NHẬP NỘI DUNG CẦN TÌM KIẾM VÀO Ô NÀY!

Tài liệu 7 Đơn thuốc Kiểm tra thực hành

Thảo luận trong 'DƯỢC LÝ' bắt đầu bởi Đinh Hoàng, 27/6/18.

LÀ 1 THÀNH VIÊN BIẾT CHIA SẺ - HÃY ĐĂNG BÀI XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
BẤM NÚT LIKE CUỐI BÀI - COMMENT CẢM ƠN NGƯỜI ĐĂNG - SHARE BÀI VIẾT CHO CỘNG ĐỒNG LÀ HÀNH VI ỨNG XỬ ĐẸP CÓ VĂN HÓA
  1. Đinh Hoàng

    Đinh Hoàng Thành viên tâm huyết Ban quản trị SMOD MOD PreMOD Thành viên

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Money:
    4,998$
    đơn thuốc tham khảo từ K15a1 (XH)
    Link tải bên dưới
    TĂNG HA ĐỘ 2 NGUYÊN PHÁT

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 55 Nam/nữ: nam

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: tăng huyết áp độ II nguyên phát

    Thuốc điều trị:

    1. Indapamid 1.25 mg x 14 viên (lợi tiểu thiazid)

    Uống sáng 1 viên

    2. Perindopril 5 mg x 14 viên (ức chế ECA)

    Uống sáng 1 viên

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau quả, ko uống rượu bia

    - Tập thể dục thường xuyên

    - Tránh lo âu, căng thẳng

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị tăng HA:

    - Chẹn β

    - Chẹn kênh canxi

    - Lợi tiểu thiazid

    - Ức chế ECA/ức chế receptor của angiotensin II

    - Giãn mạch trực tiếp

    2. Tác dụng phụ:

    - Indapamid:

    + Rối loạn điện giải

    + Tăng acid uric máu (lưu ý với BN gout), tăng đường máu, tăng lipid máu

    - Perindopril:

    + Ho khan (do tăng PG ở phổi)

    + Phù mạch (do bradykinin ko bị giáng hóa)

    + Suy thận cấp


    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE I

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 30 Nam/nữ: nữ

    Cân nặng: 50 kg

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: đái tháo đường type I

    Thuốc điều trị:

    1. Mixtard 30/70 flexpen x 1 bút tiêm (25 IU/ngày – 0.5 IU/kg)

    Tiêm dưới da: sáng 12.5 IU (6 h), tối 12.5 IU (18 h)

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Bắt buộc phải ăn uống điều độ

    - Ăn nhiều rau, hạn chế ăn đồ ngọt, ko uống rượu bia

    - Tập thể dục thường xuyên

    - Tiêm dưới da vùng quanh rốn, thay đổi vị trí tiêm để tránh rối loạn dưỡng mỡ

    - Bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh

    - Kiểm tra đường huyết thường xuyên

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ type I:

    - Insulin tác dụng nhanh (Insulin HCl) (1)

    - Insulin tác dụng ngắn (2)

    - Insulin tác dụng trung bình (Insophan insulin – NPH) (3)

    - Insulin tác dụng chậm (Insulin protamin kẽm) (4)

    (2) + (3) -> Mixtard

    (1) + (4) -> Analog: tiêm trước khi ăn

    2. Tác dụng phụ của insulin:

    - Dị ứng

    - Hạ đường huyết

    - Tăng đường huyết hồi ứng: ngừng thuốc sau khi dùng insulin liều cao


    ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 46 Nam/nữ: nam

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: đái tháo đường type II

    Thuốc điều trị:

    1. Metformin 500 mg x 20 viên (biguanid)

    Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (sau ăn)

    2. Dapagliflozin 50 mg x 10 viên (ức chế SGLT2)

    Uống sáng 1 viên (sau ăn)

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Tuân thủ điều trị

    - Ăn nhiều rau, hạn chế ăn đồ ngọt, ko uống rượu bia

    - Tập thể dục thường xuyên

    - Kiểm tra đường huyết thường xuyên

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ type II:

    - Thuốc kích thích bài tiết insulin:

    + Sulfonylure

    + Ko phải sulfonylure

    - Thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đích với insulin:

    + Biguanid

    + Thiazolidindion

    - Thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột

    - Thuốc tác dụng trên hệ incretin:

    + Thuốc giống incretin

    + Thuốc ức chế DPP-4

    - Pramlintid

    - Thuốc ức chế SGLT2 (chất đồng vận chuyển Na – glucose ở ống thận)

    2. Tác dụng phụ:

    - Metformin:

    + Rối loạn tiêu hóa (nên uống sau ăn)

    + Giảm hấp thu vitamin B12

    + Tăng acid lactic

    - Dapagliflozin:

    + Nhiễm khuẩn tiết niệu (do tăng glucose niệu)

    + Rối loạn tiêu hóa

    + Rối loạn hấp thu


    LOÉT DẠ DÀY HP

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 31 Nam/nữ: nam

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: loét dạ dày HP (+)

    Thuốc điều trị:

    1. Omeprazol 20 mg x 28 viên (ức chế bơm proton)

    Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (trước ăn 30 phút)

    2. Amoxicillin 1 g x 28 viên

    Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (sau ăn)

    3. Clarithromycin 500 mg x 28 viên

    Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (sau ăn)

    4. Bismuth subcitrat 120 mg x 56 viên (bảo vệ)

    Uống sáng 2 viên, tối 2 viên (trước ăn 30 phút)

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Tuân thủ điều trị

    - Ko uống rượu bia

    - Tránh lo âu, căng thẳng

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày:

    - Thuốc kháng acid

    - Thuốc làm giảm bài tiết HCl và pepsin:

    + Thuốc kháng histamin H2

    + Thuốc ức chế bơm proton

    - Thuốc bảo vệ:

    + Bismuth

    + Sucralfat

    + Misoprostol

    - Kháng sinh diệt HP:

    + Amoxicillin

    + Clarithromycin

    + Metronidazol

    + Tetracyclin

    + Fluoroquinolon

    2. Tác dụng phụ:

    - Omeprazol: rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tăng gastrin máu

    - Amoxicillin: dị ứng

    - Clarithromycin: rối loạn tiêu hóa nhẹ, dị ứng

    - Bismuth subcitrat: đen miệng, đen phân

    VIÊM KHỚP

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 47 Nam/nữ: nữ

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: viêm khớp

    Thuốc điều trị:

    1. Meloxicam 7.5 mg x 14 viên (acid enolic)

    Uống sáng 1 viên (sau ăn)

    2. Omeprazol 20 mg x 14 viên (ức chế bơm proton)

    Uống sáng 1 viên (sau ăn)

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Chế độ ăn giàu vitamin và canxi, ko uống rượu bia

    - Tập thể dục thường xuyên

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị viêm khớp:

    - NSAIDs:

    Ức chế COX ko chọn lọc:

    + Nhóm acid salicylic

    + Nhóm pirazolon

    + Nhóm indol (sulindac)

    ü + Nhóm acid enolic

    ü + Nhóm acid propionic (ibuprofen)

    ü + Nhóm acid phenylacetic (diclofenac)

    + Nhóm acid heteroarylacetic

    Ức chế chọn lọc trên COX-2:

    + Nhóm coxib

    + Nhóm indol (etodolac)

    + Nhóm sulfonanilid

    - GC

    - Thuốc bảo vệ dạ dày

    2. Tác dụng phụ:

    - Meloxicam:

    + Ít hơn và nhẹ hơn các NSAIDs khác

    + Loét dạ dày

    - Omeprazol: rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tăng gastrin máu


    HEN PHẾ QUẢN

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 40 Nam/nữ: nữ

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: hen phế quản

    Thuốc điều trị:

    1. Salbutamol 100 μg x 1 bình hít 200 liều (SABA)

    Hít = miệng khi lên cơn hen: 1-2 nhát/lần, tối đa 3-4 lần/ngày

    Đề phòng cơn hen do gắng sức: hít 2 nhát trước khi vận động 15-30 phút

    2. Seretid (salmeterol/fluticason propionat = 25/250 μg) x 1 bình hít 120 liều (LABA + GC)

    Hít = miệng: sáng 1-2 nhát, tối 1-2 nhát

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Lắc bình trước khi hít

    - Súc miệng sau khi hít

    - Tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích: chó, mèo, bụi…

    - Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản:

    - Thuốc làm giãn phế quản:

    + Thuốc cường β2 (SABA, LABA)

    + Dẫn xuất của xanthine

    + Thuốc hủy phó giao cảm

    - Thuốc chống viêm:

    + GC

    + Thuốc ổn định dưỡng bào

    + Thuốc kháng leukotrien

    2. Tác dụng phụ:

    - Salbutamol + salmeterol: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run tay

    - GC: nhiễm nấm candida, khàn tiếng, ho


    VIÊM PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

    Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

    ĐƠN THUỐC

    Họ tên: Tuổi: 22 tháng Nam/nữ: nam

    Họ tên bố:

    Cân nặng: 10 kg

    Địa chỉ:

    Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

    Chẩn đoán: viêm phế quản cấp

    Thuốc điều trị:

    1. Cefuroxim 150 mg x 10 gói (30 mg/kg/ngày)

    Uống sáng 1 gói, tối 1 gói (sau ăn)

    2. Paracetamol 80 mg x 10 gói (10-15 mg/kg/ngày)

    Uống 1 gói khi sốt trên 38.5oC, cách 6 h

    Ngày ??, tháng ??, năm 2018

    Bác sĩ khám bệnh

    Lời dặn:

    - Cho bé uống nhiều nước

    - Vệ sinh mũi, giữ ấm cho bé

    - Giúp bé bớt ho bằng vỗ rung

    - Khám lại xin mang theo đơn này

    1. Các nhóm thuốc điều trị viêm phế quản cấp:

    - Kháng sinh:

    + β – lactam

    + Macrolid

    + Newquinolon (III)

    - NSAIDs: paracetamol

    2. Tác dụng phụ:

    - Cefuroxim: nhẹ và ngắn (rối loạn tiêu hóa)

    - Paracetamol: hoại tử tế bào gan ở liều cao
     

    Các file đính kèm:

    Bài viết mới
    Chỉnh sửa cuối: 27/6/18
DMCA.com Protection Status