NHẬP NỘI DUNG CẦN TÌM KIẾM VÀO Ô NÀY!

Đề cương chương trình y tế quốc gia

Thảo luận trong 'KINH TẾ - YTQG - CỘNG ĐỒNG 2' bắt đầu bởi Đinh Hoàng, 3/1/20.

LÀ 1 THÀNH VIÊN BIẾT CHIA SẺ - HÃY ĐĂNG BÀI XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG
BẤM NÚT LIKE CUỐI BÀI - COMMENT CẢM ƠN NGƯỜI ĐĂNG - SHARE BÀI VIẾT CHO CỘNG ĐỒNG LÀ HÀNH VI ỨNG XỬ ĐẸP CÓ VĂN HÓA
  1. Đinh Hoàng

    Đinh Hoàng Thành viên tâm huyết Ban quản trị SMOD MOD PreMOD Thành viên

    Tham gia ngày:
    19/6/17
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Money:
    4,998$
    Câu 1: Trình bày tiêu chuẩn lựa chọn và nội dung thẩm định của CTMTQG?

    1) Tiêu chuẩn lựa chọn CTMTQG:

    - Những vấn đề có tính cấp bách/liên ngành/liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước

    - Những vấn đề mà Chính phủ VN đã cam kết với quốc tế phải thực hiện (theo chương trình chung của thế giới/khu vực)

    - Mục tiêu/chỉ tiêu của CTMTQG:

    + Cụ thể, rõ ràng, đo lường được

    + Phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của quốc gia (trong khoảng thời gian xác định)

    + Không trùng lặp với mục tiêu của các chương trình khác đang thực hiện

    + Xác định các mục tiêu cụ thể theo thứ tự ưu tiên hợp lý

    - Thời gian thực hiện CT: 5 năm hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm

    2) Nội dung thẩm định của CTMTQG:

    a, Sự phù hợp, tính khả thi giữa: mục tiêu của CT với NV phát triển kinh tế – xã hội chung của đất nước/phát triển ngành, lĩnh vực. Sự phù hợp giữa: nội dung của CT với các quy định của pháp luật

    b, Phạm vi/thời gian/tiến độ thực hiện và đối tượng thụ hưởng

    c, Tổng nhu cầu vốn và cơ cấu vốn của CT/các dự án thành phần

    d, Giải pháp (bao gồm cả nguồn lực và tài chính), cơ chế, chính sách thực hiện CT

    e, Kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội của CT

    f, Tính hợp lý/hợp pháp của phương thức tổ chức thực hiện

    Câu 2: Trình bày các nội dung chủ yếu của CTMTQG?

    1) Cơ sở pháp lý

    2) Phân tích/đánh giá thực trạng, rút ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết

    3) Xác định mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể

    4) Xác định thời gian/tiến độ thực hiện CT

    5) Xác định địa bàn thực hiện và phạm vi tác động của CT đến mục tiêu phát triển ngành/lĩnh vực theo vùng/lãnh thổ

    6) Xác định nội dung và hoạt động của CT

    7) Xác định các dự án (thời gian, địa điểm thực hiện, cơ quan quản lý), mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

    8) Dự tính sản phẩm đầu ra và đối tượng thụ hưởng

    9) Đề xuất kinh phí của từng dự án và tổng kinh phí của CT

    10) Xác định giải pháp thực hiện:

    - Huy động vốn

    - Nhân lực, phương thức quản lý. Khoa học, công nghệ (nếu có)

    - Vật tư, nguyên liệu, phương tiện/thiết bị/máy móc

    - Đề xuất các chính sách đặc thù cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện CT

    11) Lồng ghép các CT có chung mục tiêu

    12) Đề xuất hệ thống theo dõi/giám sát

    13) Xác định kế hoạch thu thập thông tin/theo dõi/giám sát/đánh giá kết quả thực hiện

    14) Tổ chức thực hiện CT: Thủ trưởng cơ quan quản lý CT ra quyết định thành lập 1 Ban quản lý:

    - Nếu CT có tính chất liên ngành/rất quan trọng: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập 1 Ban chỉ đạo

    - Tại địa phương: Chủ tịch UBND cấp tỉnh/thành phố ra quyết định thành lập 1 Ban chỉ đạo

    Câu 3: Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý và điều hành CTMTQG?

    1) Là đầu mối giúp Chính phủ quản lý và điều hành CT

    2) Chủ trì/phối hợp với các Bộ/ngành/cơ quan trung ương – địa phương xây dựng cơ chế quản lý và điều hành CT, trình Chính phủ ban hành

    3) Chủ trì/phối hợp với Bộ Tài chính/các Bộ/ngành/cơ quan trung ương lập danh mục các CT và dự kiến cơ quan quản lý, trình Chính phủ xem xét/Quốc hội thông qua

    4) Chủ trì/phối hợp với Bộ Tài chính/các Bộ/ngành/cơ quan trung ương – địa phương thẩm định các CT, trình Chính phủ phê duyệt

    5) Chủ trì/phối hợp với Bộ Tài chính/cơ quan quản lý CT đề xuất mức kinh phí cho từng CT, trình Chính phủ xem xét/quyết định

    6) Thông tin cho cơ quan quản lý/thực hiện CT về định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện CT hàng năm

    7) Tham gia với cơ quan quản lý CT xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn cho các CT

    8) Thống nhất với cơ quan quản lý CT xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí theo mục tiêu/nhiệm vụ/dự án tổng thể của CT

    9) Tổng hợp kinh phí của các CT dự kiến vào kế hoạch hàng năm, trình Chính phủ xem xét/quyết định

    10) Thông báo cho cơ quan quản lý CT/quản lý dự án về kinh phí thực hiện

    11) Kiểm tra/giám sát định kỳ và đột xuất việc thực hiện CT

    12) Tổ chức hội nghị giao ban hàng năm để trao đổi thông tin về tiến trình thực hiện CT

    13) Tổng hợp báo cáo về tình hình thực hiện/kết thúc CT, trình Chính phủ/Bộ tài chính/cơ quan quản lý CT

    14) Tham vấn cho cơ quan quản lý/thực hiện CT thiết lập hệ thống theo dõi/giám sát/đánh giá CT có chất lượng và hiệu quả

    Câu 4: Chu trình quản lý chương trình – dự án y tế quốc gia?

    1) Lập kế hoạch: bố trí nguồn lực thực hiện các mục tiêu nhất định trong tương lai

    - Quy trình:

    [​IMG][​IMG][​IMG] Phân tích tình hình thực tại Xác định các hướng giải quyết


    [​IMG]Lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề Liệt kê các giải pháp có thể áp dụng

    - Xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết (trong khuôn khổ dự án) – mà các hoạt động thường xuyên chưa đủ sức giải quyết

    - Người quản lý dự án ở các tuyến cần phân tích nguyên nhân thành công/thất bại của năm trước để tìm ra các vấn đề tồn tại

    - Kế hoạch/dự án thể hiện qua các chỉ tiêu/các nguồn tài chính được phân bổ/các giải pháp có tính liên ngành

    - Thông thường, tuyến huyện chỉ có vai trò trung chuyển nguồn lực, giám sát/hỗ trợ chuyên môn đối với tuyến xã – tuyến chủ yếu thực thi dự án

    2) Triển khai kế hoạch:

    - Người quản lý cần biết kế hoạch thực hiện đến đâu/đúng tiến độ và kỹ thuật hay không

    - Theo dõi:

    + Khuyến khích người thực hiện bám sát tiến độ/giúp người quản lý phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch

    + Cung cấp thông tin cho người quản lý về mức độ thực hiện các tiêu chí/mức giải ngân của dự án

    + Trọng tâm là việc thực hiện dự án/cung cấp nguồn lực phù hợp hay không/đào tạo nhân lực ra sao/cung cấp dịch vụ y tế như thế nào

    - Giám sát hỗ trợ:

    + Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ

    + Thông qua sổ sách, báo cáo, quan sát/thảo luận/hướng dẫn trực tiếp từ tuyến trên: khuyến khích tuyến dưới sử dụng nguồn lực hợp lý và nâng cao chất lượng dịch vụ

    - Giám sát bệnh tật: mô tả xu hướng biến động/cơ cấu bệnh tật của 1 cộng đồng qua các giai đoạn

    3) Đánh giá:

    - Các mục tiêu đã đặt ra có đạt được hay không?

    - Bài học của thành công/thất bại là gì?

    - Tập hợp thông tin từ quá trình theo dõi/giám sát hỗ trợ/giám sát bệnh tật để giải thích cho các kết quả đạt được

    - Bài học kinh nghiệm và những việc cần làm trong kế hoạch tiếp theo

    Câu 5: Tổng quan về chu trình dự án y tế quốc gia?

    Chu trình dự án là 1 sự kết nối liên tục các bước cần thực hiện, được chia làm 3 thời kỳ chính:

    - Chuẩn bị: xác định, xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án

    - Triển khai: thực hiện/theo dõi/giám sát dự án

    - Kết thúc: đánh giá và tổng kết dự án

    Các giai đoạn của chu trình dự án:

    1) Giai đoạn 1: xác định dự án

    - Xác định vấn đề ưu tiên để xây dựng dự án

    - Bắt đầu: 1/nhiều cơ quan liên quan cùng nhau xác định 1 vấn đề ưu tiên, kết thúc: các cơ quan cùng nhau thống nhất chọn vấn đề ưu tiên

    2) Giai đoạn 2: xây dựng văn kiện dự án

    - Nghiên cứu/đánh giá tính phù hợp/khả thi của bản thảo đề cương dự án

    - Soạn thảo chi tiết văn kiện dự án theo mẫu chuẩn (do Chính phủ và BYT quy định)

    3) Giai đoạn 3: thẩm định và phê duyệt dự án

    Thẩm định

    Phê duyệt

    - Là quá trình kiểm tra 1 cách chính thức/độc lập và có hệ thống

    - Do các cơ quan của Chính phủ/BYT, nhà tài trợ tiến hành nhằm đánh giá chất lượng văn kiện/tính đầy đủ của các tài liệu hỗ trợ

    - Nhằm xác định dự án có khả năng đạt được những mục tiêu đề ra hay không

    - Là mục đích/điểm kết thúc của quá trình thẩm định

    - Thể hiện sự nhất trí của các cơ quan thẩm định/chấp nhận chuyển sang giai đoạn thực hiện

    4) Giai đoạn 4: điều hành thực hiện/giám sát/theo dõi dự án

    - Các hoạt động của dự án bắt đầu được triển khai

    - Giám sát/theo dõi thường xuyên nhằm cung cấp số liệu về hoạt động của dự án/chỉ ra những việc nên làm để giải quyết các vấn đề phát sinh

    5) Giai đoạn 5: đánh giá và kết thúc dự án

    - Cung cấp cho các bên liên quan thông tin về kết quả/hiệu quả của dự án. Đúc kết kinh nghiệm về xây dựng/xác định/lựa chọn vấn đề ưu tiên

    - Khi kết thúc dự án, các hoạt động có thể chấm dứt hoặc trở thành hoạt động thường quy

    Câu 6: Mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của CTMTQG phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020?

    1) Mục tiêu chung: góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khống chế tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng < 0.3%, giảm tác động của HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế – xã hội

    2) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

    - Tăng tỉ lệ người dân trong độ tuổi 15 – 49 có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80%

    - Tăng tỉ lệ người dân ko kỳ thị/phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV đạt 80%

    - Giảm 80% trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy so với năm 2010

    - Giảm 80% trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền qua đường t ì n h d ụ c so với năm 2010

    - Giảm tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%

    - Tăng tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị

    - Hưởng ứng mục tiêu 90 – 90 – 90 của Liên hợp quốc: hướng tới việc kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030

    Câu 7: Các dạng phơi nhiễm HIV và quy trình xử lý sau phơi nhiễm?

    1. Các dạng phơi nhiễm HIV

    1) Do kim đâm khi làm các thủ thuật: tiêm truyền, lấy máu, chọc dò…

    2) Vết thương do các dụng cụ sắc nhọn có dính máu/dịch cơ thể của người bệnh

    3) Tổn thương qua da do các ống đựng máu/dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm vào

    4) Máu/dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da bị tổn thương (viêm loét, bỏng) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng)

    5) Khác: bị người khác dùng kim tiêm chứa máu nhiễm HIV đâm vào/làm nhiệm vụ đuổi bắt tội phạm…

    2. Quy trình xử lý sau phơi nhiễm

    1) Xử lý vết thương tại chỗ:

    Da có chảy máu

    Niêm mạc mắt

    Niêm mạc mũi/miệng

    Xối ngay dưới vòi nước, để máu tự chảy trong 1 thời gian ngắn, rửa kỹ bằng xà phòng

    Rửa mắt = nước cất hoặc NaCl 0.9% liên tục trong 5 phút

    Nhỏ mũi/xúc miệng = NaCl 0.9%

    2) Báo cáo với người phụ trách và làm biên bản: nêu rõ thời gian/hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, lấy chữ ký của người chứng kiến/người phụ trách

    3) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: có/không có nguy cơ (máu/dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành)

    4) Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: dương tính (hỏi tiền sử/đáp ứng với ARV)/chưa biết (tư vấn/lấy máu XN)/ko thể xác định được (đối tượng chạy thoát)

    5) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm:

    - Tư vấn trước và sau khi làm XN HIV

    - HIV (+) ngay sau khi phơi nhiễm: đã bị nhiễm từ trước/ko phải do phơi nhiễm

    - HIV (–): kiểm tra lại sau 3/6 tháng

    6) Tư vấn cho người bị phơi nhiễm:

    - Nguy cơ nhiễm HIV/VGB/VGC

    - Dự phòng phơi nhiễm (lợi ích và nguy cơ)

    - Tác dụng phụ của thuốc/triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát

    - Phòng lây nhiễm cho người khác

    - Tuân thủ điều trị/hỗ trợ tâm lý

    7) Điều trị dự phòng bằng ARV:

    Chỉ định

    Phác đồ

    - Điều trị càng sớm càng tốt (từ 2 – 6h và trước 72h cho mọi trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ)

    - Nguồn gây phơi nhiễm: HIV (+) tiếp tục điều trị/HIV (–) có thể dừng điều trị/nghi ngờ có yếu tố nguy cơ + đang trong giai đoạn cửa sổ: tiếp tục điều trị

    - Người bị phơi nhiễm: HIV (+) ko điều trị dự phòng (điều trị như những người đã nhiễm HIV)/HIV (–) tiếp tục điều trị

    - Phơi nhiễm ko có nguy cơ: ko cần điều trị

    - 2 thuốc: AZT + 3TC/d4T + 3TC

    - 3 thuốc: 2 thuốc + LPV/r (nếu nguồn gây phơi nhiễm đã/đang điều trị ARV hoặc nghi ngờ kháng thuốc)

    - Thời gian: 4 tuần

    8) Theo dõi:

    - Tác dụng phụ của ARV

    - XN CTM/CN gan khi bắt đầu điều trị và sau 4 tuần

    - XN HIV sau 1, 3 và 6 tháng

    - Hỗ trợ tâm lý nếu cần

    Câu 8: Định nghĩa và phân loại vacxin? Các mục tiêu của chương trình TCMR đến năm 2020?

    1. Định nghĩa và phân loại vacxin

    1) Định nghĩa: vacxin là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (toàn thân/1 phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với 1 số tác nhân gây bệnh cụ thể

    2) Phân loại:

    a, Vacxin sống giảm độc lực: chứa các vi sinh vật (tác nhân NT tự nhiên) đã được làm yếu đi trong phòng thí nghiệm để chúng ko còn khả năng gây bệnh. Giúp cơ thể có khả năng miễn dịch lâu dài chỉ với 1 hoặc 2 liều vacxin (VD: đậu mùa)

    b, Vacxin chết toàn thể: được tạo ra khi giết chết vsv gây bệnh (bằng hóa chất/nhiệt/tia xạ). Vsv chết ko thể đột biến trở lại dạng gây bệnh. Kích thích hệ miễn dịch yếu hơn vacxin sống (VD: ho gà, bại liệt)

    c, Vacxin giải độc tố: chỉ bao gồm thành phần KN quan trọng nhất về phương diện miễn dịch của vi khuẩn/virus được tinh khiết và làm bất hoạt (VD: bạch hầu)

    d, Vacxin tách chiết: chỉ tách lấy 1 phần vỏ chứa KN đặc thù (polysaccarid) của vi khuẩn/virus (VD: phế cầu)

    e, Vacxin DNA/vacxin tái tổ hợp: được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen (VD: VGB)

    2. Mục tiêu của chương trình TCMR đến năm 2020

    1) Những mục tiêu cơ bản trong năm 2017:

    - Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt

    - Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh

    - Thanh toán được sởi

    - Tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vacxin (lao, BH, HG, UV, BL, sởi, VGB, Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt > 85%

    - Tỉ lệ tiêm đủ mũi vacxin UV cho PNCT đạt > 80%/PN trong độ tuổi sinh đẻ vùng có nguy cơ cao đạt > 90%

    - Triển khai tiêm vacxin sởi 2 mũi cho trẻ 18 tháng đạt > 90%

    - Triển khai tiêm vacxin phòng thương hàn, tả cho trẻ em vùng có nguy cơ cao

    - Triển khai tiêm nhắc lại vacxin DPT (DPT4) trên toàn quốc đạt > 80%

    - Giảm tỉ lệ mắc các bệnh/100.000 dân:

    + Bạch hầu: < 0.01/100.000 dân

    + Ho gà: < 0.1/100.000 dân

    2) Triển khai tiêm vacxin sởi – rubella cho trẻ em từ 1 – 14 tuổi trên toàn quốc

    3) Triển khai tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 1 – 5 tuổi trên toàn quốc

    Câu 9: Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn với tiêm chủng. Lịch tiêm chủng trong chương trình TCMR của VN dành cho trẻ em?

    1) Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn với tiêm chủng:

    Chống chỉ định

    Tạm hoãn

    - Trẻ có tiền sử sốc/phản ứng nặng sau tiêm chủng vacxin lần trước: sốt cao trên 39oC kèm co giật/dấu màng não, tím tái, khó thở

    - Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (suy hô hấp/tuần hoàn, suy tim, suy thận…)

    - Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch bẩm sinh): ccđ đối với các loại vacxin sống

    - Các trường hợp ccđ khác theo hướng dẫn của nsx

    - Trẻ mắc các bệnh cấp tính (đặc biệt là nhiễm trùng)

    - Trẻ sốt ≥ 37.5oC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.5oC (đo nhiệt độ tại nách)

    - Trẻ mới dùng các globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp đang dùng globulin miễn dịch điều trị VGB)

    - Trẻ đang/mới kết thúc điều trị corticoid (uống/tiêm) trong vòng 14 ngày

    - Trẻ sơ sinh có cân nặng < 2000 g

    - Các trường hợp tạm hoãn khác theo hướng dẫn của nsx

    2) Lịch tiêm chủng trong chương trình TCMR của VN dành cho trẻ em:

    Vacxin

    Lịch tiêm chủng (tính từ ngày sinh)

    BCG

    Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh

    VGB

    Càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong vòng 24h)

    Quinvaxem

    (Phòng BH – HG – UV – VGB – VP/VMN do Hib)

    Mũi 1: 2 tháng tuổi

    Mũi 2: 3 tháng tuổi

    Mũi 3: 4 tháng tuổi

    Bại liệt (OPV)

    Uống liều thứ 1: 2 tháng tuổi

    Uống liều thứ 2: 3 tháng tuổi

    Uống liều thứ 3: 4 tháng tuổi

    Sởi

    Mũi 1: 9 tháng

    Mũi 2: 18 tháng

    DPT (nhắc lại BH – HG – UV)

    18 tháng

    Viêm não Nhật Bản

    Tiêm 2 mũi khi trẻ 1 tuổi, mũi 2: cách mũi 1 hai tuần, mũi 3: sau mũi 2 một năm

    Tả

    Cho trẻ uống 2 liều khi trẻ từ 2 – 5 tuổi (tại vùng có nguy cơ dịch)

    Thương hàn

    3 – 10 tuổi (tại vùng có nguy cơ dịch)

    Uốn ván

    Tiêm ít nhất 2 mũi cho PN trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 45 tuổi) để bảo vệ trẻ ngay từ khi sinh ra

    Câu 10: Mục tiêu và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết hiện nay?

    1. Mục tiêu

    1) Mục tiêu chung:

    - Giảm tỉ lệ mắc và tử vong

    - Khống chế ko để dịch lớn xảy ra

    - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về hoạt động phòng chống sốt xuất huyết

    2) Mục tiêu cụ thể:

    - Giảm tỉ lệ số người chết/số người mắc xuống dưới 0.09%

    - Giảm 18% tỉ lệ mắc/100.000 dân so với giai đoạn 2006 – 2010 (117/100.000 dân)

    2. Các giải pháp chuyên môn kỹ thuật

    1)

    - Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống SXH từ trung ương đến địa phương, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch

    - Chuẩn bị trang thiết bị/thuốc/ dịch truyền, tăng cường phát hiện các trường hợp mới mắc (điều trị kịp thời). Chuẩn bị hóa chất/dụng cụ điều tra bọ gậy, tổ chức diệt bọ gậy/loăng quăng/muỗi tại khu vực có nhiều nguy cơ

    - Tổ chức các lớp tập huấn cho CBYT dự phòng/bs điều trị/cộng tác viên về nội dung quản lý chương trình phòng chống SXH

    - Thành lập 5 đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch

    2)

    Khuyến cáo của BYT về các hoạt động phòng chống SXH

    Các hoạt động cụ thể phòng chống vector

    - Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước (để muỗi ko vào đẻ trứng)

    - Diệt loăng quăng/bọ gậy hàng tuần = cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn/rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ/lật úp dụng cụ ko chứa nước, thay nước bình hoa, bỏ muối/dầu vào bát nước kê chân chạn

    - Loại bỏ phế liệu/các hốc tự nhiên (ko cho muỗi đẻ trứng)

    - Ngủ màn, mặc quần áo dài (phòng muỗi đốt)

    - Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất

    - Khi bị SXH: đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, ko tự ý điều trị tại nhà

    - Giảm nguồn sinh sản của vector (dụng cụ chứa nước)

    - Phòng muỗi đốt (ngủ màn)

    - Diệt muỗi = hương muỗi/bình xịt/hóa chất

    - Truyền thông/giáo dục cộng đồng

    - Huy động cộng đồng cùng tham gia


    3) Khi có dịch SXH Dengue:

    - Tổ chức phòng chống dịch

    - Tổ chức điều trị BN

    - Xử lý dịch:

    Dịch nhỏ

    Dịch trung bình

    Dịch lớn

    Y tế xã/phường tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo của TT y tế quận/huyện

    TT y tế quận/huyện tổ chức thực hiện, chỉ đạo y tế xã/phường với sự hỗ trợ của TT YHDP tỉnh/tp

    Sở y tế tỉnh/tp tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo/hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật của viện VSDT/viện Pasteur

    4) Nhiệm vụ của y tế xã/phường khi có dịch SXH Dengue:

    - Phổ biến cho cộng đồng về các triệu chứng nghi ngờ SXH Dengue/cách chăm sóc BN SXH Dengue khi điều trị ngoại trú

    - Hướng dẫn cho gia đình BN về các triệu chứng nặng của SXH Dengue (đưa ngay BN đến trạm y tế)

    Câu 11: Các hoạt động tăng cường dự phòng, phát hiện sớm, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế tuyến tỉnh?

    1) Tư vấn chuyên sâu về dinh dưỡng/hoạt động thể lực, dự phòng thừa cân/béo phì/rối loạn mỡ máu/tiền ĐTĐ, quản lý người có nguy cơ tim mạch, phát hiện sớm/tư vấn dự phòng cho người có nguy cơ ung thư, tư vấn/can thiệp cai nghiện thuốc lá/rượu bia, tiêm phòng vacxin VGB/HPV/các vacxin liên quan

    2) Đánh giá/phát hiện sớm/tư vấn dự phòng cho người dân 1 số bệnh tim mạch (THA), ung thư (vú, ctc, buồng trứng, gan, phổi), ĐTĐ, COPD, HPQ

    3) Sàng lọc/phát hiện sớm/tư vấn/quản lý THA, ĐTĐ, COPD, HPQ, sàng lọc ung thư ctc (PAP, HPV)/ung thư vú. Lồng ghép phát hiện sớm/quản lý bệnh ko lây vào hoạt động khám/quản lý sức khỏe tại trường học, cơ quan, xí nghiệp. Tư vấn chuyên sâu/điều trị chuyên sâu cai nghiện thuốc lá/rượu bia

    4) Cung cấp các dịch vụ chẩn đoán/điều trị toàn diện và chuyên sâu theo phân tuyến kỹ thuật đối với bệnh tim mạch, ung thư, ĐTĐ, COPD, HPQ. Điều trị chuyên sâu cai nghiện thuốc lá/rượu bia

    Câu 12: Các mục tiêu đến năm 2020 trong CTMTQG phòng chống các bệnh nguy hiểm không lây?

    1) THA:

    - Nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng và kiểm soát THA. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% người dân hiểu đúng về THA và các biện pháp phòng chống

    - Đào tạo/phát triển nguồn nhân lực làm công tác dự phòng/quản lý THA tại tuyến cơ sở. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 80% CBYT hoạt động trong phạm vi dự án được đào tạo về dự phòng/phát hiện sớm/điều trị và quản lý THA

    - Xây dựng, triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý THA tại tuyến cơ sở

    - Phấn đấu đạt chỉ tiêu 50% số BN THA nguy cơ cao được phát hiện sẽ được điều trị đúng theo phác đồ (do BYT quy định)

    - Khống chế tỉ lệ THA dưới 30%

    2) Ung thư:

    - 70% người trưởng thành hiểu biết về ung thư

    - 40% số người mắc 1 số bệnh ung thư được phát hiện sớm (nâng cao hiệu quả điều trị)

    - Giảm 20% tỉ lệ tử vong trước 70 tuổi do ung thư so với năm 2015

    3) ĐTĐ:

    - Khống chế tỉ lệ tiền ĐTĐ dưới 16% ở người 30 – 69 tuổi

    - Khống chế tỉ lệ ĐTĐ dưới 8% ở người 30 – 69 tuổi

    - 50% số người ĐTĐ/55% số người tiền ĐTĐ được phát hiện

    - 50% số người phát hiện ĐTĐ/60% số người phát hiện tiền ĐTĐ được quản lý/điều trị theo hướng dẫn

    - Giảm 20% tỉ lệ tử vong trước 70 tuổi do ĐTĐ so với năm 2015

    4) COPD và HPQ:

    - 50% số người mắc COPD được phát hiện sớm

    - 50% số người phát hiện COPD được điều trị theo hướng dẫn

    - 50% số người mắc HPQ được phát hiện sớm/điều trị sớm

    - 50% số người mắc HPQ được điều trị đạt kiểm soát hen, trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn

    - Giảm 30% tỉ lệ hút thuốc ở người trưởng thành so với năm 2015

    - Giảm 20% tỉ lệ tử vong trước 70 tuổi do COPD so với năm 2015
     

    Các file đính kèm:

    Bài viết mới
DMCA.com Protection Status