ĐỀ CƯƠNG RĂNG HÀM MẶT. 2020-2021. MẶT DÙ LÀ KHÔNG CÒN CHO ĐỀ CƯƠNG NHƯNG FILE NÀY ÔN THI LÂM SÀNG VẪN OK Câu 1. Trình bày cấu tạo của răng. Răng có hai phần: Thân răng và chân răng, được phân cách bởi cổ răng giảiphẫu. 1. Thân răng là phần trông thấy được ở trên cổ răng giải phẫu, thân răng có 5 mặt: · Mặt nhai (của răng hàm), rìa cắn (của nhóm răng cửa trước): qua đó, có sự tiếp xúc các răng hàm đối diện để cắn xé, nhai, nghiền thức ăn. Ở mặt nhai có các núm (múi) răng, được phân cách nhau bởi các rãnh. · Mặt ngoài: còn gọi là mặt má (hành lang) đối với răng hàm, mặt môi (tiền đình) đối với răng trước cửa. · Mặt trong: còn gọi là mặt vòm miệng đối với các răng hàm trên, mặt lưỡi đối với các răng hàm dưới. · Hai mặt bên: mặt gần là mặt bên của răng nằm gần đường giữa, mặt xa là mặt bên của răng nằm xa đường giữa. 2. Chân răng là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm, được che phủ trên cùng bởi lợi bám ở cổ răng, tận cùng bằng chóp chân răng. Số lượng chân tùy loại răng và vị trí của nó: · Đối với răng vĩnh viễn - 1 chân: các răng cửa, răng nanh, các răng hàm nhỏ hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên. - 2 chân: răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên (gồm 1 chân ngoài và 1 chân trong), răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm lớn thứ hai hàm dưới (gồm 1 chân xa và 1 chân gần). - 3 chân: răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên (gồm 2 chân ngoài và 1 chân trong). - Số chân bất thường: răng khôn và các trường hợp ngoại lệ ở các răng khác có số lượng chân thay đổi. · Đối với răng sữa - Một chân: các răng cửa, răng nanh. - Hai chân: các răng hàm (cối) dưới (gồm 1 chân xa và 1 chân gần). - Ba chân: các răng hàm (cối) trên (gồm 2 chân ngoài và 1 chân trong). Câu 2. Trình bày cấu trúc của răng (men, ngà, tuỷ). Răng được cấu tạo bởi 3 thành phần: men, ngà và tủy răng. 1. Men răng: - Men răng là thành phần cứng nhất cơ thể, gồm 96% vô cơ, chủ yếu là Hydroxy apatit, 3% nước, 1% hữu cơ. - Men bao phủ thân răng, hầu như không có cảm giác. 2. Ngà răng: Ngà răng ít cứng hơn men răng, gồm 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước, ngà liên tục từ thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng (Apex), trong lòng chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà có cảm giác vì chứa các ống thần kinh Tomes. 3. Tủy răng: Tuỷ răng là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, là đơn vị sống chủ yếu của răng. Trong tủy có mạch máu, thần kinh, bạch mạch ... Câu 3. Trình bày định nghĩa sâu răng và sơ đồ White. Định nghĩa Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng (men, ngà và cement), đặc trưng bởi sự khử khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và không hoàn nguyên được. Có nhiều định nghĩa về bệnh sâu răng, dựa trên những nghiên cứu và nhận xétkhác nhau về nguyên nhân cũng như tiến trình của bệnh, bệnh sâu răng có thể đượcđịnh nghĩa như sau: - Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dínhtrên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh vàtheo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng (Fejerkov và Thylstrup). - Là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn mấtvà tái khoáng xen kẻ nhau (Silverston). Sơ đồ White Câu 4. Trình bày sinh bệnh học sâu răng và sơ đồ White. Sinh bệnh học Có rất nhiều thuyết để giải thích cơ chế gây bệnh, trong đó thuyết sinh acid (thuyết hóa học vi khuẩn) của Miller (1882) được nhiều người chấp nhận nhất. Theo Miller vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH trong môi trường miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 - 3 phút, sự giảm pH liên tục đưa đến sự khử khoáng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu. Từ thuyết của Miller, Keyes (1962) đã tóm tắt lại thành một sơ đồ gồm 3 vòng tròn biểu thị cho vi khuẩn, răng (men răng), thức ăn (bột, đường), sau đó được bổ sung thêm yếu tố thời gian. Phải có đủ 4 yếu tố tác động hổ tương, mới có sâu răng. Đến 1975, người ta nhận thấy sâu răng không phải chỉ có đường và vi khuẩn S. mutans, mà còn chịu nhiều yếu tố khác chi phối, nên White thay vòng tròn chất bột đường bằng từ chất nền (substrate), bao hàm vai trò bảo vệ răng và trung hòa acid của nước bọt, vệ sinh răng miệng, kem đánh răng có fluor. Đặc biệt là độ pH của nước bọt và dòng chảy nước bọt quanh răng. Câu 5. Trình bày triệu chứng và các thể lâm sàng sâu răng. 1. Sâu men Đây là hình thể đầu tiên của bệnh sâu răng, khác với các mô khác, men răng không có tế bào mạch máu, thần kinh, nên triệu chứng chủ quan chưa có. Triệu chứng khách quan: + Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai, hoặc chung quanh rìa miếng trám cũ. + Men răng đổi màu trắng đục hoặc vàng nâu. + Dùng thám trâm khám thấy men răng lởm chởm không còn trơn láng và mắc kẹt. 2. Sâu ngà:Là giai đoạn tiếp theo của sâu men không điều trị hoặc sâu ngay từ đầu nếu lộ ngà (thiếu men vùng cổ răng, mòn ngót cement vùng chân răng). Ngà răng là mô có thần kinh và phần kéo dài của nguyên bào tạo ngà trong các ống ngà, nên dù mới chớm cũng có cảm giác đau với những kích thích vật lý, hóa học, cơ học. - Triệu chứng chủ quan + Đau do kích thích (nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào, mài xoang...). + Đau chấm dứt ngay sau khi hết kích thích,và tụ lại ở răng nguyên nhân không lan tỏa. - Triệu chứng khách quan + Men, ngà răng chung quanh lỗ sâu đổi màu trắng đục, vàng hoặc hơi nâu. + Khám bằng thám trâm: bờ lỗ sâu lởm chởm, thành và đáy lỗ sâu có lớp ngà mềm, nạo quanh lỗ sâu bệnh nhân có cảm giác đau. + Gõ răng không đau. 3. Sâu men gốc răng (sâu cement): Thường gặp ở người già do nướu bị co lại, nhất là ở 1/3 cổ (vì lớp cement mỏng), nên sâu cement dễ biến thành sâu ngà. Câu 6. Trình bày cách dự phòng sâu răng. Sâu răng là một bệnh phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh lại cao không chỉ ở số lượng người mà cả số răng sâu trung bình ở một người. Trong khi đó trang bị và người chưa có đủ mà phí tổn điều trị rất lớn, nên việc phòng bệnh cần được quan tâm. Tuy nhiên việc giữ gìn sức khỏe răng miệng đòi hỏi phải có sự hợp tác lâu dài và không ngừng giữa nha sĩ và bệnh nhân. Ngày nay việc dự phòng sâu răng không phải là khó, dựa vào nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, chúng ta đã biết rằng để sâu răng xảy ra cần 4 yếu tố cơ bản phải hiện hữu đồng thời: · Một lượng đủ lớn vi khuẩn sinh sâu răng. · 1 răng dễ bị sâu (men răng xấu, hố rãnh...). · Đường, bột . · Thời gian tồn tại của đường, mảng bám trên răng. Sâu răng không xảy ra, hoặc được phòng ngừa hoặc được ngăn chặn khi 1 trong 4 yếu tố trên không còn. Do vậy, BS nên hướng dẫn BN các phương pháp hữu hiệu sau đây: · Giảm số lượng vi khuẩn (tác nhân) bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng. · Giảm mặt răng dễ bị sâu (vật chủ) bằng cách tăng cường sử dụng Fluor. · Giảm sự tiếp xúc thường xuyên với chất bột, đường (môi trường), tránh ăn vặt, hạn chế ăn bánh kẹo... Cụ thể đối với cộng đồng, ta có các cấp dự phòng sau : 1. Cấp 0: khi bệnh chưa xảy ra - Cải tạo môi trường nước uống có Fluor (đối với vùng thiếu Fluor, hàm lượng Fluor trong nước sinh hoạt < 0,7 ppm), bằng cách: + Fluor hóa nước công cộng với nồng độ 1/ triệu. + Fluor hóa nước trường học với nồng độ 4/ triệu. - Nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa để nâng cao nhận thức và bảo đảm chế độ dinh dưỡng cho toàn dân, cần nhất đối với PNMT, CCB và TE. 2. Cấp 1: khi bệnh có khả năng xảy ra - Triển khai chương trình nha khoa cộng đồng, chủ yếu giáo dục phòng bệnh. - Triển khai chương trình nha học đường trên toàn quốc với các nội dung giáo dục nha khoa, súc miệng với NaF 0,2 % 1 tuần/lần, tổ chức khám và chữa răng tại trường, trám bít các hố rãnh. - Hướng dẫn các biện pháp vệ sinh răng miệng chủ yếu là chải răng sạch sau khi ăn và trước khi ngủ, chải đúng phương pháp . - Kiểm soát thực phẩm (giảm lượng carbohydrate, tránh ăn vặt) - Tăng cường sử dụng Fluor dưới mọi hình thức: + Chải răng với kem đánh răng có Fluor + Súc miệng với NaF 0,2 % tuần/lần + Gel Fluor để bôi + Uống viên Fluor với liều lượng như sau: 0 - 6 tháng: 0,25 mg F / ngày 6 - 18 tháng: 0,25 - 0,5 mg F / ngày 18 - 2 năm: 0,25 - 0,75 mg F / ngày Sau 2 tuổi: 0,5 - 1,0 mg F / ngày - Phục hình răng mất, chỉnh hình răng mọc lệch lạc. 3. Cấp 2: khi bệnh đã xảy ra - Điều trị sớm sâu ngà. - Khám răng định kỳ mỗi năm một lần để phát hiện sớm các tổn thương. 4. Cấp 3: khi đã tiến triển đến tủy - Điều trị tủy ngay, không để các biến chứng nặng xảy ra. - Nhổ những răng không thể điều trị bảo tồn để tránh tồn tại một ỗ nhiễm trùng. Câu 7. Trình bày nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của viêm tuỷ cấp tính không hồi phục. 1. Nguyên nhân gây bệnh: Có thể chia làm 3 nhóm - Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ chóp chân răng (bệnh nha chu) - Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật - Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng. 2. TCLS - Triệu chứng chủ quan + Cơn đau tự phát kéo dài thường hay xảy ra vào ban đêm nhất là khi BN nằm xuống + Cơn đau có thể do kích thích như sự thay đổi nhiệt độ, thức ăn lọt vào lỗ sâu + Cơn đau có thể nhói hay âm ỷ, khu trú hay lan tỏa + Đau từng cơn hay liên tục. - Triệu chứng khách quan + Gõ ngang đau nhiều, gõ dọc đau nhẹ hoặc không đau + Khám thấy răng sâu lộ tủy hay nướu xung quanh răng đó có túi nha chu + Nhiệt độ: nóng đau, lạnh giảm đau + Thử điện có giá trị nghi ngờ để chẩn đoán chính xác tình trạng - Viêm tủy cấp triệu chứng có thể dai dẳng hay giảm bớt nếu dịch tiết được dẫn lưu (lấy thức ăn nhồi nhét trong lỗ sâu, rửa sạch...) nếu không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy kinh niên, hoại tử tủy. Câu 8. Trình bày nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của viêm quanh chóp cấp. 1. Nguyên nhân - Do viêm tủy, nhiễm trùng tủy - Do những sai lầm trong điều trị nội nha: + Khoan rửa ống tủy đẩy các chất dơ bẩn ra ngoài chóp + Trám ống tủy ra ngoài chóp răng + Đặt thuốc diệt tủy nhiều + Băng thuốc sát khuẩn nhiều + Lấy tủy, trám tủy sót - Răng có tủy bình thường nhưng bị chấn thương khớp cắn do miếng trám cao hay do nghiến răng - Do vật lạ như xương cá, tăm xỉa răng, lông bàn chải nhét vào kẽ răng. 2. TCLS - Triệu chứng chủ quan: Răng có cảm giác trồi cao, cắn đụng hàm răng đối diện đau Đau dữ dội và đau lan tỏa đến tai mắt thái dương. - Triệu chứng khách quan: Răng rất đau khi gõ dọc, gõ ngang đau ít, sờ có thể hơi đau Răng lung lay nhiều hoặc ít Nướu răng bị viêm đỏ Tủy răng có thể sống hoặc chết (cần thử nhiệt và điện) - X quang: dây chằng nha chu có thể bình thường hay hơi dày lên. Câu 9. Định nghĩa bệnh nha chu viêm và nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân của bệnh nha chu viêm. 1. Định nghĩa: Bệnh nha chu là bệnh phá hủy những cơ cấu thành phần nâng đỡ răng như nướu, dây chằng nha chu, Cement gốc răng và xương ổ răng. 2. Nguyên nhân: Bệnh nha chu gồm 2 nguyên nhân: tại chỗ và tổng quát a. Nguyên nhân tại chỗ - Nguyên nhân do vi khuẩn: Vi khuẩn nằm trong mảng bám răng do vậy mọi sự tích tụ mảng bám vi khuẩn ở chung quanh răng và nhất là ở khe nướu chính là yếu tố khởi phát và kéo dài phản ứng viêm như: + Cao răng: Được thành lập do sự vôi hóa mảng bám răng và nó cũng là chỗ dính lý tưởng cho các lớp mảng bám kế tiếp bám vào. Cao răng có thể là trên nướu hoặc dưới nướu hoặc cả trên và dưới nướu. + Nhồi nhét thức ăn: Do hở khoảng tiếp cận giữa hai răng (xoang trám lọai II sai hay phục hình sai hoặc do răng mọc lệch, nhổ răng không làm răng giả). Tạo sự lưu giữ các mảng bám vi khuẩn. + Có sự liên quan và ảnh hưởng bất thường của răng kế cận và răng đốidiện (răng thiếu chức năng hoặc có những điểm vướng cộm ở mặt nhai hay cạnh cắn) + Thường xuyên sử dụng đường và các sản phẩm chế biến từ đường mà không giữ vệ sinh răng miệng đúng mức. - Sang chấn do khớp cắn: Sang chấn sinh ra do khớp cắn bị lệch lạc, bị xáo trộn như: răng mọc lệch, trám răng và phục hình răng sai, nhổ răng không làm răng giả... Sang chấn khớp cắn dẫn đến tiêu xương ổ răng. - Ngoài hai nguyên nhân kể trên còn có một số nguyên nhân tại chỗ khác khác như: thở miệng, kích thích từ hàm răng giả tháo lắp, lưỡi lớn, thắng môi và má bám thấp,... Nhưng nói chung nguyên nhân trực tiếp chủ yếu vẫn là do tình trạng vệ sinh răng miệng kém gây tích tụ mảng bám vi khuẩn. b. Nguyên nhân toàn thân - Rối loạn nội tiết: Bệnh tiểu đường, bệnh thiểu năng tuyến thượng thận, phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì, rối loạn cân bằng chuyển hóa. - Bệnh ác tính toàn thân như ung thư máu. - Những bệnh nhiễm khuẩn: Viêm miệng và nướu do liên cầu, zona, giang mai giai đoạn 2, viêm miệng herpes. - Suy dinh dưỡng, tình trạng thiếu vitamin C trầm trọng. - Yếu tố miễn dịch Yếu tố nguy cơ: Khi nghiên cứu về vấn đề dịch tễ học của bệnh nha chu, người ta không thể bỏ qua yếu tố nguy cơ của bệnh như: tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, xã hội, địa dư, chế độ ăn uống, dinh dưỡng được xem là có liên quan đến mức độ trầm trọng của bệnh. + Tuổi: tăng về tỷ lệ và mức độ trầm trọng theo tuổi. Sự gia tăng này có thể là hậu quả của nhiều lần viêm hoặc là sự tăng dần về mức độ phá huỷ do vệ sinh răng miệng kém hay do sự thay đổi trong đáp ứng của cơ thể. + Giới tính: Không có sự thay đổi về tần số và mức độ trầm trọng của bệnh viêm nha chu ở nam và nữ. Chỉ có sự khác biệt về tỷ lệ chảy máu nướu ở lứa tuổi 15 - 19 nữ cao hơn nam. Theo điều tra cơ bản năm 1984 của Bộ môn Nha chu - trường ĐHYD thành phố HCM thì ở tuổi 35 trở lên nam bị cao răng chảy máu nướu và tỷ lệ bệnh nha chu cao hơn nữ có lẽ do vệ sinh răng miệng kém hơn. Lứa tuổi 15 - 19 ở nữ chảy máu nướu nhiều hơn nam. + Yếu tố xã hội: Người da đen có bệnh nặng hơn người da trắng. Tỷ lệ bệnh ở châu Á và châu Phi nhiều hơn ở châu Âu, châu Úc và Hoa kỳ. Điều này có thể giải thích do sự phát triển kinh tế của những nước này kém hơn. + Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến tốc độ phát triển và mức độ trầm trọng của bệnh viêm nha chu. Câu 10. Trình bày dự phòng bệnh nha chu viêm. Mục đích của việc dự phòng bệnh nha chu là bảo vệ răng cho từng người hoặc cho nhiều người trong cộng đồng để răng tồn tại suốt đời càng nhiều răng càng tốt. Chúng ta biết, nguyên nhân của bệnh nha chu là mảng bám vi khuẩn, mảng bám gây ra viêm nướu và từ đó mới phát triển thành nhiều hình thức bệnh nha chu khác. Loại bỏ mảng bám để điều trị viêm nướu hay để phòng ngừa viêm nướu phải là mục tiêu chính của mọi biện pháp dự phòng bệnh nha chu. 1. Dự phòng cấp 0: Phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành nâng cao mức sống của nhân dân trong cộng đồng về mặt văn hóa xã hội kinh tế. Tuyên truyền phòng bệnh (chải răng kỹ sau khi ăn, chế độ dinh dưỡng thích hợp, không ăn vặt...). 2. Dự phòng cấp 1: Khi bệnh chưa xảy ra + Giáo dục sức khỏe để cải thiện vệ sinh răng mệng: hướng dẫn phương pháp chải răng; cách dùng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng, xoa nắn nướu. + Khám răng và cạo cao răng định kỳ, phát hiện sớm những tổn thương. + Trám răng sâu, sửa chữa những phục hình sai, miếng trám sai kỹ thuật, sửa + chữa những thói quen xấu như mút tay, cắn chỉ. 3. Dự phòng cấp 2: Khi bệnh đã xảy ra + Điều trị những dấu hiệu hoặc triệu chứng đầu tiên của bệnh nha chu nhằm ngăn chặn bệnh phát triển. Dự phòng cấp 2 cũng bao gồm việc giáo dục sức khỏe hướng dẫn vệ sinh răng miệng, cạo cao răng trên nướu và dưới nước và điều trị túi nha chu nông. + Khám răng định kỳ, kết hợp với chụp phim X-quang. 4. Dự phòng cấp 3: Ðiều trị phục hồi tránh tái phát bao gồm: phẫu thuật nha chu, phục hình các răng đã mất, mài điều chỉnh khớp cắn. Câu 11. Đặc điểm và triệu chứng lâm sàng và X-Quang của bệnh nha chu phá huỷ (periodontitis). 1. Đặc điểm của bệnh + Là bệnh của toàn thể những mô nha chu gồm có nướu, dây chằng nha chu, XOR, Cement gốc răng. Đặc trưng của bệnh là sự mất bám dính từ ít đến nhiều và có thể phát hiện một cách dễ dàng trên lâm sàng và phim X-quang. + Là một bệnh mãn tính xảy ra ở những người lớn trên 35 tuổi, không phân biệt giới tính. + Là bệnh không hoàn nguyên. + Bệnh diễn tiến theo chu kỳ (thời kỳ bộc phát xen lẫn thời kỳ yên nghỉ). 2. Triệu chứng lâm sàng + Viêm nha chu phá huỷ có tất cả các dấu chứng của viêm nướu như: nướu sưng đỏ, chảy máu và rỉ dịch. + Ngoài ra răng lung lay và di chuyển cũng là một dấu chứng có sớm hoặc ở vào giai đoạn muộn của bệnh. + Dấu chứng đặc hiệu là sự hình thành túi nha chu. 3. X-quang: Có hình ảnh tiêu xương ổ răng ở đỉnh hay mào xương Câu 12. Trình bày đặc điểm giải phẫu sinh lý và bệnh học chấn thương phần mềm vùng hàm mặt. + Vùng hàm mặt có nhiều mạch máu và bạch huyết nên có điều kiện nuôi dưỡng và bảo vệ tốt; vì vậy, vết thương thường chảy máu nhiều nhưng lại chóng hồi phục. + Vùng hàm mặt có mạch máu nuôi dưỡng phong phú, có hốc miệng, mũi, mắt và tai, do đó ít có biến chứng hoại sinh hơi và vì thế vết thương vùng hàm mặt có thể khâu đóng kín thì đầu (trước 6 giờ) ngay cả vết thương đến muộn (sau 6 giờ) nếu làm sạch vết thương thật tốt cũng có thể khâu đóng kín được. + Cơ bám da mặt một đầu bám vào xương, một đầu bám vào da nên vết thương có xu hướng bị toác rộng và mép vết thương bị quắp lại, co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu. + Dây thần kinh mặt chi phối vận động các cơ bám da mặt dễ bị tổn thương trong chấn thương hoặc trong phẫu thuật điều trị. + Vết thương ở mặt khi liền sẹo có thể bị co kéo làm thay đổi các mốc giải phẫu, ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn, nuốt, thở, nói và thẩm mỹ. + Tuyến nước bọt và ống dẫn nếu bị đứt dễ gây dò nước bọt kéo dài và gây khó chịu cho bệnh nhân. Câu 13. Trình bày nguyên tắc điều trị và sơ cứu trong chấn thương phần mềm vùng hàm mặt. 1. Nguyên tắc điều trị: Điều trị sớm, sơ cứu tốt. Thăm dò kỹ, phát hiện và lấy hết dị vật. Chải rửa thật sạch. Cắt lọc thật tiết kiệm tổ chức. Khâu kín thì đầu đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. 2. Sơ cứu: Cần tiến hành ngay ở nơi xảy ra tai nạn, nhằm loại bỏ những nguy cơ đến tính mạng. Sơ cứu có ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng bệnh nhân, sự tiến triển của vết thương và kết quả điều trị. Nội dung sơ cứu bao gồm: - Chống ngạt thở: hô hấp nhân tạo, lấy dị vật đường thở, vận chuyển bệnh nhân đúng tư thế: ngồi đầu cúi, nằm nghiêng hay nằm sấp. - Chống chảy máu: ép vết thương bằng tay, băng ép, khâu cầm máu. - Chống choáng: sớm bằng thuốc trợ tim, trợ hô hấp, sưởi ấm, truyền huyết thanh..., cầm máu tốt, tránh di chuyển bệnh nhân nhiều lần và phải bất động trước khi chuyển. - Chống nhiễm khuẩn: băng kín vết thương, kháng sinh phối hợp. - Đóng vết thương thì đầu: Sau khi lấy hết dị vật, chải sạch, cắt lọc và cầm máu, có thể tiến hành khâu đóng thì đầu tỉ mỉ, đạt các yêu cầu: + Khâu đóng từng lớp tổ chức một, khâu mũi rời. + Không để lại khoảng chết có thể đọng dịch, máu… + Không làm sang chấn thêm tổ chức. + Nếu vết thương thông vào miệng, cần đóng kín niêm mạc trước. + Khâu da: Khâu da phải thẳng, đều; nếu vết thương căng có thể khâu Donati (xa xa gần gần) xen kẽ mũi rời. Nếu vết thương thẳng, không căng nên khâu trong da để bảo đảm thẩm mỹ. Để tránh biến dạng mặt, cần khâu các múi khoá hay các mũi mốc như góc mắt, mí mắt, cánh mũi, khoé miệng, đường viền môi... Khi có thiếu hổng lớn, các mép không che kín vết thương hoặc quá căng, thông các hốc tự nhiên, lộ xương cần khâu định hướng để kéo các mép vết thương vào vị trí gần bình thường. Câu 14. Đặc điểm xương hàm trên trong chấn thương hàm mặt. 1. XHT gồm hai xương đối xứng nhau qua mặt phẳng dọc giữa, góp phần chính tạo nên khối xương tầng mặt giữa, nên khi chấn thương gãy xương hàm trên thường kèm theo chấn thương các xương tầng mặt giữa khác như xương chính mũi, xương lệ, xương gò má, xương xoăn dưới, xương lá mía. 2. Có sự liên quan mật thiết với hốc mắt, hốc mũi, xoang hàm và nền sọ. Nên khi bị chấn thương thường ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan giác quan, sọ não. 3. Là xương cố định, được che phủ phía trên bởi nền sọ và xương chính mũi, hai bên bởi xương gò má, cung tiếp xương thái dương và phía dưới bởi xương ổ răng, xương hàm dưới nên chỉ bị gãy khi có chấn thương trực tiếp và mạnh. 4. Là xương xốp, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng, nên khi bị gãy thường chảy máu nhiều nhưng xương chóng liền, nên cần xử trí cấp cứu. 5. Có răng cắm vào xương ổ răng, quan hệ khớp cắn trung tâm với răng hàm dưới, là cơ sở tự nhiên giúp nắn chỉnh và cố định xương gãy. Câu 15. Trình bày phân loại gãy ngang xương hàm trên (3 kiểu Lefort). 1. Le Fort I (còn gọi là Guérin): Đường gãy nằm ngang từ phần dưới hốc mũi, đi sang hai bên trên các chóp răng ra sau đến lồi củ XHT, 1/3 dưới chân bướm, ở giữa vỡ vách ngăn mũi và 1/3 xương lá mía. 2. Le Fort II (tách rời sọ mặt giữa, dưới xương gò má): Đường gãy bắt đầu giữa xương chính mũi, qua mấu lên XHT đến thành trong hốc mắt, tổn thương xương lệ, vào sàn ổ mắt rồi bờ dưới ổ mắt, sau đó chạy gần hay ngang qua lỗ dưới ổ mắt. Tiếp tục đi dưới xương gò má ra lồi củ XHT, đoạn này song song với LeFort I, phía sau gãy 1/3 giữa xương chân bướm, ở giữa gãy 1/3 giữa xương lá mía. 3. Le Fort III (tách rời sọ mặt cao, trên xương gò má) với các đường gãy Đường gãy bắt đầu trên xương chính mũi, ngang hay trên chỗ nối khớp xương trán, tách khớp mũi trán, đến mấu lên XHT, vào thành trong ổ mắt gãy xương lệ, xương giấy, rồi đến khe bướm, gãy 1/3 trên xương chân bướm. Tách rời khớp trán - gò má Tách rời cung tiếp - gò má Gãy 1/3 trên xương lá mía Câu 16. Trình bày đặc điểm xương hàm dưới trong chấn thương hàm mặt. 1. XHD là một xương lẻ, đối xứng, tạo nên tầng mặt dưới, nổi lên ở vùng cổ và mặt, có nhiều điểm nhô (cằm, góc hàm) nên rất dễ gãy (theo D. Galas, chiếm 60% gãy xương vùng mặt). 2. Có hệ cơ nhai bám tận, lực tác dụng đối kháng, nên sau khi gãy, XHD thường bị biến dạng thứ phát. 3. Là xương di động, có răng cắm vào xưong ổ răng, quan hệ khớp cắn trung tâm với răng hàm trên cố định, đó là cơ sở giúp nắn chỉnh và cố định xương gãy. Răng khôn hàm dưới có vai trò quan trọng trong gãy xương hàm dưới vùng góc hàm. 4. Là xương dẹt, mỏng, ngoài đặc, trong xốp, chỉ được nuôi dưỡng với động mạch răng dưới, nên khi gãy ít chảy máu nhưng chậm liền xương. 5. Có các điểm yếu dễ gãy: khớp cằm, góc hàm, lỗ cằm, lồi cầu... Câu 17. Trình bày triệu chứng lâm sàng gãy vùng giữa (khớp cằm) xương hàm dưới. 1. Vị trí: Đường gãy nằm giữa mặt xa hai răng nanh, hiếm khi đúng đường giữa mà thường nằm cạnh khớp cằm. Đường gãy có thể thẳng hay hình Lambda, tách rời lồi cằm. 2. Triệu chứng lâm sàng - Sưng vùng cằm, bầm tím tụ máu, có thể rách da môi, cằm ấn đau, lợi, ngách lợi môi, sàn miệng bầm tím hay rách. - Kẽ hai răng đường gãy đi qua giãn rộng, Răng có thể lung lay, gãy hoặc mất. - Khớp cắn có thể sai ít hoặc bình thường do lực cơ cân bằng. - Phát hiện đường gãy bằng cách đứng trước bệnh nhân, dùng hai tay, ngón cái đặt lên cung răng và ngón trỏ, ngón giữa đặt vào bờ dưới cành ngang, làm động tác di chuyển lên xuống ngược chiều sẽ thấy hai đoạn gãy di chuyển theo. Có thể dùng động tác bẻ nhẹ cung răng sang hai bên để lộ đường nứt. 3. X-quang: Phát hiện đường gãy nhờ phim Simpson, phim gốc răng. Câu 18. Trình bày triệu chứng lâm sàng gãy lefort 1. - Bệnh nhân choáng nhẹ - Ăn nhai khó, nuốt vướng vì phần gãy sa xuống. - Mặt biến dạng: môi trên sưng nề, bầm tím, miệng hở cửa, chảy máu mũi. - Trong miệng: ngách lợi môi , lợi má bầm tím, có thể thấy xuất huyết hình móng ngựa ở vòm miệng sau vài ngày. Khi cắn, khối răng hàm chạm sớm, hở cửa. - Ấn từ gai mũi trước đến XHT bệnh nhân đau chói. - Dấu Guérin: ấn sau lồi củ XHT ở vùng chân bướm hàm bệnh nhân đau chói. - Lắc cung hàm sẽ thấy di động toàn bộ (dấu hiệu "đeo hàm giả"). - X-quang: Phát hiện đường gãy nhờ phim sọ thẳng và sọ nghiêng. Câu 19. Trình bày triệu chứng lâm sàng gãy Lefort 2. - Bệnh nhân choáng. - Đau dọc đường gãy ở gốc mũi bờ dưới hốc mắt, nơi tiếp giáp xương gò má. Có thể bị tê mặt do tổn thương lỗ dưới ổ mắt, chảy máu mũi, nhai vướng đau. - Xẹp phần giữa mặt do khối răng cửa lún lên trên và lùi ra sau, bầm tím mi dưới, chảy nước mắt do chèn ép ống lệ tị. - Trong miệng: sai khớp cắn do khối răng hàm bị đẩy xuống dưới và ra sau nên khi cắn, răng hàm chạm sớm. Ngách lợi vùng răng hàm bầm tím, ấn đau, ngách lợi tiếp giáp xương gò má có thể có hình bậc thang. - Ấn đau góc trong, bờ dưới hốc mắt, gốc mũi, bờ dưới xương gò má, lồi củ XHT. - X- quang: Blondeau, Hirtz, phim sọ thẳng và sọ nghiêng. Câu 20. Trình bày nguyên nhân ngoại lai và nội tại của dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. Theo Dimitrieva (1964) liệt kê nguyên nhân sinh bệnh như sau : 1. Nguyên nhân ngoại lai - Yếu tố lý học: cơ học, nhiệt, phóng xạ - Yếu tố hóa học: thiếu oxy, suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, nhiễm chất độc (Teratogen) - Yếu tố sinh vật: virus, vi khuẩn và độc tố, ký sinh trùng. - Yếu tố thần kinh 2. Nguyên nhân nội tại - Yếu tố di truyền - Sự không hòan chỉnh về mặt sinh vật của tế bào sinh dục - Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống Câu 21. Trình bày dự phòng dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt. Khe hở dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt là một dị tật khá phổ biến, mà nguyên nhân rất khó xác định cụ thể, đây là loại dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chức năng phát âm, ăn uống, làm cho người bị dị tật luôn luôn có mặc cảm với mọi người trong xã hội. Việc điều trị cũng rất phức tạp, tốn kém và không được hoàn toàn như ý. Vì vậy, việc dự phòng để làm giảm tỷ lệ dị tật là rất đáng quan tâm, đặc biệt là việc giáo dục và khuyến cáo cho phụ nữ ở độ tuổi sinh con, cần lưu ý những yếu tố có nguy cơ gây dị tật như vấn đề: tuổi sinh con, nghề nghiệp, môi trường sống, tình trạng dinh dưỡng lúc mang thai, tình trạng tâm lý... Việc điều trị, chăm sóc sớm và đúng cách các dị tật bẩm sinh hàm mặt, cũng góp phần trong việc dự phòng những rối loạn nặng thêm của dị tật. Cụ thể: 1. Dự phòng cấp 0 - Nhà nước cần có những chương trình làm sạch lại môi trường, đặc biệt là những vùng dân cư đã nhiễm thuốc khai quang trong chiến tranh - Quan tâm đến chế độ bảo hộ lao động, tránh tai nạn lao động, tránh những chất độc trong nhà máy công xưởng sản xuất, chú ý về các chất phóng xạ và nhiệt độ - Vận động nhân dân thực hiện tốt luật hôn nhân và tuổi sinh con hợp lý - Tổ chức và vận động các hội đoàn trong xã hội, cùng với ngành y tế giúp đỡ về vật chất, tinh thần và điều trị sớm, đúng cách cho người bị dị tật bẩm sinh hàm mặt 2. Dự phòng cấp 1: Tuyên truyền và giáo dục cho phụ nữ tuổi sinh con có ý thức phòng, tránh những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh hàm mặt cho thai nhi: vấn đề tuổi sinh con, dinh dưỡng trong lúc mang thai, tình trạng tâm lý, sang chấn cơ học, an toàn trong lao động... 3. Dự phòng cấp 2: - Hướng dẫn cho người mẹ có con bị dị tật bẩm sinh hàm mặt biết cách cho bú, ăn tránh sặc, quan tâm đến dinh dưỡng cho cháu nhỏ. - Điều trị kịp thời và đúng cách các trường hợp dị tật bẩm sinh hàm mặt, để phục hồi được phần nào về thẩm mỹ và chức năng cho người bị dị tật, tránh được phần nào mặc cảm tâm lý cho người bệnh và thân nhân. 4. Dự phòng cấp 3: - Mổ lại các trường hợp có sẹo xấu, thiếu chiều rộng, chiều cao của môi để đem lại thẩm mỹ hoàn thiện hơn cho người bệnh. - Dạy phát âm đúng sau các trường hợp phẫu thuật môi và vòm miệng. Câu 22. Định nghĩa chăm sóc răng miệng ban đầu. Chăm sóc răng miệng ban đầu (CSRMBĐ) là sự định bệnh và dự phòng các bệnh răng miệng, sử dụng các kỹ thuật tại chỗ có sẵn đặt căn bản trên sự hợp tác toàn diện và sự tham gia của cộng đồng, dự phòng vấn đề răng miệng khẩn cấp trong cộng đồng, nhằm vào việc giảm đau và duy trì sức khoẻ răng miệng tốt. Chăm sóc sức khoẻ răng miệng là tìm cách, tìm phương tiện phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ có sẵn và phấn đấu giảm số bệnh tật, chứ không chỉ giúp cho bệnh nhân khi bị đau. Câu 23. Trình bày 8 nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu tại Việt Nam. Dựa vào 8 nội dung quản lý sức khoẻ toàn dân và 8 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong tuyên ngôn Alma Ata, ngành RHM đã đề ra 8 nội dung chăm sóc răng ban đầu ở Việt Nam: 1. Giáo dục nha khoa để bảo vệ răng, lợi phòng bệnh sâu răng, nha chu, ung thư. 2. Ăn uống cân bằng và hợp lý (giảm kẹo dính, giảm ăn vặt). 3. Sử dụng rộng rãi Fluor để phòng bệnh sâu răng. 4. Dạy chải răng cho mẫu giáo, khám và điều trị định kỳ cho học sinh phổ thông cơ sở (nha học đường). 5. Chữa bệnh thông thường như sâu răng, nha chu, cấp cứu hàm mặt. 6. Bảo đảm thuốc tối thiểu ở xã: thuốc cấp cứu, giảm đau. 7. Cải tạo môi trường nước uống có Fluor. 8. Khám định kỳ cho học sinh và nhân dân để phát hiện bệnh sớm. Câu 24. Trình bày nguyên nhân viêm nhiễm vùng miệng – hàm mặt. 1. Do răng - Trước hết là những biến chứng do sâu răng, viêm tủy, tiếp theo là viêm tổ chức quanh chóp răng. U hạt và nang răng hình thành quanh chóp răng sớm hay muộn cũng bị viêm, và từ đó viêm lan rộng đến tổ chức tế bào và phần mềm. - Sang chấn răng (gây rạn nứt, đụng giập, sai khớp, gãy) làm tủy răng bị chết sau đó bị nhiễm khuẩn. - Tai nạn do mọc răng sữa, răng vĩnh viễn, nhất là răng khôn (mọc lệnh, mọc ngầm). 2. Do viêm nha chunhất là khi có túi mủ, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào tổ chức tế bào. 3. Do điều trị: - Điều trị tủy răng, đẩy tổ chức tủy nhiễm khuẩn qua chóp răng, hàn ống tủy răng chưa tốt. - Lấy cao răng - Nhổ răng: nhiễm khuẩn sau nhổ hoặc nhiễm khuẩn do sang chấn làm rách lợi, tổn thương xương ổ răng. - Tai biến do làm răng hàm giả: mài răng làm tổn thương răng sống, tháo lắp hàm giả gây sang chấn. - Tai nạn do chỉnh hình răng: lực kéo quá mạnh làm răng bị chết tuỷ. - Phẫu thuật nha chu, phẫu thuật hàm mặt, phẫu thuật chỉnh hình. 4. Những nguyên nhân khác - Viêm tủy xương hàm, vi khuẩn lan vào phần mềm. - Gãy xương hàm, nhất là gãy hở thông với miệng hoặc đường gãy đi qua răng nhiễm khuẩn. - Vết thương phần mềm hàm mặt làm rách nát tổ chức, vết thương chột, dị vật nằm trong tổ chức. - Nhiễm khuẩn tuyến nước bọt: viêm tuyến nước bọt, sỏi tuyến, sỏi ống tiết nước bọt gây nhiễm khuẩn. Từ nhiễm khuẩn tuyến hay ống tiết nước bọt gây nhiễm khuẩn phần mềm tương ứng. - Nhiễm khuẩn da và niêm mạc như viêm nang lông, viêm da, viêm miệng, nhọt ở mặt (nhiễm tụ cầu khuẩn nặng, đinh râu). Đinh râu có thể gây nhiễm khuẩn nặng. - Nhiễm khuẩn amiđan có thể gây áp xe khoang bên hầu hay quanh amiđan. - Viêm xoang hàm trên biến chứng gây viêm xương hàm và sau đó nhiễm khuẩn phần mềm. Tai nạn do kỹ thuật chọc xoang gây nhiễm khuẩn vào các vùng quanh hàm. - Tai nạn do gây tê: thuốc tê, dụng cụ không vô khuẩn. Câu 25. Trình bày thể lâm sàng của áp xe quanh thân răng. Áp xe quanh thân răng gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, thông thường là ở tuổi thơ ấu, thanh thiếu niên, liên quan đến thời kỳ mọc răng. Răng khôn hàm dưới hay gây áp xe quanh thân răng. - Triệu chứng điển hình là viêm hạch, co khít hàm, đau ở vùng răng số 8 dưới. - Triệu chứng toàn thân: sốt, khó nuốt, sưng nề vùng dưới hàm và vùng amiđan, bên hầu. Sờ các vùng này bệnh nhân rất đau. - Khám tại chỗ, thường có lợi trùm che một phần hay toàn bộ mặt nhai. Thăm khám bằng thám trâm đầu tù có thể chạm vào mặt nhai dưới lợi. Sau khi đã qua triệu chứng viêm cấp, phải điều trị triệt để: + Nếu răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch, không thể mọc khỏi cung hàm thì chỉ định nhổ. + Nếu răng khôn mọc thẳng hoặc cần dùng làm trụ cho cầu răng, hay nếu răng hàm lớn thứ 1, 2 bị sâu, viêm tủy, tiên lượng phải nhổ thì có thể chỉ cắt lợi trùm và giữ răng khôn. Phải cắt bỏ toàn bộ lợi phủ, bộc lộ hoàn toàn mặt nhai. Sau khi cắt lợi trùm nhét gạc tẩm iốt, hay loại băng phẫu thuật, trong 7 ngày để lợi cắt liền sẹo và không phủ trở lại thân răng. - Khi đã có chỉ định nhổ răng khôn thì không nên để kéo dài quá vì có thể gây viêm trở lại hoăc gây viêm xương. Nên nhổ ngay sau khi đã qua giai đoạn cấp tính. - Thông thường răng khôn trên ít gây biến chứng, nhưng nếu gây biến chứng thì cách xử trí cũng như răng khôn dưới. Câu 26. So sánh sự giống nhau và khác nhau của viêm quanh chóp cấp và viêm tuỷ cấp không hồi phục. Giống nhau: Khác nhau: Viêm quanh chóp cấp Viêm tuỷ cấp không hồi phục Triệu chứng chủ quan + Cắn đụng hàm răng đối diện đau + Đau dữ dội + Đau lan tỏa đến tai, mắt, thái dương + Đau liên tục + Răng có cảm giác trồi cao + Cơn đau tự phát kéo dài thường hay xảy ra vào ban đêm nhất là khi bệnh nhân nằm xuống hoặc đau có thể do kích thích (sự thay đổi nhiệt độ, thức ăn lọt vào lỗ sâu ) + Cơn đau có thể nhói hay âm ỉ, tính chất đau theo nhịp mạch đập + Đau khu trú hay lan tỏa (nửa đầu cùng bên) + Đau từng cơn hay liên tục. + Răng không có cảm giác trồi cao Triệu chứng khách quan + Gõ dọc rất đau, gõ ngang đau ít, sờ có thể hơi đau + Răng lung lay nhiều hoặc ít + Nướu răng bị viêm đỏ + Gõ ngang đau nhiều, gõ dọc đau nhẹ hoặc không đau + Răng không lung lay + Khám thấy răng sâu lộ tủy hay nướu xung quanh răng đó có túi nha chu + Nhiệt độ: nóng đau, lạnh giảm đau Triệu chứng toàn thân Sốt 38 – 390C, nổi hạch cổ X quang: dây chằng nha chu có thể bình thường hay hơi dày lên Tiến triển Nếu không điều trị sẽ đưa đến áp xe quanh chóp cấp, viêm quanh chóp mãn. Nếu tiếp tục không được điều trị vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn sẽ lan tràn gây viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm xương hàm. Nếu không điều trị tủy sẽ bị hoại tử Câu 22: Viêm niệu đạo sinh dục do Chlamydia Trachomatis (C.T)? 1. Nguyên nhân: Do C.T được lây truyền từ người này sang người khắc bằng đường t ì n h d ụ c hoặc qua trẻ sơ sinh lúc sanh. 2. Dịch tể học:Theo thống kê của bệnh viện da liễu tỉ lệ nhiễm C.T chiếm 1,2% tại Hoa Kỳ bệnh thường gặp nhất chiếm 4 triệu trường hợp/năm - 1-7% nam giới khỏe mạnh vẫn có C.T trong niệu đạo - 5-20% nữ không có triệu chứng nhưng vẫn có C.T trong đường sinh dục - Triệu chứng của nam giới thường ồ ạt hơn nữ giới - Tần xuất việm niệu đạo do C.T ở nam giới: · 3-5% trường hợp đế khám ở các cơ sở y tế. · 15-20% các bệnh lây qua đường sinh dục. - Tỉ lệ viêm cổ tử cung do C.T ở nữ giới: · 5% học sinh đại học không triệu chứng. - Sản phụ khám tiền sản (Hoa Kỳ) · Trên 10% ở các cơ sở kế hoạch hóa gia đình. · Trên 20% ở các bệnh lây qua đường sinh dục - Uống thuốc ngừa thai, viêm lộ tuyến cổ tử cung làm tăng nguy cơ nhiễm C.T. 3. Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân có cảm giác buốt hoặc rấm rứt khi đi tiểu, chảy dịch nhầy vàng trong hơn so với lậu, không hôi bằng lậu. 4. Các dạng lâm sàng a) Nam giới: Ngoài gây viêm niệu đạo C.T còn gây tổn thương: - Viêm mào tinh hoàn - Hội chứng Reiter: Viêm niệu đạo + viêm kết mạc b) Nữ giới: - Viêm cổ tử cung - Viêm vòi trứng - Tiểu khó, tiểu rắt - Thai chết lưu hoặc chết lúc sơ sinh c) Trẻ sơ sinh - Viêm kết mạc - Viêm phổi: không sốt, ho từng cơn giống ho gà. 5. Chẩn đoán a) Chẩn đoán xác định: Lấy dịch xét nghiệm - Nhuộm Gram: Bắt màu Gram (-) - Nuôi cấy: Cấy trên mô tế bào để phân lập - Huyết thanh chẩn đoán: Phương pháp cố định bổ thể, miễn dịch huỳnh quang, ELISA (Ezyme-Linked Immuno sorbent-Assay). b) Chẩn đoán phân biệt: Với các bệnh lây truyền qua đường sinh dục khác. 6. Điều trị: a) Viêm niệu đạo sinh dục không biến chứng: · Azithromycine 1g dùng liều duy nhất (nhóm Macrolide) đối với nữ, nam giới điều trị thời gian từ 7-10 ngày (liều 1g/ngày) · Doxycycline 100mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày – 10 ngày · Ofloxacin 300mg uống 2 lần/ngày x 7 ngày – 10 ngày - Đối với phụ nữ có thai chống chỉ định dùng Tetracycline, dùng: · Erythromycine 500mg uống 4 lần/ngày x 7 ngày – 10 ngày · Hoặc Sulfafurazole 500mg uống 4 lần/ngày x 7 ngày – 10 ngày hoặc các Sulfamide khác với liều lượng tương đương. b) Viêm niệu đạo sinh dục có biến chứng: - Viêm kết mạc trẻ sơ sinh: Dùng · Sirop Erythromycine 50mg/kg/ngày chia 4 lần/ngày x 14 ngày - Viêm phổi trẻ sơ sinh: Dùng · Sirop Erythromycine 50mg/kg/ngày chia 4 lần/ngày x 21 ngày - Trẻ sinh ra ở những người mẹ nhiễm C.T nhưng không có dấu hiệu bệnh học · Sirop Erythromycine 50mg/kg/ngày chia 4 lần/ngày x 14 ngày. Câu 26: Phản ứng Misuda và thử nghiệm rạch da trong bệnh phong. 1. Phản ứng Mitsuda ( thử nghiệm lepromin): là 1 thử nghiệm miễn dich học để đánh giá sức đề kháng của cơ thể đối với M.leprae, đây không phải là phản ứng để chẩn đoán bệnh phong. a) Kỹ thuật: tiêm trong da mặt trước cẳng tay 1/10ml kháng nguyên lepromin. b) Đọc phản ứng 2 lần: - Lần 1: độc phản ứng sau 48h ( phản ứng sớm) gọi là phản ứng sớm của Fernandez. Đây là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với 1 protein lạ. Kết quả phản ứng: · Âm tính: đường kính hồng ban <5mm. · Nghi ngờ: đường kính của hồng ban và phù nề từ 5-10mm. · Dương tính 1+: đường kính của hồng ban từ 10- 20mm. · Dương tính 2+: đường kính của hồng ban >20mm. - Lần 2: Đọc kết quả sau 3 tuần gọi là phản ứng muộn hay phản ứng Mitsuda: Kết quả phản ứng: khi đường kính của cục: · Âm tính: không có cục. · Nghi ngờ: <3mm · Dương tính 1+: 3- 5mm · Dương tính 2+: 6-10mm · Dương tính 3+: >10mm hoặc có loét. Trong 90% trường hợp phản ứng Fernandez(+) thì phản ứng Mitsuda(+). Tuy nhiên trong 15% trường hợp phản ứng Fernandez (-) thì phản ứng Mitsuda vẫn (+). c) Ý nghĩa của phản ứng Mitsuda: - Đánh giá dáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của cơ thể đối với vi khuẩn M.leprae. - Giúp ích trong chẩn đoán phân loại bệnh phong. - Giúp tiên lượng: phản ứng dương tính tiên lượng tốt, và ngược lại. - Đánh giá ảnh hưởng của điều trị: tốt từ âm tính chuyển thành dương tính và ngược lại. 2. Thử nghiệm rạch da( slit skin smear):Để tìm vi khuẩn Hansen người ta phải làm thử nghiệm rạch da tại 2 vị trí dái tai và tổn thương da, dịch mô được phết lên lam kính sau đó nhuộm Ziehl-Neelsen. Kết quả: - Chỉ số vi trùng học( Bacteriological Index, B1): là số vi khuẩn trên quang trường theo nguyên tắc của Ridley-Jopling · 0: không thấy vi trùng trong 100 quang trường. · 1+: 1-10 vi trùng/100 quang trường. · 2+: 1-10 vi trùng/10 quang trường. · 3+: 1-10 vi trùng/quang trường. · 4+: 10-100 vi trùng/ quang trường. · 5+: 100-1000 vi trùng/ quang trường. · 6+:>1000 vi trùng/ quang trường. - Chỉ số hình thái ( Morphological Index, MI): là phần trăm vi khuẩn nguyên vẹn đứng riêng lẽ đếm được.