Tải file ở cuối bài ==> Câu 1.Mục tiêu của dự án TCMR năm 2017 Những mục tiêu cơ bản của TCMR trong năm 2017 là: - Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt - Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh - Thanh toán được bệnh sởi - Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 85% . - Tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt >80% và nữ tuổi sinh đẻ vùng nguy cơ cao đạt > 90%. - Triển khai tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi đạt >90% - Triển khai vắc xin phòng thương hàn, tả cho trẻ em tại vùng có nguy cơ cao. - Triển khai tiêm nhắc vắc xin DPT (DPT4) ở trên toàn quốc đạt >80% - Giảm tỷ lệ mắc các bệnh/100.000 dân: ü Bạch hầu: <0,01/100.000 dân ü Ho gà <0,1/100.000 dân - Tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho tất cả trẻ từ 1 đến 14 tuổi trong toàn quốc. - Mở rộng triển khai tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên toàn quốc. Câu 2: Lịch tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam dành cho trẻ em và lịch tiêm chủng uốn ván cho phụ nữ mang thai và trong độ tuổi sinh đẻ Phụ nữ có thai: UV l: Càng sớm càng tốt khi có thai UV 2: Cách UV 1 ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 30 ngày Phụ nữ tuổi sinh đẻ: UV 1 : Lúc tuổi 1 5 UV 2: Cách UV 1 ít nhất 30 ngày UV 3: Cách UV 2 ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai UV 4: Cách UV 3 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau UV 5: Cách UV 4 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau Câu 3:Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS tới năm 2020 a) Mục tiêu chung: Góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. b) Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2020: - Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020; - Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020; - Giảm 80% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2020 so với năm 2010; - Giảm 80% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường t ì n h d ụ c vào năm 2020 so với năm 2010; - Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2020; - Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020. - Hưởng ứng mục tiêu 90-90-90 của liên hợp quốc nhằm hướng tới việc kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Câu 4: Các dạng phơi nhiễm HIV và quy trình xử lý vết thương tại chỗ sau phơi nhiễm Phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp là tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể có nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. 1. Các dạng phơi nhiễm: - Do kim đâm khi làm các thủ thuật tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò… - Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh. - Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào. - Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (chàm, bỏng, viêm loét từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng). - Khác: phơi nhiễm với máu có HIV do bị người khác dùng kim tiêm chứa máu đâm vào hoặc trong khi làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm v.v…..2. Quy trình xử trí sau phơi nhiễm:Bao gồm các bước sau: 1. Xử lý vết thương tại chỗ 2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm) 3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc. 4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. 5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. 6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm. 7. Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV. a)Xử lý vết thương tại chỗ: - Tổn thương da chảy máu: + Xối ngay vết thương dưới vòi nước. + Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. + Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, - Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. - Phơi nhiễm qua miệng, mũi: + Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %. + Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần. b) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách. c) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: Có nguy cơ: ü Tổn thương do kim có chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu nguy cơ cao hơn kim ṇòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông. ü Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải. ü Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không): nếu viêm loét hoặc xây sát rộng th́ì nguy cơ cao hơn. Không có nguy cơ: máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành. d) Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. − Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV − Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV − Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát). e) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. − Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định − Nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV(+): đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm. − Nếu HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng. g) Tư vấn cho người bị phơi nhiễm: 1. Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C 2. Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ. 3. Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v... 4. Tư vấn Phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm. 5. Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý h) Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm: Chỉ định: 1. Tiến hành điều trị bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt từ 2-6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ, đồng thời tiến hành đánh giá tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm. 2. Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (+): tiếp tục điều trị theo hướng dẫn. 3. Nếu nguồn gây phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (-): có thể xem xét dừng điều trị. Nếu nghi ngờ nguồn gây phơi nhiễm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm và đang ở trong giai đoạn cửa sổ thì tiếp tục tục điều trị theo hướng dẫn. 4. Nếu người bị phơi nhiễm có xét nghiệm HIV (+): không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, chuyển đến các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS để được theo dõi và điều trị như những người đã nhiễm HIV khác. 5. Nếu người bị phơi nhiễm có nguy cơ và xét nghiệm HIV (-): tiếp tục điều trị theo hướng dẫn. 6. Phơi nhiễm không có nguy cơ: không cần điều trị 7. Trường hợp không xác định được tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: xử lý như là trường hợp phơi nhiễm với nguồn HIV (+). Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV Các thuốc sử dụng Chỉ định 1. Phác đồ điều trị 2 thuốc (Phác đồ cơ bản) 2. AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC Tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ 3. Phác đồ điều trị 3 thuốc AZT + 3TC hoặc d4T + 3TC cộng với: LPV/r 4. Trong trường hợp nguồn gây phơi nhiễm đã và đang điều trị ARV và nghi có kháng thuốc. 5. Thời gian điều trị 4 tuần i) Kế hoạch theo dõi 1. Theo dõi tác dụng phụ của ARV: Người được điều trị ARV dự phòng cần được tư vấn là có thể thuốc ARV gây ra các tác dụng phụ, không ngừng điều trị khi có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua, và đến các cơ sở y tế ngay khi có các tác dụng phụ nặng. 2. Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 4 tuần. 3. Xét nghiệm HIV sau 1, 3 và 6 tháng. 4. Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết. Câu 5: Mục tiêu và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết hiện nay 1. Mục tiêu Mục tiêu chung: - Giảm tỷ lệ mắc và tử vong. - Khống chế không để dịch lớn xảy ra. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Mục tiêu cụ thể: - Giảm tỷ lệ số người chết/số người mắc bệnh xuống < 0, 09%. - Giảm 18% tỷ lệ mắc/100.000 dân do sốt xuất huyết so với trung bình giai đoạn 2006 - 2010; (117 /100.000 dân) 2. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật - Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh sốt xuất huyết từ Trung ương đến địa phương; theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh; - Đã có các Công điện và các văn bản gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết ngay từ đầu năm, khi bắt đầu vào các thời điểm có nguy cơ mắc bệnh tăng cao; giám sát diễn biến tình hình bệnh và có văn bản chỉ đạo kịp thời về tăng cường phòng chống sốt xuất huyết đối các tỉnh, thành phố. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và dịch truyền tại các cơ sở điều trị để sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết; chuẩn bị hóa chất, máy phun hóa chất, dụng cụ điều tra bọ gậy phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết. - Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc sốt xuất huyết để xử lý kịp thời. Tổ chức các chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại các khu vực có nhiều nguy cơ. - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị và mạng lưới Cộng tác viên về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch, hướng dẫn chẩn đoán điều trị, hướng dẫn quản lý mô hình Cộng tác viên, về nội dung quản lý chương trình phòng chống sốt xuất huyết. - Tăng cường đăng tải các khuyến cáo, các hoạt động truyền thông phòng chống sốt xuất huyết tại các địa phương, triển khai áp dụng các biện pháp kiểm tra, hướng dẫn diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy tại các hộ gia đình thông qua mạng lưới cộng tác viên. Huy động chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể tham gia chiến dịch phòng, chống sốt xuất huyết; - Thành lập 05 Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch năm 2015 trong đó tập trung vào các tỉnh có nhiều nguy cơ sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Bệnh lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 3,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5%. Đến nay, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết: 1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.6. Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. 2.1. Các hoạt động cụ thể phòng chống chủ động vectơ: + Giảm nguồn sinh sản của vectơ: Quản lý dụng cụ chứa nước, loại trừ ổ bọ gậy, chống muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ tích trữ nước. + chống muỗi đốt: Làm lưới chắn ở cửa ra vào, cửa sổ. Ngủ màn ban ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ. + Diệt muỗi bằng hương muỗi, bình xịt thuốc cá nhân, hun khói, hoá chất. + Truyền thông, giáo dục cộng đồng: Tổ chức các buổi nói chuyện của cán bộ y tế trong 'các trường học, các buổi họp dân, khẩu hiệu, tờ tranh, các cuốn sách nhỏ, thăm hỏi cộng tác viên y tế, truyền thanh... bằng những thông tin đơn giản, dễ hiểu. Tùy theo đối tượng nghe mà phổ biến các thông tin như:. • Tình hình SD/SXHD trong nước, tỉnh, huyện, xã. • Số mắc và chết do SD/SXHD trong một vài năm gần đây: • Triệu chứng của bệnh, sự quan trọng của điều trị kịp thời để giảm tử vong. • Những biện pháp cụ thể, đơn giản mà mỗi người có thể tự áp dụng để loại bỏ ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh. • Định ngày và thời gian thực hiện chiến dịch làm sạch môi trường. + Huy động cộng đồng cùng tham gia. 2.2. Khi có dịch sốt Denguel sốt xuất huyết Dengue - Tổ chức phòng chống dịch, tổ chức cơ số thuốc, hoá chất, phương tiện cho phòng chống dịch tại các tuyến. - Tổ chức điều trị bệnh nhân: Thực hiện theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue" được ban hành kèm theo Quyết định số 1330/1999/QĐ- BYT ngày 3/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Xử lý dịch: + Đối với dịch nhỏ: Y tế xã, phường tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của trung tâm y tế huyện/quận. + Đối với dịch trung bình: Trung tâm y tế huyện/quận tổ chức thực hiện, chỉ đạo tuyến xã/phường với sự hỗ trợ của Trung tâm YHDP tỉnh/thành phố. + Đối với dịch lớn: Sở y tế tỉnh/thành phố tổ chức thực hiện với sự chỉ đạo và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật của Viện VSDT/VIỆN Pasteur. 2. 3. Nhiệm vụ của Tuyến y tế xã/phuòng khi có dịch sốt Dengue/sôt xuất huyết Dengue Cần phải nghi ngờ dịch sốt xuất huyết Dengue trong cộng đồng khi thấy nhiều trẻ em hoặc người lớn bị sốt cao đột ngột chưa rõ nguyên nhân, sốt kéo dài từ 2 đến 7 ngày, đồng thời kèm theo các biểu hiện xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu lợi, xuất huyết dưới da, đái máu, nôn máu, rong kinh, hoặc có vết bầm tím quanh nơi tiêm chích. Càng nghi ngờ khi thấy những trường hợp sốt mà không đáp ứng điều trị đặc hiệu với các bệnh như viêm họng, viêm phổi, sốt rét... hoặc có bệnh nhân tử vong trong vòng một tuần sau khi sốt kèm theo xuất huyết chưa rõ nguyên nhân. Cán bộ y tế xã phường cần làm những việc sau: - Phổ biến cho các bà mẹ và nhân dân về các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue như: Sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn, có biểu hiện xuất huyết ở da, niêm mạc, gia đình nên đưa bệnh nhân đến khám tại trạm y tế để theo dõi điều trị. - Phổ biến cho các bà mẹ và các gia đình biết cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue khi điều trị ngoại trú tại gia đình như: Cho trẻ ăn bình thường, do uống nhiều nước trái cây hoặc uống Oresol, hạ sốt bằng paracetamol do y tế xã kê đơn. - Hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân biết các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết và cần đưa ngay bệnh nhân đến khám tại trạm y tế như: Đang sất mà triệu chứng hạ xuống đột ngột, chân tay lạnh, bứt rứt, vật vã hoặc li bì, vã nhiều. Câu 6: Mục tiêu và chỉ tiêu trong chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 1. Mục tiêu tổng quát Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1.Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân. Chỉ tiêu: + Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800 Kcal giảm xuống 10% vào năm 2015 và 5% vào năm 2020. + Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần ăn cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. 2.2.Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em. Chỉ tiêu: + Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020. + Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020. + Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020. + Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và giảm xuống 12,5% vào năm 2020. + Đến năm 2020, chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm cho cả trẻ trai và gái; chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 1cm - 1,5cm so với năm 2010. + Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020. 2.3. Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng. Chỉ tiêu: + Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 μmol/L) giảm xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020. + Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015 và 23% năm 2020. + Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2015 và 15% năm 2020. + Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥20ppm) đạt > 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 μg/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020. 2.4.Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành. Chỉ tiêu: + Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 8% vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 12% vào năm 2020. + Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2 mmol/L) dưới 28% vào năm 2015 và duy trì ở mức dưới 30% vào năm 2020. 2.5.Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý. Chỉ tiêu: + Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015 và đạt 35% vào năm 2020. + Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng đối với trẻ ốm đạt 75% vào năm 2015 và 85% vào năm 2020. + Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 60% vào năm 2015 và 75% vào năm 2020. 2.6.Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế. Chỉ tiêu: + Đến năm 2015, bảo đảm 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng. Đến năm 2020, tỷ lệ này là 100% ở tuyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện. + Đến năm 2015, bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng và duy trì đến năm 2020. + Đến năm 2015, 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% bệnh viện tuyến tỉnh và 30% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế. Đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 100% ở tuyến trung ương, 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện. + 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% tuyến tỉnh và 20% tuyến huyện có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, người nhiễm HIV/AIDS và Lao vào năm 2015. Đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 100% ở tuyến trung ương, 95% ở tuyến tỉnh và 50% ở tuyến huyện. + Đến năm 2015 bảo đảm 50% số tỉnh có đủ năng lực giám sát về dinh dưỡng và đạt 75% vào năm 2020. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các tỉnh thường xuyên xảy ra thiên tai và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên mức bình quân của toàn quốc. vTầm nhìn đến năm 2030 Đến năm 2030, phấn đấu giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%), tầm vóc người Việt Nam được cải thiện rõ rệt. Nhận thức và hành vi về dinh dưỡng hợp lý của người dân được nâng cao nhằm dự phòng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng đang có khuynh hướng gia tăng. Từng bước giám sát thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nhằm có được bữa ăn cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng cơ thể và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi đối tượng nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường. Câu 7: Tiêu chuẩn lựa chọn và nội dung thẩm định của chương trình mục tiêu quốc gia 1. Tiêu chuẩn lựa chọn chương trình MTQG: - Những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước mà Chính phủ phải tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để giải quyết. - Các vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với quốc tế phải thực hiện theo chương trình chung của thế giới hoặc khu vực. - Mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQG: + Cụ thể, rõ ràng, đo lường được; + Phù hợp với các mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia trong khoảng thời gian xác định; + Không trùng lặp với mục tiêu, đối tượng của các chương trình khác đang thực hiện. - Tiến độ triển khai thực hiện Chương trình MTQG: + Phải phù hợp với kế hoạch hàng năm, điều kiện thực tế và khả năng huy động nguồn lực. + Các mục tiêu cụ thể phải xác định theo thứ tự ưu tiên hợp lý; - Thời gian thực hiện chương trình: 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm. 2. Nội dung thẩm định chương trình MTQG: a) Sự phù hợp, tính khả thi về mục tiêu của Chương trình MTQG với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và nhiệm vụ phát triển ngành, lĩnh vực; sự phù hợp của nội dung Chương trình với các quy định của pháp luật; b) Phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng, thời gian và tiến độ thực hiện; c) Tổng nhu cầu vốn và cơ cấu vốn của Chương trình MTQG, vốn của các dự án thành phần; d) Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện Chương trình MTQG, bao gồm cả các giải pháp về nguồn lực, khả năng cân đối tài chính; đ) Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của Chương trình MTQG; e) Tính hợp lý và hợp pháp của phương thức tổ chức thực hiện Chương trình MTQG. Câu 8 : Theo dõi, giám sát, đánh giá Chương trình và các dự án thuộc Chương trình MTQG - Là hoạt động thường xuyên của Cơ quan quản lý và Cơ quan thực hiện Chương trình MTQG. - Các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện Chương trình MTQG phải được định kỳ cập nhật, phân loại và phân tích để kịp thời đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý. - Cơ quan quản lý có trách nhiệm thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình theo các bước dưới đây: + Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch; + Xây dựng chỉ số theo dõi, giám sát kết quả hoạt động và chỉ số đánh giá kết quả, tác động của chương trình, dự án; + Phổ biến hệ thống theo dõi, giám sát và hướng dẫn cách đánh giá kết quả, tác động cho các Cơ quan quản lý và các cơ quan thực hiện Chương trình MTQG; + Tổng hợp báo cáo, phổ biến thông tin kết quả thực hiện Chương trình, dự án cho các cơ quan liên quan ở cấp Trung ương và địa phương. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Câu 9: Chu trình quản lý của chương trình và dự án y tế quốc gia ĐÁNH GIÁ THỰC THI 1. Lập kế hoạch: - Là việc bố trí các nguồn lực sử dụng cho các mục tiêu nhất định trong tương lai; - Quá trình xây dựng kế hoạch: phân tích tình hình thực tại à xác định các hướng giải quyết vấn đề à liệt kê các giải pháp có thể áp dụng à ra quyết định chọn giải pháp giải quyết vấn đề; - Sau khi thực hiện kế hoạch à phân tích tình hình thực tế cho giai đoạn kế hoạch tiếp theo. THỰC HIỆN GIẢI PHÁP CHÚNG TA MUỐN ĐI ĐẾN ĐÂU? ƯU TIÊN LÀ GÌ? TÌNH HÌNH THỰC TẠI RA SAO? GIẢI PHÁP NÀO LÀ PHÙ HỢP NHẤT? CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP NÀO CÓ THỂ THAY THẾ CHO NHAU? - Kế hoạch dự án nhằm giải quyết một số ưu tiên mà các hoạt động thường xuyên chưa đủ sức giải quyết à cần thiết xác định các vấn đề ưu tiên trong khuôn khổ các chương trình, dự án. - Người quản lý dự án ở các tuyến cần phân tích các nguyên nhân thành công hay thất bại của năm trước trong việc thực hiện kế hoạch để tìm ra các vấn đề tồn tại. - Kế hoạch dự án thể hiện qua các chỉ tiêu kế hoạch, các nguồn tài chính được phân bổ và các giải pháp có tính liên ngành. - Thông thường, tuyến huyện chỉ có vai trò trung chuyển các nguồn lực cần thiết, giám sát hỗ trợ chuyên môn đối với tuyến xã, và tuyến xã là tuyến cơ sở, chủ yếu là cấp thực thi dự án. 2. Triển khai kế hoạch: - Người quản lý cần biết bản kế hoạch thực hiện đến đâu, có đúng tiến độ không và các hoạt động có được thực hiện đúng kỹ thuật không? - Theo dõi: + Nhằm khuyến khích người thực hiện bám sát tiến độ đồng thời giúp người quản lý dự đoán, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. + Cung cấp thông tin cho nhà quản lý về mức độ thực hiện các tiêu chí và mức giải ngân của dự án. + Trọng tâm là việc thực hiện dự án cũng như cung cấp nguồn lực có phù hợp không, đào tạo nhân lực dự án ra sao, việc cung cấp dịch vụ y tế như thế nào. - Giám sát hỗ trợ: + Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ. + Căn cứ số liệu sổ sách, báo cáo, thông qua quan sát, thảo luận và hướng dẫn trực tiếp từ tuyến trên với tuyến dưới nhằm khuyến khích thúc đẩy việc sử dụng hợp lý nguồn lực và nâng cao chất lượng dịch vụ theo các chuẩn mực chuyên môn kỹ thuật. - Giám sát bệnh tật: mô tả xu hướng biến động cũng như cơ cấu bệnh tật của một cộng đồng qua các giai đoạn thời gian. 3. Đánh giá: Mục tiêu của đánh giá: - Các mục tiêu đã đặt có đạt được không? - Những bài học của thành công và thất bại là gì? - Tập hợp thông tin từ quá trình theo dõi, giám sát hỗ trợ và giám sát bệnh tật để mô tả, giải thích cho các kết quả đạt được. - Những bài học kinh nghiệm và những việc cần làm trong chu kỳ kế hoạch tiếp theo. Câu 10: 5 giai đoạn của chu trình dự án - Chu trình dự án là một sự kết nối liên tục các bước cần thực hiện, được chia thành 3 thời kỳ chính: + Thời kỳ chuẩn bị: xác định, xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án; + Thời kỳ triển khai:thực hiện dự án, theo dõi và giám sát; + Thời kỳ kết thúc: đánh giá và tổng kết dự án. - Các giai đoạn chính của chu trình dự án: 1. Giai đoạn 1: xác định dự án + Hình thành vấn đề ưu tiên cho việc xây dựng dự án; + Bắt đầu từ khi một hoặc nhiều cơ quan liên quan cùng nhau xác định một vấn đề hay phương thức hoạt động cần ưu tiên giải quyết và kết thúc khi các cơ quan cùng nhau thống nhất chọn vấn đề ưu tiên . 2. Giai đoạn 2: Xây dựng văn kiện dự án + Nghiên cứu khả thi nhằm đánh giá tính phù hợp và tính khả thi của bản thảo đề cương dự án; + Soạn thảo chi tiết văn kiện dự án theo mẫu chuẩn do Chính phủ và Bộ Y tế quy định Dựa trên chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia Chính sách, chiến lược, kế hoạch hành động của lĩnh vực và của Ngành Y tế Giai đoạn 5 Đánh giá và kết thúc dự án Giai đoạn 1 Xác định vấn đề ưu tiên để xây dựng dự án Giai đoạn 2 Xây dựng văn kiện dự án Giai đoạn 3 Thẩm định và phê duyệt dự án Giai đoạn 4 Điều hành thực hiện, giám sát và theo dõi dự án 3. Giai đoạn 3: Thẩm định và phê duyệt dự án + Thẩm định: . Quá trình kiểm tra một cách chính thức, mang tính độc lập và có hệ thống; . Do các cơ quan của Chính phủ, Bộ Y tế hoặc nhà tài trợ tiến hành nhằm đánh giá chất lượng văn kiện dự án và tính đầy đủ của các tài liệu hỗ trợ; . Mục tiêu chính: xác định dự án có khả năng đạt được những mục tiêu đề ra hay không. + Phê duyệt: . Là mục đích và là điểm kết thúc của quá trình thẩm định; . Biểu hiện sự nhất trí của các cơ quan thẩm định và chấp nhận dự án chuyển sang giai đoạn thực hiện. 4. Giai đoạn 4: Điều hành thực hiện, giám sát và theo dõi dự án + Các hoạt động của dự án bắt đầu được triển khai; + Theo dõi: là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cung cấp số liệu về hoạt động của dự án, chỉ ra những hành động cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh. 5. Giai đoạn 5: Đánh giá và kết thúc dự án + Cung cấp cho các bên liên quan những thông tin về kết quả và hiệu quả của chương trình, dự án à đúc kết những kinh nghiệm về xây dựng, xác định và lựa chọn các vấn đề ưu tiên; + Khi kết thúc dự án, các hoạt động có thể chấm dứt hoặc trở thành hoạt động thường quy. Câu 11: Trách nhiệm của bộ kế hoạch và đầu tư trong quản lý chương trình mục tiêu quốc gia - Là đầu mối giúp Chính phủ quản lý và điều hành các Chương trình MTQG. - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương xây dựng cơ chế về quản lý và điều hành các Chương trình MTQG, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương liên quan lựa chọn, lập Danh mục các Chương trình MTQG và dự kiến Cơ quan quản lý Chương trình, trình Chính phủ xem xét để báo cáo Quốc hội thông qua trong từng kỳ kế hoạch. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương liên quan tổ chức thẩm định các Chương trình MTQG, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Cơ quan quản lý Chương trình MTQG đề xuất mức cân đối kinh phí cho từng Chương trình, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định trong từng kỳ kế hoạch. - Thông tin cho các Cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện Chương trình MTQG về định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG hàng năm. - Tham gia với các Cơ quan quản lý Chương trình MTQG xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn của các Chương trình - Thống nhất với các Cơ quan quản lý Chương trình MTQG xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí của Chương trình MTQG theo các nhiệm vụ, mục tiêu và dự án tổng thể thuộc Chương trình MTQG. - Tổng hợp kinh phí của các Chương trình MTQG dự kiến phân bổ vào kế hoạch hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Thông báo cho Cơ quan quản lý Chương trình MTQG và Cơ quan quản lý dự án về kinh phí thực hiện. - Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện Chương trình MTQG. - Định kỳ hàng năm, tổ chức hội nghị giao ban để trao đổi thông tin về tiến trình thực hiện các Chương trình MTQG. - Căn cứ các báo cáo tình hình thực hiện và báo cáo kết thúc Chương trình MTQG để tổng hợp và báo, trình Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính và các Cơ quan quản lý Chương trình MTQG. - Tham vấn cho cơ quan quản lý Chương trình MTQG và các cơ quan thực hiện Chương trình thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá Chương trình có chất lượng và hiệu quả. Câu 12: Mục tiêu và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong chương trình quốc gia phòng chống lao 1. Mục tiêu cơ bản của Chương trình chống lao giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030 a) Mục tiêu hết năm 2015: - Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 187 người trên 100.000 người dân; - Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 18 người trên 100.000 người dân; - Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện. b) Mục tiêu hết năm 2020: - Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 người dân; - Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 người dân; - Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện. c. Tầm nhìn đến năm 2030 Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao. 2. Giải pháp chuyên môn kỹthuật - Đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc điều trị, vật tư, hoá chất, thiết bị y tế. - Tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác chống lao các tuyến. về quản lý chương trình và các kỹ năng kiểm tra giám sát tại địa phương, đẩy mạnh khả năng quản lý của cán bộ chuyên khoa tuyến tỉnh thông qua giám sát kế hoạch và lượng giá kế hoạch định kỳ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và các vùng khó khăn. - Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về bệnh lao rộng khắp bằng mọi hình thức, xã hội hoá công tác chống lao, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, các tổ chức nhân đạo, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ hỗ trợ cho hoạt động này ở cáctuyến. - Đầu tư phương tiện kiểm tra, giám sát, trang bị đầy đủ phương tiện đi lại đối với khu vực khó khăn, lồng ghép với các chương trình y tế khác cùng tham gia hoạt động chốnglao. - Tập trung nâng cao chất lượng xét nghiệm cho tuyến huyện, coi đây là biện pháp chủ yếu trong công tác khám phát hiện bệnh lao đồng thời nâng cấp kỹ thuật chẩn đoán cho tuyếntỉnh. - Giám sát chất lượng thuốc điều trị lao trong và ngoài chương trình. Giám sát điều trị ở tuyến y tế tư nhân, dần từng bước trình Bộ Y tế và Chính phủ hình thành luật kiểm soát, giám sát thuốc chống lao trên toàn quốc. - Tiến hành các điều tra nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu điều hành, theo dõi tính không thuốc của vi khuẩn lao qua từng thờigian. - Giám sát tình hình mắc bệnh lao kèm với HIV trong cộng đồng. Câu 13: Mục tiêu và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong chương trình quốc gia phòng chống phong a) Mục tiêu đến năm 2020: + 100% các tỉnh/thành phố đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong; + 50% các huyện/thị trong cả nước không còn bệnh nhân phong mới liên tục trong 5 năm; + 100% bệnh nhân bị tàn tật được phục hồi chức năng và phòng chống tàn tật. 4 tiêu chuẩn của Việt Nam: - Tỷ lệ lưu hành < 1/50.000 dân. - Tỷ lệ phát hiện < 1/100.000 dân, với điều kiện các hoạt động liên quan đến phát hiện bệnh nhân phong mới như: Giáo dục y tế, khám tiếp xúc, khám nhóm... được duy trì đều, có hiệu quả. - Tỷ lệ tàn tật độ II trong số bệnh nhân phong mới được phát hiện < 15%. - Cán bộ (y tế, chính quyền, đoàn thể...) và nhân dân trong vùng hiểu biết, quan niệm đúng về bệnh phong. 4 tiêu chuẩn này phải đạt tối thiểu trong 3 năm đến (kể từ thời điểm tổ chức kiểm tra công nhận trở vềtrước). b. Những giải pháp chuyên môn kỹthuật - Xã hội hoá công tác chống phong: Các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế tham gia vào công tác loại trừ bệnh phong mà trọng tâm là để mọi người dân hiểu biết, có kiến thức thông thường về bệnh phong, tự phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời thông qua giáo dục y tế, thông tin Tuyếntruyền... - Đảm bảo khám người tiếp xúc với chất lượngcao. - Ưu tiên các hoạt động chống phong cho những vùng có tỷ lệ lưu hành cao > 1/10 000 dân. Thực hiện các chiến dịch loại trừ bệnh phong đối với những tỉnh không được nước ngoài hỗtrợ. - Thực hiện các dự án, đặc biệt cho những vùng có tỷ lệ lưu hành cao, có nhiều khó khăn trong công tác chốngphong. - Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát ở các cấp tỉnhlthành, quậnjhuyện và xã/phường về công tác khám phát hiện, điều trị. - Ở những tỉnh có tỷ lệ lưu hành thấp < 1/10.000 dân củng cố và duy trì các hoạt động chống phong, giáo dục y tế toàn dân, phát hiện và điều trị.sớm những bệnh nhân phongmới. - Tăng cường công tác phòng chống tàn tật và phục hồi chức năng cho bệnh nhânphong. - Tranh thủ sự viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt trong công tác phục hồi chức năng.