CHƯƠNG 1: SINH LÝ SINH DỤC – SINH SẢN: 1.Trình bày các giai đoạn sản xất tinh trùng. Quá trình trưởng thành từ tinh nguyên bào đến tinh trùng có đặc điểm gì đặc biệt, số lượng NST của tinh trùng và tinh nguyên bào giống hay khác nhau. Hãy nêu các yêu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng? 2.Trình bày chức năng ngoại tiết của tinh hoàn. Tinh dịch là gì? Số lượng tinh trùng trung bình trong tinh dịch là bao nhiêu? 3.Trình bày nguồn gốc cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết HM testosterone của tinh hoàn. 4.Hãy nêu những biến đổi của buồng trứng và tử cung theo chu kì kinh nguyệt. Những biến đổi ở niêm mạc tử cung có ý ngĩa gì đối với quá trình sinh sản. 5.Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM Estrogen và Progesteron của buồng trứng. 6.Khi nào hiện tượng rụng trứng xuất hiện, hiện tượng này liên quan đến cơ chế nào, tại sao? Nguyên nhân của hiện tượng kin nguyệt là gì? Tại sao máu kinh nguyệt lại không đông? CHƯƠNG 2: SINH LÝ THẦN KINH 7.Trình bày cấu tạo của TB TK(noron). Hãy nêu sự khác nhau giữa synap hưng phấn và ức chế? Synap hóa học có mấy thành phần? Hãy nêu hiện tượng truyền xung động qua synap hóa học. 8.Trình bay những nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ và điện thế hoạt động ở TB TK. Muốn dẫn truyền điện thế hoạt động qua synap thì cần phải có những điều kiện gì? 9.Đặc điểm chung của cảm giác da là gì? Hãy nêu các thụ cảm thể và đường dẫn truyền các cảm giác xúc giác thô sơ. 10.Hãy nêu ý nghĩa và đặc điểm của cảm giác đau. Trình bày bộ phận nhận cảm và đường dẫn truyền cảm giác đau. 11.Tại sao người ta gọi là hệ ngoại tháp. Chức năng của hệ ngoại tháp là gì? Hãy nêu chức năng và mối tương quan giữa bó Tiền đinh-tủy sống với bó Nhân đỏ-tủy sống trong điều hòa trương lực cơ. Các bó trám tủy, mái tủy và lưới tủy có tác dụng gì? 12.Dựa vào quá trình tiến hóa, người ta chia tiểu não làm mấy phần. Hãy nêu các chức năng của tiểu não. 13.Trình bày cấu tạo của symap hóa học. Các chất trung gian dẫn truyền TK được bài tiết ở tận cùng sợi trục có tác dụng gì? Dựa vào đâu để phân loại synap hưng phấn hay ức chế. CHƯƠNG 3: HỆ THẦN KINH THỰC VẬT 14.Tại sao người ta gọi là hệ thần kinh thực vật. Trình bày những đặc điểm cấu tạo của thần kinh thực vật. Hãy nêu cấu tạo và tác dụng của một số hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh trong hệ TK thực vật. Tận cùng các sợi hậu synap giao cảm và đối giao cảm tiết ra hóa chất gì? Nêu tác dụng của các hóa chất này đối với hoạt động của tim. Các phản xạ thực vật tại chỗ khác các phản xạ thực vật chính thức chỗ nào? Mô tả và cho ví dụ ccacs phản xạ thực vật tại chỗ? CHƯƠNG 4: HOẠT ĐỘNG CAO CẤP CỦA HỆ THẦN KINH 15.Phản xạ có điều kiện gồm những đặc điểm gì? Hãy nêu các điều kiện để thành lập PXCĐK? Trình bày các cơ chế thành lập PXCĐK ở vỏ não? Hãy nêu các thành phần trong cung phản xạ bài tiết nước bọt bằng ánh đèn (theo quan điểm Powlow)? 16. Phân biệt sự khác nhau giữa PXCĐK và PXKĐK? Hãy nêu các điều kiện và cơ chế thành lập PXCĐK ở vỏ não theo quan điểm Powlow? 17.Trình bày các biến đổi điện não trong giấc ngủ, có mấy pha trong 1 chu kì ngủ. Hãy nêu các học thuyết về giấc ngủ. CHƯƠNG 5: CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ĐIỀU NHIỆT 18.Chuyển hóa năng lượng là gì? Cơ thể có những nhu cầu năng lượng nào? Muốn duy trì được cơ thể (không tăng trưởng, không sinh sản) cần phải cung cấp cho những nhu cầu năng lượng nào? Phân tích các nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa, vận cơ, tiêu hóa và điều nhiệt? 19.Hãy nêu các hình thức điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức độ tế bào và mức độ cơ thể. 20.Thân nhiệt là gì? Để đo thân nhiệt trung tâm người ta có thể đo nhiệt ở những vị trí nào? Hãy nêu các quá trình sinh nhiệt và các quá trình tỏa nhiệt. 21.Trình bày các thành phần trong cung phản xạ điều nhiệt. Tại sao thân nhiệt của con người luôn duy trì ở 370C. Hãy nêu các cơ chế chống nóng và cơ chế chống lạnh. CHƯƠNG 6: SINH LÝ NỘI TIẾT 22.Hormon là gì? Dựa vào cấu tạo hóa học người ta phân hormone ra làm mấy loại? Hãy trình bày và vẽ sơ đồ các cơ chế tác dụng của HM thông qua AMP vòng và hoạt hóa gen? 23.Hãy nêu đặc điểm của các tế bào bài tiết HM ở vùng dưới đồi. Trình bày cấu tạo, tác dụng và điều hòa bài tiết các HM giải phóng và ức chế của vùng dưới đồi. 24.Hãy trình bày cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM ở thùy trước truyến yên. 25.Trình bày cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM dự trữ ở thùy sau của tuyến yên. 26.Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM T3, T4 của tuyến giáp . 27.Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM của vỏ thượng thận. 28.Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM của tủy thượng thận. 29.Hãy nêu cấu tạo hóa học, tác dụng sinh học và điều hòa bài tiết các HM của tuyến tụy nội tiết. Ngoài Insullin của tuyến tụy có tác dụng hạ đường máu, trong cơ thể còn có HM nào hạ đường huyết. 30.Tại sao tác dụng của adrenalin và noradrenalin lại khác nhau. Phân tích tác dụng của 2 HM trên.