về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, hợp tác xã nông nghiệp; quyết định 25,26 CP của chính phủ (1/1981) về cải tiến cơ chế quản lý kinh tế trong kinh tế quốc doanh. o Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng (6/1985) về giá lương tiền xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính bao cấp. o Cuối tháng 8/1986, Bộ chính trị và ban bí thư thảo luận và kết luận về 1 số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế. o 5/4/1988, Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. v Khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” ðĐổi mới vì XHCN. Nước ta thoát khỏi khủng hoảng KT - XH 2. Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân: Về bản thân là 1 sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em luôn cố gắng học tập và không ngừng nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, tuyệt đối tin vào Đảng, giữ vững lập trường, không bị kẻ xấu xúi giục, tích cực thực hiện và tham gia tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau chung tay thực hiện nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng như: tham gia đi bầu cử đầy đủ, nộp thuế, đoàn phí đầy đủ, tham gia tổ chức xuân ấm tình thương, các công tác tình nguyện.... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Đảng và nhà nước, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước để hoàn thành mục tiêu trở thành Đảng viên trong tương lai không xa Câu 15: Phân tích những đặc trưng chủ yếu của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ len CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Những đặc trưng chủ yếu của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011): Những đặc trưng chủ yếu của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) gồm: - Đặc trưng 1: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của CNXH. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội XHCN, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ XHCN so với các chế độ xã hội trước đó. Ví dụ: nhân dân cả nước VN tham gia bầu cử bằng phiếu bầu cử vào ngày 22/5/2011. - Đặc trưng 2: Do nhân dân làm chủ. Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN để bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ - Đặc trưng 3: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao – điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội XHCN. - Đặc trưng 4: Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để xây dựng thành công CNXH, chúng ta cần kế thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa thời đại để phát triển văn hóa VN thực sự là nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển. - Đặc trưng 5: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của XHCN. Muốn có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tất yếu phải giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, bất công, coi sự phát triển con người là mục tiêu cao nhất của CNXH. Tất cả vì con người. - Đặc trưng 6: Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội XHCN là bảo đảm bình đẳng không chỉ cho các nhân người công dân, mà còn ở cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dân tộc trong một quốc gia. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng VN. Và giờ đây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị xã hội XHCN VN. - Đặc trưng 7: Có nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do ĐCS lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không thể nào khác là dưới sự lãnh đạo của ĐCS – đảng thực hiện mục tiêu và lý tưởng XHCN. Vd: Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước đi bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 Vd: Đợt trưng cầu ý dân vào cuối năm 2007 về dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân trên trang thông tin điện tử của Bộ tài chính - Đặc trưng 8: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Để thực hiện được đặc trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối đối ngoại: độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước VN xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh. VD: 11/1/2007, VN trở thành thành viên đầy đủ của WTO → mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi VN được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Vd: VN bình thường hóa quan hệ với TQ (1991), bình thường hóa quan hệ với Mỹ (11/7/1995), gia nhập ASEAN (7/1995),.... ð“Xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH”. 2. Liên hệ thực tiễn hiện nay: Câu 16: Phân tích quan điểm của Đảng về CNH - HĐH: “Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Quan điểm của Đảng về CNH-HĐH: phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững: “Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” là 1 trong 5 quan điểm của Đảng về CNH-HĐH: v Nguồn lực con người được xem là yếu tố cơ bản, quyết định nhất, vì: - Các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà phải thông qua nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng. Bởi lẽ con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, sở hữu trí tuệ để có thể sử dụng các nguồn lực khác, kết hợp chúng lại với nhau tạo ra sức mạnh thúc đẩy xã hội phát triển. - So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất sám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lí; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn→Các nguồn lực khác dùng thì hết, trái lại nguồn lực con người càng dùng càng phát triển. - Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Con người là nguồn lực duy nhất có khả năng sáng tạo, làm tiền đề cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của tiến bộ xã hội. - Môi trường tự nhiên có được bảo vệ hay không cũng là do ý thức của con người. - Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của tiến trình phát triển xã hội. Bên cạnh đó con người cũng có thể là nguyên nhân kiềm hãm tiến trình phát triển đó. v Việt Nam là quốc gia có dân số đông trong khu vực. Có thể khẳng định nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng rất dồi dào. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, cơ cấu phân bố chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng miền lãnh thổ, giữa các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế. v Vì vậy cần phải có chiến lược phát huy nguồn nhân lực của nước ta phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, thông qua các biện pháp sau: - Phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng tiềm lực trí tuệ- cốt lõi của nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này có nghĩa là phải thực sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo vì sản phẩm của giáo dục và đào tạo là những con người có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt. →Đó là nền tảng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. - Cần phải có những chính sách sử dụng và phân bố nguồn nhân lực 1 cách hợp lí, kết hợp với quy hoạch và phân bố nhân lực đồng đều giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn. →Phát huy tính hiệu quả của nguồn nhân lực, tránh lãng phí. - Phải có chính sách thu hút nhân tài. VD: đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo gắn với việc làm và theo nhu cầu xã hội, có chế độ đãi ngộ cao với người tài, xóa bỏ khoảng cách tôn giáo dân tộc,… 2. Liên hệ với thực tiễn hiện nay: Vd1: Công tác đẩy mạnh xã hội giáo dục, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, làm cho xã hội tham gia vào công tác giáo dục đào tạo. Vd2: Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCS VN lần thứ XI đã xác định 3 khâu đột phá chiến lược trong đó có vấn đề GD&ĐT phát triển nguồn nhân lực “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, taaph trung đổi mới căn bản và toàn diện nền GD quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng KH-CN Vd3: Xây dựng các quỹ khuyến học khuyến tài, khuyến khích con người không ngừng học tập, nghiên cứu và phát triển. Câu 17: Phân tích định hướng phát triển của Đảng: đẩy mạng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà đặc điểm quan trọng nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó, chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn chiếm hơn 70% dân cư cả nước. Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng: - Đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đây là nhu cầu thiết yếu của con người. (VD: gạo,…) - Nông nghiệp, nông thôn còn giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên liệu, vật liệu cho phát triển công nghiệp – dịch vụ. (VD: sợi đay cho công nghiệp làm bao bố) - Nông nghiệp, nông thôn còn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. (VD: nông nghiệp, nông thôn càng phát triển thì nhu cầu về hàng hóa và tư liệu sản xuất cũng tăng theo như: Thiết bị nông nghiệp, điện năng, phân bón… Khi mức sống của dân cư nông thôn tăng lên thì các nhu cầu về sản phẩm công nghiệp như tivi, tủ lạnh, xe máy,…các nhu cầu về dịch vụ, văn hóa, y tế, giáo dục cũng tăng lên). - Nông thôn còn là nơi có lực lượng lao động đông đảo nhất cả nước (chiếm 76%). Đây là nguồn cung cấp nhân lực chủ yếu để thực hiện quá trình CNH – HĐH đất nước. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, chậm phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn chưa được cải thiện đáng kể, chưa tương xứng với thành quả của công cuộc đổi mới đất nước. (VD: tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu - nghèo giữa nông thôn - thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc). Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nhưng đất sản xuất bị thu hẹp không đồng nghĩa với nhu cầu về lương thực, thực phẩm hay nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp hóa giảm → Mâu thuẫn: Cung < cầu. (VD: số liệu thống kê của Bộ tài nguyên môi trường cho biết, trong 7 năm (2001 – 2007) tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp là hơn 500.000 hecta, chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). ðCách để giải quyết mâu thuẫn chính là phải thực hiện đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1. Gắn liền nông nghiệp với công nghiệp chế biến (VD: sản phẩm nông nghiệp là cà phê. Thay vì xuất khẩu cà phê thô như trước đây thì thông qua công nghiệp chế biến sẽ làm tăng giá trị của nó) 2. Gắn liền nông nghiệp với thị trường tiêu thụ (VD: tổ chức các hội chợ triển lãm các sản phẩm của nông nghiệp như trái cây, nông sản…để quảng bá rộng rãi nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm). 3. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp VD: Áp dụng mô hình tưới phun sương tiết kiệm nước; tạo giống cây trồng mới nhằm nâng cao năng suất,… Đồng bằng SCL sử dụng giống lúa ngắn ngày trong canh tác=>rút ngắn thời gian canh tác, giảm chi phí sản xuất=>đem lại hiệu quả kinh tế cao 4. Quy hoạch, phát triển nông thôn. Ví dụ: Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn thôn mới với nhiều nội dung như: - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; - Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã…. 5. Giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn - Ví dụ: Chủ trương bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thông hiện nay=> có thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo ra ngay tại khu vực nông thôn=>giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn 6.Đầu tư mạnh cho xóa đói, giảm nghèo Vd : Xây nhà tình thương, có các chính sách cho vay vốn làm ăn,.. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ đồng thời cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp & dịch vụ làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó, quá trình CNH – HĐH nông thôn cũng góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế các tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Từ đó, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại, phù hợp với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. (VD: Xây dựng các khu công nghiệp → kéo theo sự phát triển của các công trình công cộng, văn hóa như trường học, bệnh viện, phát triển du lịch nông thôn) Câu 18: Phân tích mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Mục đích phát triển kinh tế thị trường trong định hướng XHCN ở VN: Mục đích phát triển là 1 trong những tiêu chí định hướng XHCN trong kinh tế thị trường. Mục đích phát triển bao gồm: - “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của CNXH. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội XHCN, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ XHCN so với các chế độ xã hội trước đó. +CNXH phải làm cho dân giàu, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nghèo đói không phải là CNXH. Dân giàu là giàu cả đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần; dân giàu nhưng phải làm cho nước mạnh, dân có giàu nước mới mạnh, phải nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia; dân giàu nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội... Đây là thể hiện tính ưu việt của CNXH. Cụm từ “dân chủ” được đưa lên trước cụm từ “công bằng” ,phản ánh sự nhận thức ngày càng sâu sắc hơn của Đảng ta đối vớimục tiêu dân chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là nguồn lực phát triển đất nước. Dân chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân là chủ, dân làm chủ, dân là gốc; dân chủ là chìa khóa vạn năng. Do đó, dân chủ phải được đặt ở một vị trí tương xứng với tầm vóc, giá trị của nó trong Cương lĩnh và khi đề cao dân chủ, chúng ta không hề coi nhẹ kỷ luật, kỷ cương .Càng coi trọng dân chủ càng phải coi trọng kỷ luật, pháp luật, kỷ cương trong quản lý đời sống xã hội. Ví dụ: nhân dân cả nước VN tham gia bầu cử bằng phiếu bầu cử vào ngày 22/5/2011. - Giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. +Tạo điều kiện cho người lao động thể hiện được hết năng lực của mình trong môi trường thuận lợi +Đối tượng lao động được tận dụng đúng mức nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao:Ví dụ trồng xen canh hoa màu ngắn ngày trên đất trồng cây công nghiệp. +Hiện đại hóa công cụ lao động góp phần nâng cao năng suất lao động. Ví dụ dùng máy móc hiện đại thay lao động thủ công. - Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. o Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. o Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép. o Xây dựng, và thực hiện có kết quả cao chương trình xóa đói giảm nghèo; đề phòng tái đói, tái nghèo; nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên. - Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, mọi người đều được hưởng những thành quả phát triển. Ở đây thể hiện sự khác biệt với mục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa tư bản. ðĐịnh hướng XHCN trong kinh tế thị trường có vai trò to lơn trong sự nghiệp CNH HĐH XHCN ở nước ta. 2. Liên hệ thực tiễn: Câu 19: Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có chức năng gì và gồm những thành tố nào? Liên hệ với tỉnh Đăk Lăk và trường ĐHTN hiện nay. 1. Chức năng và những thành tố của hệ thống chính trị ở VN hiện nay: vKhái niệm HTCT: HTCT là 1 chỉnh thể các tổ chức chính trị XH hợp pháp nhằm tác động vào đời sống XH để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích giai cấp cầm quyền. vHTCT ở nước ta hiện nay bao gồm: - Đảng Cộng sản VN - Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN - Mặt trận Tổ quốc VN và Đoàn thể nhân dân (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) vChức năng HTCT: - Đảng CSVN: là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược; những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Đảng còn là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng. - Nhà nước CHXHCNVN: là tổ chức công quyền thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Mặt khác, NN chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thông qua đội tiên phong là ĐCSVN. - Mặt trận Tổ quốc VN và Đoàn thể nhân dân: có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. 2. Liên hệ với tỉnh DL và trường ĐHTN: vTỉnh DL: - Đảng bộ tỉnh DakLak - UBND và HĐND tỉnh Đăk Lăk - Mặt trận tổ quốc VN tỉnh DakLak và Đoàn thể nhân dân (Liên đoàn lao động tỉnh DL, Đoàn thanh niên CS HCM tỉnh DL, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh DL, Hội cựu chiến binh tỉnh DL, Hội nông dân tỉnh DL). vTrường ĐHTN: - Đảng bộ trường ĐHTN - Trường ĐHTN - Đoàn thể nhân dân (Hội sinh viên trường ĐHTN, Đoàn Thanh niên CS HCM trường ĐHTN, công đoàn trường ĐHTN(Ban nữ công trực thuộc công đoàn trường ĐHTN), Hội cựu chiến binh trường ĐHTN, Hội cựu giáo chức) vKhoa y dược: - Chi bộ Đảng khoa y dược trực thuộc Đảng bộ trường ĐHTN - Khoa Y Dược - Đoàn thể nhân dân (Liên chi hội sinh viên khoa y dược trường ĐHTN, Chi đoàn khoa y dược trường ĐHTN, công đoàn khoa y dược trường ĐHTN, tổ nữ công trực thuộc công đoàn khoa y dược ĐHTN) Câu 20: Phân tích cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liên hệ với trường ĐHTN hiện nay. 1. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở VN: Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở VN thông qua mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Hệ thống chính trị ND làm chủ Nhà nước qlý Đảng lđ * - Đảng lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, phương hướng phát triển cho từng giai đoạn. Đảng đào tạo, bồi dưỡng đảng viên và những người ngoài Đảng có phẩm chất, năng lực để giới thiệu vào giữ các chức vụ trong cơ quan nhà nước thông qua cơ chế bầu cử, bổ nhiệm. Đảng kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó phát hiện những sai lầm để tổng kết, rút kinh nghiệm, không ngừng bổ sung và hoàn thiện đường lối, chính sách của mình. - Nhà nước cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng bằng hiến pháp và pháp luật, và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách trong thực tiễn. Mọi đường lối của Đảng phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật của Nhà nước cũng là 1 phương tiện để Đảng kiểm tra tính đúng đắn trong đường lối của mình. - Nhân dân chính là người thực hiện các đường lối, chính sách do Đảng đề ra. ND làm chủ Nhà nước qly Đảng lđ * Nhân dân tham gia bầu cử, thể hiện quyền làm chủ của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Bầu cử ra những người đại diện cho tiếng nói và ủy thác quyền lực của mình (Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhằm lập ra các cơ quan Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.) Những cá nhân ưu tú trong nhân dân cũng chính là nguồn nhân lực quan trọng cho Đảng. Đồng thời, nhân dân cũng thể hiện quyền làm chủ qua ý kiến phản hồi trong các cuộc trưng cầu dân ý, từ đó Đảng và Nhà nước tìm ra những điểm chưa hợp lý trong quá trình thực hiện và nguyên nhân để điều chỉnh. 2. Liên hệ: - Đảng ủy trường ĐHTN - Trưởng, phó các đơn vị - Các bộ, viên chức, sinh viên. VD: Người của Đảng ủy trường ĐHTN tổ chức họp mỗi tháng 1 lần, cụ thể vào tháng 5 đề ra đường lối là công tác tổ chức thi học kỳ II lần 2 năm 2016-2017. Sau đó có cuộc giao ban giữa các trưởng, phó các đơn vị để phổ biến, triển khai kế hoạch nêu trên. Các kế hoạch này sẽ được các cán bộ, viên chức, sinh viên trường ĐHTN thực hiện. Câu 21: Phân tích quan điểm của Đảng: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Phân tích quan điểm của Đảng: Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu là một trong 6 quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng ta. · Giaó dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu vì: Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của xã hội, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cho sự phát triển nhanh và bền vững . Giaó dục và đào tạo tạo ra con người đủ đức, đủ tài, là nguồn lực cho sự phát triển nền công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Đủ đức ở đây là phẩm chất tốt đẹp,nhân văn, phát huy được tính tích cực của mỗi cá nhân. Đủ tài ở đây là những người có trình độ kiến thức cao, khả năng tư duy và sáng tạo. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của riêng nghành giáo dục mà đó là công việc của toàn xã hội. · Để giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu phải: + Đổi mới mạnh mẽ giáo dục ở các bậc học đó là: - Mầm non - Phổ thông: tiểu học, THCS, THPT - Cao đẳng, đại học - Sau đại học: thạc sĩ và nghiên cứu sinh + Để thực hiện chính sách này đảng ta chủ trương: - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí, nội dung phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hóa hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục VN . - Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các bậc học, ngành học, tạo nhiều khả năng cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xã hội cho người học. - Đổi mới mạnh mẽ GD mầm non và GD phổ thông, khẩn trương điều chỉnh và khắc phục tình trạng quá tải, thực hiện nghiêm túc chương trình GD và sách giáo khoa phổ thông, đảm bảo tính khoa học, cơ bản phù hợp, tâm lí, lứa tuổi và điều kiện cụ thể của VN. - Phát triển mạnh mẽ hệ thống GD nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. - Đổi mới GD đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là chuyên gia đầu ngành. - Đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực của GD. - Thực hiện xã hội hóa của GD, phối hợp chặt chẽ GD với ban ngành tổ chức khác trong xã hội. - Tăng cường hợp tác quốc tế về GD và đào tạo. ðTrong công cuộc CMXHCN, nhận thức của Đảng về vấn đề giáo dục và đào tạo ngày càng rõ nét hơn 2. Liên hệ thực tiễn: ²Sách giáo khoa được tái bản nhiều lần và dự kiến năm 2018 sẽ bắt đầu dùng SGK chương trình mới ²Cấp phát SGK, SBT, vở viết cho học sinh lớp 1 đến 12 ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. ²Phổ cập giáo dục tiểu học đến từng buôn làng ²Năm 2015, bộ GD&ĐT áp dụng quy chế mới cho kì thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng là gộp 2 kì thi thành 1 và thay đổi theo từng năm đến nay ²Thay đổi phương pháp dạy học từ đọc chép sang tự chủ, HS SV phải tự học, sinh hoạt học tập nhiều hơn. ²Đào tạo theo tín chỉ (ĐHTN) đòi hỏi việc tự học ở sinh viên cao hơn. Câu 22: Phân tích quan điểm KHCN là quốc sách hàng đầu. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Phân tích: “ Khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu “ là một trong 5 quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng ta”. · Khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu vì: - Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của những ngành khác, càng ngày KHCN càng trở thành LLSX trực tiếp . Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định tăng năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất , nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ kinh tế nói chung. Ngoài ra khoa học và công nghệ còn là nhân tố phát triển văn hóa xã hội và củng cố nền an ninh quốc phòng. - Khoa học và công nghệ rút ngắn khoảng cách của thời kì quá độ đi lên CNXH. · Để KH và CN trở thành quốc sách hàng đầu phải thực hiện 2 bước: Bước 1: nghiên cứu + nhập + mua Bước 2: thương mại sản phẩm Bước 1: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ để nâng cao trình độ, tạo ra các sản phẩm KHCN có giá trị, đồng thời đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ, mua sáng chế để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, cải tiến sang chế đó tạo sản phẩm tối ưu hơn. Bước 2: các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn mang ra thị trường thế giới để tạo lợi nhuận. · Để thực hiện chính sách này chúng ta chủ trương: - Phát triển khoa học xã hội, tiếp tục góp phần làm sáng tỏ những lý luận về con đường đi lên CNXH ở nước ta. - Phát triển KHTN và KHCN, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, đặc biệt các lĩnh vực VN có nhu cầu và thế mạnh. Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập công nghệ mua sáng chế kết hợp công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỉ trọng lớn trong GDP. - Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; đổi mới việc công nghệ trong các doanh nghiệp. ðTrong công cuộc CMXHCN, nhận thức của Đảng về vấn đề KHCN ngày càng rõ nét hơn 2. Liên hệ: Mỗi năm VN có hàng nghìn kết quả nghiên cứu, sáng chế của các trường đại học, học viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và có cả các “sáng chế nông dân” như máy làm bánh hỏi, máy xay tiêu, máy ươm cây,.... Hiện có 170 giống lúa được công nhận, 90% diện tích đất trồng lúa được trồng bằng lúa cải tiến. Thiết kế chế tạo thành công máy biến áp 220kV-250MVA rẻ hơn nhập từ nước ngoài. Xây dựng mô hình thung lũng Silicon ở VN, nơi tập trung nhiều nguồn tài trợ cho các khoa học và những lý tưởng, những nghiên cứu của họ. Câu 23: Trình bày các chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Các chủ trương: Giải quyết các vấn đề XH là 1 trong những vấn đề quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Các chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội gồm: Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luận, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển. Tạo động lực làm giàu trong đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân, trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức cho phép. Xây dựng, và thực hiện có kết quả cao chương trình xóa đói giảm nghèo; đề phòng tái đói, tái nghèo; nâng cao dần chuẩn đói nghèo khi mức sống chung tăng lên. Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm. Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo nhiều việc làm ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội. Đổi mới chính sách tiền lương; phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý. Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả. Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; quan tâm chăm sóc y tế tốt hơn đối với các đối tượng chính sách; phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, các dịch vụ y tế ngoài công lập. Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi. Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản. Giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, kiên trì phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạng xã hội. Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Giảm tốc độ tăng dân số, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý. Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; bảo đảm bình đẳng giới; chống nạn bạo hành trong quan hệ gia đình. Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn" đối với các lão thành cách mạng, với những người có công với nước, người hưởng chỉnh sách xã hội. Chăm sóc lối sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô dơn không nơi nương tựa. Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi, lang thang. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương pháp cung ứng các dịch vụ công cộng. Phát triển về quy mô gắn với chất lượng và hiệu quả các dịch vụ công cộng, nâng cao năng lực quản lý của Nhànước 2. Liên hệ: Sau 30 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng sau: ²Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể, trông chờ vào viện trợ đã trở nên tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư ²Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích tập thể 1 cách chung chung, trừu tượng, thi hành phân phối lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân - cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Như vậy, công bằng được thể hiện ngày càng rõ hơn. ²Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọnug ủa chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng cường kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. ²Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong giải quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm. ²Từ chỗ không chấp nhận sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, coi việc có 1 bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. ²Từ chỗ nhanh chóng xây dựng 1 cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ còn có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp tri thức đi đến quan niệm cần thiết xây dựng 1 cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước VN giàu mạnh. Câu 24: Phân tích quan điểm của Đảng: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội”. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Phân tích: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội” là một trong những quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội. *Phải kết hợp mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội vì: - Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên việc kết hợp mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội vừa là nền tảng để phát triển kinh tế vừa là động lực để đi lên CNXH. - Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội có mối quan hệ mật thiết , luôn tồn tại đồng hành với nhau. Khi kết hợp 2 mục tiêu sẽ tạo ra sức mạnh to lớn phát huy tiềm lực con người tạo ra sự phát triển đất nước trên nhiều mặt. *Kết hợp mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội thông qua hệ thống luật, chủ trương, chính sách và cơ chế thực hiện qua đó: - Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp. - Mục tiêu kinh tế phải tính đến các tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý. - Phải tạo ra được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. - Sự kết hợp giữa hai loại mục tiêu này phải được quán triệt ở tất cả các cấp các ngành, các địa phương, ở từng đơn vị kinh tế cơ sở. 2. Liên hệ: - Khi đề ra kế hoạch xây dựng khu chung cư cao tầng thì ngoài việc xây dựng các khối nhà ở phải tính đến đồng bộ các công trình văn hóa, xã hội cần cho khối dân cư sẽ đến ở. Sự kết hợp giữa mục tiêu kinh tế là khối nhà ở để bán hoặc cho thuê và mục tiêu xã hội là các công trình văn hóa, xã hội cần cho khối dân cư đến ở. Khi có đủ 2 yếu tố đó thì kế hoach mới có thể dược phê duyệt. - Khi phê duyệt kế hoạch xây dựng khu công nghiệp ngoài những mục tiêu về kinh tế mà nó mang lại như tạo công ăn việc làm cho người dân, phát triển kinh tế … còn phải xét đến các vấn đề xã hội như có gây ô nhiễm môi trường hay không, nếu ko có đề án xử lý chất thải một cách cụ thể thì kế hoạch đó sẽ ko được thực thi. - Trong điều kiện VN gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hội nhập sâu rộng hơn vào hệ thống kinh tế, hội nghị TW 4 khóa X (1-2007) nhấn mạnh: phải giải quyết các vấn đề xã hội nãy sinh trong quá trình thực thi các cam kết WTO. Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh báo định kỳ về tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực xã hội đẻ có biện pháp xứ lý chủ động, đúng đắn kịp thời. Câu 25: Phân tích tư tưởng chỉ đạo của Đảng “Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế”. Liên hệ với thực tiễn hiện nay. 1. Phân tích: “Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế” là một trong những tư tưởng chỉ đạo trong quan hệ đối ngoại của nước ta hiện nay. Phải nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế hiện nay là vì: - Sự hợp tác giữa các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau hoặc có lợi ích khác nhau tự nó đã bao ham sự đấu tranh. VD: Hiện nay Việt Nam và các nước trong khối ASEAN xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN( AEC) đã đặt ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển kinh tế cho nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á về nhiều mặt thương mại dịch vụ, thương mại hàng hoá, đầu tư,.. . Kế hoạch AEC bao gồm 4 trụ cột: 1. tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất;2. tạo lập một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; 3.thúc đẩy sự phát triển kinh tế công bằng;4. Xây dựng một khu vực hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên đồng thời với sự hợp tác trong khối ASEAN đặt ra không chỉ cơ hội mà còn nhiều thách thức cho nhiều quốc gia về sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế nếu quốc gia nào không đổi mới và theo kịp sự phát triển sẽ bị tụt hậu lại phía sau. - Đấu tranh không để thủ tiêu hợp tác mà là phải được tiến hành trong điều kiện hợp tác, trên cơ sở hợp tác và để duy trì, cũng cố sự hợp tác . VD: Ngày 11 tháng 1 năm 2007, VN được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thế giới WTO mở ra thời kỳ hội nhập , hợp tác quốc tế để phát triển đất nước. Tuy nhiên ta không những hợp tác với các quốc gia trên thế giới để phát triển kinh tế mà còn đấu tranh cho quyền và lợi ích của đất nước, đấu tranh phá thế bao vây, cấm vận về kinh tế của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự hợp tác để phát triển . - Mức độ hợp tác và hình thức của hợp tác và đấu tranh đối với từng đối tác và trong từng hoàn cảnh phải phù hợp với điều kiện cụ thể. VD: Đối tác đối tác chiến lược lĩnh vựclà sự hợp tác trong một lĩnh vực nào đó mà cả 2 nước đều có sự tinh cậy lẫn nhau.Nhưng sự hợp tác ấy chỉ trong lĩnh vực ấy không sang các ngành và chuyên môn khác. 2. Liên hệ: Trong từng thời kì đổi mới hiện nay nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trêtn hế giới, tuy nhiên mỗi nước có chiến lược và hợp tác về các mặt khác nhau: üĐối tác chiến lược với 14 quốc gia: Nga, Nhật, Ấn Độ,... üĐối tác toàn diện với 10 quốc gia: Chi Lê, Úc, Hoa Kỳ,.... üQuan hệ ngoại giao với hơn 186 nước thuộc tất cả các khu vực. ==> Việt Nam có ý định nâng cao quan hệ song phương lên đối tác chiến lược với Mỹ, Pháp và 1 vài quốc gia Đông Nam Á. Vd: Quan hệ ngoại giao VN-TQ từ 1975 đến nay ü1975 quan hệ Việt Trung vô cùng căng thẳng do hoàn cảnh lúc đó TQ ở trạng thái thù địch với Liên Xô, trợ giúp toàn diện cho chính quyền Khơmer đỏ tại Campuchia hiện đang quậy phá biên giới phía Nam của nước ta, sự kiện VN lật đổ chính quyền Khơmer đỏ khiến TQ càng thù địch VN hơn. üQuan hệ VN-TQ đạt cực điểm căng thẳng vào 2/1979 khi chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra, cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm mang lại cho ta rất nhiều tổn thất. ü1989, VN rút quân khỏi Campuchia==> cơ sở bình thường hóa quan hệ VN-TQ ü3/4/1990, tại hội nghị Thành Đô ký kết kỷ yếu hội nghị bình thường hóa quan hệ 2 nước ü1991, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt sang thăm TQ và đây cũng là năm hiệp định mậu dịch Trung Việt và hiệp định tạm thời về viêệx ử lí công việc biên giới 2 nước đã được ký. üTừ 1991 đến nay quan hệ VN-TQ phát triển theo hướng VN ngày càng có quan hệ sâu rộng với TQ trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, chính trị. Kết luận: Tư tưởng của Đảng về “nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh” trong quan hệ quốc tế là một nhận thức đúng đắn và đã đạt được nhiều thành tựu trong quan hệ đối ngoại. Câu 26: Trình bày thành tựu cơ bản của quá trình thực hiện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của ĐCSVN trong thời kỳ đổi mới. Hơn 20 năm thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trênlĩnh vực : Xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ vững và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. 1 Phá thế bao vây,cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dưng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN. - Tham gia kí Hiệp định Pari (23-10-1991) về một giải pháp toàn diện cho vấn đề cam-pu-chia, đã mở ra tiền đề để VN thúc đẩy quan hệ với khu vực và cộng đồng quốc tế. - VN đã bình thường hóa với quan hệ Trung Quốc(10-11-1991). - 11-1992, chính phủ Nhật Bản đã quyết định nối lại viện trợ ODA cho VN. - Bình thường hóa với Hoa Kì(11-7-1995) - 7-1995, VN gia nhập ASEAN: hiệp hội các quốc gia ĐNA, đánh dấu sự hội nhập của nước ta với các nước khu vực Đông Nam Á, trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. 2. Giải quyết các vấn đề hòa bình biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan. - Đã đàm phán thành công với nước Malaixia về giải pháp “gác tranh đấu, cùng khai thác” ở vùng biển chồng lấn của hai nước. - Thu hẹp diện tranh chấp vùng biển giữa ta và các nước ASEAN. - Đã kí với Trung Quốc: hiệp ước về phân định biên giới trên bộ, hiệp định phân định vịnh bắc bộ và hiệp định hợp tác về nghề cá. 3. Mở rộng đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa: - VN có quan hệ chính thức trực tiếp với tất cả các nước lớn, kể cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc - VN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 nước trên thế giới. - Năm 2007, Đại hội đồng liên hợp quốc đã bầu VN làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. 4. Tham gia các tổ chức quốc tế: - 1993, VN công khai quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Qũy tiền tệ thếgiới (IMB), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) - Sau khi gia nhập ASEAN, VN đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA). - 3-1996,tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Á-ÂU với tư cách là thành viên sáng lập. - Tháng 11- 1998, gia nhập tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) - 11-1-2007, VN được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO. 5. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN và khả năng quản lí. - VN đã thu hút được khối lượng đầu tư nước ngoài. Năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 20.3 tỷ USD, năm 2008, đạt khỏng 65 tỷ USD. - Hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội để nước ta tiếp cận với những thành tựu của cuộc CM khoa học và công nghệ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến được sử dụng đã tạo nên bước phát triển mới trong các nghành sản xuất. - Thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài, VN đã tiếp nhận dược nhiều kinh Nghiệm quản lí và sản xuất hiện đại. 6. Từng bước đưa hoạt động của doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. - Trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng, không ngưng vươn lên cạnh tranh dể tồn tại và phát triển. - Tư duy làm ăn mới, lấy hiêu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo và đội ngũ các nhà doanh nghiệp mới năng động, sáng tạo có kiến thức quản lý đang hình thành. v Ý nghĩa: · Tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cung nguồn lực ở trong nước hình thành sức mạnh tổng hợp,góp phần đưa đến những thành tựu to lớn. · Góp phần giữ vững củng cố và độc lập, tự chủ định hướng XHCN.giữ vững an ninh quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc · Nâng cao vị thế và phát huy vai trò nước ta trên trường quốc tế.