THỜI THƠ ẤU (5 năm) - Chơi trò bác sỹ với anh chị em hoặc bạn bè HỌC PHỔ THÔNG (13 năm) - Mơ ước trở thành bác sỹ - Bắt đầu cày các môn Toán, Hoá, Sinh HỌC ĐẠI HỌC Y (6 năm) - Tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa tổng quát Sau đại học: NỘI TRÚ/THẠC SỸ Y KHOA/CHUYÊN KHOA I (3+ năm) (a): Nội trú (3 năm, chưa kể thời gian 1 năm ôn thi hoặc chờ nhập học - tùy theo mỗi Đại học Y Dược khác nhau) Bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho các bác sĩ mới ra trường. Sau 6 năm học đại học, các bác sĩ mới ra trường, <27 tuổi, tốt nghiệp loại khá trở lên có thể thi Bác sĩ nội trú. Thi vào Bác sĩ nội trú khó khăn hơn rất nhiều so với Cao học và Chuyên Khoa 1, chỉ có các sinh viên Y khoa chính quy mới được dự thi Bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời. Khi tốt nghiệp sẽ được cấp 3 bằng: Bằng Bác sĩ chuyên khoa I, bằng Thạc sĩ y khoa, và bằng Bác sĩ nội trú. (b): Làm việc lấy kinh nghiệm (1-2 năm) + Học cao học Thạc sỹ (2 năm) Bên cạnh học nội trú, các BS có thể xin vào làm tại các bệnh viện. Sau 1-2 năm công tác, họ có thể nộp đơn thi và học Thạc sỹ (kéo dài 2 năm) (c): Làm việc lấy kinh nghiệm (1-2 năm) + Học Chuyên khoa I (2 năm) Bên cạnh học nội trú, các BS có thể xin vào làm tại các bệnh viện. Sau 1-2 năm công tác, họ có thể nộp đơn thi và học Chuyên khoa I (kéo dài 2 năm đối với hình thức tập trung và 3-5 năm với hình thức tập trung theo chứng chỉ) Trong những giai đoạn này, các bác sỹ tiến hành xin cấp chứng chỉ hành nghề nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Sau đại học: TIẾN SỸ Y KHOA/CHUYÊN KHOA II (2+ năm, chưa tính thời gian công tác ít nhất 3-6 năm) Bác sĩ chuyên khoa I tương đương với học vị thạc sĩ khoa học và bác sĩ chuyên khoa II tương đương với học vị tiến sĩ. Muốn có học vị này thì bác sĩ chuyên khoa I hoặc bác sĩ chuyên khoa II phải được đào tạo bổ sung thêm một số chứng chỉ, thủ tục cần thiết và ngược lại thạc sĩ, tiến sĩ cũng có thể chuyển đổi thành bác sĩ chuyên khoa I và bác sĩ chuyên khoa II. Học vị thạc sĩ, tiến sĩ thường phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học (thiên về hướng nghiên cứu); còn bác sĩ chuyên khoa I và chuyên khoa II phục vụ công tác thực hành chuyên môn y học (thiên về thực hành lâm sàng). THỜI THƠ ẤU (5 năm) chơi trò bác sỹ với anh chị em hoặc bạn bè HỌC PHỔ THÔNG (13 năm) Mơ ước trở thành bác sỹ bắt đầu cày các môn “BCPM”: Sinh, Hoá, Lý, Toán HỌC ĐẠI HỌC (DỰ BỊ Y KHOA – PRE MEDICINE) (4 năm) Để vào trường Y, các SV phải tốt nghiệp ít nhất bằng ĐH (thường là B.S. [Bachelor of Science], có thể là B.A. [Bachelor of Arts]). Kết quả kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test), cộng thêm làm thiện nguyện, các họat động ngoại khóa, làm cộng đồng, nghiên cứu, và kết qủa phỏng vấn là các yếu tố để được chọn vào đại học Y khoa sau 4 năm ĐH. HỌC ĐẠI HỌC Y (4 năm) 2 năm đầu tập trung học khoa học căn bản xen kẽ với thực tập tại bệnh viện 2 năm cuối thực tập với tất cả các khoa và chuyên ngành. Để được lên năm 3, SV phải thi đậu USMLE (United States Medical Licensing Examination) 1. Để tốt nghiệp, SV bắt buộc phải đậu USMLE 2 và USMLE CS. Điểm USMLE 1,2, và CS dùng để nộp khi xin vào nội trú. Sau đại học: NỘI TRÚ (3-8 năm) Còn gọi là Graduate Medical Education, bao gồm residency (nội trú) và fellowship (nội trú chuyên khoa sâu). Sau khi tốt nghiệp 4 năm lý thuyết, sinh viên y phải nợp đơn xin hoàn tất chương trình thực tập, gọi là "residency". Tùy theo hạng tốt nghiệp lý thuyết y khoa 4 năm, tùy khả năng chuyên môn, qua cuộc sát hạch, sinh viên được cho đi thực tập (chứ không phải tự chọn). Tất cả các BS muốn hành nghề tại Mỹ phải học nội trú; chương trình nội trú là bắt buộc và không phải thi đầu vào. Thời gian residency từ 3 đến 4 năm (bác sỹ Gia đình là 3 năm). Trong thời gian theo học nội trú, các BS sẽ thi USMLE 3, là kỳ thi cuối để lấy bằng hành nghề. Bác sỹ nội trú tại Mỹ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm gần như tương đương với bác sỹ có bằng hành nghề (licensed physician). Tùy theo số năm nội trú mà quyền hạn và trách nhiệm khác nhau. Bác sỹ nội trú kê toa, chuẩn đoán, và mổ xẻ dưới sự theo dõi của bác sỹ trực (attending physician). Vì là công việc hợp đồng nên các bác sỹ nội trú được trả lương theo năm (lãnh tiền mỗi 2 tuần) như bất kỳ nhân viên nào của bệnh viện và được hưởng các chế độ bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ, và bảo hiểm cho thân nhân. Các bệnh viện tại Mỹ dựa vào các BS nội trú để tồn tại và phát triển. Lý do vì các chương trình bảo hiểm liên bang (ví dụ như Medicare) trả tiền đào tạo bác sỹ nội trú cho bệnh viện. Càng nhiều chương trình nội trú và nhiều bác sỹ nội trú thì bệnh viện càng uy tín và nhận được nhiều tiền từ chính phủ hơn. Bên cạnh đó, các bác sỹ nội trú khám và chữa bệnh cho bệnh viện, giảm gánh nặng trả lương cho các bác sỹ chính thức. Ngược lại, các bác sỹ nội trú được trả lương (mặc dù không nhiều, từ $40,000-50,000/năm), và được học tập chuyên môn. Các bác sỹ nội trú làm việc khoảng 50-60 giờ/tuần. Có những chuyên ngành như phẫu thuật (ngoại) có thể kéo dài đến 80 giờ/tuần. 1. Nội trú residency: bao gồm tất cả chuyên khoa (3+ năm) (bắt buộc) Năm đầu trong residency gọi là internship (hoặc PostGraduate Year-1 [PGY-1]). Các năm sau gọi là PGY-2, PGY-3… Thời gian nội trú dao động từ 3 năm đối với nội trú nội, đến 5 năm đối với nội trú ngoại, và 7-8 năm với nội trú ngoại thần kinh. 2. Fellowship bao gồm các chuyên khoa sâu sau nội trú (1-3 năm) (không bắt buộc cho tất cả các ngành) Nhiều chuyên khoa sâu đòi hỏi bác sỹ cần đào tạo thêm sau nội trú residency để trở thành specialist, vd. tim mạch, nội tiết, ung thư (sau khi học nội trú nội), ung thư học phụ khoa (sau khi học nội trú sản phụ khoa) v.v.. Rất ít đại học y khoa có chương trình huấn luyện bác sĩ Specialist. Sau đại học: TIẾN SỸ Y KHOA (2-4 năm) Học vị tiến sĩ chuyên ngành khoa học là rất khó, được cấp cho sinh viên đã hoàn tất một công trình nghiên cứu độc đáo có ý nghĩa, viết luận án thể hiện công trình đó và bảo vệ thành công luận án trước hội đồng giáo sư về chuyên ngành của mình. Quy trình này có thể mất từ 2 đến 4 năm.