Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay còn được gọi là IVF. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng cách cho trứng và tinh trùng thụ tinh ở ngoài cơ thể bằng ống nghiệm. Khi tinh trùng và trứng được kết hợp sẽ tạo thành phôi thai. Sẽ có khoảng 5 - 8 phôi thai thụ tinh thành công. Sau đó, các phôi thai này sẽ được kiểm tra chất lượng, xét nghiệm gen. Những phôi nào phát triển tốt nhất, được dự đoán mang giới tính nam đến 90% sẽ được lựa chọn và cấy vào tử cung của mẹ. Bởi vậy về mặt lý thuyết thì phương pháp này có thể chọn được giới tính thai nhi! Tuy nhiên, ở nước ta và hầu hết các nước trên thế giới, việc chọn lọc giới tính thai nhi nhờ các phương pháp công nghệ cao đều không được pháp luật cho phép và cấm thực hiện tại tất cả các cơ ở y tế. Tỷ lệ thành công khi làm IVF không chịu ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các bác sĩ mà sau khi thực hiện IVF hoàn toàn theo quy trình tiêu chuẩn vẫn có thể xảy ra các rủi ro sau khi cấy phôi vào tử cung người mẹ Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất bại cao là do trong quá trình chuyển phôi vào tử cung sẽ gặp phải những vấn đề dễ khiến phôi thai không thích ứng với cơ thể của người mẹ như: Phôi chưa đảm bảo chất lượng Tử cung không nhận phôi Niêm mạc tử cung quá mỏng Nhân xơ dưới niêm mạc Dính buồng tử cung Sức khỏe về thể chất hay tinh thần của người mẹ căng thẳng, lo lắng và không ổn định Các mẹ trên 40 tuổi Có thể thấy, phương pháp IVF có tỷ lệ thành công không quá cao như những lời đồn thổi là tới tận 90 đến 100% sẽ có được bé trai như ý. Chung quy lại, phương pháp này vẫn chỉ ở mức 50 - 50 bởi còn phụ thuộc vào sự thích ứng của cơ thể mẹ sau khi cấy phôi. Và nếu chất lượng sức khỏe sinh sản của vợ hoặc chồng chưa đảm bảo để sẵn sàng cho quá trình thực hiện IVF thì hiệu quả còn thấp hơn nữa. Mời bạn đọc cùng theo tìm hiểu thêm về phương pháp này qua video: Làm IVF có chọn được con trai không?