6 thành phần của thang điểm H2FPEF bao gồm các thông tin có thể đánh giá dễ dàng như: Cân nặng (chỉ số khối cơ thể BMI > 30 kg/m2), Tăng huyết áp (dùng 2 loại thuốc hạ huyết áp trở lên), Rung nhĩ, Tăng áp phổi (ước tính áp lực tâm thu động mạch phổi >35 mm Hg trên siêu âm tim Doppler), Lớn tuổi (tuổi > 60), Áp lực đổ đầy (E/e’ > 9 trên siêu âm tim Doppler). Điểm số từ 6 trở lên gợi ý nhiều đến HFpEF.
Bước 1: Đánh giá trước xét nghiệm để xác định những bệnh nhân có thể mắc suy tim dựa trên đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn bao gồm peptide bài niệu, điện tâm đồ và siêu âm tim.
Bước 2: Điểm siêu âm tim và peptide bài niệu với các điểm được chỉ định cho các thông số siêu âm tim và nồng độ peptide bài niệu.
Bước 3: Kiểm tra chức năng trong các trường hợp không chắc chắn, bao gồm kiểm tra gắng sức tâm trương với siêu âm tim gắng sức, sau đó là đo huyết động xâm lấn nếu cần thiết.
Bước 4: Bao gồm xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân tim mạch khác gây khó thở và/hoặc phù như bệnh cơ tim thâm nhiễm/hạn chế, bệnh van tim hoặc bệnh màng ngoài tim.
Một hạn chế của lưu đồ HFA-PEFF là tính thực tế của bước F1 đó là Kiểm tra gắng sức tâm trương và đo huyết động xâm lấn thường không khả thi trong thực hành lâm sàng thường quy.
Điểm chung trong các lưu đồ này là tầm quan trọng của các yếu tố nguy cơ và bối cảnh lâm sàng khi xem xét chẩn đoán HFpEF và cả hai thang điểm H2FPEF và HFA-PEFF đều có thể hỗ trợ bác sĩ lâm sàng chẩn đoán HFpEF. Cần lưu ý rằng điểm H2FPEF thấp trong bối cảnh lâm sàng có các triệu chứng và dấu hiệu của suy tim thì cũng không nên được sử dụng để loại trừ chẩn đoán HFpEF.
Nguồn nội dung và ảnh: Thầy Nguyễn Văn Long – Bộ Môn Nội – TNU.