Y khoa Tây Nguyên

Tài liệu – 7 Đơn thuốc Kiểm tra Thực hành

đơn thuốc tham khảo từ K15a1 (XH)

TĂNG HA ĐỘ 2 NGUYÊN PHÁT

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 55 Nam/nữ: nam

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: tăng huyết áp độ II nguyên phát

Thuốc điều trị:

1. Indapamid 1.25 mg x 14 viên (lợi tiểu thiazid)

Uống sáng 1 viên

2. Perindopril 5 mg x 14 viên (ức chế ECA)

Uống sáng 1 viên

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau quả, ko uống rượu bia

– Tập thể dục thường xuyên

– Tránh lo âu, căng thẳng

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị tăng HA:

– Chẹn β

– Chẹn kênh canxi

– Lợi tiểu thiazid

– Ức chế ECA/ức chế receptor của angiotensin II

– Giãn mạch trực tiếp

2. Tác dụng phụ:

– Indapamid:

+ Rối loạn điện giải

+ Tăng acid uric máu (lưu ý với BN gout), tăng đường máu, tăng lipid máu

– Perindopril:

+ Ho khan (do tăng PG ở phổi)

+ Phù mạch (do bradykinin ko bị giáng hóa)

+ Suy thận cấp

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE I

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 30 Nam/nữ: nữ

Cân nặng: 50 kg

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: đái tháo đường type I

Thuốc điều trị:

1. Mixtard 30/70 flexpen x 1 bút tiêm (25 IU/ngày – 0.5 IU/kg)

Tiêm dưới da: sáng 12.5 IU (6 h), tối 12.5 IU (18 h)

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Bắt buộc phải ăn uống điều độ

– Ăn nhiều rau, hạn chế ăn đồ ngọt, ko uống rượu bia

– Tập thể dục thường xuyên

– Tiêm dưới da vùng quanh rốn, thay đổi vị trí tiêm để tránh rối loạn dưỡng mỡ

– Bảo quản thuốc trong ngăn mát tủ lạnh

– Kiểm tra đường huyết thường xuyên

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ type I:

– Insulin tác dụng nhanh (Insulin HCl) (1)

– Insulin tác dụng ngắn (2)

– Insulin tác dụng trung bình (Insophan insulin – NPH) (3)

– Insulin tác dụng chậm (Insulin protamin kẽm) (4)

(2) + (3) -> Mixtard

(1) + (4) -> Analog: tiêm trước khi ăn

2. Tác dụng phụ của insulin:

– Dị ứng

– Hạ đường huyết

– Tăng đường huyết hồi ứng: ngừng thuốc sau khi dùng insulin liều cao

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 46 Nam/nữ: nam

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: đái tháo đường type II

Thuốc điều trị:

1. Metformin 500 mg x 20 viên (biguanid)

Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (sau ăn)

2. Dapagliflozin 50 mg x 10 viên (ức chế SGLT2)

Uống sáng 1 viên (sau ăn)

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Tuân thủ điều trị

– Ăn nhiều rau, hạn chế ăn đồ ngọt, ko uống rượu bia

– Tập thể dục thường xuyên

– Kiểm tra đường huyết thường xuyên

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị ĐTĐ type II:

– Thuốc kích thích bài tiết insulin:

+ Sulfonylure

+ Ko phải sulfonylure

– Thuốc làm tăng nhạy cảm của tế bào đích với insulin:

+ Biguanid

+ Thiazolidindion

– Thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột

– Thuốc tác dụng trên hệ incretin:

+ Thuốc giống incretin

+ Thuốc ức chế DPP-4

– Pramlintid

– Thuốc ức chế SGLT2 (chất đồng vận chuyển Na – glucose ở ống thận)

2. Tác dụng phụ:

– Metformin:

+ Rối loạn tiêu hóa (nên uống sau ăn)

+ Giảm hấp thu vitamin B12

+ Tăng acid lactic

– Dapagliflozin:

+ Nhiễm khuẩn tiết niệu (do tăng glucose niệu)

+ Rối loạn tiêu hóa

+ Rối loạn hấp thu

LOÉT DẠ DÀY HP

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 31 Nam/nữ: nam

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: loét dạ dày HP (+)

Thuốc điều trị:

1. Omeprazol 20 mg x 28 viên (ức chế bơm proton)

Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (trước ăn 30 phút)

2. Amoxicillin 1 g x 28 viên

Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (sau ăn)

3. Clarithromycin 500 mg x 28 viên

Uống sáng 1 viên, tối 1 viên (sau ăn)

4. Bismuth subcitrat 120 mg x 56 viên (bảo vệ)

Uống sáng 2 viên, tối 2 viên (trước ăn 30 phút)

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Tuân thủ điều trị

– Ko uống rượu bia

– Tránh lo âu, căng thẳng

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày:

– Thuốc kháng acid

– Thuốc làm giảm bài tiết HCl và pepsin:

+ Thuốc kháng histamin H2

+ Thuốc ức chế bơm proton

– Thuốc bảo vệ:

+ Bismuth

+ Sucralfat

+ Misoprostol

– Kháng sinh diệt HP:

+ Amoxicillin

+ Clarithromycin

+ Metronidazol

+ Tetracyclin

+ Fluoroquinolon

2. Tác dụng phụ:

– Omeprazol: rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tăng gastrin máu

– Amoxicillin: dị ứng

– Clarithromycin: rối loạn tiêu hóa nhẹ, dị ứng

– Bismuth subcitrat: đen miệng, đen phân

VIÊM KHỚP

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 47 Nam/nữ: nữ

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: viêm khớp

Thuốc điều trị:

1. Meloxicam 7.5 mg x 14 viên (acid enolic)

Uống sáng 1 viên (sau ăn)

2. Omeprazol 20 mg x 14 viên (ức chế bơm proton)

Uống sáng 1 viên (sau ăn)

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Chế độ ăn giàu vitamin và canxi, ko uống rượu bia

– Tập thể dục thường xuyên

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị viêm khớp:

– NSAIDs:

Ức chế COX ko chọn lọc:

+ Nhóm acid salicylic

+ Nhóm pirazolon

+ Nhóm indol (sulindac)

ü + Nhóm acid enolic

ü + Nhóm acid propionic (ibuprofen)

ü + Nhóm acid phenylacetic (diclofenac)

+ Nhóm acid heteroarylacetic

Ức chế chọn lọc trên COX-2:

+ Nhóm coxib

+ Nhóm indol (etodolac)

+ Nhóm sulfonanilid

– GC

– Thuốc bảo vệ dạ dày

2. Tác dụng phụ:

– Meloxicam:

+ Ít hơn và nhẹ hơn các NSAIDs khác

+ Loét dạ dày

– Omeprazol: rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tăng gastrin máu

HEN PHẾ QUẢN

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 40 Nam/nữ: nữ

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: hen phế quản

Thuốc điều trị:

1. Salbutamol 100 μg x 1 bình hít 200 liều (SABA)

Hít = miệng khi lên cơn hen: 1-2 nhát/lần, tối đa 3-4 lần/ngày

Đề phòng cơn hen do gắng sức: hít 2 nhát trước khi vận động 15-30 phút

2. Seretid (salmeterol/fluticason propionat = 25/250 μg) x 1 bình hít 120 liều (LABA + GC)

Hít = miệng: sáng 1-2 nhát, tối 1-2 nhát

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Lắc bình trước khi hít

– Súc miệng sau khi hít

– Tránh tiếp xúc với tác nhân kích thích: chó, mèo, bụi…

– Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản:

– Thuốc làm giãn phế quản:

+ Thuốc cường β2 (SABA, LABA)

+ Dẫn xuất của xanthine

+ Thuốc hủy phó giao cảm

– Thuốc chống viêm:

+ GC

+ Thuốc ổn định dưỡng bào

+ Thuốc kháng leukotrien

2. Tác dụng phụ:

– Salbutamol + salmeterol: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run tay

– GC: nhiễm nấm candida, khàn tiếng, ho

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM DƯỚI 24 THÁNG TUỔI

Đơn vị: bệnh viện đại học Tây Nguyên

ĐƠN THUỐC

Họ tên: Tuổi: 22 tháng Nam/nữ: nam

Họ tên bố:

Cân nặng: 10 kg

Địa chỉ:

Số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có):

Chẩn đoán: viêm phế quản cấp

Thuốc điều trị:

1. Cefuroxim 150 mg x 10 gói (30 mg/kg/ngày)

Uống sáng 1 gói, tối 1 gói (sau ăn)

2. Paracetamol 80 mg x 10 gói (10-15 mg/kg/ngày)

Uống 1 gói khi sốt trên 38.5oC, cách 6 h

Ngày ??, tháng ??, năm 2018

Bác sĩ khám bệnh

Lời dặn:

– Cho bé uống nhiều nước

– Vệ sinh mũi, giữ ấm cho bé

– Giúp bé bớt ho bằng vỗ rung

– Khám lại xin mang theo đơn này

1. Các nhóm thuốc điều trị viêm phế quản cấp:

– Kháng sinh:

+ β – lactam

+ Macrolid

+ Newquinolon (III)

– NSAIDs: paracetamol

2. Tác dụng phụ:

– Cefuroxim: nhẹ và ngắn (rối loạn tiêu hóa)

– Paracetamol: hoại tử tế bào gan ở liều cao

Exit mobile version